Đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu pdf

22 1.3K 3
Đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 3 1.1 Tính cấp thiết 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.2.1 Mục tiêu chung 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5 1.4 Những vấn đề thực tiễn 5 1.4.1 Tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam 5 1.4.2 Tình hình sản xuất, xuất khẩu thanh long Việt Nam 8 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10 2.1.1 số liệu thứ cấp 10 2.1.2 số liệu sơ cấp 10 2.2 Phương pháp phân tích 10 2.2.1 Khung phân tích 10 2.2.2 Nguồn số liệu dùng tính toán các chỉ số 12 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15 3.1 Về mặt hàng hồ tiêu 15 3.1.1 Giá trong nước và giá quốc tế 15 3.1.2 Chi phí nhân tố trong nước, doanh thu, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm 16 3.1.3 Tỷ lệ chi phí cá thể PRC 16 3.1.3 Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC 16 3.1.4 Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR 17 3.1.5 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EPR 17 3.2 Về mặt hàng trái thanh long 17 3.2.1 Giá thế giới và giá trong nước 17 3.1.2 Chi phí nhân tố trong nước, doanh thu, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm 19 3.2.2 Tỷ lệ chi phí cá thể PRC 20 3.2.3 Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC 20 3.2.4 Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR 20 3.2.5 Hệ số bảo hộ hữu hiệu EPR 21 PHẦN IV. KẾT LUẬN 21 2 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Việt Nam là nước có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đa dạng, phong phú các sản phẩm. Hàng năm, ngành nông nghiệp có đóng góp rất lớn không những đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho cả nước, mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả nước từ việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Hiện nay, nền nông nghiệp của Việt Nam đã không ngừng phát triển tạo ra những thương hiệu trên trường quốc tế. Nhiều mặt hàng nông sản có chỗ đứng trên thế giới và trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại 1 một lượng ngoại tệ cho nước nhà như: Hồ tiêu, cà phê, điều, thanh long, chè, cá tra, cá bas a… Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản của Viết Nam khi xuất khẩu ra thế giới còn gặp nhiều khó khăn và cản trỏ từ các quốc gia nhập khẩu như: các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ kiện về giá cả hàng hóa sản phẩm xuất khẩu… gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của các hộ nông dân. Đặc biệt là trong hai, ba năm trở lại đây khi Việt Nam gia nhập WTO, khi các nước trên thế giới tăng cường kiểm tra gắt gao các mặt hàng nhập khẩu về chất lượng an toàn thực phẩm, nhất là hàng nông sản. Mặc dù, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, can thiệp, bảo hộ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng các doanh nghiệp vẫn khặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới người sản xuất trong nước Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chúng ta cần kể tới Hai đại diện đó là : Hồ tiêu, trái Thanh long, chúng cũng không nằm ngoài những khó khăn trở ngại của vấn đề xuất khẩu nông sản của nước ta. Giá cả thì bấp bênh lúc tăng lúc giảm, khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới còn hạn chế, chịu sự kiểm soát chặt chẽ gắt gao từ các nước nhập khẩu. Mặc dù nhà nươc đã có nhiều ưu đãi cũng như hỗ trợ cho hai mặt hàng nay, tạo ra sản phẩm 3 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 trái thanh long đạt tiêu chuẩn GAP nhưng khả năng cạnh tranh của hàng này trên thế giới còn thấp, gây khó khăn cho người sản xuất trong nước Xuất phát từ những thực tế trên nhóm chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu”. Nhằm xem xét khả năng cạnh tranh, mức độ bảo hộ của nhà nước tới hai mặt hàng này cũng như tỷ lệ hòa vốn cá thể của nước ta và khả năng sử dụng tài nguyên trong nước như thế nào từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thanh long, hồ tiêu nói riêng và các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá khả năng cạnh tranh, mức độ bảo hộ của nhà nước tới hai mặt hàng này cũng như tỷ lệ hòa vốn cá thể của nước ta và khả năng sử dụng tài nguyên trong nước khi sản xuất, xuất khẩu hai mặt hàng nông sản hồ tiêu và thanh long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xem xét lợi thế so sánh, chi phí cơ hội của nước ta khi xuẩt khẩu thanh long và hồ tiêu - Xem xét khả năng cạnh tranh của hai mặt hàng xuất khẩu thanh long, hồ tiêu khi xuất khẩu ra thị trường thế giới - Đánh giá mức độ bảo hộ của nhà nước tới hai mặt hàng nông sản thanh long, hồ tiêu - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng thanh long, hồ tiêu nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung khi xuất khẩu ra thị trường thế giới 4 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Hai mặt hàng nông sản thanh long và hồ tiêu của Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Tình hình sản xuất, xuất khẩu thanh long, hồ tiêu trong 2 năm trở lại đây 1.4 Những vấn đề thực tiễn 1.4.1 Tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam 1.4.1.1 Tình hình sản xuất Nhờ lợi thế về cả ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, Nhân hòa, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã vượt lên trở thành Quốc gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới (chiếm trên 30 % sản lượng và gần 50% thị phần thương mại hồ tiêu toàn cầu). Công nghệ chế biến tiêu của VN đã tạo ra sản phẩm đa dạng. Việt Nam hiện có 13 nhà máy trang thiết bị công nghệ khá hiện đại,tổng công suất khoảng 60.000 tấn/năm, chế biến tiêu đen, trắng, bột, đạt chất lượng cao, không dùng hóa chất tẩy rửa. Chất lượng hồ tiêu VN thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các thị trường kể cả thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ. Hồ tiêu Việt Nam trước khi xuất khẩu, được giám định rất nghiêm ngặt cho từng lô hàng. Hồ tiêu VN đã sớm Hội nhập thị trường thương mại quốc tế, là hội viên Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế từ năm 2005 đến nay; Qua đó đã tiếp cận và thực hiện các quy chuẩn chung về chất lượng, về ATVSTP của hồ tiêu toàn cầu. Niên vụ 2009-2010, tổng diện tích trồng tiêu tại các tỉnh phía Nam là 48.413 ha, tăng 411,9 ha so với niên vụ 2008 - 2009. Tuy nhiên, các tỉnh trồng tiêu ở khu vực phía Nam phát triển không theo quy hoạch, diện tích manh mún nhỏ lẻ, vẫn còn sử dụng giống cũ, năng suất thấp, việc xây dựng thương hiệu còn chậm 5 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 (đến nay chỉ có Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng được thương hiệu); chưa có sự kết hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ…, chưa quan tâm đổi mới về giống, do đó độ lây nhiễm sâu bệnh cao, dẫn tới tình trạng chết cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Dự báo tình hình sản xuất hồ tiêu trong niên vụ 2009-2010, các tỉnh khu vực phía Nam sẽ đạt 48.313 ha. Theo Bộ Công thương , năm nay sản lượng hồ tiêu trong nước ước đạt 90.000 tấn, giảm gần 20% so với năm trước 2009 (110,000 tấn), do nhiều diện tích tiêu già cỗi đã trên 10 năm khai thác năng suất giảm dần, do ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh. Đặc biệt tình hình hạn hán ở Tây Nguyên vừa qua đã tác động mạnh đến chất lượng và sản lượng tiêu. Tại Nam Trung bộ, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 11/2009 do liên tục hứng chịu hai cơn bão lớn nên hàng ngàn ha tiêu đã bị ngập úng và chết, bởi vậy sản lượng tiêu của các tỉnh ở khu vực này sụt giảm đáng kể trong vụ thu hoạch vào đầu năm 2010. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam đã dần đi vào thế ổn định, ít tăng giảm về sản lượng trong những năm gần đây: năm 2007 đạt 91.000 tấn; năm 2008 đạt 98.500 tấn; năm 2009 đạt 110.000 tấn. Ủy ban Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự báo sản lượng tiêu của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 tấn trong năm 2010. Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam vẫn lạc quan đưa ra con số dự báo nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn 100.000 tấn. Tuy đã khá ổn định về diện tích và sản lượng, nhưng các chuyên gia về hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn cho rằng, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Đó là, sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, phần lớn người sản xuất hồ tiêu vẫn chưa ý thức rõ ràng về việc phân loại sản phẩm. Việc trộn lẫn hồ tiêu kém chất lượng với tiêu đạt chuẩn việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định. Bên cạnh đó, việc trồng rải rác nhiều giống tiêu khác nhau dẫn đến chất lượng tiêu thương phẩm không đồng đều cũng là một 6 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 trong những nguyên nhân khiến cho việc chế biến tiêu xuất khẩu gặp khó khăn. Quá trình thực hiện chuyên canh hóa cây tiêu còn gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là do bà con nông dân và địa phương tự bỏ vốn đầu tư chứ chưa nhận được một sự hỗ trợ nào từ gói kích cầu của Chính phủ. 1.4.1.2. Tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đang trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu với lượng xuất khẩu chiếm trên 30% sản lượng và gần 50% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại các thị trường lớn (Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông), hồ tiêu Việt Nam đã chiếm thị phần chi phối. Năm 2009, tình hình xuất khẩu bị suy giảm mạnh và hầu hết các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong bối cảnh như vậy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt mức tăng trưởng 11% về kim ngạch và 47,5% về số lượng. Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh: thị trường Đức tăng gấp 3 lần; Ấn Độ tăng gấp 2 lần; Mỹ tăng 39,82%. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 128.000 tấn, kim ngạch 328 triệu USD, đạt kỷ lục. Bước sang năm 2010, tổng nguồn cung hồ tiêu trên thế giới được dự báo sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2009 trong khi nhu cầu lại có xu hướng tăng Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, giá tiêu xuất khẩu vẫn đang ở mức cao, giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 3.247 USD/tấn, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2009 Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tính đến nửa đầu tháng 8/2010 đạt hơn 87 ngàn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 286 triệu USD Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2010 Thời điểm Khối lượng xuất khẩu (tấn) Tháng 1 7.521 Thang 2 6.283 7 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 Tháng 3 14.228 Tháng 4 16.17 Tháng 5 15.134 Tháng 6 12.046 Tháng 7 12.077 Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê Trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, tiêu đen vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm đến 66,1% về kim ngạch và 76,4% về số lượng). Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đen của Việt Nam năm 2009 đạt gần 227,4 triệu đô la Mỹ với 101.100 tấn. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tiêu trắng tăng lên 98,4 triệu đô la với 31.210 tấn. Các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là Mỹ, Đức, Ảrập, Hà Lan, Ai Cập, Ấn Độ 1.4.2 Tình hình sản xuất, xuất khẩu thanh long Việt Nam 1.4.2.1 Tình hình sản xuất Trong những năm gần đây, do giá trị kinh tế cao của loại quả này nên diện tích trồng thanh long tăng lên nhanh chóng. Hiện nay ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ. Thanh long ruột trắng vỏ đỏ: hiện được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Còn thanh long ruột đỏ vỏ đỏ: có hai loại khác nhau là: Thanh long ruột đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long ruột trắng Việt Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Côlômbia. + Diện tích cây thanh long cả nước đạt 14,3 ngàn ha và sản lượng là 236,5 ngàn tấn(2010. + Các vùng chuyên canh Thanh Long trong nước: - Vùng sản xuất thanh long Bình Thuận: toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha thanh long trong đó có xấp xỉ 7.000 ha đang trong thời kỳ cho trái, sản lượng 50.000 đến 60.000 tấn. Thanh long Bình Thuận có ưu điểm về màu sắc, độ lớn và chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 8 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 - Vùng sản xuất Thanh long Tiền Giang: nay tỉnh có khoảng 2.000 ha sản lượng thanh long đạt từ 40.000 đến 50.000 tấn - Vùng sản xuất Thanh long Long An: Nổi tiếng nhất về trồng thanh long trong tỉnh Long An là huyện Châu Thành 1.4.2.2. Thực trạng xuất khẩu trái thanh long Trong những năm qua do thị trường tiêu thụ và việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng được mở rộng đã tạo động lực cho diện tích, năng suất, sản lượng thanh long tăng nhanh qua các năm. Nhu cầu của thị trường đã kích thích, thúc đẩy người sản xuất, nhà thu mua xuất khẩu ngày càng nâng cao chất lượng quả thanh long (chất lượng, trọng lượng, hình dáng, bao bì … ) trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, đóng gói, tổ chức tiêu thụ một cách phong phú, đa dạng. Vì thế tỷ lệ hàng xuất khẩu ngày càng tăng (40% trong vụ thu hoạch chính, 70% trong vụ thu hoạch phụ). Sản lượng thanh long xuất khẩu hàng năm từ 35.000 đến 40.000 tấn (Hiệp hội thanh long Bình Thuận. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2008, Việt Nam xuất khẩu trên 81 ngàn tấn thanh long, trong đó hơn 12.700 tấn được xuất sang Đài Loan. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu Thanh long chỉ đạt khoảng 39 triệu USD, giảm 11% so với năm 2008. Đây là mức giảm khá mạnh trong 5 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thanh long trong tháng 5/09 đạt gần 2 triệu USD, giảm 13% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ 2008 Về thị trường xuất khẩu Thanh long có 24 thị trường, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Đông á và khu vực asian. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông và Hà Lan là 5 thị trường nhập khẩu chính. 5 thị trường này chiếm 77,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ bản Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu Thanh long nhiều nhất từ Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu Thanh long sang thị trường này đạt hơn 3,8 triệu USD, tăng 77,3% so với cùng kỳ 2008 (chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng/09). Tuy nhiên, trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu chính chỉ có Trung Quốc 9 Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn Nhóm 5 – Lớp PTNT 52 tăng về kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại đều giữ nguyên và giảm, đặc biệt Hồng Kông và Đài Loan giảm rất mạnh. PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1 số liệu thứ cấp - Tiến hành thu thập số liệu gần đây nhất từ trang web của Tổng cục thống kê, của cục hải quan, hiệp hối hồ tiêu Việt Nam ( 5 / 9 / 2010 ), - Một số trang web liên quan khác 2.1.2 số liệu sơ cấp Tiến hành trao đổi thảo luận với bạn bè, thầy cô giáo, và một số người có hiểu biết về vẫn đề liên quan 2.2 Phương pháp phân tích 2.2.1 Khung phân tích Sử dụng hệ thống các chỉ số: Giá trong nước P d , giá thế giới P W , chi phí cơ hội, tỷ lệ chi phí cá thể PRC, tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC, hệ số bảo hộ danh nghĩa NPR, hệ số bảo hộ hữu hiệu EPR. *) Giá trong nước P d Chỉ số giá trong nước (còn gọi là giá tài chính, giá cá thể), phản ánh lợi ích cá nhân thu được. *) Giá thế giới P w Giá thế giới ( giá biên giới, giá quốc tế ): là giá thị trường quốc tế tại cảng tinh tiền nội tệ. Nó phản ánh chi phí cơ hội của một quốc gia khi sản xuất hay xuất khẩu một loại sản phẩm nào đó. Căn cứ vào chỉ tiêu này để quyết định xem nên sản xuất trong nước hay nhập khẩu; tiêu dùng tròn nước hay xuất khẩu đối với một loại sản phẩm hàng hóa nào đó 10 [...]... nước, giá quốc tế của hai mặt hàng này và tính toán các chỉ tiêu cần thiết như tỷ lệ chi phí cá thể PRC, Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC, Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR, Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EPR chúng tôi nhận thấy: Về khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh của hai mặt hàng này: hai mặt hàng hồ tiêu và thanh long có lợi thế so sánh và người sản xuất mặt hàng hồ tiêu và thanh long đều có lãi, cũng... động xuất khẩu hồ tiêu và thanh long Về sự bảo hộ của Nhà nước, thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu ta nhận thấy, các chính sách của nhà nước không bảo hộ cho hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng hồ tiêu và thanh long Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc sản xuất hai mặt hàng này chưa thực sự xứng với tiềm năng về tự nhiên, con người cũng như kỹ thuật của nước ta Mặt 21... chính sách của chính 2.021.373.000 phủ chưa thúc đẩy sản xuất sản phẩm trái thanh long PHẦN IV KẾT LUẬN Như chúng ta đã biết, hồ tiêu và thanh long là hai trong nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta, hàng năm đem về cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ rất lớn Vì thế, việc nghiên cứu về tình hình sản xuất, xuất khẩu cũng như lợi thế so sánh, mức độ bảo hộ của nhà nước về hai mặt hàng này... xuất khẩu • Ngoài các nguyên nhân trên, việc chênh lệch giá này còn do khi mặt hàng quả thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang các nước bị đánh thuế nhập khẩu Điều đó làm tăng thêm chi phí cho 1 kg thanh long khi vận chuyển vào thị trường nhập khẩu, từ đó làm cho giá trong thị trường quốc tế cao hơn giá trong thị trường Việt Nam • Một nguyên nhân nữa là trái thanh long khi xuất khẩu đều là những sản... 1 => sản phẩm hồ tiêu không được sự bảo hộ của Nhà nước 3.1.5 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EPR EPR = 95.387.600 = 0.643 148.422.500 EPR < 1 => sản phẩm hồ tiêu bị hạn chế, các chính sách của chính phủ chưa khuyến khích sản xuất sản phẩm hồ tiêu 3.2 Về mặt hàng trái thanh long 3.2.1 Giá thế giới và giá trong nước * Giá sản phẩm trái thanh long trong nước là 15.000 đ trong khi giá trái thanh long trên thị trường... hàng hồ tiêu và thanh long chưa thực sự có chất lượng cao, chưa đạt được các tiêu chuẩn an toàn của nước ngoài Vì thế có nhiều khi nước ta xuất khẩu ra nước ngoài thì bị trả lại Điều đó gây ra những thiệt hại rất lớn cho người sản xuất hồ tiêu và thanh long nói riêng và cho nền kinh tế nước nhà nói chung Vì vậy, cả người sản xuất và Nhà nước đều phải có biện pháp, chính sách để nâng cao năng suất và. .. 1, sản phẩm hàng hóa được bảo hộ, chính sách của chính phủ đã có tác động tích cực và đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất EPR < 1, sản phẩm hàng hóa bị hạn chế, chính sách của chính phủ xem như đã tác động tiêu cực tới động lực sản xuất 2.2.2 Nguồn số liệu dùng tính toán các chỉ số *) Giá trong nước và giá thế giới - Đối với hồ tiêu Giá trong nước của hồ tiêu: 45000 đ/kg Giá thế giới của hồ tiêu: 60000... ngưng mua thanh long, khiến đoàn xe chở thanh long từ Việt Nam dồn ứ dài ngày tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn Lúc này, nhiều doanh nghiệp không chịu nổi chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển nên phải đổ bỏ hàng chục tấn hoặc phải bán với giá rẻ mạt, chưa đến 4.000 đồng/kg Theo các nhà xuất khẩu, giá thấp chủ yếu do diễn tiến từ thị trường Trung Quốc chi phối tác động mạnh đến giá thanh long xuất khẩu cũng... = 0.698204 95.387.600 PRC < 1 => người sản xuất sản phẩm hồ tiêu có lãi, người sản xuất nên tiếp tục sản xuất sản phẩm hồ tiêu 3.1.3 Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC DRC = 66.599.622 = 0.44872 148.422.500 DRC < 1 => quốc gia sản xuất hồ tiêu có lãi, Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm hồ tiêu Việt Nam nên tiếp tục hoạt động xuất khẩu hồ tiêu 16 Báo cáo môn chính sách phát triển nông... cũng như tình hình thị trường nguồn cung của thế giới đang thiếu hụt Từ đó có thể nhận xét nước ta tăng cường xuất khẩu hồ tiêu ra thế giới để tăng thu nhập, tăng nguồn ngoại tệ Chi phí để sản xuất ra 1kg hồ tiêu trong nước mất 45000 đ trong khi đó trên thế giới là 60000 đ, nó phản ánh nước ta có lợi thế so sánh khi sản xuất mặt hàng hồ tiêu * Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giữa giá quốc tế và giá . cứu đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu . Nhằm xem xét khả năng cạnh tranh, mức độ bảo hộ của nhà nước tới hai mặt hàng. Tiểu luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của hai mặt hàng trái thanh long và hồ tiêu Báo cáo môn chính sách phát triển nông thôn. cạnh tranh của hai mặt hàng xuất khẩu thanh long, hồ tiêu khi xuất khẩu ra thị trường thế giới - Đánh giá mức độ bảo hộ của nhà nước tới hai mặt hàng nông sản thanh long, hồ tiêu - Đề xuất một

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU

    • 1.1 Tính cấp thiết

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.2.1 Mục tiêu chung

      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

      • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

        • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

        • 1.4 Những vấn đề thực tiễn

          • 1.4.1 Tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

          • 1.4.2 Tình hình sản xuất, xuất khẩu thanh long Việt Nam

          • PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1 Phương pháp thu thập số liệu

              • 2.1.1 số liệu thứ cấp

              • 2.1.2 số liệu sơ cấp

              • 2.2 Phương pháp phân tích

                • 2.2.1 Khung phân tích

                • 2.2.2 Nguồn số liệu dùng tính toán các chỉ số

                • PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                  • 3.1 Về mặt hàng hồ tiêu

                    • 3.1.1 Giá trong nước và giá quốc tế

                    • 3.1.2 Chi phí nhân tố trong nước, doanh thu, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm.

                    • 3.1.3 Tỷ lệ chi phí cá thể PRC

                    • 3.1.3 Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC

                    • 3.1.4 Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR

                    • 3.1.5 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EPR

                    • 3.2 Về mặt hàng trái thanh long

                      • 3.2.1 Giá thế giới và giá trong nước.

                      • 3.1.2 Chi phí nhân tố trong nước, doanh thu, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm.

                      • 3.2.2 Tỷ lệ chi phí cá thể PRC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan