TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HỆ THỐNG LẠNH Kỹ thuật an toàn - 3 doc

7 575 2
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HỆ THỐNG LẠNH Kỹ thuật an toàn - 3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

15 suất là 16 KG/cm 2 . Máy nén nhiều cấp phải có van an toàn cho từng cấp đặt ở bên nén để giới hạn áp suất. 3.4. Lô thoát của van an toàn máy nén phải được tính toán sao cho áp suất do máy nén tạo ra không được lớn hơn 10% trị số áp suất cho phép. Tính toán lô thoát van an toàn theo phụ lục 8. 3.5. Kết cấu van an toàn lò xo phải theo đúng qui phạm kỹ thuật an tàon các bình chịu áp lực. 3.6. Đối với máy nén ngoài van an toàn phải bố trí thêm dụng cụ để ngắt máy nén khi áp suất nén vượt quá tri số cho phép. 3.7. Máy nén có năng suất thể tích lớn hơn 20m 3 /h phải có cơ cấu bảo vệ tránh va đạp thủy lực đặt bên trng hoặc bên ngoài máy nén. 3.8. Dụng cụ an toàn các thiết bị trong hệ thống lạnh. 3.8.1. Bình chứa môi chất lạnh có dung tích lớn hơn 100 lít và đường kính ngoài lớn hơn 320mm phải được ngăn cách bằng van riêng biệt với các thiết bị còn lại của hệ thống. 3.8.2. Lô thoát của van an toàn các thiết bị trao đổi nhiệt có đường kính lớn hơn 320mm được tính theo công thức : G = R ttkF a )(. 12  Trong đó : G – Khối lượng thoát của van an toàn tính bằng kg/h; Fa – Diện tích ngoài của bình tính bằng m 2 ; K – Hệ số truyền nhiệt tính bằng Kcal/m 2 .h 0 C (thường lấy k = 8 Kcal/m 2 .h 0 C); t 2 - Nhiêt độ cao nhất của môi trường, 0 C; 16 t 1 – Nhiệt dộ hơi bão hòa của môi chất làm lạnh ở áp suất cho phép R – Nhiệt ẩm hóa hơi của môi chất làm lạnh ở áp suất cho phép, Kcal/kg. 3.8.3. Đường ống thoát củavan an toàn đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2 và nhóm 3 phải kín và xả ra ngoài trời. Ở nơi đặt máy lạnh trong phạm vi 50 m, miệng ống xả của máy lạnh phải cao nhất từ 1 m trở lên. Miệng ống xả phải đặt cách cửa sổ ra vào và đường ống dẫn không khí sạch ít nhất là 2 m và cách mặt đất hay các thiết bị, dụng cụ khác từ 5 m trở lên. 3.8.4. Phải đặt van an toàn trên các thiết bị chịu áp lực ở vị trí cao hơn mức thể lỏng của thiết bị đó. 3.8.5. Có thể thay một van an toàn bằng hai hay nhiều van an toàn khác với điều kiện diện tích F : F =  Fi Trong đó : Fi – Diện tích tiết diện của từng van an toàn. Trị số áp suất để van an toàn bắt đầu mở, không vượt quá 11% trị số áp suất cho phép. 3.8.6. Tất cả các van an toàn của máy nén và các thiết bị trong hệ thống lạnh phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 78,5 mm 2 . 3.8.7. Giữa thiết bị và van an toàn cho phép đặt van đổi chiều cùng với hai van an toàn với điều kiện là ở bất cứ vị trí nào các trục van đổi chiều phải có ít nhất một van an toàn sẵn sàng làm việc. 3.8.8. Trường hợp giữa van an toàn và thiết bị có van chặn, bắt buộc van chặn phải được cặp chì ở vị trí mở. Việc tháo bỏ cặp chì chỉ được tiến hành khi có lệnh giám đốc cơ sở sử dụng. 3.8.9. Tất cả van an toàn đã được lắp đặt phải được cặp chì và phải có biển ghi chỉ số chỉnh định. 17 3.8.10. Van an toàn của hệ thống lạnh phải điều chỉnh để van mở ở đúng trị số áp suất qui định. 3.8.11. Trên các thiết bị có đặt màng bảo hiểm thì màng bảo hiểm phảibị phá vỡ ở trị số áp suất xác định. Tiết diện lỗ của giá đặt màng bảo hiểm được coi là lỗ thoát. 3.8.12. Trên những thiết bị có đặt tấm chảy thì tấm chảy này phải bị phá vở ở nhiệt độ xác định. Nhiệt độ chảy phải được ghi trên tấm chất chảy. 3.8.13. Nên đặt rơle áp suất quá cao để phát tín hiệu báo động và ngừng máy. Giữa rơle áp suất quá cao và thiết bị nên đặt van chặn và phải được cặp chì ở vị trí mở. 3.8.14. Giữa thiết bị và ống thủy phải có van chặn hoặc nên thêm cơ cấu tự động đóng kín khi kính bị vỡ. 3.8.15. Đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1 và 2 khi lỗ quan sát không lớn hơn 20cm 2 , cho phép sử dụng kính thủy tinh phẳng không có van chặn. 3.8.16. Hệ thống lạnh có năng suất lạnh lớn hơn 50.000 Kcal/h có trang bị 2 máy nén, thì ngoài những áp suất đã kể trên, phải đặt thêm một áp kế nối ở bên nén và một áp kế khác nối bên hút trên hệ thống đường ống và đặt áp kế ở chỗ lỗ quan sát. 3.8.17. Phải đặt thêm van chặn cùng với áp kế và van chặn phải được cặp chì ở vị trí mở trên mặt áp kế phải có vạch dấu đỏ chỉ trị số áp suất cho phép. 3.8.18. Áp kế phải có cấp chính xác không lớn hơn 2,5. 3.8.19. Trên mỗi máy nén phải đặt các áp kế để đo áp suất đẩy, áp suất hút, áp suất đầu bôi trơn. 3.8.20. Trên các thiết bị ngưng tụ, thiết bị trung gian, bình chứa phải đặt áp kế. 3.8.21. Áp kế không đặt cao quá 5 m kể từ sàn thao tác. Áp kế đặt ở độ cao từ 3 đến 5m phải có đường kính lớn hơn hoặc bằng 160 mm, phải đặt theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng về phía trước một góc 30 0 . 18 3.8.22. Đối với các thiết bị chứa môi chất làm lạnh ở thể lỏng như : thiết bị ngưng tụ, bình chứa, thiết bị trung gian, bình tập trung dầu, thiết bị tách lỏng, phải có ống thủy và và van chặn ở hai đầu ống thủy. Phải đặt ống thủy ở vị trí dễ quan sát và bên ống có vạch chỉ mức lỏng lớn nhất và nhỏ nhất. 3.8.23. Các dụng cụ, đồng hồ đo kiểm như áp kế, van d8iện từ, rơle áp suất v.v… phải qua kiểm định mới được lắp đặt sử dụng. 3.8.24. Kiểm tra chất lượng của mối hàn đường ống và các phụ kiện, phải thực hiện theo qui định trong các điều từ 5.1 đến 5.68 của qui phạm “kỹ thuật an toàn các đường ống dẫn hơi nước và nước nóng”. Kiểm tra chất lượng mối hàn của các thiết bị phải thực hiện theo qui định trong các điều từ 4.33 đến 4.84 của “qui phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực”. 3.9. Máy thiết bị sau khi chế tạo phải được tiến hành thử bền và thử kín tại cơ sở chế tạo. 3.9.1. Thử bền sau khi chế tạo phải dùng các chất ở thể lỏng như nước, dầu nhờn, trị số áp suất thử bền phải bằng 1,3 trị số áp suất tính toán đối với sản phẩm hàn và 1,5 đối với sản phẩm đúc. 3.9.2. Thử kín sau khi chế tạo phải dùng các chất ở thể khí, không bắt lửa, không gây nổ, không nguy hiểm, trị số áp suất thử kín phải bằng hoặc lớn hơn 1,1 áp suất làm việc lớn nhất. 3.9.3. Áp suất thử máy nén dùng môi chất lạnh amôniác, NH, Frêôn F12 và F22 qui định trong bảng 1. 19 Bảng 1. Trị số áp suất thử N/cm 2 Thiết bị Bộ phận Thử bền bằng thể lỏng Thử bền bằng thể khí Máy nén Amôniác và F12 Bên cao áp Bên thấp áp 300 160 280 100 Máy nén F22 Bên cao áp Bên thấp áp 240 150 160 100 3.9.4. Tại nơi lắp đặt, sửa chữa hệ thống lạnh phải tiến hành thử kín toàn bộ hệ thống bằng khí không nguy hiểm (khí nitơ N …) áp suất thử cho trong bảng 2. 3.9.5. Khi thử bền phải giữ áp suất thử trong thời gian 5 phút sau đó hạ dần đến áp suất làm việc và tiến hành kiểm tra. Trị số áp suất thử bền cho trong bảng 2. Bảng 2. Trị số áp suất thử, N/cm 2 Hệ thống lạnh Bộ phận Thử bền bằng khí Thử kín bằng khí Hệ thống lạnh amôniác và Frêôn F22 Bên cao áp Bên thấp áp 250 150 180 120 Hệ thống lạnh Frêôn F12 Bên cao áp Bên thấp áp 240 150 150 100 3.9.6. Quá trình thử kín như sau : 20 - Tăng dần áp suất khí nén đồng thời quan sát đường ống và thiết bị khi đạt đến 0,6 trị số áp suất thử thì không tăng nữa để quan sát. - Tiếp tục tăng đến trị số áp suất thử bên thấp áp để kiểm tra độ kín bên thấp áp. - Tiếp tục tăng đến trị số áp suất thử bên cao áp để kiểm tra độ kín bên cao áp. - Cuối cùng giữ ở áp suất thử kín trong thời gian từ 12 đến 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất có thể giảm xuống, không quá 10%, trong các gờ cuối áp suất không thay đổi. 3.9.7. Sau khi thử, thiết bị đường ống và phụ kiện được coi đạt yêu cầu khi : - Không có vết nứt rạn. - Không bị rò rỉ. - Không có sự biến dạng. 3.9.8. Kính chỉ mức lỏng phải được thử bền với trị số áp suất bằng trị số thử kín cho hệ thống theo qui định trong tiêu chuẩn này. Cơ sở chế tạo máy thiết bị hệ thống lạnh phải cung cấp cho cơ sở lắp đặt, sửa chữa sử dụng hệ thống lạnh đầy đủ các chứng từ về thử bền và kín những sán phẩm đã chế tạo. Cơ sở lắp đặt hệ thống lạnh phải cung cấp cho cơ sở sử dụng vận hành hệ thống lạnh đầy đủ chứng từ thử kín toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt. 3.9.9. Khi tiến hành thử nghiệm hệ thống lạnh phải có sự giám sát của cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm đăng ký sử dụng hệ thống đó. 3.9.10. Cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn của ngành hay địa phương tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trong các trường hợp : a) Khám nghiệm sau khi lắp đặt. b) Khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng. c) Khám nghiệm bất thường trong quá trình sử dụng. Nội dung việc khám nghiệm gồm : 21 + Xác định tình trạng lắp đặt có phù hợp với những yêu cầu của thiết kế hay không, xác định số lượng và chất lượng của van an toàn, áp kế và các dụng cụ kiểm tra đo lường. + Xác định tình trạng kỹ thuật phía trong và phía ngoài thành của thiết bị. + Xác định độ bền kín các bộ phận chịu lực. + Khám nghiệm sau khi lắp đặt : Tiến hành sau khi hoàn thành công trình. + Khám nghiệm dịnh kỳ trong quá trình sử dụng qui định như sau : - 3 năm khám nghiệm toàn bộ một lần - 5 năm khám nghiệm toàn bộ và thử bền một lần với trị số áp suất thử qui định trong bảng 2. Trường hợp cơ sở chế tạo qui định thời gian khám nghiệm ngắn hơn thì phải theo qui định đó. + Khám nghiệm bất thường trong quá trình sử dụng, qui định như sau : - Khi sửa chữa, bơm vá, hàn đắp ở những bộ phận chịu áp lực. - Trước khi sử dụng lại máy lạnh đã ngừng làm việc trên một năm hoặc chuyển đi lắp đặt ở nơi khác. - Trước khi lót lớp bảo vệ bên trong thiết bị. 4. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH 4.1. Các máy và thiết bị lạnh thuộc phạm vi thi hành tiêu chuẩn này phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm khám nghiệm máy và thiết bị lạnh đó. 4.2. Đơn vị sử dụng máy và thiết bị lạnh phải lập sổ theo dõi khám nghiệm; sổ này phải giao cho người kiểm tra việc sử dụng an toàn máy, thiết bị lạnh của đơn vị quản lý. . của cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm đăng ký sử dụng hệ thống đó. 3. 9.10. Cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn của ngành hay địa phương tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trong. Tính toán lô thoát van an toàn theo phụ lục 8. 3. 5. Kết cấu van an toàn lò xo phải theo đúng qui phạm kỹ thuật an tàon các bình chịu áp lực. 3. 6. Đối với máy nén ngoài van an toàn phải bố trí. sở lắp đặt hệ thống lạnh phải cung cấp cho cơ sở sử dụng vận hành hệ thống lạnh đầy đủ chứng từ thử kín toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt. 3. 9.9. Khi tiến hành thử nghiệm hệ thống lạnh phải có

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan