Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí doc

3 243 0
Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí Việc nhiễm phóng xạ tức thời với liều trên 100 Rad có thể gây nhiễm xạ cấp tính. Nếu bị nhiễm xạ toàn thân với liều 400 Rad, nạn nhân sẽ có 50% nguy cơ tử vong. Ở mức 600 Rad (tương đương với các nạn nhân ở Hiroshima, Nhật Bản) nguy cơ này là 100%. Sau sự cố phóng xạ tại Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin, nhiều người làm việc gần khu vực này tỏ ra rất lo lắng về nguy cơ nhiễm xạ cấp tính mặc dù chưa thấy biểu hiện của tình trạng này. Tiến sĩ Viên Chinh Chiến, Phó trưởng khoa Y học lao động Viện Pasteur Nha Trang, cho biết, nhiễm xạ cấp tính thường xảy ra do vô tình, do chiến tranh hoặc sự cố nào đó. Biểu hiện ban đầu là kích thích thần kinh, khô miệng, khát, sốt, có thể biến đổi về nhịp tim. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, có các hội chứng màng não (đau đầu, nôn vọt, ngất, mất ý thức). Tiếp theo, bệnh nhân bước vào giai đoạn tạm ổn định (trong 2-3 tuần). Sau đó, họ có thể phát bệnh với các biểu hiện rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu), thiểu sản tủy, nhiễm trùng, nhiễm độc, rụng tóc. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần. Phải sau vài tháng hoặc vài năm, bệnh nhân mới bắt đầu hồi phục. Nếu nhiễm xạ liều cao (trên 100 Rad), về lâu dài, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị ung thư máu hoặc ung thư biểu mô. Khi xảy ra nhiễm xạ, trước hết, cần xác định nơi xảy ra sự cố rồi dùng thiết bị đo cường độ tia xạ, khoanh vùng những nơi có cường độ tia xạ vượt mức cho phép; sau đó tiến hành xử lý tẩy xạ. Đồng thời, cần đưa ngay những người ở gần khu vực xảy ra sự cố đi kiểm tra sức khỏe. Sau khi bị nhiễm xạ cấp tính, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe trong một thời gian dài vì quá trình phục hồi diễn ra chậm. Việc đánh giá mức độ phục hồi sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và các chỉ số sinh học trong xét nghiệm máu. Có thể phải làm xét nghiệm nhiễm sắc thể để xem có tình trạng đột biến gene do phóng xạ hay không. . Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí Việc nhiễm phóng xạ tức thời với liều trên 100 Rad có thể gây nhiễm xạ cấp tính. Nếu bị nhiễm xạ toàn thân với liều 400 Rad,. xảy ra nhiễm xạ, trước hết, cần xác định nơi xảy ra sự cố rồi dùng thiết bị đo cường độ tia xạ, khoanh vùng những nơi có cường độ tia xạ vượt mức cho phép; sau đó tiến hành xử lý tẩy xạ. Đồng. khi bị nhiễm xạ cấp tính, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe trong một thời gian dài vì quá trình phục hồi diễn ra chậm. Việc đánh giá mức độ phục hồi sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và các

Ngày đăng: 31/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan