LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng làm bánh trưng Thanh Khúc docx

5 475 2
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng làm bánh trưng Thanh Khúc docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hà Nội - Làng làm bánh trưng Thanh Khúc hiếc bánh chưng xanh từ bao đời nay đã trở thành món ăn dân tộc không thể từ câu chuyện truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu thời Hùng thiếu mỗi dịp tết đến, xuân về. Xưa kia, bánh chưng là lễ vật cao quý dùng để dâng biếu vua quan khởi nguồn Vương, nhờ dâng vua cha loại bánh chưng quý giá này mà được nhường ngôi vua. Ở Hà Nội, có một làng nghề gắn liền với truyền thuyết ấy. Ðó là làng Thanh Khúc, còn gọi là Tranh Khúc, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hàng năm, cứ dịp 10-3 âm lịch, người làng Thanh Khúc lại đem lễ vật bánh chưng lên đền Hùng (Phú Thọ) để dâng cúng. Thanh Khúc nằm về phía nam thành phố. Ðến làng vào dịp cuối năm ta mới cảm nhận được cái không khí chuẩn bị tết sớm và náo nức như thế nào. Trong nhà các "ông chủ bánh chưng" có đến cả tấn gạo, tạ đỗ. Ở làng Thanh Khúc nhà nào cũng làm bánh chưng. Chỉ có điều làm ít hay làm nhiều thôi. Gia đình làm ít cũng 1-2 yến gạo mỗi ngày, còn gia đình làm nhiều thì phải 1-2 tạ gạo. Bánh chưng Thanh Khúc đã có danh tiếng từ lâu đời nhờ bánh ngon, hình thức đẹp, bảo đảm vệ sinh thực phẩm nên lượng bánh tiêu thụ hàng ngày cũng như ngày lễ tết rất lớn. Các gia đình ở làng Thanh Khúc ít đi bán lẻ mà thường đổ buôn bánh chưng đến các chợ Hôm, chợ Ðồng Xuân đến các bệnh viện, khách sạn lớn ở Hà Nội. Bí quyết gì giúp bánh chưng Thanh Khúc ngon và nổi tiếng đến vậy? Muốn bánh chưng ngon thì trước hết khâu chọn nguyên liệu làm bánh phải thật chu đáo. Phải chọn gạo nếp ngon, trước lúc gói cần được ngâm kỹ, thịt không ôi, đảm bảo mỗi miếng thịt có đủ thịt bì mỡ. Ðậu xanh khi đồ cần hớt bọt, chín vừa tới, giúp đậu còn độ thơm, ngậy. Nhân đậu, thịt phải cho đủ gia vị. Lá dong to bản, rửa sạch, lau khô trước khi gói. Gói xong cần luộc ngay tránh hiện tượng thịt, đậu, gạo để lâu dễ lên men. Khi xếp bánh để luộc cũng cần phải cẩn thận. Không xếp bánh sống hoặc bánh chín nhừ quá. Lửa đun bánh phải đều giúp bánh rền, ngon và luộc không dưới 8 tiếng đồng hồ. Vào những ngày áp tết, mỗi gia đình làm bánh chưng ở Thanh Khúc cần từ 10-25 người phục vụ, cần 5-10 lò luộc của khách hàng. Không ít khách hàng từ các tỉnh, thành phố khác tới đặt bánh. Những ngày này, từ các em nhỏ 10-15 tuổi đến các cụ già 70-80 tuổi đều tham gia làm bánh. Trong không khí vui tết, vui xuân, người thưởng thức bánh chưng mới cảm nhận được cái hương vị đậm đà của một loại bánh dân tộc. Tết mang vài cặp bánh chưng Thanh Khúc tới nhà ai thì như đem niềm vui, đem không khí ấm áp của mùa xuân tràn ngập vào gia đình đó. - Làng nghề Bát Tràng Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng, đến đầu làng ta đã bắt đầu thấy những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, rải dài theo ngõ ngách khắp làng; cả hàng mộc, thô cho đến những thành phẩm trau chuốt, bóng bẩy, đa hình, đa sắc; cả đồ dân dụng cho đến hàng mỹ nghệ đắt tiền. Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi, râu tóc đã bạc trắng, từ làng Bồ Bát trong Thanh Hóa đến Bát Tràng hành nghề, dựng nghiệp, rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng. (Gọi là gốm bàn xoay, bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn). Câu chuyện về cụ nghệ nhân tóc bạc trắng chỉ là truyền khẩu. Còn theo những gì được ghi lại trong sử sách thì làng nghề Bát Tràng cũng đã có đến 500 năm tuổi. Một số thư tịch cổ có ghi việc thời Lê sơ, thế kỷ 15, các cống phẩm triều đình cống nạp cho nhà Minh bên Trung Quốc gồm các sản vật quý như gấm, vóc, lụa là, châu ngọc , và có cả đồ gốm Bát Tràng. Nhưng có thể nói, nghề gốm ở Bát Tràng cực thịnh là vào thế kỷ 16, thế kỷ 17. Nhiều đồ thờ quý giá ở những đình, đền, chùa, miếu còn đến nay, thấy có ghi tên tuổi những người cúng tiến và thời gian chế tác, thì biết những đồ gốm Bát Tràng cực kỳ đẹp cả cốt, dáng, nét và men đã ra đời vào thời Mạc Mậu Hợp và thời Lê Trung Hưng. Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn. Gốm đàn là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài. Quy trình gia công này có công đoạn phải đàn cho "xương" và "da" gốm mỏng ra, do vậy mới gọi là đồ đàn. Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dương hoặc mua của Thổ Hà bên Bắc Ninh. Lò đàn của Bát Tràng truyền thống làm theo cấu trúc dưới vuông trên cuốn. Khi đưa đồ vào nung phải xếp trong những bao thơi. Bao thơi là 4 viện gạch vuông cỡ lớn, rộng chừng 33cm, dày 8 đến 9cm, ghép lại thành hình hộp, trong lòng vừa đặt 4 cọc bát hoặc những đồ khác tương đương. Các bao thơi chứa đồ gốm bên trong được xếp vào lò, chồng lên nhau từ thấp lên cao. Mỗi mẻ lò nung được hàng trăm ngàn bát đĩa. Gạch làm bao thơi sau mỗi lần dùng, nếu không vỡ, sẽ được dùng tiếp cho lần sau. Bởi thế mà độ già, độ rắn chắc của gạch này rất cao, chất lượng tuyệt tốt, nên người tứ xứ ưa mua loại gạch này về để xây cất. Người xưa hay dùng nó để xây nhà, lát sân, xây mộ, xây giếng Từ đó mà có câu ca : Anh mua về gạch Bát Tràng - xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất : độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc. Tiếc thay, đến nay loại men quý này đã bị thất truyền. Câu nói truyền miệng của người Bát Tràng "nhất nho, nhì lý" không chỉ nhằm ca ngợi thứ đặc sản của quá khứ vinh quang, mà còn như một lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay gắng sức tìm lại giá trị ông cha đã đạt được. Riêng hai loại men rạn, là rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng rất có giá trị từ xưa, thì ngày nay các nghệ nhân chế tác rất thành công. Nói đến làng nghề Bát Tràng, không thể không nêu những linh hồn của làng, đó là các nghệ nhân. Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứng đáng với truyền thống của mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn Cổn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ Các nghệ nhân, có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệ nhân chuyên sâu về tạo dáng; có nghệ nhân tài về vẽ Nói đến gốm sứ, giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến nét khắc, vẽ. Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng, bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt tạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ. Dáng gốm thì thoáng, nhìn mát mắt. Men màu thì tự nhiên, phóng khoáng, tạo được độ trong và sâu. Về trang trí, nếu dùng nét khắc chìm thì loại men có độ chảy cao sẽ làm nổi bật hình vẽ. Bởi vậy, thị trường ăn hàng Bát Tràng đã rộng khắp nước, và có một lượng không nhỏ được bán đi các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan . làng Thanh Khúc nhà nào cũng làm bánh chưng. Chỉ có điều làm ít hay làm nhiều thôi. Gia đình làm ít cũng 1-2 yến gạo mỗi ngày, còn gia đình làm nhiều thì phải 1-2 tạ gạo. Bánh chưng Thanh Khúc. làng Thanh Khúc, còn gọi là Tranh Khúc, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hàng năm, cứ dịp 1 0-3 âm lịch, người làng Thanh Khúc lại đem lễ vật bánh chưng lên đền Hùng (Phú Thọ) để dâng cúng. Thanh. Hà Nội - Làng làm bánh trưng Thanh Khúc hiếc bánh chưng xanh từ bao đời nay đã trở thành món ăn dân tộc không thể từ câu chuyện truyền thuyết về hoàng tử Lang

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan