Tiểu luận Lý Thuyết Thống Kê pot

34 379 1
Tiểu luận Lý Thuyết Thống Kê pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ LUẬT Đề tài: Để thành công trong tương lai sinh viên cần gì Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Đình Uông Nhóm thực hiện: 1. Lê Thị Hiền K084050776 2. Nguyễn Thị Liên K084050790 3. Nguyễn Thị Sa K084040835 4. Cao Thị Tình K084050837 5. Phùng Thị Thanh K084050841 Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2010 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mà lực lượng lao động là một yếu tố quyết định không nhỏ. Yêu cầu của sự phát triển đất nước đối với nguồn lao động hiện nay không chỉ là đảm bảo sổ lượng mà chất lượng còn phải cao. Nhưng theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn thì hiện nay, lực lượng lao động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi doanh nghiệp cần người có đủ năng lực cụ thể, phù hợp với thực tế để làm việc thì hệ thống đào tạo của chúng ta chỉ chủ trọng đào tạo kiến thức. Trong khi các cử nhân, kỹ sư trẻ không tìm được việc thì các doanh nghiệp lại đau đầu vì không tuyển được nhân viên phù hợp. Thị trường lao động vừa thừa vừa thiếu đang là một lãng phí lớn cho xã hội. Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang chú trọng nhiều đến giáo dục đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… không ngừng phát triển về qui mô và chất lượng. Tuy nhiên khá nhiếu sinh viên được đào tạo ở những môi trường như vậy khi ra trường lại không áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, kém thích ứng với môi trường làm việc tạo nên tâm lý chán nản dẫn đến không trụ nổi lâu trong công việc hoặc không mấy thành công. Nhu cầu lao động ở Việt Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang rất lớn nhưng để tìm được một công việc như ý là một vấn đề không phải đơn giản. Cơ hội việc làm cũng đang là một vấn đề lo lắng của nhiều sinh viên, lo sợi mình không hội tụ đầy đủ kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng áp dụng vào thực tế để có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai cũng như để thành công trong công việc. Xuất phát từ rất nhiều băn khoăn lo lắng của sinh viên và thực trạng hiện nay của đất nước, đề tài “ Để thành công sinh viên cần gì” được hình thành. 2 II. Mục tiêu của đề tài Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Khảo sát những người có kinh nghiệm, biết được những điều kiện cần thiết để sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. 2. Biết được những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi mới bắt đầu công việc cũng như những kỹ năng cần thiết để thích nghi và vượt qua những khó khăn đó. 3. Khảo sát vai trò của các kỹ năng mềm cũng như trình độ chuyên môn đến thu nhập và thăng tiến. 4. Đề xuất một số giải pháp đối với sinh viên và nhà trường để sinh viên có được phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. III.Ý nghĩa của đề tài 1. Đối với sinh viên Giúp sinh viên biết được yêu cầu công việc trong tương lai và những khó khăn thường gặp phải từ đố rút ra được phương pháp học tập, rèn luyện, trao dồi kiến thức chuyên môn và thực tiễn để có được mức thu nhập cao, cơ hội thăng tiến tốt trong tương lai. 2. Đối với nhà trường Biết được khó khăn mà sinh viên gặp phải khi ra trường, sinh viên cần có những điều kiện gì để hòa nhập vào môi trường mới và thành công trong tương lai. Từ đó đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. IV. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là những người đi làm có trình độ trung cấp trở lên tại tp HCM có kinh nghiệm trên 1 năm. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích định tính: + Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu. + Tham khảo ý kiến của một số đối tượng để kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi. - Phân tích định lượng: + Thực hiện điêu tra không toàn bộ: điều tra chọn mẫu + Kích thước mẫu : 75 3 + Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện (các đối tượng có thể tiếp cận được ở các công ty, các khu dân cư ở trung tâm thành phố). - Phân tích dữ liệu: + Sử dụng thống kê mô tả: mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu. + Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. V. Phạm vi nghiên cứu 1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài có tên là : “để thành công sinh viên cần gì”. Đề tài nghiên cứu về tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm đến sự thành công trong công việc. Kiến thức chuyên môn mà đề tài muốn nói đến là học lực của sinh viên bao gồm kiến thức chuyên ngành ở nhà trường, khả năng ngoại ngữ… Về kỹ năng mềm, đề tài chỉ khảo sát những kỹ năng cơ bản như làm việc nhóm, giao tiếp, sự tự tin, khả năng quản lý thời gian…mà sinh viên có thể tự rèn luyện ngay lúc còn trên ghế nhà trường. 2. Giới hạn vùng nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát ở khu vực tp HCM. Đây là khu vực thu hút lượng lao đông đảo từ nhiều nơi trên đất nước với nhịp độ phát triển sôi động. vì thế tầm ảnh hưởng của kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm ở đây được thể hiện rất rõ. Đối tượng điều tra là những người đã có kinh nghiệm 1 năm trở lên để thu được nhiều thông tin hơn giúp ích cho đề tài. 4 VI. Cấu trúc nội dung đề tài 1. Chương I: Chương mở đầu 2. Chương II: Cơ sở lý luận của đề tài 3. Chương III: Tổng quan về sinh viên và việc làm 4. Chương IV: phân tích, đánh giá kết quả 5. Chương V: kết luận, các hạn chế của đề tài, kiến nghị. 5 Chương 2: Cơ sở lý luận 1. Chương trình đào tạo Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là chương trình giảng dạy ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng hay các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề còn nặng về lý thuyết mà chưa chú trọng đầy đủ tới việc thực hành.bên cạnh đó là lượng giảng viên còn quá ít và chưa có chất lượng. vì vậy phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều chưa thể áp dụng hết được kiến thức đã học vào công việc thực tế. Khi ra trường để tìm kiếm được việc làm và làm được việc thì không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần rất nhiều đến những kỹ năng khác. Nhưng đáng buồn là còn rất nhiều trường chưa quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng cần có này. Không chỉ ở hầu hết các trường tư thục mà 1 số trường công cũng chưa quan tâm đầy đủ. 2. Tâm lý sinh viên Trước mỗi mùa tuyển sinh, để thu hút sinh viên vào học trường mình thì hầu hết các trường đều đưa ra một đề mục khá hấp dẫn cho các độc giả. Điểm nổi bật của đề mục khiến mọi người quan tâm hàng đầu là sau khi ra trường bảo đảm sinh viên sẽ tìm được việc làm tốt, mức thu nhập cao…. Việc này không chỉ diễn ra ở những trường có tên tuổi, uy tín thực sự mà nó diễn ra ở hầu hết các trường kể cả những trường có đầu vào rất thấp. Đây có thể nói là bước đầu tiên hình thành nên một tâm lý ỷ nại vào nhà trường của không ít sinh viên. 6 Một số sinh viên khi đã phấn đấu hết mình để đậu được vào các trường có danh tiếng. Nhưng khi đã đậu được vào các trường này thì họ lại không còn cố gắng phấn đấu như trước. Và cũng không ít sinh viên quá chủ quan với khả năng tiếp thu của mình nên không chú tâm học tập mà chỉ đến khi thi mới lo học và cũng nhiều sinh viên chỉ mới đến năm cuối mới lo học tập và rèn luyện những kỹ năng cần có. Một số ít sinh viên còn mang tư tưởng học chạy theo thành tích chỉ chú ý học lý thuyết mà không quan tâm nhiều tới thực hành. 3. Cơ sở vật chất Hầu như các trường từ tư thục tới trường công đều chưa có đủ điều kiện cơ sở, vất chất để cho sinh viên học tập và thực hành. 4. Phía nhà tuyển dụng Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhất là năng lực thực sự của sinh viên sau khi ra trường chứ không phải là các tấm bằng mà sinh viên đó có được mà đó cũng là điều mà các danh nghiệp trong nước quan tâm hàng đầu. 7 8 Chương 3: Tổng quan về sinh viên và điều kiện việc làm 1.Tình hình chung của sinh viên thành phố Thành phố HCM là địa bàn tập trung sinh viên lớn nhất Việt Nam. Với số lương trường đào tạo trên đại học,đại học,cao đẳng,trung cấp,các trường dạy nghề,các trung tâm đào tao kỹ năng…đáng kể, đáp ứng nhu cầu về lao động có chất lương ngày càng cấp thiết của nền kinh tế. Sinh viên có tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp cùng với lý tưởng, hoài bảo lớn , sinh viên là nền tảng quan trọng trong ổn định và phát triển kinh tế,văn hóa,xã hội… Sinh viên Việt Nam là những trí thức tương lai của đất nước, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Hầu hết sinh viên luôn tích cực học tập ,trau dồi kĩ năng sống và làm việc cho tương lai, mong muốn đáp ứng được đòi hỏi của nhà tuyển dụng và thuận lợi cho phát triển bản thân. Hàng năm lượng sinh viên tốt nghiệp đạt 85%-90% sinh viên theo học. *.Về chất lượng sinh viên ra trường: 9 Nhìn chung sinh viên ra trường đã chuẩn bị được những yếu tố chuyên môn và kĩ năng cơ bản để làm việc, thích nghi nhanh với môi trường, luôn không ngừng học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ. Có khả năng làm việc linh hoạt, dù trái chuyên nghành đào tạo… Bên cạnh đó còn có một số vấn đề tồn tại.Theo kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sư phạm TP HCM thực hiện, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp, vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Số liệu trên do Bộ Giáo dục đào tạo công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục ĐH, diễn ra ở TP HCM, ngày 5/1. Đơn cử trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel. Giám đốc kỹ thuật Michael Lương cho biết, đầu năm 2007, tập đoàn này sử dụng bài test đối với 2.000 sinh viên năm cuối tại 5 ĐH lớn ở TP HCM. Kết quả, chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu theo quy định tuyển dụng. "Chúng tôi cần ở sinh viên kỹ năng thực hành, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc linh hoạt độc lập, hoặc theo nhóm chứ không chỉ những kiến thức lý thuyết", ông Michael Lương nói. Hầu hết ý kiến cho rằng, việc đánh giá các sản phẩm giáo dục như sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học, sẽ chỉ ra chính xác kết quả thực tế của các trường. Theo ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng ĐHSP Kỹ thuật TP HCM, đánh giá chất lượng giáo dục ĐH phải dựa trên mục tiêu đào tạo của mỗi trường. Mục tiêu đào tạo không rõ ràng sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không hiệu quả. "Hầu hết sinh viên hiện nay, bước chân vào trường ĐH chỉ biết học và học, mà không xác định được mình sẽ trợ thành người như thế nào, làm gì sau khi tốt nghiệp. Không ít giảng viên chưa hiểu hết mục tiêu đào tạo của nhà 10 . cận được ở các công ty, các khu dân cư ở trung tâm thành phố). - Phân tích dữ liệu: + Sử dụng thống kê mô tả: mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu. + Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. V. Phạm vi nghiên

Ngày đăng: 30/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan