Bình minh trên sông Nile 1 pps

6 355 0
Bình minh trên sông Nile 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bình minh trên sông Nile 1 Nasser trong chiến tranh 1948-49 Chúng ta đã mấy lần gặp Nasser: lần ông còn làm một học sinh 12 tuổi, theo bạn bè biểu tình mà bị đánh chảy máu mặt (1930), lần ông bị một viên đạn sướt qua trán thành một vết sẹo, cũng vì biểu tình (1935), rồi ông vào trường võ bị, cùng với một số bạn bè thành lập nhóm sỹ quan tự do. Chúng ta gặp lại ông làm đại úy, chưa có ác cảm với Do Thái, chỉ mới có tư tưởng quốc gia, chưa thấy sự thống nhất các quốc gia Ả Rập là một điều cần thiết. Nhưng ông cũng hăng hái ra trận. Ở ngoài mặt trận ông mới thấy quân đội Ả Rập kém xa quân đội Israel về mọi phương diện. Năm quốc gia gồm 35 triệu người mà thua một quốc gia 650.000 người, tất phải có nguyên do. Khí giới đã xấu, cũ mà sự chỉ huy của liên quân Ả Rập không thống nhất. Quân Ai Cập, Iraq và Transjordanie ba mặt tiến đánh Tel Aviv mà không có một chiến lược chung, không liên lạc với nhau để đến nỗi Iraq bị đánh tan trước, rồi Transjordame bị vây ở gần Jérusalem, Ai Cập bị vây ở phía bắc Hébron mà chẳng bên nào cứu được bên nào. Quân Ai Cập, trong Thế chiến vừa qua, bị người Anh nghi kị, không cho sử dụng các vũ khí mới, không cho ra mặt trận, nên thiếu kinh nghiệm. Nhất là thiếu tổ chức. Tấn công một làng mà không có bản đồ làng đó, không có xe thiết giáp để mở đường, thành thử lính Ai Cập càng dũng cảm thì càng chết nhiều. Thiếu xe để chở họ, thức ăn cũng thiếu: người ta phát cho mỗi đại đội một số tiền là một ngàn Anh bảng để mặc đội trưởng mua tại chỗ phó-mát và ô-liu cho quân lính. Nasser lại hiểu rằng chiến tranh đó là một "chiến tranh chính trị"; chính quyền Ai Cập ra lệnh cho chiếm được thật nhiều đất, không quan tâm tới sự hao quân tổn tướng vì họ biết rằng thế nào Liên hiệp Quốc cũng can thiệp mà bên nào chiếm được nhiều đất thì bên đó lợi. Cho nên người ta hấp tấp lùa quân ra trận mà không tổ chức, chuẩn bị, cũng không hề giảng cho dân chúng hiểu tại sao tấn công Israel, thành thử nhiều người lính ngờ rằng chính phủ bắt họ hy sinh tính mạng để chiếm đất cho các cụ lớn ở triều đình. Mặc dầu vậy, họ chiến đấu vẫn hăng. Nasser bị thương ở ngực, điều trị xong lại ra mặt trận với chức thiếu tá. Cuối năm 1948 Nasser lập được một chiến công. Điểm ông chiếm đóng, Erak El Manchia với một địa điểm nữa ở kế cận, Faludja, bị Do Thái bao vây luôn hai tháng, sau bị dội bom luôn ba ngày. Ông ráng giữ vững tinh thần sỹ tốt. Ngày cuối cùng, Do Thái tưởng Ai Cập đã kiệt lực, bèn tấn công, không ngờ bị chặn lại rồi bị tiêu diệt. Nhờ vậy mà tinh thần Ả Rập ở Faludja cũng lên cao và hai điểm đó chống cự được tới lúc đình chiến. Nasser đảo chính truất ngôi Farouk Ở mặt trận về Nasser rút được nhiều kinh nghiệm và tư tưởng ông thay đổi hẳn. Ông đã thấy năm quốc gia Ả Rập tuy gọi là liên hiệp với nhau mà chỉ mưu cái lợi riêng của mình. Sau bao nhiêu thế kỷ bị ngoại thuộc, lần này là lần đầu tiên dân tộc Ả Rập có dịp tỏ mặt với thế giới mà thua một cách nhục nhã như vậy thì làm sao còn dám tự hào là dòng dõi của Chéops, của Mohamed nữa. Tinh thần quốc gia của ông chuyển thành tinh thần Ả Rập. Không có các dân tộc Ai Cập, Iraq, Syrie, Jordani mà chỉ có một dân tộc Ả Rập. Sự đại bại lần đó là cái phúc cho khối Ả Rập đấy. Nhờ nó, họ mới phẫn uất mà phục hưng lên được. Nhưng trước hết phải tổ chức tại quân đội, nâng cao đời sống của nhân dân đã. Ông nhất định làm một cuộc cách mạng trong nước. Năm 1949, đảng sỹ quan Tự do của ông bầu một ủy ban chấp hành, trong đó có ông, hai người bạn thân của ông là Abdel Hakim Amer, Anwar El Sadat. Ủy ban đó sau đổi làm Hội đồng Cách mạng. Sau vụ bại trận ở Palestine, dân chúng sôi nổi, phản đối triều đình Farouk. Đời sống đắt đỏ gấp bốn trước, dân chúng thất nghiệp mà quốc khố thì rỗng. Nahas Pacha lúc đó làm Thủ tướng, thấy dân chúng sắp nổi loạn, phải tìm cách lấy lòng họ, tuyên bố: "Bây giờ tới lúc người Anh phải cút đi!". Anh cứ phớt tỉnh. Chính sách của họ là "Ta đã ở đây thì ta không đi đâu hết". Tất cả các đảng, từ đảng Sơ mi xanh (trước kia thân Đức Quốc xã), đảng Huynh đệ Hồi giáo, sỹ quan Tự do đòi tuyệt giao với Anh, tẩy chay hàng hóa Anh, rút tiền trong các ngân hàng Anh, không làm việc cho Anh, không tiếp tế cho Anh, không cho Anh làm việc trong các công sở, tư sở Ai Cập. Tháng giêng năm 1952, hai bên xô xát nhau, Ai Cập chết 46 người; bắt giam 80 người Anh để trả đũa. Ngày 26-1-1952, xảy ra vụ đốt phá thành phố Le Caire, trong sử gọi là vụ "ngày thứ bảy hắc ám". Mười giờ sáng, hiến binh Ai Cập cùng với các đoàn thanh niên kéo nhau lại dinh Thủ tướng đòi khí giới để chiến đấu với Anh trong khu Suez. Cả hai triệu dân Le Caire xuống đường đốt phá. Có 400 nơi bị đốt, chín người Anh chết thiêu. Dân chúng nhảy múa như điên cuồng. Cảnh sát phải bó tay. Các sỹ quan Tự do trong đảng Nasser muốn ngăn cản mà không được. Nhà cầm quyền Ai Cập vì vụ đó mà bị thế giới khinh bỉ. Đảng sỹ quan Tự do quyết định hành động gấp, vời tướng Mohamed Néguib vào đảng để có thêm uy tín với dân. Nửa đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 7 năm 1952 họ ra tay, thình lình ùa vào bắt sống các tướng tá tại bộ Tham mưu, rồi chia nhau đi chiếm các yếu điểm ở Le Caire, không một nơi nào chống cự lại. Dân chúng vẫn ngủ yên. Chính Néguib cũng chẳng hay gì cả. Sáng hôm sau, dân chúng bừng con mắt dậy mới hay rằng quân đội đã đảo chính xong và Néguib được bầu làm Tổng tư lệnh. Mọi người ôm nhau nhảy múa ca hát. Nắm được quân đội rồi, Nasser dùng cựu Thủ tướng Aly Maher để cướp chính quyền, yêu cầu Maher thành lập nội các. Vua Farouk nhu nhược lạ lùng, không phản kháng gì cả. Ngày 25-7 Nasser tiến tới giai đoạn cuối cùng: truất ngôi Farouk, cho quân đội bao vây cung điện, đưa một bản thỉnh nguyện yêu cầu Farouk nhường ngôi cho Đông cung Thái tử Fouad và phải ra khỏi nước ngay trước sáu giờ chiều hôm đó. Farouk ríu ríu tuân lời nữa và xuống một chiếc du thuyền, bắt đầu cuộc đời lưu vong. Cuộc đảo chính thành công ngoài sức tưởng tượng: chỉ có bảy người lính bị thương. Nasser làm tổng thống Hội đồng cách mạng đã vạch rõ sáu mục tiêu: 1. Phản đế 2. Đả phong 3. Bãi bỏ các độc quyền 4. Thành lập một quân đội mạnh mẽ 5. Thành lập một chế độ xã hội công bằng 6. Thành lập một chế độ dân chủ lành mạnh. Điểm thứ năm được thực hiện trước nhất. Hội đồng cách mạng ban hành một đạo luật cải cách điền địa để cải thiện đời sống nông dân. Năm 1952 Ai Cập có 22 triệu dân, trong số đó 15 triệu sống về nghề nông. Đất cày cấy được gồm 6 triệu feddan (mỗi feddan bằng 4.300 mét vuông[32]). - 35,5% số ruộng đó, tức 2.130.000 feddan thuộc về 2.642.000 tiểu điền chủ, trung bình mỗi người được 0,8 feddan, tức non một mẫu ta ngoài Bắc. - 64,5% tức 3.870.000 feddan thuộc về 160.000 điền chủ, trung bình mỗi người được 24 feddan. Nhưng trong số điền chủ này, riêng 2.100 người đã chiếm được 20% toàn thể số ruộng cày, tức non 1.200.000 feddan, tính ra mỗi người trung bình chiếm 550 feddan, khoảng 237 héc-ta. Đạo luật cải cách điền địa hạn chế số ruộng của mỗi người là 200 feddan (khoảng 90 héc-ta). Các đại điền chủ được quyền bán số ruộng dư cho tá điền trong một thời hạn là mấy tháng, sau thời hạn đó bị truất hữu để phát cho dân nghèo. . Bình minh trên sông Nile 1 Nasser trong chiến tranh 19 48-49 Chúng ta đã mấy lần gặp Nasser: lần ông còn làm một học sinh 12 tuổi, theo bạn bè biểu tình mà bị đánh chảy máu mặt (19 30),. các công sở, tư sở Ai Cập. Tháng giêng năm 19 52, hai bên xô xát nhau, Ai Cập chết 46 người; bắt giam 80 người Anh để trả đũa. Ngày 26 -1- 1952, xảy ra vụ đốt phá thành phố Le Caire, trong. Năm 19 52 Ai Cập có 22 triệu dân, trong số đó 15 triệu sống về nghề nông. Đất cày cấy được gồm 6 triệu feddan (mỗi feddan bằng 4.300 mét vuông[32]). - 35,5% số ruộng đó, tức 2 .13 0.000

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan