Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 1 docx

5 336 0
Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 1 Sau đây vài con số, gọi là để chỉ dẫn lúc người Pháp cai trị đến cuối năm 1929, rút phần lớn từ tài liệu do viên chức Pháp soạn ra. Lúc bấy giờ, việc thống kê đã tương đối chính xác, ranh giới các tỉnh đã cố định, chỉ trừ giai đoạn sơ khởi. Tuy nhiên, có nhiều việc ghi trên giấy tờ, trên nghị định nhưng không áp dụng đúng mức hoặc bị méo mó (trường hợp những nghị định cho khẩn đất, trường hợp Nhà Băng Canh nông cho vay), hoặc những báo cáo chánh thức căn cứ vào tài liệu do hương chức thời xưa sưu tầm về dân số, sản lượng. — Dân số vào năm 1873 : 1 500 000 người. Đất đã khai thác : 600.000 mẫu tây làm ruộng và 90.000 mẫu tây vườn tược, hoa màu phụ (dừa, cau, thuốc, mía, bắp ) — Dân số vào năm 1929 : 4.500.000 người (tăng gấp ba lần). Đất đã khai thác : 2.440.000 mẫu tây làm ruộng và 170.000 mẫu trồng bắp, mía, dừa, thuốc, đậu (trong số này kể luôn 87.000 mẫu trồng cây cao su). Ngoài ra, còn vườn cây ăn trái từ 12.000 đến 15.000 mẫu. Như vậy riêng về ruộng nương, diện tích tăng gấp 4 lần, sau khoảng 60 năm thực dân cai trị. — Đường giao thông vào năm 1929 : Quốc lộ (gọi là lộ Đông Dương) : 1.013 km Liên tỉnh lộ : 1.083 km Tỉnh lộ 1.728 km Tổng cộng : 3.824 km, ngoài ra còn 3.243 km hương lộ xấu và nhỏ, lắm khi mùa mưa không dùng được. — Kinh đào (kinh xáng múc hoặc đào tay) : 1.664 km Miền Đông Nam kỳ đất cao, nhiều rừng, là khu vực đa canh. Miền Tây Nam là khu vực độc canh. Đất miền Đông đại khái chia ra 150.000 mẫu làm ruộng, hơn 80.000 mẫu trồng cao su, 7.5000 mẫu trồng mía, 800 mẫu vườn tược, đậu, thuốc (trong tỉnh Gia Định), 600 mẫu trồng gòn ở Thủ Dầu Một, 450 mẫu trồng cà phê (trong đó 300 mẫu ở Thủ Dầu Một), lại còn vài vườn tiêu ở Bà Rịa. Đất miền Tây Nam dành ưu tiên cho ruộng lúa, chiếm khoảng 2.400.000 mẫu trong tổng số đất có trồng tỉa của miền này là 2.460.000 mẫu, tức là 97 % diện tích trồng trọt, ngoài ra nên kể thêm khoảng 20.000 mẫu vườn cây ăn trái. Ruộng lúa miền Tây Nam đứng hàng đầu, chiếm 92 % diện tích trồng tỉa của Nam kỳ, và là 37 % diện tích của toàn lãnh thổ Nam kỳ. Mức sản xuất ước định như sau Mùa 1924—1925 : 22.270.000 quintaux Mùa 1925—1246 : 19.900.000 Mùa 1926—1927 : Mùa 1927—1928 : 28.239.500 Mùa 1928—1929 : 21.500.000 Tính đổ đồng, mỗi người ăn từ 175 đến 219 kg mỗi năm, ngoài ra còn dùng để nấu rượu, nuôi gia súc. Số dư đem xuất cảng. Lúc trước Miến Điện là nước xuất cảng lúa đứng đầu thế giới nhưng từ năm 1925, Nam kỳ lại dẫn đầu. Gạo Nam kỳ kém phẩm chất hơn gạo Miến Điện vì quá nát, nhiều tấm. Về cao su, tuy phát triển mạnh nhưng chỉ có 1,9 % của tổng số sản xuất trên thế giới. Năng xuất lúa còn kém, đất tốt thâu hoạc 1.600 kg lúa mỗi mẫu, đất trung bình và đất xấu từ 400 kg đến 600 kg, thua xa các nước khác. Lúc bấy giờ, ở các tỉnh miền Hậu giang chưa biết phân hóa học là gì. ảnh hưởng của kinh đào Trước khi Pháp đến, những vùng thuận lợi có sông rạch đều làm ruộng rồi. Trong thời cai trị của người Pháp, có thêm hai việc lớn : — Đào kinh thêm ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, rút bớt phèn. — Vài giống lúa sạ được canh tác có kết quả ở những nơi mực nước lụt quá cao là loại lúa thường (lúa cấy) không sống nổi. Việc đào kinh cứ gia tăng từ năm 1880 : 1880—1890 đào 2.110.000 thước khối đất. Năm 1890, diện tích ruộng là 932.000 mẫu, tăng 169.000 mẫu, so với thời đàng cựu. 1890—1900 đào 8.106.000 thước khối. Năm 1900, diện tích ruộng là 1.212.000 mẫu, tăng 280.000 mẫu so với năm 1890. 1900—1910 đào 27.491.000 thước khối đất. Năm 1910, diện tích canh tác là 1.542.000 mẫu, so với năm 1900, tăng 331.000 mẫu. 1910—1920 đào 66.104.000 thước khối đất. Năm 1920, diện tích canh tác là 1.953.000 mẫu, tức gia tăng 410.000 mẫu so với năm 1910. 1920—1930 đào 72.042.000 thước khối. Diện tích canh tác năm 1930 là 2.452.000 mẫu, so với năm 1920, tăng thêm 499.000 mẫu. Nhìn qua thì thập niên đầu (1880—1890) đến thập niên chót, số thước khối đất phải đào để khẩn thêm một mẫu ruộng là 12 thước khối, rồi tăng lên đến 28, đến 83, rồi phải 161, đến mức 144 thước khối. Như vậy có nghĩa là trong tổng quát, càng ngày việc đào kinh càng tốn kém hơn. Năm 1890, muốn khai thác một mẫu đất mới, chỉ cần đào 12 thước khối. Năm 1930, muốn khai thác thêm một mẫu đất phải đào đến 144 thước khối, hơn 10 lần. Hiện tượng trên đây có thể giải thích : — Trước khi người Pháp đào kinh xáng đã có một số đất ruộng khá tốt, có năng xuất cao sẵn rồi, không đào thêm một thước khối đất nào nữa thì cũng có dư lúa để bán ra ngoài. — Diện tích đất hoang chỉ có giới hạn, càng đào kinh thì diện tích ấy càng thu hẹp lại. . Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 1 Sau đây vài con số, gọi là để chỉ dẫn lúc người Pháp cai trị đến cuối năm 19 29, rút phần lớn từ tài liệu do viên chức Pháp soạn. ruộng là 1. 212 .000 mẫu, tăng 280.000 mẫu so với năm 18 90. 19 00 19 10 đào 27.4 91. 000 thước khối đất. Năm 19 10, diện tích canh tác là 1. 542.000 mẫu, so với năm 19 00, tăng 3 31. 000 mẫu. 19 10 19 20. tăng từ năm 18 80 : 18 80 18 90 đào 2 .11 0.000 thước khối đất. Năm 18 90, diện tích ruộng là 932.000 mẫu, tăng 16 9.000 mẫu, so với thời đàng cựu. 18 90 19 00 đào 8 .10 6.000 thước khối. Năm 19 00, diện

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan