Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát

136 1.2K 2
Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1 - Lý do chọn đề tài : Âm nhạc và lời ca là hai thành phần cơ bản làm nên giá trò của ca khúc. Tuy mỗi thành tố đều có những giá trò độc lập, nhưng khi đã liên kết để tạo nên một ca khúc được thể hiện bằng giọng hát của con người, thì mối quan hệ của giai điệu âm nhạc với lời ca là mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau. Trừ trường hợp, khi giai điệu của bài hát được chuyển soạn, biên soạn cho nhạc cụ diễn tấu hoặc khi lời ca được ‚bóc tách‛ độc lập để cho người nghệ só trình bày dưới hình thức ngâm thơ hoặc đọc thơ, còn lại ca từ vẫn được coi là bộ phận quan trọng làm nên giá trò của ca khúc. Ca từ, bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề… cho đến cái lớn nhất: kòch bản của nhạc cảnh, nhạc kòch và dừng lại ở thể thơ để phổ nhạc[2-13]. Với nội dung nghiên cứu của luận án, khái niệm ca từ được giới hạn trong khuôn khổ là phần ngôn ngữ văn học tức lời ca, tên gọi tác phẩm đến các loại thơ được phổ nhạc (bao gồm cả những bài thơ được giữ nguyên vẹn khi phổ nhạc hoặc cả những bài trích đoạn trích câu, trích khổ hoặc dựa ý thơ để phù hợp với các yêu cầu của âm nhạc) … Như vậy, với tư cách là thành phần của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ trong lời ca cũng phải tuân theo các quy luật chung của ngôn ngữ mà đã được Mác và Ăng ghen chỉ rõ: ‚Ngôn ngữ có cùng một lúc với ý thức – ngôn ngữ là ý thức thực tiễn, thực tế‛. Nói một cách khác ngôn ngữ là một dạng thức cụ thể của tư duy, là phương tiện chuyển tải của tư duy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng chỉ rõ ‚Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá nó là để phục vụ sự phát triển của tư duy, sự phát triển của trí tuệ con người Việt Nam‛[2-15]. 2 Lời ca trước hết phải được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ với các quy luật, quy tắc về ngữ pháp,… nhưng rõ ràng, ngôn ngữ của ca từ không phải là ngôn ngữ nói mà là ngôn ngữ để hát theo âm nhạc với các qui luật riêng của nó. Mối quan hệ giữa lời ca với âm nhạc trong loại nhạc hát nói chung, trong ca khúc nói riêng với những quy luật đặc trưng, và dù các quy luật của âm nhạc được coi là yếu tố chủ đạo, chủ yếu…, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và chắp cánh cho nhau. Do tính xác đònh của ngôn ngữ mà phần nào hạn chế, ‚đóng khung‛ cho sức tưởng tượng và khả năng gợi mở của phần âm nhạc, nhưng cũng chính nó sẽ đem lại cho âm nhạc những giá trò nghệ thuật lớn lao bởi khả năng khái quát hoá, hình tượng hoá cao mà văn học và thơ ca mang lại. Được xắp xếp vào loại hình nghệ thuật biểu hiện, âm nhạc sử dụng nhiều phương thức để phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực nên ca khúc nói riêng, nhạc hát nói chung, lời ca cũng phải tuân theo các quy luật phản ánh hiện thực của văn học. Do đó, khi ngôn ngữ văn học đã trở thành phương tiện, chất liệu để diễn tả của âm nhạc thì ngôn ngữ văn học đó phải chòu sự chi phối dẫn dắt của âm nhạc. Từ một bài thơ văn học dùng để đọc, tác động đến người nghe – người thưởng thức bằng thò giác (tự đọc) hay bằng thính giác (nghe người khác ngâm, đọc…), đến một lời ca được hát lên theo giai điệu âm nhạc, còn có một khoảng cách khá xa. Một bài thơ, dù là một bài thơ hay, chưa hẳn đã có thể trở thành lời một bài ca hay, nghóa là thơ chưa hẳn đã là ca. Ngược lại, lời một bài ca phải ‚là một bài thơ xét về mặt phương thức phản ánh cuộc sống, nhưng lại là một bài thơ để hát và để nghe, mà không phải để đọc‛[2-8]. Như vậy, xét về mặt bản chất, các thế hệ nhạc só sáng tác âm nhạc Việt Nam nói chung, nhạc hát và ca khúc nói riêng, đều là những nhà thơ và có 3 những đóng góp không nhỏ cho sự nghòêp xây dựng và phát triển nền âm nhạc cách mạng nói chung, cho sự nghiệp phát triển nền văn học và ngôn ngữ văn học nói riêng. Khi rất nhiều lời các bài ca của họ không chỉ đơn thuần được coi là những bài thơ để hát mà còn đạt các giá trò văn học và ngôn ngữ văn học tinh tế, có sức chinh phục, cảm hoá rất cao. Ngay từ lớp thế hệ những nhạc só đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, dù chưa được qua các trường đào tạo chính quy chuyên nghiệp nào song tác phẩm của họ viết ra lập tức lôi cuốn mọi người và cho đến nay chưa một ngày bò quên lãng. Để thấy rõ hơn giá trò và vai trò, sức mạnh của ca từ trong ca khúc Việt Nam, xin sơ lược những đánh giá của GS Phan Ngọc về vấn đề này như sau: Một là, một nền ca từ theo sát các diễn biến lòch sử, phù hợp với mọi hoạt động cách mạng, chiến đấu… Hai là, Việt Nam có một hệ thống ca từ cho mọi kiểu người, binh só, các cô thanh niên xung phong, các bà mẹ, các đồng bào thiểu số, thậm chí cho từng tỉnh, từng làng, từng con sông, từng trận đánh, từng công việc như vót chông, cấy lúa, tải gạo… Ba là, nền ca từ này mang đủ màu sắc của tiếng ca dân tộc ở mọi nơi, mọi tộc người. Đúng là Đảng ta đã huy động được linh hồn dân tộc vào phong trào dân tộc hoá âm nhạc…, công lao của âm nhạc Việt Nam với cách mạng thực là to lớn… Bốn là, xét về mặt lời ca, ca từ Việt Nam thực tế đã đạt được thành công tối đa để thể hiện đúng tâm hồn bản sắc văn hoá dân tộc… Ca từ Việt Nam còn gắn bó với văn hoá dân tộc và đấu tranh cách mạng hơn một số hình thức nghệ thuật khác. 4 Thực tiễn đào tạo ca hát ở Việt Nam ta trong hơn nữa thế kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nội dung chương trình đào tạo ngày một hoàn thiện, sự tiếp thu các nền thanh nhạc tiên tiến của nước ngoài, kết hợp với truyền thống ca hát của dân tộc đã được nghiên cứu và thể hiện một cách có chọn lọc và phù hợp với đònh hướng phát triển văn hóa của đất nước. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có đặc thù phát triển riêng. Ở nước ta, âm nhạc có một đặc điểm khá nổi bật đó là: khối lượng ca khúc chiếm một tỉ trọng rất lớn và giữ vò trí quan trọng cả trong quá khứ và hiện tại. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm của các lónh vực sáng tác, nghiên cứu, biểu diễn mà trong lónh vực đào tạo cũng đang đặt vấn đề để giải quyết. Đặc biệt nghiên cứu về ca từ, ngữ âm tiếng Việt trong ca hát là vấn đề luận án quan tâm nhất. Vì vậy, đề tài ‚Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” đặc biệt nhấn mạnh đến các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, giá trò và ý nghóa của ca từ trong giảng dạy, đào tạo thanh nhạc đối với ca khúc Việt Nam nói riêng, với các thể loại nhạc hát nói chung, ngay cả với ca khúc nước ngoài đã được phiên dòch hoặc đặt lời Việt. Phân tích và nêu ra cách phát âm các bài dân ca các vùng miền cho phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa các vùng đó, và đặc biệt đưa ra những giải pháp để thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc trên cả nước và tại các trường sư phạm. 2 – Lịch sử đề tài Trong lĩnh vực phát âm tiếng Việt và ca từ trước đây đã có một số tác giả đã có những cơng trình nghiên cứu ở từng cấp độ khác nhau như nhà nghiên cứu Văn Cẩn, Giáo sư Phan Ngọc, PGS – NGND Dương Viết Á, và đặc biệt gần đây có luận án tiến sỹ của giảng viên Trần Ngọc Lan – phó chủ nhiệm khoa thanh nhạc - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đề cập vấn đề này. Trong 5 luận án đó, tác giả Trần Ngọc Lan đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngơn ngữ và nghệ thuật ca hát. Đề tài của chúng tơi cũng nghiên cứu một số đặc điểm của tiếng Việt nhưng khơng đi sâu nghiên cứu lý luận về ngơn ngữ, mà từ những cơ sở đó đề ra những giải pháp trong thực tế đào tạo thanh nhạc nói chung, và đặc biệt, những giải pháp thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc tại trường sư phạm. Với mục tiêu đó chưa có đề tài, luận án nào đề cập. 3 - Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong phương pháp giảng dạy cũng như học tập môn thanh nhạc, nhằm thể hiện có hiệu quả ca khúc Việt Nam tiêu biểu được đưa vào giáo trình giảng dạy thanh nhạc và các tác phẩm có giá trò khác. - Nêu bật các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát - Làm rõ một số phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thể hiện tốt các tác phẩm ca khúc Việt Nam trong đào tạo thanh nhạc nói chung và trong trường sư phạm nói riêng. - Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả việc phát âm tiếng Việt trong việc dạy – học thanh nhạc và các môn học âm nhạc tại trường sư phạm. 4 - Đối tượng nghiên cứu: Tiếng Việt, các đặc trưng của tiếng Việt, phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. Một số vấn đề giảng dạy thanh nhạc của giảng viên và việc học tập thanh nhạc của học viên trong truyền đạt và tiếp nhận kỹ năng, kỹ xảo 6 để thể hiện tốt tác phẩm ca khúc Việt Nam và việc dạy - học âm nhạc tại trường sư phạm. 5 - Phương pháp nghiên cứu : Luận án được thực hiện trên quan điểm và phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: quan sát, tổng hợp, phân tích tư liệu, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm và đối chiếu so sánh và ứng dụng. 6 - Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài : Nghiên cứu về phương pháp phát âm tiếng Việt trong giảng dạy, biểu diễn các ca khúc Việt Nam, các giải pháp để thể hiện tốt ca khúc Việt Nam tại các trường sư phạm. 7 – Những đóng góp mới của luận án: + Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. + Phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo các phương ngữ, thổ ngữ. + Đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, hệ thống âm chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn trong nghệ thuật ca hát. + Đề ra một số giải pháp trong việc đào tạo thanh nhạc tại các trường sư phạm. + Nêu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập thời kỳ mới; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hát tiếng Việt và quá trình đào tạo ngành âm nhạc tại trường sư phạm. 7 8 - Cấu trúc của luận án : Luận án được trình bày trong ba chương : Chương I : Cơ sở lý luận của việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới. Chương II : Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới và vấn đề dạy hát tại các trường sư phạm. Chương III: Ứng dụng công nghệ thông tin hổ trợ cho việc phát âm tiếng Việt trong ca hát mới và đào tạo giáo viên âm nhạc tại các trường sư phạm. 8 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT 1.1. Cơ sở lí luận về việc đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam 1.1.1. Đặc điểm tình hình So với nhiều loại hình nghệ thuật khác nói chung và nghệ thuật ca hát dân tộc nói riêng như Tuồng, Chèo, Cải lương… nghệ thuật ca hát mới của ta còn rất non trẻ. Sự xuất hiện đầu tiên kể ra đã có từ những năm 25-30 của thế kỷ trước, với trào lưu ‚âm nhạc cải cách‛ hay là ‚tân nhạc‛ Việt Nam ngày ấy. Thời kì tiền khởi nghóa và cách mạng Tháng Tám 1945, ca hát mới đã phát huy tác dụng và có sức cổ vũ động viên tinh thần cách mạng của toàn dân nhưng chủ yếu là hình thức hát tập thể, mang tính nghiệp dư với các bài hát khi ấy, như: ‚Cùng nhau đi hồng binh‛ (Đinh Nhu), ‚Du kích ca‛ (Đỗ Nhuận), ‚Cảm tử quân‛ (Hoàng Quý), ‚Lên Đàng‛ (Lưu Hữu Phước)… Kháng chiến chống Pháp, tiếng hát Việt Nam tiếp tục phát huy tác dụng và vai trò xung kích chủ lực của nền âm nhạc cách mạng vừa chính thức lên ngôi. Với sự ra đời của các đoàn văn công, các đơn vò văn nghệ xung kích thuộc dân sự hoặc quân đội, đội ngũ ca só, nghệ só Việt Nam khi ấy đã đông đảo hơn, trưởng thành hơn, có vai trò và đóng góp tích cực, to lớn cho đời sống âm nhạc kháng chiến của dân tộc ta tiến tới toàn thắng Điện Biên Phủ lòch sử. Công tác đào tạo lúc này chưa có gì ngoài hình thức tự học, hoặc hướng dẫn nhau theo lối truyền khẩu. Tuy vậy, việc tuyển chọn các mầm non năng khiếu âm nhạc và tập hợp các em trong đội văn nghệ ‚Thiếu nhi kháng chiến‛ tại chiến khu Việt Bắc, việc lựa chọn một số ca só tiêu biểu chuẩn bò đi học tập ở các nước bạn được xem là bước chẩn bò chiến lược cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá – văn nghệ – âm nhạc – xã 9 hội chủ nghóa của Đảng ta theo tiêu chí : dân tộc – khoa học – đại chúng mà Đề cương Văn hoá 1943 đã đề ra. Năm 1954 Miền Bắc giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghóa xã hội và chi viện sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc. Năm 1956, trường âm nhạc Việt Nam được thành lập với vò trí là một trung tâm đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam và khu vực khi đó, đã đưa công tác đào tạo nghệ thuật thanh nhạc hiện đại Việt Nam lên bước phát triển mới. Và ngày ra đời của trường âm nhạc Việt Nam xưa, nay là Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam, cũng được xem là ngày khai sinh của bộ môn Thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Gần 55 năm, mặc dù tuổi đời còn quá non trẻ so với truyền thống xây dựng và phát triển của kỹ thuật thanh nhạc cổ điển thế giới, song kể từ khi xây dựng nền ca hát Việt Nam theo các tiêu chí hàn lâm, chuyên nghiệp của Châu Âu mà tiêu biểu là các trường phái Nga, Italia, Bungary, việc nhận thức sự thống nhất về tiêu chí thẩm mỹ giữa hát đẹp – Bel canto, với tròn vành – rõ chữ không chỉ coi là nhận thức lý luận đối với mỹ học Macxit mà thực tế còn trở thành nhu cầu nội tại của mỹ quan dân tộc đối với nghệ thuật ca hát nói chung, nền thanh nhạc Việt Nam chuyên nghiệp nói riêng. Đó là nguyên nhân giúp cho công tác đào tạo nghệ só thanh nhạc chuyên nghiệp của ta đạt được những thành công to lớn, đồng thời còn làm cho trường phái thanh nhạc cổ điển Châu Âu tại Việt Nam mang một bản sắc riêng, có một sức sống mới và những đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh và thành công chung của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ Quốc hôm nay. 10 Có thể khẳng đònh, trong các loại hình nghệ thuật âm nhạc từ dân gian đến bác học, ca hát là loại hình nghệ thuật mang tính phổ cập cao nhất, có tính cơ động nhất. Chẳng hạn, so với các hình thức biểu diễn nhạc cụ (độc tấu, tốp tấu, hoà tấu…) hoặc các loại sân khấu kòch hát cổ truyền (tuồng, cải lương, chèo…) ngoại trừ các bài bản làn điệu độc lập, nếu diễn ‚vở‛ hoặc là ‚trích đoạn‛,… cũng phải có ‚Sân khấu‛, cần có nhạc cụ, diễn viên, đạo cụ, trang phục… Còn đối với nghệ só ca hát, họ có thể hát ở bất cứ đâu: lao động sản xuất trên công trường, trong nhà máy hay trên đồng ruộng, trong lúc hành quân ra trận hay trên mâm pháo, dưới chiến hào, trên sân kho hợp tác hay trên một ụ đất bên đường… Nhạc cụ cũng hết sức đơn giản, chiếc đàn Măng đô lin, cây Ghi ta hay giản dò hơn, một chiếc kèn c mô ni ca… là đủ để người nghệ só ca hát có thể đi suốt dọc dãy Trường sơn hát phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong tại các binh trạm hay trên đường dây giao liên của các mặt trận trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Như trường hợp của NSUT Thanh Đính; cố NSND Quốc Hương tại chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, vv… Tính phổ cập của nghệ thuật ca hát mới còn biểu hiện ở dễ học, dễ thuộc, dễ phổ biến. Ngay từ những ngày tiền khởi nghóa đến tổng khởi nghóa tháng Tám 1945, ca khúc cách mạng đã được phổ biến rộng rãi không chỉ tại các vùng giải phóng hay chiến khu. Nhiều người thuộc bài hát, nhiều người hát bài hát và nhiều người còn hát rất hay trong khi họ chưa hề biết mặt chữ quốc ngữ cũng là điều thường tình. Công nhân, học sinh, sinh viên, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, dân quân du kích… tất cả đếu có thể thuộc bài hát, tập bài hát, thậm chí thuộc nhiều bài hát và hát nhiều bài hát. Hát một mình, hát tốp ca, hát đồng ca,… đủ các hình thức ‚biểu diễn‛ mà không hoặc rất ít phụ thuộc vào các điều [...]... sư phạm âm nhạc cho đất nước 32 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT mới và vấn đề dạy hát ở các trường sư phạm 2.1 Tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều khác biệt giữa các vùng, miền, các đòa phương Do đó cần phải có một chuẩn mực chung cho việc phát âm, có tiêu chí cụ thể để việc phát âm được... lại còn xuất phát từ những đặc điểm cụ thể, rất sinh động, rất phong phú tới mức phức tạp của ngôn ngữ dân tộc, trong đó có sự phát âm, sự cấu tạo âm tiết với sự tác động và chi phối tích cực của hệ thống thanh điệu của tiếng Việt Bản chất tiếng nói (sự phát âm) của tiếng Việt là loại âm thanh đóng, khép, dẹp, được phát âm bằng môi và ở điểm mặt ngoài của lưỡi là chính Sự phát âm của tiếng Việt nhìn chung... trong kỹ thuật ca hát dù bất kỳ loại hình ca hát nào, ca hát hiện đại hay ca hát dân tộc đều có chung một đặc điểm: Âm nhạc và lời ca gắn bó hữu cơ, mật thiết với nhau Do đó phát âm với tư cách là một cơ chế hoạt động sinh lý của thanh đới con người trong ca hát chắc chắn là phức tạp, khó khăn và cũng tinh tế hơn rất nhiều động tác phát âm trong giao tiếp của chúng ta Kỹ thuật đặt ra trong ca hát dân tộc... tiếng hát mang tâm hồn người Việt Nam, phản ánh được thực tế xã hội, tâm lý, tính cách của người Việt Nam trong thời đại mới Tuy nhiên không phải là tiếng hát chỉ có kỹ thuật đơn thuần, hoặc có cách xử lý ngôn ngữ xa lạ nào khác‛[29] 1.2 Những đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại là một cơ chế gồm các hệ thống con: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu; trọng âm. .. trình phát âm Bởi vậy, bất cứ một trường phái ca hát nào, dù ở loại hình nghệ thuật ca hát nào (chèo, tuồng, cải lương hay quan họ ví giặm, ca trù, ca Huế…) cũng đều phải vận dụng bộ máy phát âm của con người nhằm tạo ra một hơi thở chắc chắn, đầy đặn, sung sức thông qua quy trình phát âm vừa đề cập ở trên Tuy nhiên, giọng hát có đảm bảo được các tiêu chí kỹ thuật hay không còn phụ thuộc vào cơ chế phát. .. nhằm làm sáng tỏ ý nghóa của thuật ngữ này 21 Dưới góc độ kỹ thuật – nghệ thuật ca hát dân tộc, thuật ngữ này được xem xét với tính chất là những động từ, nhằm thực hành các động tác kỹ thuật trong quá trình ca hát Dù là người nước nào, trong khi nói hay trong khi hát cũng đều phải sử dụng và vận dụng bộ máy phát âm của mình, đó là sự hoạt động tổng hợp của cơ quan phát âm, bao gồm nhiều bộ phận làm... xuyên xiên, suyễn siễn, loè loẹt lè lẹt 1.2.3 Âm chính: Trong cấu trúc âm tiếng Việt, đơn vò đảm nhiệm yếu tố âm chính bao giờ cũng là âm vò nguyên âm Không có trường hợp phụ âm giữ vai trò âm chính, trong tiếng Việt có cả nguyên âm đơn lẫn nguyên âm đôi - Nguyên âm đơn: gồm 11 âm a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô ,ơ, u, ư (xem bảng 3) - Nguyên âm đôi: Gồm 3 âm vò : /ia, wa, ua/, phân đều cho mỗi dòng trước,... dân Việt Nam rất yêu thích ca hát và có truyền thống ca hát khá lâu đời Tiếng hát và nghệ thuật ca hát Việt Nam, các nhạc cụ dân tộc cổ truyền đã gắn liền với lòch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Tiêu chí thẩm mỹ bao quát chung đối với nghệ thuật ca hát dân tộc được cha ông ta qui đònh ra sao? Yêu cầu thế nào? Không có gì khác hơn ngoài thuật ngữ ngắn gọn: Tròn vành – Rõ chữ! Nghệ thuật. .. vũ của ca hát luôn luôn tỏ rõ ưu thế và sức mạnh của mình cho dù ngày nay các phương tiện kỹ thuật, công nghệ tưởng như đã dần thay thế được tiếng hát và phong trào ca hát trong đời sống xã hội Trong đời sống thường nhật của mỗi cá nhân đến đời sống hàng ngày của một tập thể đơn vò, cơ quan, trường học, nhà máy,… ca hát và nghệ thuật ca hát luôn có mặt thường trực trong đời sống tâm hồn và tâm thức... hay phát âm (nói, hát) Vậy, chất lượng của thông tin và quá trình giao tiếp, hiệu quả trong thực tiễn của mối giao tiếp ấy (cảm mến, yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, xót xa hay tức giận, căm ghét…) đều phụ thuộc vào chất lượng của ngữ nghóa trong quá trình phát âm Đối với ca hát lại đặc biệt có giá trò quyết đònh hơn khi ca từ được thể hiện bằng âm nhạc, qua âm nhạc, nhờ âm nhạc Như vậy, trong kỹ thuật . về phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. + Phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo các phương ngữ, thổ ngữ. + Đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt. - Nêu bật các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát - Làm rõ một số phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. - Đề xuất một số giải pháp. được trình bày trong ba chương : Chương I : Cơ sở lý luận của việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới. Chương II : Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới và

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan