thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

72 1.9K 28
thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .5 CHƯƠNG 1 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN .8 1.1 Khái niệm và đặc điểm .9 1.1.2 Đặc điểm của BPO 12 1.2 Phân loại BPO 15 1.2.1 Theo khu vực địa lý 15 1.2.2 Theo chuỗi hoạt động .15 1.2.3 Theo các chức năng 17 1.3 Xu hướng BPO trên thế giới 19 CHƯƠNG 2 .23 THỰC TRẠNG BPO Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 23 2.1 Thực trạng BPO chung của Châu Á 24 2.1.1 Tổng doanh thu và lợi nhuận thu được từ BPO của Châu Á trong những năm gần đây 25 2.1.2 Những quốc gia có ngành dịch vụ BPO nổi bật ở Châu Á .25 2.1.3 Xu hướng và tiềm năng phát triển BPO trong thời gian tới 28 2.2 Thực trạng BPO riêng tại một số nước Châu Á .30 2.2.1 Thực trạng BPO ở Ấn Độ 30 2.2.2 Thực trạng BPO ở Trung Quốc 35 2.2.3 Thực trạng BPO ở Philippines 38 2.3.Đánh giá thực trạng BPO ở những nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 41 2.3.1 Ưu điểm 41 2.3.2 Hạn chế 42 2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 43 CHƯƠNG 3 .47 THỰC TRẠNG BPO Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 47 3.1 Thực trạng BPO ở Việt Nam 48 3.1.1 Thực trạng chung của BPO ở Việt Nam 48 3.1.2.Phân tích các công ty Việt Nam làm BPO thành công 56 3.2 Đánh giá ngành dịch vụ BPO ở Việt Nam 59 3.2.1 Cơ hội 59 1 3.2.2 Thách thức .60 3.2.3 Điểm yếu 61 3.2.4.Điểm mạnh 62 3.3.Xu hướng và dự đoán về BPO Việt Nam trong thời gian tới 63 3.3.1 Các công ty trong nước khai thác thị trường outsourcing 2 chiều 63 3.3.2 Phát triển outsourcing trong nước cả chiều rộng lẫn chiều sâu 63 3.4 Đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước Châu Á về BPO vào Việt Nam 64 3.4.1.Cải thiện cơ sở hạ tầng 64 3.4.2.Củng cố hệ thống pháp lý 64 3.4.3 Kịp thời nắm bắt các xu hướng công nghệ mới 65 3.4.6.Tăng cường vốn đầu tư vào BPO 66 3.4.7 Đẩy mạnh các phương thức marketing cho BPO Việt Nam .67 KẾT LUẬN .70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BPO: business process outsourcing: hoạt động thuê ngoài quy trình kinh doanh ITO: information technology outsourcing: hoạt động làm thuê bên ngoài công nghệ thông tin KPO: knowledge proccess outsourcing: hoạt động làm thuê bên ngoài nghiên cứu thiết kế IAOP: International Association of Outsourcing Professionals Nasscom: National Association of Software Services Companies- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 Mức độ thích hợp cho làm thuê bên ngoài của các qui trình kinh doanh cho làm thuê bên ngoài của các quy trình kinh doanh .11 Bảng 2 Minh họa phân loại BPO theo chuỗi hoạt động .17 Bảng 3 Phân loại BPO theo chức năng 18 Bảng 4 Xếp hạng 20 nước đứng đầu dịch vụ làm thuê bên ngoài năm 2011 27 Bảng 5 Xếp hạng mức độ hấp dẫn của dịch vụ làm thêm bên ngoài các nước Châu Á Thái Bình Dương 29 Bảng 6 Danh sách 10 công ty BPO hàng đầu Ấn Độ 35 4 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài BPO là dịch vụ thuê bên ngoài nghiệp vụ doanh nghiệp Dịch vụ BPO đã được phổ biến cả chục năm nay trên thế giới nhưng mới được biết đến ở Việt Nam từ năm 2005 và do các doanh nghiệp đa quốc gia sử dụng, cung cấp Theo TS Mai Anh, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển – Hiệp hội TMĐT VN:” Bên cạnh thị trường thuê ngoài các dịch vụ CNTT (IT Service Outsource) phát triển mạnh, thị trường thuê ngoài các công đoạn trong quy trình kinh doanh (BPO) cũng ngày càng phát triển do doanh nghiệp toàn cầu đang đứng trước sức ép lớn về doanh thu và nhu cầu sắp xếp lại lực lượng lao động Trong khi đó BPO giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, giảm biên chế, chuyên nghiệp hóa các công đoạn kinh doanh liên quan đến CNTT và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.” Chính vì thế khối lượng công việc về BPO là vô cùng lớn bởi nó đã trở nên vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp để cắt giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trong giai đoạn kinh tế hiện nay Theo McKinsey, thị trường BPO toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển và đạt doanh số khoảng 122-154 tỉ đô-la Mỹ và được phân bổ theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: lĩnh vực ngân hàng (35-40 tỉ đô-la Mỹ); bảo hiểm (25-35 tỉ đô-la Mỹ); tài chính, kế toán và nhân sự (20-25 tỉ đô la Mỹ); du lịch, khách sạn (10-12 tỉ đô-la Mỹ); tiếp đến là các lĩnh vực tự động, viễn thông, dược phẩm, y tế… Có thể thấy Việt Nam có khả năng để trở thành trung tâm BPO lớn trên thế giới.Trong báo cáo Global Service Location Index năm 2011 của hãng A.T Kearney đã xếp 3 nước Châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc,Malaysia đứng đầu bảng xếp hạng 50 quốc gia cung cấp dịch vụ làm thuê bên ngoài trên toàn thế giới.Tuy nhiên, lương nhân công ở ba quốc gia này ngày càng tăng nhanh, thậm chí gấp đôi, gấp ba lương nhân công tại Việt Nam làm trong cùng dịch vụ BPO.Điều đó tạo ra áp lực về chi phí 5 của các doanh nghiệp đi thuê ngoài càng ngày càng tăng cao trong thời kì kinh tế khó khăn hiện nay, vì thế họ đang tìm kiếm thêm những quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu của họ về chất lượng mà chi phí thấp hơn để đảm bảo tính cạnh tranh Trong khi đó, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng của A.T.Kaerney, lại nhận được sự đánh giá tốt từ các nhà đầu tư nước ngoài bởi số lượng lao động trẻ lớn tới 80.000 kĩ sư công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin đang được cải thiện Trong khi đó, ngành BPO ở Việt Nam hiện còn chưa khai thác hết tiềm năng.Theo báo cáo năm 2007 của IDC, Việt Nam chỉ có 17% các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BPO Có dưới 10% doanh nghiệp Việt Nam cho biết sẽ sử dụng BPO trong ba năm tới Hơn nữa, Ấn Độ và Trung Quốc đang tiến tới phát triển KPO ( trình độ cao hơn BPO), như vậy thị trường BPO thế giới đang dần bỏ ngỏ.Nếu các doanh nghiệp nhận outsourcing của Việt Nam không nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và có sự chuẩn bị kĩ càng thì sẽ rất đáng tiếc.Vậy, có hay không cơ hội cho Việt Nam để đón nhận xu hướng mới này ? Hướng đi và giải pháp cho Việt Nam để phát triển ngành BPO qua những kinh nghiệm của các nước Châu Á khác là gì? Từ sự cấp thiết trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” 2.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc tìm hiểu thực trạng BPO ở một số nước Châu Á ( bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam) hiện nay 3.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng chung của BPO ở toàn Châu Á, đặc biệt tập trung tìm hiểu thực trạng của bốn nước Châu Á có ngành BPO phát triển nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia Từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế của các nước này trong quá trình xây dựng ngành dịch vụ BPO để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Căn cứ vào thực trạng BPO của Việt 6 Nam để đánh giá ngành BPO Việt Nam và đề xuất ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành dịch vụ này ở nước ta 4.Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử đụng để nghiên cứu là phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân loại…được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đề cập đến trong quá trình nghiên cứu 5.Kết cấu khóa luận: Khóa luận bao gồm 3 chương • Chương 1: Tổng quan về BPO • Chương 2: Thực trạng BPO ở một số nước Châu Á • Chương 3: Thực trạng BPO ở Việt Nam và đề xuất giải pháp cho Việt Nam Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với trình độ nghiên cứu còn hạn chế và thời gian hoàn thành khóa luận không nhiều, bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy cô và các bạn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn của em- Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Yến đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài khóa luận này 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 1.1 Khái niệm và đặc điểm 1.1.1 Khái niệm Khái niệm về Outsourcing: Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, làm thuê bên ngoài là sự chuyển giao việc quản lý và tiến hành một bộ phận hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh cho một nhà cung cấp bên ngoài doạnh nghiệp Qua định nghĩa trên có thể rút ra làm thuê bên ngoài là một quá trình trong đó một công ty uỷ thác một số hoạt động hay quy trình nội bộ cho một công ty khác bên ngoài nhằm thu được những lợi ích khác nhau, chủ yếu là để có được dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp và đẩy nhanh tốc độc công việc Vì thế làm thuê bên ngoài có bản chất là một giao dịch Thông qua giao dịch này, công ty giao một số hoạt động hay quy trình nội bộ của mình cho một công ty khác làm trong khi vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ bản đối với những hoạt động đó Công ty khách hàng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ biết họ muốn gì và cách thức tiến hành công việc như thế nào Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể tuỳ ý thiết kế các bước tiến hành nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn so với khi công ty khách hàng không thuê ngoài.Nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê thuộc nước sở tại (làm thuê bên ngoài nội đia – inshore outsourcing) hoặc ở nước ngoài (làm thuê bên ngoài ngoại biên – offshore outsourcing) Các hình thức của Outsourcing a) ITO ( information technology outsourcing ) ITO là khái niệm chỉ việc một số tổ chức,doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp Ví dụ điển hình là các nước cho thuê bên ngoài nhận gia công phần mềm cho các công ty đi thuê làm bên ngoài b) BPO ( business proccess outsourcing ) 9 BPO là khái niệm chỉ việc làm thuê bên ngoài các quy trình kinh doanh, là việc chuyển giao một số quy trình trọng tâm hoặc không trọng tâm trong hoạt động của công ty cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài Ví dụ như việc thuê làm bên ngoài dọn dẹp văn phòng, bảo vệ, vận chuyển văn phòng trọn gói, quản trị mạng; bảo trì máy tính, thiết bị văn phòng; kế toán; báo cáo thuế… c) KPO ( knowledge proccess outsourcing ) KPO là một dạng làm thuê bên ngoài trong đó đòi hỏi nhiều kĩ năng,trình độ và chuyên môn Ví dụ như đánh giá các hợp đồng bảo hiểm và nghiên cứu các quy trình kinh doanh Khái niệm về BPO Có nhiều cách nói khác nhau về BPO trong tiếng Việt là: “Thuê ngoài qui trình kinh doanh” hoặc “Dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp” hoặc “Dịch vụ thuê ngoài”.BPO là khái niệm để chỉ chuyển giao một số quy trình trọng tâm hoặc không trọng tâm trong hoạt động của công ty cho những nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài làm thuê.Nhà cung cấp dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm cải tiến các quy trình và quản lý các chức năng đó theo tiêu chuẩn chất lượng đã được hai bên thỏa thuận trước, thông thường với mức chi phí thấp hơn so với việc công ty tự tiến hành các hoạt động đó bằng nguồn lực của mình Hay có thể nói BPO là việc sử dụng các dịch vụ liên quan của các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp (in-house) nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tập trung phát huy những mặt mạnh của doanh nghiệp Thuê ngoài các dịch vụ BPO bao gồm các dịch vụ IT, kế toán thuế, bảo vệ, quản lý lương, kiểm toán nội bộ, quản lý hồ sơ, tuyển dụng, huấn luyện, call center, data center, headhunter Có thể thống kê dịch vụ BPO với 6 hình thức chính sau đây: • Chăm sóc khách hàng 10 3.1.2.2 World Vest Base Việt Nam Tại trung tâm gồm 38 nhân viên của World'Vest Base ở Việt Nam- một công ty có trụ sở chính nằm tại Chicago (Mỹ), các nhân viên trẻ người Việt mới tốt nghiệp đại học đang ngồi làm việc Để tư vấn cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở những thị trường chứng khoán lớn hơn, những nhân viên Việt Nam của World'Vest Base sẽ dựa vào các dữ liệu tài chính từ các báo cáo thường niên của Pháp và tìm các báo cáo kinh doanh mà các công ty phải gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Hối đoái Mỹ SEC.Họ copy các dữ liệu vào những bảng tính Excel và gửi e-mail tới các khách hàng trên toàn thế giới.Họ cũng thu thập dữ liệu từ các công ty bản địa đang tìm kiếm cơ hội chứng tỏ khả năng tiềm lực tín dụng của mình với các ngân hàng quốc tế Trong thời điểm hiện tại, mức lương nhân công tại Việt Nam vẫn còn rất thấp so với thế giới : World'Vest Base đã thuê các cử nhân đại học mới ra trường với những bằng cấp về kế toán và tài chính, nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc, với mức lương khởi điểm chỉ là 100 USD/tháng Mức lương này chỉ nhỉnh hơn một chút so với một công nhân nhà máy không có kỹ năng và bằng cấp gì tại nước láng giềng Trung Quốc "Chúng tôi cũng outsource sang Ấn Độ và Cộng hoà Czech." - ông Bloch nói - "Việt Nam cũng đang là một lựa chọn khá khả quan, tôi nghĩ họ có tiềm năng hoàn toàn ngang bằng với Ấn Độ và Czech" Chuyến tới thăm Việt Nam của ông Philippe O Piette, giám đốc điều hành của World'Vest tại Hà Lan, nằm trong chuyến hành trình cho thấy các công ty đã sẵn sàng đi xa tới mức nào để tìm kiếm nguồn nhân công rẻ.Ông nhận thấy rằng người Việt Nam không chỉ có nhiều người biết tiếng Pháp, mà còn có cả một lượng không nhỏ những người thành thạo tiếng Anh Đó là chưa kể tới rất nhiều người giỏi tiếng Nga và tiếng Đức, đã từng học tập và làm việc tại Liên Xô (cũ) và Đông Đức thời trước Trong khi World'Vest Base hiện vẫn chỉ có 56 nhân viên làm việc tại Kuala Lumpur, sự mở rộng lớn nhất hiện đang tập trung vào Việt Nam, nơi Piette hiện vẫn chỉ phải trả khoảng 400 USD/tháng cho môt số nhân viên tuyển dụng đầu tiên của mình, những người làm việc đặc biệt hiệu quả và tận tuỵ gắn bó với công ty 58 3.2 Đánh giá ngành dịch vụ BPO ở Việt Nam 3.2.1 Cơ hội  Sự đánh giá ngày càng cao của các tổ chức uy tín đối với tiềm năng phát triển làm thuê bên ngoài tại Việt Nam Đầu tháng 2 năm 2009, có ít nhất 2 bài báo cáo kết quả điều tra của các tổ chức quốc tế về các điểm đến outsourcing trên thế giới trong năm 2009 và những năm tới Việt Nam nói chung và cả TP Hồ Chí Minh nói riêng đều nằm trong danh sách bầu chọn Đầu tiên là KPMG – một tổ chức tư vấn kiểm toán, đầu tư toàn cầu Trong báo cáo “ Khám phá những biên giới toàn cầu ”, tổ chức này đã đưa ra 31 thành phố được công nhận là có sự phát triển đáng kinh ngạc trong lĩnh vực BPO ( thuê ngoài quy trình kinh doanh ) Danh sách này bao gồm 10 điểm đến ở Châu Phi, 11 điểm ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, và 10 thành phố ở Châu Á, trong đó có TP HCM Còn trong công bố mới đây của Gartner về 10 quốc gia hàng đầu về các dịch vụ outsourcing ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ( bao gồm cả Úc và New Zealand ), Việt Nam cũng nằm trong số này Tổ chức này đưa ra 10 tiêu chí lựa chọn, trong đó Việt Nam cùng với Malaysia, Pakistan, Philippines và Thái Lan được xem là những điểm đến có sự cạnh tranh phát triển nhanh với nhiều thách thức nhưng lại có giá cả hấp dẫn nhất.Báo cáo này cũng cho biết nhiều công ty trên thế giới hiện đang di chuyển các dịch vụ công nghệ thông tin, bao gồm outsourcing, đến các nước có giá cả thấp hơn để có điều kiện tốt nhất cho hoạt động của họ  Nhu cầu lao động tri thức với chi phí thấp ngày càng gia tăng trong nền kinh tế thế giới Với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng cao tác động lên hầu hết các mặt của nền kinh tế thế giới, làm cho thế giới mở cửa hơn, phá vỡ những rào cản trước đây đã chia nhỏ thế giới Quá trình này giúp các nước, các công ty được tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước nhỏ bé Nhưng cùng lúc đó, các công ty phải đối mặt với áp lực cạnh tranh nặng nề hơn Chính vì thế, họ phải cơ 59 cấu lại bộ máy hoạt động của mình linh hoạt hơn để dễ dàng thích ứng Do đó, hoạt động làm thuê bên ngoài với chi phí thấp là một giải pháp hiệu quả và cấp thiết trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay giúp họ vừa có thể hợp lý hóa cơ cấu tổ chức của công ty, vừa cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh  Chi phí lao động ngày càng gia tăng tại các nước là trung tâm làm thuê bên ngoài trên thế giới Chi phí lao động ngày càng tăng ở các trung tâm làm thuê bên ngoài như Ấn Độ và Trung Quốc khiến các công ty quốc tế phải hướng sự chú ý sang những nứớc có chi phí thấp hơn, trong đó có Việt Nam Hoạt động cho thuê ngoài là ngành công nghiệp nòng cốt của nhiều nước đang phát triển Ấn Độ, Trung Quốc đã được công nhận là trung tâm làm thuê bên ngoài trên thế giới, nhưng hiện nay Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như 1 điểm đến mới đầy hứa hẹn Tạp chí CIO cho thấy chi phí thuê ngoài ở Việt Nam rẻ hơn khoảng 90% so với phát triển phần mềm tại Hoa Kỳ, so với Ấn Độ chi phí phát triển phần mềm ở Việt Nam rẻ hơn từ 3-7 lần Đây là những con số rất thuyết phục cho các công ty để bắt đầu mạo hiểm đầu tư thuê ngoài ở Việt Nam Do đó Việt Nam được xếp hạng thứ 9 trong số 20 nước đứng đầu về hoạt động làm thuê bên ngoài trên thế giới theo bình chọn của Global Services Location Index ( GSIL ) 2011 của A.T.Kearney Như vậy, với tư cách là một điểm đến gia công phần mềm mới nổi, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều công ty đang tìm kiếm thị trường thuê ngoài mới mà không phải tốn nhiều tiền 3.2.2 Thách thức  Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là sự cạnh tranh đến từ thị trường Trung Quốc và Philippines với ưu thế nguồn nhân công dồi dào và công nghệ tiên tiến hơn Hiện Trung Quốc và Phillippines đang có những bước tiến mạnh mẽ theo định hướng phát triển hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh  Ngành làm thuê bên ngoài sử dụng những thành quả của công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh, vòng đời công nghệ ngắn, chi phí 60 đầu tư lớn để cập nhật công nghệ, marketing mở rộng thị trường Đây cũng là những khó khăn không nhỏ đối với Việt Nam 3.2.3 Điểm yếu Cũng như các ngành kinh tế khác, các doanh nghiệp làm BPO cũng đang gặp không ít khó khăn như: Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế Khả năng đọc viết tiếng Anh của lao động Việt Nam hiện vẫn chỉ được đánh giá ở mức thấp, trong khi đây lại là yếu tố rất quan trọng của ngành công nghiệp gia công phần mềm Ông Bhusannavar – chủ tịch tập đoàn Harvey Nash cho rằng so với các quốc gia khác trong khu vực như Philippines, nhân viên ở Việt Nam yếu cả về lượng lẫn chất,có thể đưa ra ví dụ: cách đây ba năm, một ngân hàng lớn trên thế giới muốn đặt một trung tâm liên lạc khách hàng của họ ở Việt Nam, nhưng do thiếu lực lượng nhân viên giỏi ngoại ngữ nên họ đành phải chuyển sang Philippines Tính bảo mật của dữ liệu còn thấp Hạn chế khác cho việc phát triển dịch vụ này chính là tính bảo mật của dữ liệu Các công ty trong nước vẫn có tâm lý lo ngại về tính an toàn khi các thông tin của mình được một trung tâm quản lý chung, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vẫn dè dặt về uy tín của các công ty này ở Việt Nam Vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết là cần học hỏi, theo kịp xu hướng công nghệ thông tin mới, phát triển mạnh truyền thông băng thông rộng, đồng thời hạ cước phí Hệ thống giao thông của Việt Nam vẫn chưa phát triển, cũng như chưa được đầu tư nhiều từ các nước phát triển để xây dựng các nhà máy sản xuất và đô thị hiện đại như Trung Quốc Nền kinh tế không ổn định Giám đốc Công ty NTS Engineering Solutions (Việt Nam) Trần Quang Hùng cho biết cách đây hai năm, công ty ông mở trang web vietbds.com dành cho các doanh nghiệp bất động sản muốn quảng bá thông tin, hình ảnh của mình Phần chính của trang web này là bản đồ Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp bất động sản cả nước có thể dùng để “chấm” những thông tin cần quảng bá lên đó Tuy nhiên, ông Hùng cho 61 biết từ cuối năm ngoái khi nền kinh tế đi xuống, thị trường địa ốc gặp khó khăn, ông tạm thời ngưng dịch vụ này để hoàn thiện thêm các chức năng và dịch vụ của trang web đồng thời cũng chờ khi thị trường hồi phục sẽ kinh doanh trở lại Ông Ngô Đức Chí, tổng giám đốc Global CyberSoft (GCS) Việt Nam, cho biết kể từ quý 4-2008, công ty có sự sụt giảm 15% về số lượng công việc do ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế Khách hàng nước ngoài gặp khó khăn trong kinh doanh, nên yêu cầu có những mức giảm trên các dự án Không chỉ có GCS, các doanh nghiệp gia công phần mềm như TMA Solutions, PSD hay FPT Software cũng cùng chung cảnh ngộ.Kể từ giữa năm ngoái, Công ty FPT Software phải hủy bỏ một số dự án cũng như cắt giảm về quy mô hay lùi thời gian thực hiện một số dự án đang tiến hành Trong khi Công ty PSD, có trụ sở tại khu phần mềm Quang Trung, cũng đang lên kế hoạch giảm bớt lượng nhân viên vì số lượng công việc giảm 3.2.4.Điểm mạnh Chi phí nhân công rẻ Ông Phạm Minh Tuấn, giám đốc của FPT Software chi nhánh TP.HCM, cho biết một số khách hàng bắt đầu cắt giảm mạnh chi phí bằng cách chuyển phần lớn các công việc đang thực hiện tại châu Âu, Mỹ, Nhật sang những nước giá rẻ, trong đó có Việt Nam Hơn nữa, Việt Nam đang là một đối tác quan trọng trong chiến lược “Ấn Độ + 1”, “Trung Quốc + 1” nhằm tạo sự cân bằng nhất định trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Việt Nam có nhiều lợi thế như chi phí sản xuất phần mềm chỉ bằng một phần bảy đến một phần ba so với Ấn Độ Chi phí nhân công rẻ và kỹ năng toán học rất vững chắc của Việt Nam đang trở thành một sự kết hợp nền tảng vượt trội, khiến một số chuyên gia thế giới về công nghệ tin tưởng rằng quốc gia này đang có những cơ hội lớn để trở thành một trung tâm gia công phần mềm mới tại châu Á Nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao Việt Nam có rất nhiều tài năng trẻ vì 75% dân số là dưới 35 tuổi; lực lượng trẻ này đang miệt mài học tập ngày đêm tại các trường đại học và trung tâm tin học để chuẩn bị đi vào lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam có đội ngũ khoảng 80.000 kỹ 62 sư công nghệ thông tin, và tiếp tục được bổ sung khoảng 9.000 người/năm Dân số 84 triệu người Việt Nam có hơn một nửa là dưới 25 tuổi và 83% sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học tự nhiên Việt Nam đang đẩy mạnh nỗ lực để tự chuyển mình thành một trung tâm điểm outsourcing lớn tại châu Á Các kiến thức toán học từ lâu đã là môn học thế mạnh trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, và hiện tại Chính phủ Việt Nam đang cố gắng đào tạo một nguồn nhân lực có kỹ năng về máy tính và lập trình dồi dào để phát triển ngành công nghiệp gia công phần mềm 3.3.Xu hướng và dự đoán về BPO Việt Nam trong thời gian tới 3.3.1 Các công ty trong nước khai thác thị trường outsourcing 2 chiều Trong những năm vừa qua Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trong việc nhận làm thuê outsourcing cho nước ngoài Tuy nhiên còn chiều ngược lại của outsourcing ở nước ta đó là Việt Nam đi thuê các công ty nước ngoài làm outsourcing thì hiện nay mới đang bắt đầu xuất hiện ở hình thức các doanh nghiệp Việt Nam thuê công ty nước ngoài quản lý hệ thống Call Center và Contact Center Đến thời điểm này, hầy hết các “tên tuổi” lớn trên thế giới về lĩnh vực VoIP, Call Center hay Contact Center đều đã có mặt tại Việt Nam, như Cisco, Avaya, Nortel, 3 Com, Alcatel-Lucent, siemens… Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp lớn có Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt như VASC với số 18001255, Ngân hàng Á châu (ACB) với tổng đài Call Center 247, VinaPhone 18001091, MobiFone 18001090, Bưu điện TP Hà Nội… 3.3.2 Phát triển outsourcing trong nước cả chiều rộng lẫn chiều sâu Ở Việt Nam, hình thức outsourcing hiện đã và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, outsourcing hiện diện trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực Ví dụ như : Đối với các doanh nghiệp dịch vụ outsourcing phổ biến là dịch vụ dọn dẹp văn phòng, bảo vệ 24/24, vận chuyển văn phòng trọn gói,dịch vụ outsourcing kế toán, báo cáo thuế, lắp đặt/quản trị mạng hoặc bảo trì máy tính / thiết bị văn phòng… Đó là sự phát triển theo chiều rộng 63 Còn sự phát triển theo chiều sâu của outsourcing tại Việt Nam thể hiện ở việc tăng hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các dịch vụ nhận outsourcing, hướng tới phát triển KPO trong các lĩnh vực như tư vấn luật,tư vấn thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường 3.4 Đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước Châu Á về BPO vào Việt Nam 3.4.1.Cải thiện cơ sở hạ tầng Một trong những điểm hạn chế của Việt Nam là năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông và internet còn yếu, dẫn đến khả năng truyền tải các dữ liệu khi tiến hành outsourcing với các quốc gia khác kém, tốc độ thấp và chi phí liên lạc quá cao Do đó, hạ tầng viễn thông và internet cần được quan tâm đầu tư phát triển, đồng thời đảm bảo an ninh cho hệ thống cáp quang dưới đáy biển, tránh bị mất cắp hay phá hoại Ngoài ra, bên canh việc phát huy tối đa nội lực của đất nước, thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng nên được quan tâm do chi phí đầu tư cần thiết là không nhỏ Các công ty phần mềm, đặc biệt là các công ty làm gia công và sản xuất phần mềm xuất khẩu, có những yêu cầu rất cao về dịch vụ viễn thông và internet Đường truyền internet phải có băng thông và độ tin cậy cao nhằm cho nhiều chuyên gia phần mềm từ nhiều quốc gia có thể đồng thời làm việc online trên cùng một sản phẩm Việc tải các file dữ liệu lớn từ Internet cũng là một trong những yêu cầu thường xuyên Do vậy cần tiếp tục đầu tư nâng cao băng thông và chất lượng dịch vụ cho hạ tầng Viễn thông Internet, đặc biệt cần có các ưu tiên về cơ sở hạ tầng thông tin cho các doanh nghiệp phần mềm Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng về mặt lượng như vậy, vẫn cần phải nhấn mạnh thêm về việc nâng cao tính bảo mật cơ sở dữ liệu trong quá trình truyền tải, điều này sẽ tạo lòng tin cho các đối tác của Việt Nam 3.4.2.Củng cố hệ thống pháp lý Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc trao đổi thương mại tạo điều kiện cho việc xuất khẩu phần mềm, Việt Nam còn phải đặc biệt chú trọng đến việc thực thi bản quyền cho các sản phẩm phần mềm Việc thực thi nghiêm chỉnh các luật về bản quyền một mặt sẽ thúc đẩy nền công nghiệp phần mềm trong nước phát triển, 64 mặt khác sẽ tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp phần mềm Việt Nam Các công ty nước ngoài sẽ không còn e ngại khi thuê các công ty Việt Nam làm gia công phần mềm Trong outsourcing, sự chuyển giao thông tin là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới công ty thực hiện Bởi thế, đảm bảo thông tin và sở hữu trí tuệ được tôn trọng rất cần thiết để tạo lòng tin cho khách hàng Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền, đặc biệt là đối với các chương trình máy tính diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến Điều này khiến cho lòng tin của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam giảm sút không ít, đòi hỏi chúng ta phải có những quy định chặt chẽ về đảm bảo an toàn các thông tin khách hàng và quyền sở hữu trí tuệ 3.4.3 Kịp thời nắm bắt các xu hướng công nghệ mới Xu hướng sử dụng các kỹ thuật quản lý tiên tiến, công cụ và công nghệ để quản lý hiệu quả hơn, linh hoạt và nâng cao hiệu quả sẽ vẫn được duy trì trong năm 2011 Điện toán đám mây có thể đơngiản hóa và chuẩn hóa quá trình cung ứng và cung cấp dịch vụ cụ thể, và đồng thời dẫn đến sự gia tăng số lượng các nhà cung cấp và phức tạp hóa cấu trúc dịch vụ Khách hàng sẽ cần một nhà cung cấp mà có thể giúp họ tích hợp các tính năng mới với những hệ thống hiện có, và đáp ứng được hiệu suất và an toàn trong tương lai 3.4.4.Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ BPO tại nước ta Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không chỉ cần tập trung phát triển nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin mà phát triển nguồn nhân lực ở các ngành khác cũng rất quan trọng, đặc biệt là tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kế toán… Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường chính quy Giáo dục là một nền tảng cốt yếu, vì nó giúp tạo ra khả năng tiếp nhận và phát triển những kiến thức mới 65 Điểm yếu của nguồn nhân lực nước ta là thiếu kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu thị trường Do đó để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngay trong các trường đại học, cao đẳng, nhà trường cần tiến hành cập nhật chương trình học, tăng số môn và thời lượng các môn chuyên ngành; liên kết thuê giáo viên từ các viện nghiên cứu, những chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy; liên kết với các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận thực tế…Đặc biệt, cần đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên, đặc biệt là tiếng Anh vì vấn đề ngôn ngữ là rào cản ngăn nhiều công ty không thâm nhập vào nước ta Để có thể khai thác được nhiều thị trường thuê làm bên ngoài quy trình kinh doanh khác nhau, cần phải đào tạo nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Anh, Nhật, Pháp, Đức, Nga… Hơn nữa, vấn đề phát huy năng lực con người trong ngành BPO, không chỉ là ngôn ngữ hay ngoại ngữ, mà điều cần thiết không kém đó là phát triển cả các kỹ năng giao tiếp cho nhân viên Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực, trước hết là nhân lực công nghệ thông tin Công nghệ thông tin chính là động lực giúp outsourcing phát triển, bởi thế các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động xây dựng đội ngũ nhân viên phù hợp với nhu cầu; đẩy mạnh hoạt động đưa cán bộ CNTT ra học tập và làm việc ở nước ngoài để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm Tăng cường đào tạo nhân lực có định hướng thị trường trọng điểm Nước ta cần xác định thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu trong những năm tới nhằm có định hướng đào tạo nhân lực phù hợp Bên cạnh đào tạo trình độ chuyên môn để bắt kịp với nhu cầu thế giới cần đưa vào chương trình đào tạo các môn ngoại ngữ phù hợp với các thị trường trọng điểm đó Hiện nay một trong những thị trường quan trọng của hoạt động ITO Việt Nam là thị trường Nhật Bản Vì thế bên cạnh tiếng Anh, đào tạo nguồn nhân lực biết và thông thạo tiếng Nhật sẽ tạo cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh rất lớn 3.4.6.Tăng cường vốn đầu tư vào BPO Sự đầu tư của các công ty nước ngoài, đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia, ảnh hưởng rất lớn nếu không nói là quyết định cho sự thành công của việc xuất khẩu 66 phần mềm tại nhiều cường quốc xuất khẩu phẩn mềm trên thế giới Hiện Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư mở rộng các trung tâm phát triển gia công phần mềm xuất khẩu Sự ổn định về an ninh và chính trị là những điều kiện thuận lợi cần thiết, tuy nhiên Việt Nam cần có các chính sách đồng bộ và các biện pháp mạnh hơn nữa mới có thể tận dụng được cơ hội này 3.4.7 Đẩy mạnh các phương thức marketing cho BPO Việt Nam Việt Nam cần phải có một chiến lược marketing mang tầm cỡ quốc gia cho nền công nghiệp phần mềm Đại bộ phận các doanh nghiệp phần mềm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Công việc tìm hiểu thị trường ở một nước khác, tiếp thị và quảng bá cho sản phẩm phần mềm ở nước ngoài là quá sức đối với số doanh nghiệp này Nhà nước cần đầu tư và tổ chức các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực rất khó khăn này Có thể lập một quỹ nghiên cứu và hỗ trợ quảng bá, tiếp thị phát triển thị trường cho các doanh nghiệp trong đó nhà nước đầu tư ban đầu 50%, còn 50% sẽ trích từ doanh thu của các doanh nghiệp phần mềm Hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là linh hoạt, năng động và dễ thay đổi hơn khi có sự biến đổi của môi trường kinh doanh – một lợi thế đặc biệt trong những ngành liên quan đến CNTT, song lại gặp trở ngại về vốn và khả năng tiếp cận với hạ tầng công nghệ Vì thế nhà nước cần có các dự án đầu tư xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đào tạo các kỹ năng quản lý, kinh doanh và công nghệ 3.4.8.Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành làm thuê bên ngoài tại Việt Nam: Đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới các doanh nghiệp quốc tế Phát triển sự hiện diện trên internet là một biện pháp quảng bá hiệu quả đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển Một website tổng hợp đưa ra những dịch vụ và giá cả rõ ràng, các lợi thế cạnh tranh như chi phí thấp và chất lượng dịch vụ cao sẽ tạo ra môi trường đáng tin cậy cho doanh nghiệp Chính phủ có thể hỗ trợ để tiến hành một chiến lược marketing chung cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 67 outsourcing; cử các đoàn đại biểu tham dự tới những hội thảo, triển lãm outsourcing quốc tế để đưa hình ảnh Việt Nam đến với các doanh nghiệp nước ngoài, gây dựng hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế Hợp tác quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm thuê bên ngoài Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp lý để thu hút các tập đoàn quốc tế đến đầu tư, chuyển giao công nghệ, thành lập các cơ sở và trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam; phổ biến áp dụng các quy trình tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như CMM level 3,4,5 và ISO, PCMM…nhằm nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong nước, tạo được sự tin cậy cho những công ty nước ngoài có ý định làm thuê bên ngoài tại Việt Nam Để thực hiện điều này cần tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong nước hiểu về các lợi ích thu được khi áp dụng những tiêu chuẩn này và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn đó Nhà nước nên tăng thuê ngoài dịch vụ Cùng các phương án đề xuất phát triển ngành DV CNTT như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thuế thu nhập cho DN, tăng cường cung cấp DV cho thị trường nước ngoài, các chuyên gia cho rằng, giải pháp thực tế và cần làm trước tiên đó là Nhà nước nên tăng thuê ngoài DV CNTT Ông Mai Anh, Tổng thư ký Hội Tin học Viễn thông Hà Nội cho biết, ở nhiều nước, DV CNTT thường chiếm tỷ trọng cao trong các DV được chính phủ thuê ngoài Lợi ích của việc này là: giảm bộ máy hành chính; không vướng bận về kỹ thuật để tập trung giải quyết việc chuyên môn; giảm giá thành DV, tăng tính chuyên nghiệp và chất lượng; giảm áp lực về nhân lực; tạo thị trường cho DN trong nước Để thúc đẩy hoạt động thuê ngoài trong CQNN, ông Mai Anh cho rằng Nhà nước cần khuyến khích một số lĩnh vực phải thuê ngoài như tư vấn thiết kế HT mạng, bảo trì HT máy tính, thậm chí cả việc cung cấp một số DV công Các cơ quan chuyên trách về CNTT của các bộ/ngành, chính quyền địa phương các cấp cần thay đổi vai trò, giảm tối đa các công việc liên quan đến kỹ thuật, tăng cường thuê ngoài những DV có thể thuê để tập trung đề xuất giải pháp ứng dụng hiệu quả 68 3.4.9.Hợp tác,học hỏi từ các nước đã phát triển BPO Tại châu Á, Chính phủ Việt Nam và các nước khác, chẳng hạn như Malaysia, nên hợp tác với nhau để kết hợp những thế mạnh của mình Mỗi nước có một điểm mạnh riêng về phát triển công nghiệp outsource, và có thể học tập lẫn nhau để nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của mình Chẳng hạn, Việt Nam hiện chỉ có thể outsource tốt các công việc non-voice-outsourcing, hay paper-outsourcing, tức là những công việc trên văn bản, trên giấy Còn các công việc voice-outsourcing, chẳng hạn như thu thập thông tin hoặc giao tiếp qua điện thoại thì Malaysia làm rất tốt Việt Nam do đó có thể học hỏi voice-outsourcing của Malaysia để phát huy thêm những sản phẩm sáng tạo hơn cho mình 69 KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu bằng những số liệu xác thực về thực trạng hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh ở một số nước trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam, có thể rút ra những kết luận sau: 1.Gia công phần mềm ( ITO) từng là giải pháp số một để phát triển công nghiệp phần mềm tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Nhưng còn rất nhiều hướng đi khác nữa để nâng tầm sản xuất phần mềm thành ngành kinh tế thực sự có đóng góp đáng kể cho GDP, một trong số đó là phát triển ngành dịch vụ BPO 2.Với nhiều ưu điểm nổi trội của mình, hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh đang trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, đặc biệt là đem lại doanh thu to lớn cho các nước Châu Á- khu vực luôn dẫn đầu thế giới về hoạt động làm thuê bên ngoài Thị trường làm thuê bên ngoài còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn và đòi hỏi trình độ lao động cũng như cơ sở hạ tầng chất lượng tốt hơn Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường làm thuê bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines Đây thực sự là một cơ hội tốt cho các quốc gia đang phát triển tích cực tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh và thu lại những lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiều yếu tố tác động đến hoạt động làm thuê bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông và tác động của quá trình toàn cầu hóa, cùng với ảnh hưởng của các khủng hoảng tài chính toàn cầu Những nhân tố này tương tác với nhau góp phần định hình thị trường quốc tế Tất nhiên, dù là khu vực đứng đầu trên thế giới về hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh, nhưng làm thuê bên ngoài tại các quốc gia Châu Á vẫn còn tồn tại nhiều ưu điểm và hạn chế Các công ty và các quốc gia cần nắm được những ưu điểm, hạn chế này để có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ hoạt động này 3.Từ việc tìm hiểu về bản chất, ưu nhược điểm của hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh cũng như kinh nghiệm từ các quốc gia ở Châu Á đã đi 70 trước, Việt Nam có thể rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình để phát triển hoạt động làm thuê bên ngoài Sự phát triển của hoạt động làm thuê bên ngoài có rất nhiều đóng góp cho nền kinh tế - xã hội của đất nước, đây thực sự là con đường để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể học tập giúp đưa nên kinh tế nước mình bắt kịp với sự phát triển của của thời đại công nghệ thông tin Trên thực tế, chúng ta đã và đang có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển hoạt động làm thuê bên ngoài, đặc biệt khi đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006 4.Tuy có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động làm thuê bên ngoài nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ tận dụng được một phần hết sức nhỏ bé của những điều kiện đó Chúng ta có những mặt mạnh và yếu trong một môi trường cơ hội và thách thức đan xen Không chỉ biết nắm bắt những cơ hội đến với mình, muốn phát triển, Việt Nam cần phải có những giải pháp, đường lối thích hợp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và dối mặt với thách thức Chính phủ Việt Nam đã có những quan tâm nhất định tới sự phát triển làm thuê bên ngoài tại nước ta Tuy nhiên, để có thể phát triển chúng ta cần thực hiện những biện pháp đồng bộ, có sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp Đứng trên quan điểm đó, tiểu luận đã đưa ra những gợi ý thúc đẩy sự phát triển của hoạt động làm thuê bên ngoài tại Việt Nam Tóm lại, trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, sử dụng làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh là chính sách doanh nghiệp nên ưu tiên, nó giúp doanh nghiệp uyển chuyển và năng động hơn để tối thiểu hóa chi phí và rủi ro Tuy nhiên, đối với Việt Nam, outsourcing còn là một lĩnh vực mới mẻ, chưa khai thác hết được những lợi ích từ nó, các doanh nghiệp còn e ngại, không dám sử dụng nhiều dịch vụ BPO Vì vậy, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư hơn về phát triển nhân lực và phương thức quản lí để tận dụng tối đa lợi thế từ hoạt động này Với trào lưu toàn cầu hóa của kinh tế thị trường, chiến lược phát triển ngành dịch vụ BPO ở Việt Nam cần tính kỹ đến các khâu cạnh tranh và liên kết để làm thế nào mang đến giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng, tạo điều kiện cho quá trình đi lên của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của toàn ngành BPO Việt Nam ngày càng rộng mở và vững mạnh 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 ... giải pháp cho Việt Nam để phát triển ngành BPO qua kinh nghiệm nước Châu Á khác gì? Từ cấp thiết trên, em chọn đề tài “ Thực trạng làm thuê bên số nước giới học kinh nghiệm cho Việt Nam? ?? 2.Phạm... hiểu thực trạng bốn nước Châu Á có ngành BPO phát triển Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia Từ rút ưu điểm hạn chế nước trình xây dựng ngành dịch vụ BPO để rút học kinh nghiệm cho Việt Nam Căn vào thực trạng. .. USD, Việt Nam gia công PM 10 năm đạt 800 triệu USD”, ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc Trung tâm BPO FIS 46 CHƯƠNG THỰC TRẠNG BPO Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 47 3.1 Thực trạng BPO Việt Nam 3.1.1 Thực

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN

    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Đặc điểm của BPO

        • 1.1.2.1. Ưu điểm

        • 1.1.2.2. Nhược điểm

        • 1.2. Phân loại BPO

          • 1.2.1. Theo khu vực địa lý

          • 1.2.2. Theo chuỗi hoạt động

            • 1.2.2.1. BPO theo chiều ngang

            • 1.2.2.2. BPO theo chiều dọc

            • 1.2.3. Theo các chức năng

            • 1.3. Xu hướng BPO trên thế giới

            • CHƯƠNG 2

            • THỰC TRẠNG BPO Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

              • 2.1. Thực trạng BPO chung của Châu Á

                • 2.1.1. Tổng doanh thu và lợi nhuận thu được từ BPO của Châu Á trong những năm gần đây

                • 2.1.2. Những quốc gia có ngành dịch vụ BPO nổi bật ở Châu Á

                • 2.1.3. Xu hướng và tiềm năng phát triển BPO trong thời gian tới

                  • 2.1.3.1. Mở rộng điểm đến BPO ở Châu Á

                  • 2.1.3.2. Doanh thu và lợi nhuận thu được ngày càng tăng nhanh

                  • 2.1.3.3. Tiếp thu những xu hướng công nghệ mới nhất

                  • 2.2. Thực trạng BPO riêng tại một số nước Châu Á

                    • 2.2.1. Thực trạng BPO ở Ấn Độ

                      • 2.2.1.1. Doanh thu của BPO Ấn Độ

                      • 2.2.1.3. Số lao động BPO của Ấn Độ

                      • 2.2.1.4. Các lĩnh vực sử dụng BPO của Ấn Độ

                      • 2.2.2. Thực trạng BPO ở Trung Quốc

                        • 2.2.2.1. Các thành phố trọng điểm BPO của Trung Quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan