Tóc và móng thay đổi như thế nào? docx

5 440 0
Tóc và móng thay đổi như thế nào? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóc và móng thay đổi như thế nào? Trong suốt thời kỳ bầu bí, do biến đổi nội tiết tố nên cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Không chỉ những hệ thống bên trong cơ thể (hệ tuần hoàn, hô hấp, tiếu hóa…) có những biến động mà ngay cả tóc, móng tay, móng chân cũng có phần khác biệt so với khi chưa mang thai. Do biến đổi nội tiết tố nên cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều (google image) Tóc trở nên dày hơn khi mang thai có phải là một hiện tượng bình thường? Nhiều phụ nữ cho rằng, họ cảm thấy tóc mọc dày hơn khi mang thai. Điều này đúng. Tuy nhiên, tóc dày hơn không phải là do bạn mọc thêm tóc, mà là tóc có xu hướng rụng ít hơn so với trước đây. Thông thường, chỉ có 85-95% tóc trên đầu chúng ta là còn đang trong giai đoạn phát triển, còn lại 5-15% khác đã ngừng phát triển, sau đó rụng dần dần (trong lúc bạn gội đầu) và được thay thế bằng những tóc mới mọc thêm ra. Trung bình một người phụ nữ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Trong suốt thời gian bầu bí, hàm lượng estrogen cao trong cơ thể người phụ nữ sẽ làm cho giai đoạn tăng trưởng của tóc dài hơn mức bình thường, kết quả là tóc rụng ít hơn và mái tóc trông cũng dày hơn. Không chỉ dày hơn, một số bà bầu cho biết, tóc của họ trở nên bóng hơn hoặc là thay đổi về kết cấu (tóc đang thẳng bỗng trở nên xoăn hơn và ngược lại). Không phải tất cả phụ nữ đều nhận thấy những thay đổi đáng kể trên mái tóc của mình khi mang thai. Sự thay đổi rõ rệt hơn thường thấy ở những người có mái tóc dài. Tuy nhiên, sau khi sinh con, chu kỳ tăng trưởng của mái tóc sẽ trở lại như bình thường, tóc sẽ lại rụng nhiều hơn. Có phải lông trên mặt và trên cơ thể cũng “rậm rạp” hơn khi bầu bí? Có lẽ do sự gia tăng của hàm lượng hooc môn có tên gọi là androgen (hooc môn nam) trong cơ thể người phụ nữ đang mang thai, “tóc” trên mặt và trên cơ thể cũng phát triển nhanh hơn mức bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng hay mặc cảm. Bởi vì phần lớn số “tóc” này sẽ mất đi trong vòng từ 3-6 tháng sau khi chuyển dạ. Móng tay mọc nhanh hơn có phải là hiện tượng bình thường hay không? Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, tuy nhiều người không nhận ra sự khác biệt. Một số phụ nữ mang thai sẽ thấy móng tay của mình trở nên cứng hơn, một số khác lại thấy móng tay mềm hơn hoặc dễ gãy hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những thay đổi tạm thời và những thay đổi này sẽ biến mất sau khi sinh con. Nếu thai sản ăn uống đầy đủ chất, móng tay sẽ bình thường trở lại trong vòng 3-6 tháng sau sinh (móng chân có thể phải cần từ 9 tháng- 1 năm để bình thường trở lại). Trong thời gian này, bạn có thể bảo vệ móng tay của bạn bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa bát hay dọn dẹp. Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm đối với vùng da tay, đặc biệt là khu vực da xung quanh móng tay và trên móng tay (nhất là với những người móng tay bị giòn và dễ gãy). Theo Babycenter . Tóc và móng thay đổi như thế nào? Trong suốt thời kỳ bầu bí, do biến đổi nội tiết tố nên cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Không chỉ những hệ thống. động mà ngay cả tóc, móng tay, móng chân cũng có phần khác biệt so với khi chưa mang thai. Do biến đổi nội tiết tố nên cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều (google image) Tóc trở nên dày. trưởng của tóc dài hơn mức bình thường, kết quả là tóc rụng ít hơn và mái tóc trông cũng dày hơn. Không chỉ dày hơn, một số bà bầu cho biết, tóc của họ trở nên bóng hơn hoặc là thay đổi về kết

Ngày đăng: 01/08/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan