Bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh - Các thầy thuốc pot

6 477 0
Bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh - Các thầy thuốc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh Các thầy thuốc chăm sóc trẻ sơ sinh thường hội chẩn với các nhà nhãn khoa để phát hiện các bệnh nhiễm trùng từ trong bụng mẹ ở trẻ được sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai và khi có các dị thường bẩm sinh kết hợp với dị tật ở mắt. Các bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh thường do các tác nhân sau: Vi khuẩn Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do bất kì tác nhân nào cũng cần thiết phải xét nghiệm chất tiết kết mạc, vì từ những nhiễm trùng khu trú tại mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng toàn thân. Nếu trẻ có biểu hiện ốm yếu mệt mỏi, cần phải nuôi cấy hệ thống (máu, dịch não tuỷ và nước tiểu) và có thể phải chỉ định kháng sinh toàn thân. Cần thiết nhuộm Gram (đối với song cầu Gram âm), nhuộm Giemsa (đối với Chlamydia trachomatis), và những nuôi cấy khác nữa cũng cần thiết. Mắt bị nhiễm lậu cầu (Neisseria gonoreae) thường kết hợp với nhiễm trùng huyết sơ sinh. Chẩn đoán dễ dàng bằng nuôi cấy dử mắt trong môi trường yếm khí. Điều trị sau khi đã có kết quả nuôi cấy bằng penicillin toàn thân. Điều trị mắt dự phòng làm giảm đáng kể nguy cơ của những bệnh tại chỗ và toàn thân ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có thể xuất hiện viêm kết mạc do hoá chất trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng nitrat bạc để phòng viêm mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Nên hiện nay nhiều bệnh viện sử dụng mỡ Erythromycin hoặc mỡ Tetraxyclin để thay thế. Virút Mắt thường nhiễm virút qua đường nhau thai, đặc biệt là virút cự bào và rubeola. Những biểu hiện ở mắt trong bệnh nhiễm virút mạn tính trong tử cung thường giống nhau, để chẩn đoán tìm thấy đục thể thuỷ tinh, loạn sản võng mạc, hoại tử hắc võng mạc và thể vùi virút. Một số virút có thể được nuôi cấy từ thể thuỷ tinh của mắt nhiễm bệnh sau hàng tháng hoặc hàng năm sau khi sinh. Bằng chứng về nhiễm virút có thể khẳng định bằng sự phân lập được virút từ nuôi cấy ngoáy họng, máu, nước tiểu. Nhiễm virut trong tử cung mạn tính có thể xác định bằng nồng độ IgM trong huyết thanh tăng. Trong khi nhiều nhiễm virút ở trẻ sơ sinh không điều trị được, nhiễm viruts ecpet có thể điều trị được bằng adenosin arabinoside. Nấm Nhiễm trùng huyết do Candida albicans là bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, mặc dù nó dường như rất thường xuyên gặp ở trẻ sau điều trị kháng sinh kéo dài. ở trẻ nhiễm nấm candida toàn thân, viêm mủ nội nhãn do Candida có thể nhận thấy qua mảng đục trong dịch kính bao quanh những tổn thương trắng lơ lửng, nhiễm nấm candida có thể điều trị hiệu quả bằng amphotericin B. Ký sinh trùng Toxoplasmosa là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất gây nên bệnh viêm hắc võng mạc. Bệnh thường mắc phải vào 3 tháng thứ 2 của thời kỳ thai nghén và liên quan đến trì trệ phát triển về trí tuệ và úng thuỷ não. Biểu hiện về mắt bao gồm viêm gai thị cùng với viêm hắc võng mạc. Chẩn đoán xác định bằng phản ứng nhuộm Sabin-Feldman hoặc Elisa. Có thể điều trị bằng pyrimethamin, nhưng tiên lượng về phục hồi thị lực thì rất kém. Chuẩn bị bệnh nhân gây mê trước phẫu thuật mắt Để chuẩn bị các bước cụ thể và đánh giá được tình trạng của bệnh nhân, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời trước, trong và sau mổ thì người gây mê và phẫu thuật viên cần có sự hợp tác chặt chẽ, đồng thời phải có sự phối hợp giữa người nhà, bệnh nhân với thầy thuốc. Chúng tôi xin giới thiệu hai tình huống thường gặp để người nhà, bệnh nhân và phẫu thuật viên hợp tác nhằm cho ca mổ đạt hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân. 1. Bệnh nhân nhịn ăn thế nào cho đúng? Cho bệnh nhân nhịn ăn nhằm mục đích để đảm bảo cho dạ dầy rỗng, tránh trường hợp gây mê mà bệnh nhân bị trào ngược gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu để bệnh nhân nhịn ăn kéo dài sẽ gây hạ đường huyết nhất là trẻ nhỏ. Vậy thời gian để nhịn ăn uống như thế nào là hợp lý? Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: Nếu trẻ trên một tuổi nhịn ăn từ tối hôm trước thì ít gây hạ đường huyết. Việc gây ra trào ngược dịch dạ dày có liên quan tới thời gian mà trẻ được nhịn ăn uống. Với trẻ nhỏ hơn một tuổi nếu cho trẻ uống chất lỏng dễ tiêu hoá 3 - 4h trước khi mổ thì không gây tăng thể tích của dịch dạ dày cũng như nồng độ PH dạ dày giảm. Chất lỏng được dùng bao gồm nước đường, nước quả táo ép, sữa mẹ, nhưng không phải là sữa bò hoặc các chất bột dinh dưỡng. Những yếu tố gây ra nguy cơ hít phải dịch dạ dày ít liên quan đến tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà liên quan tới bữa ăn gần thời gian phẫu thuật, bệnh rối loạn chức năng dạ dày và thực quản tắc ruột, béo phì, trước phẫu thuật phình thực quản, chấn thương đầu, tổn thương hệ thần kinh… Mặt khác việc bắt trẻ nhịn ăn quá lâu cũng gây ra một số vấn đề không tốt như tạo ra cảm giác mệt mỏi và sự không an toàn như gây giảm huyết áp trong lúc gây mê, hạ đường huyết. Vậy thời gian và thức ăn được phép dùng cho từng lứa tuổi trước khi mổ để đảm bảo an toàn hiệu quả, hãy tham khảo bảng sau: Sơ sinh – 1 tuổi 1 – 14 tuổi 14 – 19 tuổi Uống bột dinh dường 5 h trước mổ ăn súp đến nửa đêm Không ăn sau nửa đêm Trước đây Uống chất lỏng dễ tiêu 2 h trước mổ Uống chất lỏng dễ tiêu 3 h trước mổ Uống bột dinh dường 3 h trước mổ Uống 2ml/kg chất lỏng dễ tiêu 2 h trước mổ Không giới hạn chất lỏng dễ tiêu 3h trước mổ Hiện nay Uống chất lỏng dễ tiêu 3h trước mổ 2. Bệnh nhân viêm đường hô hấp trên Mặc dù viêm đường hô hấp trên có thể không làm ảnh hưởng tới việc học tập cũng như các sinh hoạt, hoạt động của trẻ nhưng đôi khi nó cũng gây ra những khó khăn cho người gây mê, xác định xem trẻ có bị viêm đường hô hấp hoặc viêm đường hô hấp do dị ứng không để có thể hoãn những ca phẫu thuật. Để đánh giá xem trẻ có bị viêm đường hô hấp hay không người ta đưa ra các triệu chứng để xác định: 1. Đau rát họng. 2. Chảy nước mũi. 3. ỉa chảy. 4. Tắc mũi. 5. Mệt mỏi. 6. Ho 7. Sốt > 37 0 5 8. Viêm thanh quản. Nếu có từ hai triệu chứng trở lên ta chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên. Đối với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên nếu gây mê để mổ đôi khi gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, có những nghiên cứu so sánh giữa bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên và bệnh nhân không bị viêm thì tỷ lệ biến chứng ở nhóm có viêm đường hô hấp tăng gấp 2-6 lần, gặp cả ở giai đoạn trước trong và sau khi gây mê và đặc biệt nếu trẻ gây mê nội khí quản thì tỷ lệ này tăng gấp 11 lần. Vậy đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì khi nào, có thể mổ được, người ta cho rằng phải sau 3-6 tuần. Đối với trường hợp bị viêm đường hô hấp trên do virus nó có thể gây co thắt phế quản sau 6 tuần khi khỏi bệnh. Tuy vậy trong một số trường hợp phải mổ cấp cứu không trì hoãn được hoặc các trường hợp mổ để tránh sự lo lắng phiền hà cho gia đình người bệnh thì cần phải kiểm tra rõ tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, xem bệnh nhân có khoẻ hơn không, các triệu chứng đã hết chưa… điều này rất quan trọng, nó có thể làm giảm tối thiểu nguy cơ cho người bệnh trong khi gây mê. . Bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh Các thầy thuốc chăm sóc trẻ sơ sinh thường hội chẩn với các nhà nhãn khoa để phát hiện các bệnh nhiễm trùng từ trong bụng mẹ ở trẻ được sinh ra nhỏ. tuổi thai và khi có các dị thường bẩm sinh kết hợp với dị tật ở mắt. Các bệnh nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh thường do các tác nhân sau: Vi khuẩn Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do bất kì tác nhân. nhiều nhiễm virút ở trẻ sơ sinh không điều trị được, nhiễm viruts ecpet có thể điều trị được bằng adenosin arabinoside. Nấm Nhiễm trùng huyết do Candida albicans là bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh,

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan