HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY

195 1.2K 22
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về DỊCH vụ CÔNG TRONG LĨNH vực HÀNH CHÍNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC BÍCH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC BÍCH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn 1: TS. Trần Minh Hương Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan HÀ NỘI 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Bích MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH 22 1.1. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 22 1.2. Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam 42 1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 58 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71 2.1. Quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam 71 2.2. Những thành tựu của pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 84 2.3. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hiện nay 97 2.4. Nguyên nhân những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 115 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 129 3.1. Các quan điểm chỉ đạo quá trình hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Viêt Nam hiện nay 129 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 139 KẾT LUẬN 165 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC VĂN BẢN 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO 180 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 189 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 LDEA 2010 Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các Bộ liên quan đến doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2009. (Legal Development and Enforcement Assessment) 2 MEI 2011 Báo cáo chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật về kinh doanh của các Bộ năm 2011. (Ministerial Effectiveness Index) 3 PAPI 2010 Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam năm 2010. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sau hai mươi năm đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực hiện cải cách hành chính nhà nước, kinh tế - xã hội đất nước đã có bước phát triển vượt bậc. Các yếu tố của nền kinh tế thị trường được hình thành và dần hoàn chỉnh. Kinh tế phát triển, đời s ống vật chất của nhân dân được cải thiện, các nhu cầu về việc làm, tham gia sản xuất, kinh doanh cũng như học tập, vui chơi, giải trí của nhân dân tăng cao và đa dạng hơn trước. Nhân dân cũng chủ động hơn khi tham gia vào các sinh hoạt chính trị của đất nước với những yêu cầu về dân chủ, công khai, minh bạch. Tình hình đó đã đặt ra những yêu cầu mới với Nhà nước, buộc các c ơ quan nhà nước phải thay đổi cách thức hoạt động để vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, vừa không cản trở sự phát triển của xã hội, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của nhân dân. Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong tình hình mới cũng đã làm thay đổi căn bản yêu cầu về tổ chức và hoạt động c ủa bộ máy nhà nước, từ một bộ máy quản lý thuần túy dần chuyển sang hoạt động nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội là chủ yếu. Trên nền tảng đó dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính xuất hiện. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ra đời là kết quả trực tiếp của việc chuyển đổi cách thức giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chứ c với cơ quan hành chính nhà nước thành dịch vụ công phục vụ và bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là hiện tượng mới trong xã hội, sự xuất hiện của dịch vụ, với tư cách là đối tượng được phản ánh, đã tác động và đặt ra những yêu cầu mới với hệ thống pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật để chính thức "khai sinh" các dị ch vụ và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù hợp với ý chí, lợi ích của Nhà nước. Ngược lại, các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cần có những định hướng thống nhất từ Nhà nước để tồn tại, phát triển đúng với quy luật. Điều chỉnh pháp luật với các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là nhu cầu tất yếu nh ưng pháp luật chỉ có thể phát huy được ưu thế của mình khi các quy định toàn diện, thống nhất và phù hợp với các điều kiện khách quan. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là một quá trình với những bước đi thận trọng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về bản chất, phạm vi các dịch vụ cũng như các yêu cầu về cách th ức tổ chức và mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện của nước ta. 2 Trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách vì: Thứ nhất, pháp luật hiện hành được ban hành trong giai đoạn đầu hình thành các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập do nhận thức về dịch vụ chưa thật đầy đủ, toàn diện. Bả n thân các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu nên cần có những quy định pháp luật khoa học, thống nhất để định hướng sự phát triển lâu dài phù hợp với xu thế khách quan. Trong khi đó nhu cầu của dân chúng về các dịch vụ không ngừng tăng cao về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung; nhu cầu về quản lý nhà nước một cách có hiệu l ực, hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong tình hình mới của các cơ quan nhà nước đã đặt ra những đòi hỏi mới với pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Tất cả các yếu tố này đã tác động buộc hệ thống quy phạm pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phải không ngừng được bổ sung những quy định mới, tiến b ộ, sửa đổi, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, lạc hậu. Thứ hai, đề cao chức năng phục vụ của bộ máy hành chính, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công, tách các dịch vụ ra khỏi nhiệm vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước là xu hướng phát triển tất yếu của nền hành chính. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã kh ẳng định: "Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện". Chính vì thế hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính theo phương thứ c của cung cấp dịch vụ công, cũng như thực hiện việc chuyển giao cung cấp dịch vụ từ các cơ quan hành chính nhà nước sang cho các tổ chức dịch vụ của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải cách toàn diện tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang chuyển đổi toàn diệ n từ chính trị, kinh tế, thể chế nhà nước đến văn hóa, xã hội. Quá trình chuyển đổi đã đặt ra yêu cầu mới với toàn bộ hệ thống pháp luật. Từng ngành luật, từng chế định pháp luật, từng nội dung của pháp luật đều phải hoàn thiện để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới. Pháp luật về dịch v ụ công trong lĩnh vực hành chính vừa liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, vừa liên quan 3 đến quyền, nghĩa vụ của công dân, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, các doanh nghiệp. Vì thế hoàn thiện pháp luật không chỉ nhằm làm cho hệ thống các quy phạm pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hoàn chỉnh mà còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực góp phần hoàn thiện các chế định, nội dung pháp luật khác, tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ th ống và toàn diện những vấn đề có liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính với mục đích đóng góp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn để góp phần "xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, nhấ t là công nghệ thông tin", "phục vụ tốt nhất cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân" [6]. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất những giải pháp khoa học, khách quan, khả thi để hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, hạn chế những bất cập trong thực hiện pháp luật nhằm cung cấ p các dịch vụ có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của nhân dân trên cơ sở pháp luật. Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, xác định phạm vi các dịch vụ phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của nhân dân qua đ ó xác định yêu cầu hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. - Phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành. Tập trung đánh giá những thành tựu, những nhược điểm, hạn chế của pháp luật, những bất cập khi triển khai thực hiện pháp luật trong thực tiễn vớ i những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra các hạn chế, bất cập đó, làm cơ sở cho việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Phân tích các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như những quan điểm chỉ đạo công tác hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính để đánh giá yêu cầu về hoàn thiện pháp luậ t trong giai đoạn hiện nay. 4 - Đề xuất những giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù hợp với yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của nhân dân về dịch vụ trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Các quan điểm, tư tưởng về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp lu ật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính; pháp luật hiện hành về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, gồm các quy định chung và các quy định về từng dịch vụ cụ thể; thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận án: với mục đích đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luậ t về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nên luận án tập trung nghiên cứu những quan điểm về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật; nghiên cứu, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt tập trung vào những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành và chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những hạn chế, bất cập đó; ảnh hưởng của những khiếm khuyết của pháp luật tới thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học và các phương pháp của Chủ nghĩa Mác - Lênin, vận d ụng những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật. Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để làm rõ những nội dung nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt luận án; phương pháp thống kê cũng được sử dụng để cung cấp các số liệu cần thiết liên quan đến nội dung lu ận án; phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng trong tiến trình thực hiện luận án, nhất là với những nội dung liên quan đến tổ chức, thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu trong luận án được thực hiện trên nền tảng phương pháp tư duy biện chứng, duy vật lị ch sử, nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại và trong quá trình phát triển. Việc nghiên cứu cũng được thực hiện trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là quan điểm, đường lối về xây dựng 5 và kiện toàn bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và cải cách hành chính. 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án Những đóng góp mới của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu mới, toàn diện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Những kết quả nghiên cứu của luận án đã tạo lập những luận cứ khoa học (cả về lý luận và thực tiễn) cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay ở Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án thể hiện dưới góc độ cơ bản sau đây: - Trên cơ sở các luận điểm khoa học, luận án đã xây dựng khái niệm dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam, độc lập với định nghĩa về dịch vụ hành chính công trong các văn bản pháp luật hiện hành. Luận án xác định rõ bốn nhóm dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước là tiền đề cho việc giới hạn nội dung các quy định của pháp luật. - Luận án đã đưa ra khái niệm pháp luật về dịch vụ công trong l ĩnh vực hành chính phù hợp với quan điểm, truyền thống lý luận về pháp luật của Việt Nam và xác định những đặc trưng, nội dung của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. - Luận án đã phân tích các tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện gắn với yêu cầu của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Dựa vào các tiêu chí đã đưa ra, Luận án đánh giá khách quan và chỉ ra những thành t ựu, tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành, cũng như những hạn chế, tồn tại trong thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập cũng được phân tích thấu đáo làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện. - Luận án đã đề xuấ t những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Trong đó, những đề xuất về việc xây dựng chương trình, kế hoạch riêng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính; tập hợp pháp luật về từng dịch vụ và công bố trên trang thông tin hoặc cổng thông tin của cơ quan nhà nước, của các tổ chức dịch vụ công; nhữ ng kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành là những đề xuất mới, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. [...]... trực tiếp nào về các dịch vụ, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hiện hành 17 b, Các công trình nghiên cứu pháp luật về các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cụ thể Các công trình nghiên cứu pháp luật về từng dịch vụ cụ thể chủ yếu là của các tác giả làm công tác nghiên cứu pháp luật hoặc làm công tác thực tiễn liên quan trực tiếp đến dịch vụ Pháp luật về các dịch vụ thu hút sự... trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Các nghiên cứu ở Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào dịch vụ công cộng (gồm dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công) mà chưa chú ý đúng mức đến dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Mặc dù thừa nhận dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính thể hiện sự tiến bộ trong giải quyết các yêu cầu,... quả nghiên cứu trong luận án góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nói riêng, pháp luật về dịch vụ công nói chung Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình... đến dịch vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận về dịch vụ công: các công trình này chủ yếu tập trung làm rõ bản chất của dịch vụ công; mối quan hệ giữa dịch vụ công với nhà nước, với xã hội và công dân; các đặc điểm của dịch vụ công; ... công trong lĩnh vực hành chính chưa nhiều, các công trình nghiên cứu cũng chưa toàn diện và sâu sắc Đặc biệt, là nghiên cứu về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính dưới góc độ xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật là điều còn mới mẻ a, Các công trình nghiên cứu chung về dịch vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính * Các sách tham khảo... pháp luật và tổ chức thực hiện những hoạt động phục vụ lợi ích của dân chúng dưới hình thức dịch vụ công Mặc dù dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính chỉ chính thức được thừa nhận trong thời gian gần đây ở nước ta, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nói chung (mà nhiều tác giả gọi là dịch vụ hành chính công) hoặc những công trình nghiên cứu về từng dịch vụ. .. thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay" , so với các công trình nghiên cứu khác, tiếp cận pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính một cách toàn diện, đồng thời tập trung làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật cùng với các nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, không bị trùng lặp với các công trình... nghiên cứu đã công bố trước đó 22 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH 1.1 DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH 1.1.1 Khái niệm dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Dịch vụ công là khái niệm để chỉ những hoạt động thoả mãn nhu cầu, lợi ích của đông đảo dân chúng do nhà nước tổ chức cung cấp như một cách thức thực hiện chức năng phục vụ của nhà nước... công quyền nhưng vẫn còn những điểm chưa thống nhất trong lý luận về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở những phương diện như: về tính chất của dịch vụ, chưa có sự thống nhất khi nhận định dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính gắn với quyền lực nhà nước hay không thể hiện quyền lực nhà nước; về phạm vi, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính có bao gồm tất cả những hoạt động thực hiện pháp luật. .. luận án tiến sĩ về các vấn đề chung của dịch vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp luật về dịch vụ công hay về các quy định pháp luật về một dịch vụ công cụ thể có thể rút ra những nhận xét sau: Các nghiên cứu về dịch vụ công chỉ xuất hiện khoảng hơn mười năm trở lại đây ở Việt Nam Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc triển khai cung cấp dịch vụ công cho dân chúng là phù hợp với bản chất . quan điểm, tư tưởng về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, pháp lu ật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính; pháp luật hiện hành về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, gồm các quy. của pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 115 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH 22 1.1. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính 22 1.2. Pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam 42 1.3.

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan