Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 doc

5 406 0
Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 Luật lệ về trưng khẩn Nhiều luật lệ về trưng khẩn đất ruộng ra đời, ban đầu thể thức dễ dãi, lần hồi thì siết lại thêm khó khăn. Xin lược kê những nghị định căn bản, với nét chánh : — Những nghị định năm 1864, 1871 và 22/8//1882 : ngoại trừ những đất đã canh tác rồi hoặc đất thổ cư (đặc biệt là đất thổ cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn) thì đất công thổ cho trưng khẩn không, tức là không bán lại bằng tiền. Muốn khẩn thì làm đơn, ghi diện tích, ranh giới, rồi đóng thuế. Những nghị định trên không nêu điều kiện là bắt buột người trưng khẩn phải khai thác, không được bỏ đất hoang (về sau, nghị định 15/10/1890 bổ túc chi tiết này). Tham biện chủ tỉnh được quyền cho trưng khẩn những sở đất nhỏ dưới 20 mẫu (nghị định 9/6/1886 rút lại còn 10 mẫu). — Nghị định 15/10/1890 bắt buộc phải canh tác trong thời gian là 5 năm cho xong và định rằng nhà nước có quyền lấy lại đất khi có nhu cầu công ích (đào kinh, đắp lộ ) — Nghị định 10/5/1893 định rằng đất trưng khẩn không được ăn dài theo mé kinh, mé sông rạch quá 1/4 của chu vi sở đất (tránh trường hợp người tham, chỉ khẩn đất phía mặt tiền kinh rạch, đất mặt tiền thì luôn luôn có giá hơn đất ở hậu bối). — Nghị định 27/1/1896 quy định những lố đất đã xin tạm khẩn mà người thừa kế không nhận làm chủ, trường hợp đất quá xấu, thì phải hoàn trả lại để nhà nước ấp cho kẻ khác. — Nghị định 13/10/1910 lần đầu tiên quy định đất công thổ được tư nhân trưng khẩn phải bán theo giá thuận mãi, đặc biệt là đất trồng cao su. Nhà nước chánh thức bán đất công thổ cho dân. Nghị định của phủ toàn quyền ngày 27/12/1913 và của Thống đốc Nam kỳ ngày 11/11/1914 định rằng đất ruộng chỉ cấp với điều kiện là đem đấu giá công khai hoặc theo thể thức thuận mãi. Không bao giờ cấp cho không (khỏi mua) những sở đất trên 300 mẫu như trước kia đã làm. Việc trưng khẩn đất trên 1.000 mẫu phải do phủ Toàn quyền Đông Dương cho phép. — Nghị định của phủ Toàn quyền ngày 26/11/1918 bổ túc nghị định 27/12/1913 : những người trong một gia đình chỉ có thể xin cấp cho không (khỏi mua) một lần dứt khoát tối đa là 300 mẫu mà thôi. Chỉ có thể xin cấp cho không một lần thứ nhì là 300 mẫu, nếu đã canh tác xong ít nhất là 4/5 của sở đất cấp cho không lần trước. Và đương sự không được quyền xin cấp cho không một lần thứ ba. — Nghị định 4/10/1928 quy định chặt chẽ việc khẩn đất, tuyệt đối cấm không được chiếm đất công thổ theo kiểu tiền trảm hậu tấu, làm ruộng rồi sau đó mới khai xin vào bộ. Cũng vì nghị định này mà số người xuống Rạch Giá, Bạc Liêu để lập nghiệp phải giảm bớt, họ chẳng còn cơ hội khai khẩn nơi nào họ thích, dành quyền ưu tiên như trước kia. — Nghị định 25/6/1930 quy định những vùng còn cho phép và những vùng không còn cho phép trưng khẩn. Đại khái, sau khi áp dụng nghị định này thì chỉ có khoảng 150.000 mẫu ở Bạc Liêu và 80.000 mẫu ở Rạch Giá là còn được phép cho trưng khẩn mà thôi, lẽ dĩ nhiên, chỉ còn loại đất phèn, đất nước mặc quá thấp và xấu, thiếu kinh thoát thủy. Hậu quả của những nghị định trên là tạo ra một thực tế bi đát. Người Pháp cho rằng họ cố ý phát triển chế độ tiểu điền chủ mà thôi nhưng trong thực tế, đại điền chủ lại phát triển. Luật định rằng những phần đất 10 mẫu mà tham biện chủ tỉnh có quyền cấp phát (gọi nôm na là đất công nghiệp) không được phép bán trong thời gian tạm khẩn, chỉ 3 năm sau khi chánh thức làm sở hữu chủ, chủ đất mới được bán cho người khác. Nhưng thực dân lại cố ý dung túng việc cho vay nặng lời, khiến người tiểu điền chủ không đủ vốn canh tác mang nợ, vốn lời chồng chất đến mức giao phần đất công nghiệp của mình cho kẻ khác để trừ nợ. Một số viên chức thực dân đã bào chữa cho rằng chế độ đại điền chủ ở Nam kỳ, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây lần hồi tự nó suy sụp : về lâu về dài, không còn đất trống để khẩn thêm và gia đình người đại điền chủ lại đông con, đất chia ra mãi đến đời cháu nội thì chỉ còn là từng mảnh nhỏ ! Nhà nước có tổ chức những nhà băng Canh nông nhưng trong thực tế chỉ một số nhỏ điền chủ vay được, họ đem về cho tá điền vay lại với tiền lời cao hơn. Người Chà Chetty cũng cho vay với tiền lời theo luật định (năm 1930, phỏng định họ cho điền chủ Nam kỳ vay khoảng 30 triệu đồng) nhưng người được vay phải chịu tiền lời cao, trên giấy tờ ghi đã nhận một ngàn đồng mà thật sự chỉ nhận có 900. Điền chủ cỡ nhỏ, luôn cả điền chủ cỡ lớn thường thích vay bạc lúa (lấy bạc lúa) của thương gia Hoa kiều vì thủ tục giấy tờ gần như không có, lấy tiền rồi đến mùa thì đong lúa trả lại. Thương gia Huê kiều đưa tiền ra mua lúa khi chưa tới mùa, với giá rất thấp so với giá thị trường lúc gặt hái. Họ thâu lợi nhiều nhưng họ khéo đối xử với chủ điền. Tùy giá thị trường do họ tiên đoán, tùy sản nghiệp của ông điền chủ (con nợ), tùy sự tín nhiệm trong quá khứ mà họ cho vay nhiều hay ít. Nét đặc biệt là trong việc cho vay này là nếu con nợ giựt thì họ không cho vay nữa, gần như chẳng khi nào họ truy tố hoặc nhờ pháp luật tịch thu đất đai. Trường hợp vay tiền của Chà Chetty hoặc của nhà băng Canh nông thì trái ngược lại : ăn lời rất ít nhưng khi thất hẹn thì đất đai bị tịch ký. Về địa tô (lúa ruộng) thì giống như thời đàng cựu, thực dân Pháp không đưa ra luật lệ nào cả, chủ điền cứ thỏa thuận với tá điền. Giá biểu địa tô cao thấp tùy theo đất tốt xấu, tùy theo “lòng nhân đạo” của chủ điền. Nhưng ta có thể nắm lấy nguyên tắc : chủ điền đã tính toán thật kỹ để đến khi lúa chín, bằng mọi cách, họ thâu 80 % sản lượng mà tá điền gặt hái được. Tá điền chỉ còn đủ lúa để mua sắm quần áo, ăn chơi trong mấy ngày Tết, ra giêng là bắt đầu vay nợ mới. Nhiều chủ điền tỏ ra nhân đạo, thâu địa tô rất thấp nhưng bắt buộc tá điền phải vay thêm tiền mặt và lúa để ăn với tỷ lệ lời quá cao. . Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 Luật lệ về trưng khẩn Nhiều luật lệ về trưng khẩn đất ruộng ra đời, ban đầu thể thức dễ. dân đã bào chữa cho rằng chế độ đại điền chủ ở Nam kỳ, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây lần hồi tự nó suy sụp : về lâu về dài, không còn đất trống để khẩn thêm và gia đình người đại điền chủ lại. 27/12/19 13 và của Thống đốc Nam kỳ ngày 11/11/1914 định rằng đất ruộng chỉ cấp với điều kiện là đem đấu giá công khai hoặc theo thể thức thuận mãi. Không bao giờ cấp cho không (khỏi mua) những sở

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan