thực trạng và giải pháp vấn đề đạo đức kinh doanh trong quảng cáo

27 6.1K 53
thực trạng và giải pháp vấn đề đạo đức kinh doanh trong quảng cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  Ngày nay tất cả các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Mỗi loại hàng hoá, người tiêu dùng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để tồn tại và chiến thắng. Các công ty thành công không thể làm việc theo cảm hứng thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà họ xem Marketing là một triết lý toàn công ty chứ không chỉ là chức năng riêng biệt. Tất cả các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến lược dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời phải luôn theo dõi từng cử động của đối thủ cạnh tranh để có những phản ứng kịp thời. Một trong những cách để tạo vị thế và thu hút sự chúý của khách hàng quan tâm và mua sản phẩm của công ty là việc sử dụng công cụ quảng cáo, một công cụ trong Marketing - mix. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mực đích là coi trọng lợi nhuận hơn là chất lượng sản phẩm, không tôn trọng và bảo về người tiêu dung,…thì họ sẽ không màng đến vấn đề “đạo đức” trong quảng cáo và đó là một trong những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. 1 Từ ý nghĩa quan trọng trên, nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp vấn đề đạo đức kinh doanh trong quảng cáo” để làm báo cáo tiểu luận. Trong quá trình làm bài báo cáo, sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, nhóm mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! I.  1.  Từ “đạo đức” có gốc từ La Tinh là Moralital (luận lý) – bản thân mình cư xử và gốc từ Hy Lạp là Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. Ở Trung Quốc, “đạo” có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, “đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary). 2 Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. - Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: + Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy. + Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật. 2.  !"# ! Kinh doanh (tiếng Anh là: business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: Quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất. Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà 3 Hnh 1: ch “đo” trong Nho Gio chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất , vận tải ,thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. 3.  $% & !"# !$!'  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là phải phấn đấu để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng tốt và họ rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của mình. Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân. Cái Tài của Doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết được người tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm của Doanh nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp. Ngày nay, hiểu biết của người tiêu dùng đã được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng “thông thái” và có điều kiện để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp với khả năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khoẻ của mình. Cái Tâm trong kinh doanh là doanh nghiệp phải thông tin, quảng cáo chính xác, trung thực hàng hoá, dịch vụ, phải hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng, vận hành sản phẩm, hàng hoá, phải cảnh báo cho người tiêu dùng đối với hàng hoá có nguy cơ mất an toàn, tác hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng phải đảm bảo cân, đong, đo, 4 Hình 2: Liên kết trong kinh doanh. đếm chính xác, phải thực hiện bảo hành và sẵn sàng bồi thường, bồi hoàn thiện hại do hàng hoá của mình gây ra. Đạo đức kinh doanh có 4 nguyên tắc: Tính trung thực; tôn trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Nó có những chuẩn mực như là: Chuẩn mực trong kinh tế - xã hội (nghĩa vụ về kinh tế, nghĩa vụ về pháp lý, nghĩa vụ về đạo đức, nghĩa vụ về nhân văn) và đạo đức kinh doanh và tránh nhiệm xã hội. Nó có đối tượng điều chỉnh là tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh. Và phạm vi áp dụng là là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công Đạo đức kinh doanh ngày nay không những thể hiện ở việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chăm sóc và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng (NTD), không dùng những thủ đoạn để lừa lọc, “móc túi” NTD; mà còn thể hiện trong những mối quan hệ cạch tranh giữa các doanh nghiệp với nhau; giữa doanh nghiệp với người lao động; doanh nghiệp với xã hội,… 4. (#$%)*#& !"# !+,-"# ! !./ Vai trò của đạo đức kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nhân nói riêng. Chúng ta đều biết kinh doanh là phải có lợi nhuận vì đó không những là mục đích chính của doanh nghiệp mà còn là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi 5 đấy là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ. Một công trình nghiên cứu các công ty trong vòng 11 năm cho thấy, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Lãi ròng của các công ty "đạo đức cao" ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% (1%). Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thành công. Đạo đức kinh doanh có những vai trò chính sau:  Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.  Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.  Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia0 5. 12 3 Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động marketing. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của công ty, nó đòi hỏi sự sáng tạo và không chỉ là nghệ thuật quảng cáo mà còn là khoa học quảng cáo. a. 45!*#62 3 Thực sai lầm khi cho rằng chỉ những doanh nghiệp sắp chết mới quảng cáo, với chi phí không hề nhỏ thì làm gì có doanh nghiệp sắp chết nào đủ tiền để quảng cáo. Ngược lại, ngày nay mọi người đều có cảm giác rằng nếu doanh 6 nghiệp không xuất hiện trên các phương tiện quảng cáo thì có lẽ doanh nghiệp đó đã chết và có xu hướng bị lãng quên. Quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh, quảng cáo không chỉ là để nhắc doanh nghiệp tôi đang tồn tại và phát triển đây, mà còn tạo ra cảm hứng cho việc mua hàng Nó còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gấy tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Về mặt học thuật, mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng, Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc A.I.D.A đây là 4 chữ đầu của các từ. b. 3/!78 $. 12 3  Báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.  Mạng thông tin máy tính.  Xuất bản phẩm gồm cả phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh.  Chương trình hoạt động văn hoá, thể thao.  Hội chợ, triển lãm.  Bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng.  Vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước.  Phương tiện giao thông, vật thể di động khác.  Hàng hoá.  Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. c. 96# $%: *#,.62 3 Quảng cáo rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Một học giả đã từng nói: "Ai tiết kiệm tiền bằng cách không quảng cáo cũng giống như người cho dừng 7 A - Attention (tạo ra sự chú ý) I - Interest (làm cho thích thú) D - Desire (Gây nên sự ham muốn) A - Action (Dẫn đến hành động mua hàng) chiếc đồng hồ để tiết kiệm thời gian." Trong kỷ nguyên công nghệ cao, nhịp sống hiện đại, các doanh nghiệp phải sử dụng một hình thức quảng cáo nhất định để truyền đạt thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng tiềm năng. Để có được một quảng cáo phát trên truyền hình, đăng lên báo,…cần phải trải qua một quá trình bao gồm nhiều quyết định. Đó là những quyết định sau: Quyết định về mục tiêu quảng cáo, quyết định về ngân sách quảng cáo, quyết định về lời rao quảng cáo, quyết định về phương tiện quảng cáo. Công ty nổi tiếng như Coca Cola liên tục chi tiền cho việc quảng cáo để nâng cao nhận thức về các sản phẩm của họ. Năm 1993, Coca Cola đã chi hơn 150 triệu đô la Mỹ để tên tuổi của công ty luôn xuât hiện trước mắt công chúng. Do đó, ta thấy: vấn đề không phải là liệu bạn có đủ tiền để quảng cáo hay không, đơn giản là bạn cần phải quảng cáo nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công. Có ý kiến cho rằng chỉ những doanh nghiệp sắp chết mới quảng cáo, thực ra đó là một ý kiến thật sai lầm. Với chi phí không hề nhỏ thì làm gì có doanh nghiệp sắp chết nào đủ tiền để quảng cáo. Ngược lại, ngày nay mọi người đều có cảm giác rằng nếu doanh nghiệp không xuất hiện trên các phương tiện quảng cáo thì có lẽ doanh nghiệp đó đã chết và có xu hướng bị lãng quên. Có người cũng đã ví tầm quan trọng của quảng cáo giống như chuông nhà thờ vậy. Thực đúng như vậy, khi chuông nhà thờ vang lên, những người theo đạo tới lễ nhà thờ, nhưng nếu không có tiếng chuông có thể họ cũng vẫn tới lễ nhà thờ, nhưng không có tiếng chuông, lời hiệu triệu của Chúa không vang lên, người ta đến nhà thờ dần bị mất đi niềm tự hào là con chiên ngoan đạo, niềm tự hào được sùng kính chúa và dần dần họ không cảm thấy ý nghĩa của việc đến nhà thờ những người đến sẽ giảm dần 8 Hình 3: Quảng cáo góp phần thành công trong kinh doanh cua doanh nghiệp d. !/!5!,.62 3 Ta có biểu giá quảng cáo sau: BIỂU GIÁ QUẢNG CÁO NĂM 2011 CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ( VTV DANANG ) (Điều chỉnh lần 2 năm 2011) ( Bao gồm cả thuế giá trị gia tăng 10 % ) I./- Giá phát quảng cáo bằng băng hình : Đơn vị tính : 1.000 NĐ KÝ HIỆU THỜI ĐIỂM QUẢNG CÁO Đơn giá cho 1 lần phát 15’’ Đơn giá cho 1 lần phát 30’’ S1 Ngoài phim sáng 1 & giải trí ( 06h00 – 10h00 ) 1.100 1.650 S2 Trong phim sáng 1 & giải trí ( 06h00 – 10h00 ) 1.650 2.200 S3 Ngoài phim sáng 2 & giải trí ( 10h15 – 11h20 ) 880 1.100 S4 Trong phim sáng 2 & giải trí ( 10h15 – 11h20 ) 1.100 1.650 TR1 Ngoài phim trưa 1 & giải trí ( 11h50 - 12h50 ) 4.400 6.600 TR2 Trong phim trưa 1 & giải trí ( 11h50 - 12h50 ) 8.800 14.300 TR3 Giữa 2 phim trưa 1 và trưa 2 (12h50) 2.860 5.500 TR4 Trong phim trưa 2 & giải trí ( 12h50 - 14h00 ) 2.860 4.400 TR5 Sau phim trưa 2 (sau 13h40) 1.650 2.200 C1 Ngoài phim chiều & giải trí ( 17h30 – 18h20 ) 2.200 3.300 C2 Trong phim chiều & giải trí ( 17h30 – 3.300 4.400 9 18h20 ) C3 Buổi chiều (14h00 – 17h30) Ngoài giải trí 1.650 2.200 C4 Buổi chiều (14h00 – 17h30) Trong giải trí 2.200 3.300 T1A Trong mục Thông tin thông báo ( 18h20 – 18h30 ) 2.860 4.400 TT1 Trước Bản tin dư báo thời tiết 2.860 4.400 T1B Giữa Thời sự VTV Danang và Thời sự Đài THVN ( 18h50 – 19h00 ) 2.860 4.400 T2 Trước phim tối 1 & giải trí ( 19h40 – 20h15 ) 4.400 6.600 SC Trong sân chơi ( 20h15-21h00 ) 7.260 11.000 T3A Trong phim tối 1 & giải trí ( 20h15 – 21h00 ) 7.260 11.000 T3B1 Ngay trước phim tối 2 3.300 4.950 T3B2 Trong phim tối 2 & giải trí ( 21h10 – 22h00 ) 4.125 6.600 T6 Trong phim khuya (sau 23h00) 1.650 2.200 Còn như ở Hoa Kỳ chi phí cho quảng cáo năm 1991 là 126,4 tỷ đô la, trong đó: Báo chí chiếm 24,1% (30,4 tỷ đô la), truyền hình chiếm 21,7% (27,4 tỷ đô la). Từ bảng trên cho ta thấy, chi phí cho việc quảng cáo là không nhỏ, nhất là quảng cáo trên Đài truyền hình. Điều đó cũng giải thích rõ tại sao mà không ít những doanh nghiệp không giới thiệu sản phẩm, tên tuổi của công ty, của doanh nghiệp với người tiêu dùng trên Đài truyền hình (ĐTH). Tuy nhiên vẫn còn nhiều phương tiện tiện thông tin đại chúng khác cho những doanh nghiệp đó lựa chọn, nhưng mỗi phương tiện quảng cáo lại có những mặt ưu điểm và nhược điểm khác nhau. 10 [...]... việc quảng cáo Nói tóm lại mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp phải có đạo đức trong kinh doanh , và nhà nước phải can thiệp, điều tiết vấn đề quảng cáo của doanh nghiệp hiện nay Ở trên nhóm đã trình bày thực trạng và những biện pháp nhằm hạn chế vấn đề quảng cáo, nhưng theo quan điểm của nhóm không có biện pháp nào quan trọng bằng việc bản thân mỗi doanh nhân trong doanh nghiệp là những người có đạo đức. .. chất đạo đức, môi trường xung quanh người ấy đều là những người có đạo đức Đạo đức kinh doanh cũng đúng như vậy Sẽ không có những bài quảng cáo lừa gạt người tiêu dùng để kiếm tiền nữa nếu những người lãnh đạo doanh nghiệp tất cả họ là những doanh nhân tiêu biểu về đạo đức kinh doanh; nhưng hiện tại tìm đâu ra ở nước ta được nhiều những người như vậy Việc nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nhân và. ..II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUANG CÁO: 1 Thực trạng quảng cáo ở nước ta 10 năm trở lại đây: Có thể nói người tiêu dùng Việt Nam rất tin tưởng vào các thông tin tiếp nhận được từ phương tiện truyền thông kể cả quảng cáo Theo kết quả nghiên cứu về độ tin cậy vào quảng cáo của Công ty Nielsen năm 2007, tại Việt Nam 60% số người được phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình... muốn và thèm khát không thích hợp - Làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội Đó là lý do tại sao khi một mẫu quảng cáo chuẩn bị tung ra, cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng dưới những tiêu chuẩn đạo đức nhất định a Xây dựng một quy tắc đạo đức trong quảng cáo: Phải chấp nhận một sự thật là ngành quảng cáo hiện nay còn non trẻ tại Việt Nam, khi luật quảng cáo và các qui tắc đạo đức trong quảng cáo. .. trên báo chí, quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, quảng cáo trên các phương tiện khác, quảng cáo trên xuất bản phẩm, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo, … nhưng tình trạng quảng cáo thiếu đạo đức hiện nay ở Việt Nam chúng ta thấy vẫn còn là hiện tượng xãy ra thường xuyên b Nâng cao đạo đức kinh doanh của Doanh nhân Việt Nam: Không có việc làm gì xấu xa, vô đạo đức nếu bản thân... nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số: 39/2001/PL-UBTVQH10 của UBTV QUỐC HỘI ngày 16 tháng 11 năm 2001 quy định về nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo, 22 tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo, phương tiện quảng cáo, quảng cáo trên... vẫn còn nhiều vấn đề khác nữa, ví dụ như là quảng cáo bất bình đẳng giữa nam và nữ (trong quảng cáo, vợ vất vả quét dọn nhà cửa, trong khi đó những ông chồng lại nằm ngữa xem tv, ),… 2 Giải pháp: 20 Quảng cáo đã và đang thay đổi từ thói quen mua sắm, động thái tiêu dùng, đến cả suy nghĩ, quan điểm xã hội Nói thế để thấy rằng những quan điểm quy tắc chung về chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo, để “kiểm... tin vào các hình thức quảng cáo Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất Nghiên cứu của Nielsen cho thấy ở thị trường Việt Nam, các kênh quảng cáo truyền thống như quảng cáo truyền miệng, tivi và báo lần lượt chiếm vị trí số 1, 2 và 3, tương ứng với 79%, 73% và 72% Trong khi các kênh quảng cáo hiện đại như: ý kiến khách hàng trên mạng chiếm 58%, email quảng cáo 38%, công cụ tìm... ngừng quảng cáo ở Việt Nam Điều này làm doanh số quảng cáo giảm mạnh tới 75% Năm 1999 kinh tế các nước dần dần khôi phục, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại lại từng bước phát triển, doanh số quảng cáo lại tăng lên là 116 triệu USD, tang 6% so 11 với năm 1998 Theo số liệu điều tra, hiện nay có khoảng 83,7% trong số các doanh nghiệp đã tham gia quảng cáo trong những hình thức khác nhau Trong. .. mừng, vì chi phí cho quảng cáo tăng lên đồng nghĩa với mức sống của người dân cũng tăng lên và chứng tỏ việc làm ăn của các công ty đang có chiều hướng tích cực Tuy nhiên điều đáng lo ngại hiện nay là nội dung, hình ảnh,…mực đích của việc quảng cáo lại thiếu đạo đức nghiêm trọng, các doanh nghiệp đã lợi dụng sai lầm mục đích quảng cáo Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi: -Quảng cáo phóng đại, thổi . những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. 1 Từ ý nghĩa quan trọng trên, nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài " ;Thực trạng và giải pháp vấn đề đạo đức kinh doanh trong quảng cáo để làm báo cáo. sau:  Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và. nhân viên.  Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.  Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia0 5.

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG:

  • 1. Đạo đức là gì?

  • 2. Kinh doanh là gì?

  • 3. Đạo đức trong kinh doanh là thế nào?

  • 4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp:

  • 5. Quảng cáo là gì?

  • a. Mục đích của quảng cáo:

  • b. Các phương tiện Quảng cáo:

  • c. Tầm quan trọng của việc quảng cáo:

  • d. Chi phí cho việc quảng cáo:

  • II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUANG CÁO:

  • 1. Thực trạng quảng cáo ở nước ta 10 năm trở lại đây:

  • a. Quảng cáo siêu tưởng để câu khách:

  • b. Những quảng cáo Việt gợi liên tưởng sex:

  • c. Quảng cáo đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng:

  • d. Quảng cáo hăm dọa người tiêu dùng:

  • e. Quảng cáo 'đá' lẫn nhau

  • f. Chử viết, tiếng nói trong quảng cáo không được đạo đức:

  • g. Quảng cáo nhắm tới trẻ em:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan