TÀI LIỆU LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC 1 pptx

19 433 3
TÀI LIỆU LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC 1 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1. Hãy giải thích tại sao PLC lại được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển quá trình (Điều khiển công nghiệp)? 3 điểm Đáp án: Vì PLC có những ưu điểm như sau: -Tính linh hoạt: có thể sử dụng một bộ điều khiển cho nhiều đối tượng khác nhau với các thuật toán điều khiển khác nhau. 0.4 - Dễ dàng thiết kế và thay đổi logic điều khiển: với các hệ thống điều khiển sử dụng rơle, khi thay đổi logic điều khiển cần có nhiều thời gian để nối lại dây cho các thiết bị và panel điều khiển, và đó là một công việc phức tạp. Với hệ thống điều khiển sử dụng PLC, thay đổi logic điều khiển bằng cách thay đổi chương trình thông qua thiết bị lập trình và ngôn ngữ lập trình chuyên dùng. Điều đó làm giảm đáng kể thời gian thiết kế hệ thống. 0.5 - Tối ưu logic điều khiển: được sự hỗ trợ của các công cụ mô phỏng và gỡ rối trực tuyến và trực quan làm cho hệ thống được thiết kế có tính tối ưu hơn. 0.4 - Tốc độ thực hiện nhanh. 0.4 - Nhỏ, gọn và giá thành thấp. 0.4 - Khả năng bảo mật hệ thống khi sử dụng mã khóa. 0.4 - Khả năng mở rộng và nâng cấp hệ thống: do được chế tạo dưới dạng các modul được chuẩn hóa cho phép ghép nối các thành phần không chỉ của một nhà sản xuất. Đây là một yêu cầu không thể thiếu trong các hệ thống điều khiển hiện đại. 0.5 Câu 2. Hãy trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động cơ bản của PLC? 3 điểm Đáp án: PLC là thiết bị điều khiển dựa trên bộ vi xử lý, các thành phần cơ bản của nó gồm (vẽ hình): - Khối xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU): Đây là bộ não của hệ thống, có chức năng điều khiển và giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống bằng cách thực hiện tuần tự các lệnh trong bộ nhớ. Bên trong CPU gồm các mạch điều khiển, khối thuật toán và logic, các thanh ghi chuyên dụng và thanh ghi dữ liệu tạm thời. Hoạt động cơ bản của CPU là: đọc lần lượt từng lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh, phát tín hiệu điều khiển các thành phần khác và xử lý dữ liệu. 0.7 -Bộ nhớ trong (Internal Memory): Bộ nhớ trong là loại bộ nhớ bán dẫn, có ưu điểm là tương thích về kích thước và mức logic với các thành phần khác của hệ thống; tốc độ truy nhập cao; năng lượng tiêu thụ thấp. PLC sử dụng các loại bộ nhớ sau đây: -ROM hệ thống: chứa chương trình hệ thống (hệ điều hành) và dữ liệu cố định được CPU sử dụng. Dữ liệu trong ROM được nhà sản xuất nạp vào và không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng sau này. -RAM chứa chương trình và dữ liệu của người sử dụng -RAM làm bộ đệm cho các tín hiệu vào/ra và cho các đối tượng khác (bộ đếm, định thời ) -EEPROM để lưu cố định chương trình của người sử dụng cũng như những dữ liệu cần thiết mà người dùng lựa chọn. Một phần hoặc toàn bộ RAM có thể được nuôi bằng tụ điện hoặc nguồn pin bên ngoài. Chương trình của người sử dụng được nạp vào RAM, sau đó tự động nạp vào EPPROM để có thể lưu trữ vĩnh cửu. 0.7 -Bus hệ thống (System Bus): Bus hệ thống phục vụ cho việc truyền thông tin giữa các thành phần trong hệ thống. Thông tin được truyền trong hệ thống dưới dạng tín hiệu nhị phân. Bus hệ thống gồm có các bus sau: -Bus dữ liệu: bus dữ liệu là bus hai chiều, dùng để truyền tải dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống. -Bus địa chỉ: bus địa chỉ là bus một chiều, khi CPU muốn truy cập đến 0.7 CPU Bộ nhớ trong Khối nguồn Khối ghép nối vào Khối ghép nối ra Bus hệ thống một thành phần nào đó thì nó cung cấp địa chỉ của thành phần đó lên bus này, tín hiệu địa chỉ qua bộ giải mã địa chỉ kích hoạt thành phần tương ứng. -Bus điều khiển: CPU sử dụng bus điều khiển để cung cấp các tín hiệu điều khiển và nhận các tín hiệu thông báo từ các thành phần. Khối ghép nối vào/ra (Input/Output Interface): - Khối ghép nối vào có các chức năng sau: nhận tín hiệu vào từ các thiết bị nhập (ví dụ các cảm biến, chuyển mạch ); biến đổi các tín hiệu vào thành mức điện áp một chiều; thực hiện cách ly tĩnh điện bằng bộ ghép nối quang; tạo tín hiệu logic chuẩn đưa đến các mạch trong PLC. - Khối ghép nối ra hoạt động tương tự khối ghép nối vào: tín hiệu một chiều chuẩn từ trong PLC qua các mạch biến đổi đến các đầu ra vật lý, cho phép điều khiển trực tiếp các tải một chiều và xoay chiều công suất nhỏ với các mức điện áp khác nhau. Bộ ghép nối quang cũng được sử dụng để tránh cho các mạch bên trong PLC khỏi ảnh hưởng của các thiết bị bên ngoài. 0.7 -Khối nguồn (Power Supply): Khối nguồn có chức năng biến đổi nguồn điện áp bên ngoài thành các mức điện áp phù hợp cung cấp cho các thành phần của PLC. 0.2 Câu 3. Trình bày cấu trúc và sơ đồ nguyên lý mạch cơ bản của các cổng vào của PLC? 3 điểm Đáp án: Khối ghép nối vào có các chức năng sau: nhận tín hiệu vào từ các thiết bị nhập (ví dụ các cảm biến, chuyển mạch ); biến đổi các tín hiệu vào thành mức điện áp một chiều; thực hiện cách ly tĩnh điện bằng bộ ghép nối quang; tạo tín hiệu logic chuẩn đưa đến các mạch trong PLC. Do đó mạch ghép nối vào có các khối sau: -Bộ biến đổi -Mạch cách ly tĩnh điện -Mạch logic Sơ đồ mạch ghép nối vào: 1.5 Khối đầu tiên nhận tín hiệu từ các cảm biến, chuyển mạch Nếu tín hiệu vào là điện áp xoay chiều thì bộ biến đổi chỉnh lưu thành điện áp một chiều có giá trị nhỏ. Đầu ra của bộ biến đổi không được đưa trực tiếp đến các mạch trong PLC nhằm tránh cho nó khỏi ảnh hưởng của mạch ngoài. Ví dụ trong trường hợp bộ biến đổi làm việc không chính xác, thì điện áp xoay chiều lớn được đưa đến PLC và làm hỏng hệ thống, bởi vì hầu hết các mạch xử lý chỉ làm việc với điện áp 5V một chiều. Do vậy phải có mạch cách ly để bảo vệ các mạch trong PLC. Mạch cách ly thường sử dụng bộ ghép nối quang, Tín hiệu được chuẩn hóa về mức logic để đưa vào hệ thống. Sơ đồ nguyên lý của mạch ghép nối vào: 1.5 Câu 4. Thế nào là vòng quét? Hãy trình bày chi tiết các giai đoạn làm việc của PLC thông qua vòng quét? 3 điểm Đáp án: Chức năng của CPU là thực hiện lặp đi lặp lại một chuỗi công việc. Sự thực hiện các công việc có tính tuần hoàn này gọi là vòng quét (Scan cycle). Trong mỗi vòng quét, CPU thực hiện hầu hết hoặc toàn bộ các công việc 1.5 Đầu vào Bộ biến đổi Mạch cách ly tĩnh điện Mạch logic Đến bộ đệm Đầu vào LED Đến bộ đệm PLC + V - + sau: - Đọc các đầu vào - Thực hiện chương trình - Xử lý các yêu cầu truyền thông - Thực hiện tự chẩn đoán - Viết các đầu ra Có thể biểu diễn vòng quét của CPU như sau: Đọc các đầu vào số. Mỗi vòng quét bắt đầu bằng việc đọc giá trị hiện thời của các đầu vào số và lưu các giá trị này ở bộ đệm vào. CPU quản lý bộ đệm dành cho các đầu vào số theo từng byte. Nếu CPU hoặc module mở rộng không có đủ một đầu vào vật lý cho mỗi bit của byte nào đó, thì không thể gán lại các bit này cho các module tiếp theo cũng như không thể sử dụng chúng trong chương trình. Tại thời điểm bắt đầu mỗi vòng quét, CPU gán các bit không sử dụng này bằng 0. Trong trường hợp các module mở rộng không được lắp đặt, thì có thể sử dụng các bit đầu vào mở rộng này trong chương trình như các bit nhớ thông thường. 0.5 Thực hiện chương trình. Trong giai đoạn thực hiện chương trình, các lệnh được thực hiện lần lượt từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng. Các lệnh vào/ra trực tiếp cho phép truy nhập trực tiếp đến các đầu vào/ra vật lý trong khi thực hiện chương trình hoặc trình xử lý ngắt. Nếu chương trình có sử dụng ngắt, thì trình xử lý ngắt chỉ được thực hiện khi sự kiện ngắt tương ứng xuất hiện (sự kiện 0.4 Thực hiện chương trình Đọc các đầu vào Xử lý các yêu cầu truyền thông Tự chẩn đoán Viết các đầu ra ngắt có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng quét). Xử lý các yêu cầu truyền thông. Trong giai đoạn này, CPU sẽ xử lý bất kỳ yêu cầu nào nhận được từ cổng truyền thông. 0.2 Thực hiện tự chẩn đoán. Trong giai đoạn này, CPU thực hiện kiểm tra phần lõi của nó (chương trình hệ thống), các module vào/ra, bộ nhớ chương trình người dùng (chỉ ở chế độ RUN). 0.2 Ghi các đầu ra số. Tại thời điểm kết thúc mỗi vòng quét, CPU ghi dữ liệu lưu trong bộ đệm tới các đầu ra vật lý. 0.2 Câu 5. Trình bày cấu trúc và sơ đồ nguyên lý mạch cơ bản của các cổng ra của PLC? 3 điểm Đáp án: Khối ghép nối ra hoạt động tương tự khối ghép nối vào: tín hiệu một chiều chuẩn từ trong PLC qua các mạch biến đổi đến các đầu ra vật lý, cho phép điều khiển trực tiếp các tải một chiều và xoay chiều công suất nhỏ với các mức điện áp khác nhau. Bộ ghép nối quang cũng được sử dụng để tránh cho các mạch bên trong PLC khỏi ảnh hưởng của các thiết bị bên ngoài. Mạch giao tiếp sử dụng rơle, tranzitor, triac cho phép nối trực tiếp PLC với tải công suất nhỏ. Khi nối đầu ra với tải công suất lớn cần có mạch công suất bên ngoài. 1.5 Mạch giao tiếp kiểu rơle: tín hiệu từ PLC được sử dụng để điều khiển rơle, có khả năng chuyển mạch dòng điện lớn trong mạch tải. Ngoài ra rơle còn có chức năng cách ly PLC với mạch ngoài. Rơle có khả năng chịu quá tải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhược điểm của rơle là tốc độ chuyển mạch chậm. Mạch rơle được sử dụng cho cả tải một chiều và xoay chiều. 1.5 Từ bộ đệm Mạch giao tiếp Mạch cách ly tĩnh điện Mạch logic Đầu ra Mạch giao tiếp kiểu tranzitor: tín hiệu từ PLC điều khiển tranzitor làm việc ở chế độ khóa. Ưu điểm của tranzitor là tốc độ chuyển mạch nhanh. Nhưng dễ bị hư hỏng do quá tải hoặc khi chuyển từ trạng thái thông sang khóa. Do đó phải sử dụng các mạch bảo vệ. Mạch tranzitor chỉ dùng cho điện áp một chiều. Mạch giao tiếp kiểu triac: chuyên dùng với mạch điện xoay chiều, có tốc độ chuyển mạch nhanh. Nhưng dễ bị hư hỏng do quá tải, nên phải có mạch bảo vệ. Như vậy, mặc dù các mạch bên trong PLC làm việc với tín hiệu chuẩn 5V một chiều, nhưng nhờ có mạch ghép nối ra nên có thể nối trực tiếp PLC với phụ tải một chiều hoặc xoay chiều có các mức điện áp khác nhau. Câu 6. Hãy trình bày các vùng nhớ cơ bản của PLC S7-200? 3 điểm Đáp án: Các vùng nhớ cơ bản của PLC S7 như sau: -Vùng nhớ đệm vào I: CPU lấy mẫu các đầu vào vật lý tại thời điểm bắt đầu của 0.3 + V PLC Từ mạch logic LED Đầu ra + V Từ mạch logic LED PLC Đầu ra mỗi vòng quét và ghi các giá trị này ở vùng đệm vào. Chương trình có thể truy nhập vùng đệm vào theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. -Vùng nhớ đệm ra Q: Tại thời điểm kết thúc mỗi vòng quét, CPU sao chép các giá trị được lưu trong vùng đệm ra đến các đầu ra vật lý. Chương trình có thể truy nhập vùng đệm ra theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. 0.3 -Vùng nhớ V: Có thể sử dụng vùng nhớ V để lưu các kết quả trung gian của các thao tác đang được thực hiện trong chương trình. Cũng có thể sử dụng vùng nhớ V để lưu các dữ liệu khác có liên quan đến quá trình điều khiển. Có thể truy nhập vùng nhớ V theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. 0.3 -Vùng nhớ bit M: Có thể sử dụng vùng nhớ bit M như các rơle điều khiển bên trong. Mặc dù có tên là vùng nhớ bit nhưng có thể truy nhập theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. 0.2 -Vùng nhớ S (Sequence Control Relay - SCR): Các bit thuộc vùng nhớ S được sử dụng để tổ chức các hoạt động theo một trình tự nào đó của máy móc thành các đoạn chương trình tương đương. Các bit nhớ S được gọi là các rơle điều khiển trình tự. Nó cho phép phân đoạn chương trình về mặt logic. Có thể truy nhập vùng nhớ S theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. 0.3 -Vùng nhớ đặc biệt SM: Các bit nhớ đặc biệt SM được sử dụng để giao tiếp giữa CPU và chương trình của người sử dụng. Chương trình có thể sử dụng các bit này để lựa chọn và điều khiển một số chức năng đặc biệt của CPU S7-200. Có thể truy nhập dữ liệu trong vùng nhớ này theo bit, byte, từ, hoặc từ kép. 0.3 -Vùng nhớ của các bộ định thời T: Trong CPU S7-200, các bộ định thời có chức năng đếm thời gian. Các bộ định thời S7-200 có các độ phân giải 1ms, 10ms, 100ms. 0.2 -Vùng nhớ của các bộ đếm C: Trong CPU S7-200, các bộ đếm có chức năng đếm theo sườn dương của xung ở các đầu vào đếm. CPU cung cấp ba loại bộ đếm: đếm tiến, đếm lùi, đếm cả tiến và lùi. 0.2 -Địa chỉ các đầu vào tương tự AI: PLC S7 biến đổi một giá trị tương tự (như nhiệt độ hoặc điện áp) thành một giá trị số có độ dài 16 bit. Việc đọc các giá trị này bằng cách sử dụng địa chỉ gồm nhận dạng vùng nhớ (AI), kích thước dữ liệu 0.3 (W), địa chỉ byte đầu tiên. Bởi vì các đầu vào tương tự là các từ và luôn bắt đầu bằng các byte số chẵn, nên địa chỉ byte là các số chẵn. Các giá trị đầu vào tương tự là các giá trị chỉ đọc được (read-only). -Địa chỉ các đầu ra tương tự AQ: S7-200 biến đổi một giá trị số 16 bit thành tín hiệu điện tỷ lệ với giá trị số. Việc ghi các giá trị này bằng cách sử dụng địa chỉ gồm nhận dạng vùng nhớ (AQ), kích thước dữ liệu (W), địa chỉ byte đầu tiên. Bởi vì các đầu ra tương tự là các từ và luôn bắt đầu bằng các byte số chẵn, nên địa chỉ byte là các số chẵn. Các giá trị đầu ra tương tự là các giá trị chỉ ghi được (write-only). 0.3 - Địa chỉ các bộ đếm tốc độ cao HC: Các bộ đếm tốc độ cao được thiết kế để đếm các sự kiện có tốc độ rất cao không phụ thuộc vào vòng quét của CPU. Bộ đếm tốc độ cao có một giá trị hiện thời là số nguyên không dấu 32 bit. Truy nhập giá trị này bằng cách sử dụng địa chỉ như sau: 0.3 Câu 7. Hãy trình bày việc xác định các đầu vào/ra môdun CPU và mô đun mở rộng của PLC S7-200? 3 điểm Các đầu vào/ra tích hợp trên module CPU có các địa chỉ cố định. Có thể thêm các đầu vào/ra bằng cách kết nối các module mở rộng về bên phải của CPU để tạo thành một dãy các đầu vào/ra. Địa chỉ của các vị trí trên module được xác định bằng kiểu vào/ra và vị trí của module trong dãy, và có liên hệ với địa chỉ các module cùng kiểu trước đó. Các module mở rộng số sử dụng bộ đệm vào/ra theo từng byte. Điều này có nghĩa là nếu một module không có đủ 8 đầu vào hoặc ra cho một byte trong bộ đệm, thì các bit chưa sử dụng trong byte đó không thể gán cho các module tiếp theo trong dãy, cũng như không thể dùng chúng trong chương trình. Đối với module vào, các bit chưa dùng này được xóa về 0 khi CPU cập nhật đầu vào. 1.5 1.5 Câu 8. Hãy trình bày các phương pháp lập trình và nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp trên? 3 điểm Cách lập trình cho S7 dựa trên ba phương pháp chính: - Phương pháp liệt kê lệnh (Statement List - viết tắt là STL), - Phương pháp hình thang (Ladder Logic - viết tắt là LAD), - Phương pháp biểu đồ khối chức năng (Function Block Diagram - viết tắt là FBD). 0.5 -Phương pháp liệt kê lệnh: Phương pháp liệt kê lệnh cho phép tạo ra các chương trình điều khiển bằng cách nhập mã gợi nhớ của lệnh. Nhìn chung, phương pháp liệt kê lệnh phù hợp cho những nhà lập trình chuyên nghiệp. Phương pháp STL cho phép tạo ra các chương trình mà đôi khi không thể viết được bằng các phương pháp LAD hoặc FBD, bởi vì đó là các phương pháp đồ họa nên phải có một số quy tắc để vẽ và nối các phần tử cho đúng. Để lập trình bằng phương pháp STL cần phải hiểu rõ phương thức sử dụng ngăn xếp logic, bởi vì các lệnh này can thiệp vào các bit của ngăn xếp. Các thao tác can thiệp vào ngăn xếp tác động đến bit đầu tiên hoặc bit đầu tiên và bit thứ hai của ngăn xếp. Giá trị mới có thể ghi đè hoặc chèn vào bit đầu tiên của ngăn xếp. Khi giá trị mới chèn vào vị trí bit đầu tiên thì các bit bị đẩy xuống một vị trí và bit cuối cùng sẽ bị mất. Thao tác với hai bit đầu tiên sẽ kéo các bit tiếp theo lên một vị trí. 1.0 CPU 224 4 I / 4Q 8 I 4 AI/ 1 AQ 8 Q 4AI/ 1 AQ I0.0 Q0.0 I0.1 Q0.1 I0.2 Q0.2 I0.3 Q0.3 I0.4 Q0.4 I0.5 Q0.5 I0.6 Q0.6 I0.7 Q0.7 I1.0 Q1.0 I1.1 Q1.1 I1.2 I1.3 I1.4 I1.5 I2.0 Q2.0 I2.1 Q2.1 I2.2 Q2.2 I2.3 Q2.3 I3.0 I3.1 I3.2 I3.3 I3.4 I3.5 I3.6 I3.7 Q3.0 Q3.1 Q3.2 Q3.3 Q3.4 Q3.5 Q3.6 Q3.7 AIW0 AQW0 AIW2 AIW4 AIW6 AIW8 AQW4 AIW10 AIW12 AIW14 [...]... tự? 3 điểm Thiết kế hệ thống điều khiển trình tự ứng dụng PLC gồm có hai nhiệm vụ là thiết 1. 0 kế phần cứng và thiết kế chương trình điều khiển Thiết kế chương trình điều khiển chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình thiết kế, nhưng là yếu tố quan trọng vì nó tạo ra các tài liệu cần thiết giúp cho việc lập trình và gỡ rối cũng như lập tài liệu hệ thống để lưu trữ sau này Điều này đặc biệt có ý nghĩa... chỉ byte đầu tiên Chế độ địa chỉ này gọi là chế độ định địa chỉ byte Định dạng địa chỉ: [Tên vùng nhớ][Kích thước][Địa chỉ byte đầu tiên] Ví dụ: VB100, VW100, VD100 7 VB100 0 VB100 15 VD100 87 0 31 VW100 24 23 16 15 VB100 VB100 VB1 01 VB1 01 VB102 87 VB103 0 1. 0 ... đối với quá trình điều khiển Chia quá trình điều khiển thành các khối chức năng Mô tả chức năng các khối Lập trình cho các khối chức năng Liên kết chương trình, mô phỏng và hiệu chỉnh Lập tài liệu Chạy thử trên thiết bị, hiệu chỉnh và hoàn thiện hệ thống Câu 11 Hãy trình bày các phương pháp mô tả hệ thống điều khiển? Trình 3 điểm bày chi tiết phương pháp lưu đồ? Sự mô tả hệ thống điều khiển một cách chi... một quy trình thiết kế phù hợp Nó giúp cho người thiết kế kiểm soát được quá trình thực hiện công việc của mình, từ sự mô tả chức năng và yêu cầu của hệ thống cho đến việc lập chương trình điều khiển cho PLC Trong chương này sẽ đưa ra mô hình hệ thống điều khiển trình tự, đề cập đến phương pháp mô tả chức năng hệ thống điều khiển trình tự và kỹ thuật lập trình điều khiển trình tự ứng dụng PLC Một hệ... hệ thống) Hệ điều khiển tổ hợp là trường hợp riêng của hệ điều khiển trình tự, khi số trạng thái của hệ thống bằng 1 Hệ thống điều khiển trình tự là hệ thống phổ biến trong thực tế Đặc trưng của hệ thống điều khiển trình tự là sự thực hiện lặp đi lặp lại một chuỗi các thao tác, tương ứng với một trạng thái hoạt động của hệ thống Câu 10 Hãy trình bày kỹ qui trình thiết kế hệ thống điều khiển tuần tự?... quát của hệ thống điều khiển tự động như sau: Tác động Hiệu chỉnh bằng tay Báo hiệu Phần điều khiển Lệnh điều khiển Phản hồi Thông báo trạng thái Phần chấp hành Hệ thống điều khiển logic là hệ thống điều khiển thực hiện các chức năng logic chuyển mạch Ta có thể mô tả hệ thống điều khiển logic dưới dạng một mạch logic gồm các đầu vào và đầu ra như sau: 1. 0 Các đầu vào Hệ thống điều khiển Các đầu ra Dựa... thống điều khiển tự động bao gồm các thành phần chính sau: - Phần điều khiển: phần điều khiển có chức năng tạo ra các lệnh điều khiển cần thiết tùy thuộc vào thông tin mà nó nhận được Các thông tin này có thể nhận được từ người điều khiển hoặc thông tin phản hồi từ phần chấp hành thông qua các cảm biến - Phần chấp hành: đôi khi còn gọi là phần công suất, nhận lệnh từ phần điều khiển để thực hiện điều khiển. .. kế chương trình, bởi vì không có nhiều sự liên kết logic giữa các phần trong chương trình Đối với các hệ thống phức tạp, cần thiết kế chương trình có cấu trúc và theo một quy trình xác định, điều đó làm cho quá trình được kiểm soát, tránh nhầm lẫn và thiếu sót khi thiết kế chương trình, chương trình dễ đọc, hiệu chỉnh, bổ xung, và lập tài liệu thiết kế.Trong quy trình thiết kế hệ thống điều khiển, một... Hình dưới đây biểu diễn quy trình tổng quát khi thiết kế hệ thống điều khiển trình tự ứng dụng PLC Phương pháp này cho phép triển khai, lắp đặt phần cứng và thiết kế chương trình điều khiển được tiến hành độc lập và song song Nó 1. 0 cũng cho phép trao đổi thông tin bổ xung giữa các quá trình thiết kế nhằm hoàn thiện hệ thống theo hướng tối ưu nhất Đối với hệ thống điều khiển đơn giản thì ít khi đòi... chương trình cho máy tính, cũng là phương pháp phổ biến để mô tả trình tự hoạt động của một hệ thống điều khiển Lưu đồ có quan hệ trực tiếp đến sự mô tả bằng lời hệ thống điều khiển, chỉ ra điều kiện cần kiểm tra ở từng bước và các thao tác xử lý trong bước đó Phương pháp này có nhược điểm là chiếm nhiều không gian khi mô tả hệ thống lớn 1. 5 Bắt đầu Điều kiện 1 Đúng Sai Xử lý 1 Sai Điều kiện 2 Đúng Câu 12 . dụ: VB100, VW100, VD100 1. 0 VB100 7 0 VB100 15 8 VB1 01 7 0 VB100 31 24 VB1 01 23 16 VB102 15 8 VB103 7 0 VB100 VW100 VD100 7 6 5 4 3 2 1 0 I 0 I 1 I 2 I 3 I 4 I 5 I 6 I 7 I 8 I 9 I 10 I 11 I 12 . trí. 1. 0 CPU 224 4 I / 4Q 8 I 4 AI/ 1 AQ 8 Q 4AI/ 1 AQ I0.0 Q0.0 I0 .1 Q0 .1 I0.2 Q0.2 I0.3 Q0.3 I0.4 Q0.4 I0.5 Q0.5 I0.6 Q0.6 I0.7 Q0.7 I1.0 Q1.0 I1 .1 Q1 .1 I1.2 I1.3 I1.4 I1.5 I2.0 Q2.0 I2 .1 Q2 .1 I2.2. năng hệ thống điều khiển trình tự và kỹ thuật lập trình điều khiển trình tự ứng dụng PLC. Một hệ thống điều khiển tự động bao gồm các thành phần chính sau: - Phần điều khiển: phần điều khiển có chức

Ngày đăng: 31/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan