UNG THƯ PHỔI – PHẦN 2 pdf

12 255 0
UNG THƯ PHỔI – PHẦN 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UNG THƯ PHỔI – PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN Hầu hết mọi người bắt đầu bằng việc đi khám bác sỹ gia đình (bác sỹ riêng ) khi thấy có các triệu chứng. Bác sỹ riêng của bạn sẽ kiếm tra và đặt lịch làm xét nghiệm hoặc chụp X-quang. Bác sỹ riêng có thể sẽ chỉ định bạn đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm và để được các chuyên gia tư vấn và điều trị. Tại bệnh viện, bác sỹ sẽ xem bệnh sử (y bạ) của bạn trước khi tiến hành kiểm tra cụ thể. X- quang vùng ngực sẽ được tiến hành để kiểm tra các dấu hiệu bất thường trong phổi của bạn. Người ta có thể yêu cầu bạn lấy mấu đờm (dãi) để họ tiến hành kiểm tra tìm kiếm tế bào ung thư qua kính hiển vi – phương pháp này mang tên sputum cytology (xét nghiệm tế bào đờm ). Các phương pháp kiểm tra sau đều được dùng để chẩn đoán ung thư phổi và bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm một hay nhiều xét nghiệm loại này tại bệnh viện. Nội soi phế quản Một bác sỹ hoặc một y tá được đào tạo chuyên môn sẽ kiểm tra phía trong đường dẫn khí của phổi và lấy mẫu tế bào (gọi là mẫu sinh thiết). Thông thường người ta sử dụng một ống mềm, mỏng gọi là ống soi phế quản và xét nghiệm được tiến hành tại khu vực gây tê cục bộ. Đôi khi dụng cụ ống soi cứng được dùng thay thế. Trong trường hợp này, bạn sẽ được gây mê toàn bộ và bạn sẽ phải nằm lại bệnh viện. Trước khi tiến hành soi phế quản, người ta sẽ yêu cầu bạn không được ăn hay uống trong vòng vài tiếng. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn sẽ được tiêm thuốc an thần nhẹ, để giúp bạn thư giãn và giảm đau, khó chịu. Bác sỹ cũng sẽ kê cho bạn một loại thuốc khác để làm giảm lượng dịch tự nhiên tiết ra trong miệng và cổ họng. Loại thuốc này làm miệng bạn khô. Khi bạn đã thấy thoải mái, bác sỹ sẽ xịt thuốc gây tê cục bộ vào phía dưới họng của bạn. Ống soi phế quản sẽ được luồn nhẹ nhàng qua mũi hoặc mồm và vào sâu đường thở trong phổi. Bác sỹ và y tá có thể nhìn qua ống soi phế quản để kiểm tra bất kỳ dấu hiểu bất thường nào. Có thể chụp ảnh và lấy sinh thiết cùng lúc. Xét nghiệm có thể gây khó chịu nhưng chỉ kéo dài vài phút. Bạn không nên ăn hoặc uống sau ít nhất 1 tiếng, bởi cổ họng của bạn có thể vẫn còn tê và bạn sẽ không biết thức ăn và đồ uống có vào đúng đường không. Ngay khi hết thuốc mê, bạn có thể về nhà. Bạn không nên lái xe trong vòng 24 tiếng sau xét nghiệm và nên có ai đó đón bạn từ bệnh viện, vì có thể bạn sẽ cảm thấy lờ đờ, buồn ngủ. Sau xét nghiệm, có thể bạn sẽ bị đau họng vài ngày nhưng sẽ sớm khỏi. Các kiểm tra tiếp theo Nếu như kết quả xét nghiệm trên cho thấy bạn có thể đã mắc ung thư phổi, bác sỹ chuyên khoa có thể sẽ muốn tiến hành một vài kiểm tra nêu dưới đây để khẳng định kết quả chẩn đoán và kiểm tra xem tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể chưa. Các kết quả sẽ giúp bác sỹ quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn. • CT (computerised tomography) scan (Chụp CT cắt lớp) • MRI (magnetic resonance imaging) scan (Chụp cộng hưởng từ) • Mediastinoscopy (Nội soi trung thất) • Lung biopsy (Sinh thiết phổi) • PET (positron emission tomography) scan (Chụp PET – X-quang pozitron ) • Ultrasound scan (Siêu âm) • Isotope bone scan (Chụp đồng vị phóng xạ xương ) • Lung function tests (Xét nghiệm chức năng phổi) Chụp cắt lớp CT Chụp cắt lớp được tiến hành sử dụng một loạt các tia X để có được một tấm ảnh ba chiều của bộ phận phía trong cơ thể. Việc chụp này không đau đớn nhưng lâu hơn chụp X-quang thông thường (khoảng 10 – 30 phút). Phương pháp này được được áp dụng để tìm kiếm chính xác vị trí và kích cỡ khối u, hoặc để kiểm tra sự di căn của căn bệnh. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống ít nhất 4 tiếng trước giờ hẹn. Hầu hết mọi người sẽ chụp CT sẽ phải uống hoặc tiêm khoảng 1 tiếng trước khi tiến hành chụp, việc này giúp một số khu vực sẽ nổi rõ hơn. Cơ thể bạn sẽ thấy nóng ran trong vài phút. Nếu bạn dị ứng với iốt hoặc bị hen, bạn phải thông báo cho bác sỹ và người làm xét nghiệm trước khi họ cho bạn uống thuốc hoặc tiêm.Thông thường là bạn sẽ vẫn phải tiêm, nhưng bạn sẽ được điều trị bằng xteóit ngày hôm trước và hôm sau khi tiêm. Bạn có thể về nhà ngay sau khi việc chụp hoàn tất. Chụp CT Scan liều thấp xoắn ốc Một số bệnh viện sử dụng chụp CT Scan liều thấp xoắn ốc. Một máy chụp CT xoay nhanh quan cơ thể, chụp hơn một trăm bức ảnh liên tiếp. Máy chụp này có thể tìm kiếm các khối u phổi nhỏ hơn so với máy chụp CT thông thường và chỉ mất một vài phút. Máy CT chụp liên tục hiện là phương pháp khá mới và bạn có thể phải tới bệnh viện chuyên khoa mới có. Không nhất thiết phải tiến hành chụp loại máy này nhưng bạn có thể tư vấn bác sỹ về khả năng áp dụng cho trường hợp của bạn. Chụp cộng hưởng từ MRI Phương pháp kiểm tra này cũng tương tự như chụp CT nhưng thay vì sử dụng tia X , phương pháp này sử dụng từ tính để có được các bức chụp chi tiết các phần trong cơ thể. Trong quá trình kiểm tra bạn sẽ phải nằm bất động trên ghế đặt trong một ống dài trong vòng 30 phút. Việc kiểm tra này không đau đớn nhưng hơi khó chịu, và một số người sẽ có cảm giác sợ khi bị giam giữ trong thời gian chụp. Và khi chụp cũng khá ồn, bạn có thể sẽ phải nút tai hoặc đeo tai nghe. Bạn cũng nên có ai đó vào trong phòng cùng với bạn. Một số người sẽ phải tiêm thuốc màu chỉ điểm vào ven cánh tay, nhưng thường việc này không gây khó chịu gì. Một bức ảnh cộng hưởng từ thường cho thấy rõ nét hơn sự khác biệt giữa các loại mô khác nhau trong cơ thể so với ảnh chụp CT, do vậy trong một số trường hợp bác sỹ sẽ có thêm thông tin. Nội soi trung thất Phương pháp kiểm tranày giúp bác sỹ kiểm ta khu vực giữa ngực và các khối u sát phổi. Đây thường là nơi khởi phát của các tế bào ung thư và cũng thường được kiểm tra để tìm kiếm dấu hiệu ban đầu của bệnh. Kiểm tra này phải được tiến hành khi gây mê toàn bộ và như vậy bạn phải lưu viện trong thời gian ngắn. Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ vào phần da trên cổ và luồn ống vào lồng ngực. Ở đầu ống có đèn và có thể phóng to khu vực cần quan sát. Bác sỹ có thể nhìn thấy bất cứ một khu vực bất thường nào và cũng có thể lấy mẫu tế bào và mẫu tế bào khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi. Một phương pháp tương tự là phương pháp nội soi ngực thoracoscopy : rạch một đường trên da và luồn ống kính viễn vào phần khác trong lồng ngực và quan sát trực tiếp tế bào ung thư và lấy mẫu từ đó. Sinh thiết phổi Phương pháp này thường được áp dụng trong phòng chụp, thông thường là trong lúc chụp CT. Bạn sẽ được tiêm một mũi gây tê cục bộ. Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn nín thở và luồn một cây kim mảnh qua phần da đó vào phổi. Tia X được dùng để đảm bảo mũi kim xuyên vào đúng vị trí. Tế bào mẫu sẽ được lấy ra để quan sát bằng kính hiển vi. Việc lấy sinh thiết này hơi khó chịu một chút nhưng chỉ mất vài phút. Chụp PET (Positron emission tomography) scan Phương pháp chụp PET sử dụng đường phóng xạ liều thấp để đo độ hoạt động của các tế bào trong các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Bác sỹ sẽ chích một lượng rất nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch, thường là trên cánh tay. Sau đó tiến hành chụp. Khu vực có tế bào ung thư thường hoạt động mạnh hơn các vùng xung quanh do vậy chúng hấp thụ nhiều chất phóng xạ hơn và hiện lên trên bản chụp. Chụp PET là một phương pháp chụp mới và bạn sẽ phải tới trung tâm chuyên khoa để có thiết bị này. Không nhất thiết phải chụp PET tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ cho trường hợp của bạn. Chụp PET có thể được áp dụng để phát hiện ra ung thư lây lan ra ngoài vùng phổi, hoặc để kiểm tra xem các khối u còn lại sau điều trị chỉ là mô sẹo hay các tế bào ung thư vẫn đang hoạt động trong đó. Siêu âm Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để quan sát gan và các bộ phận khác ở vùng trên trong khoang bụng. Đây cũng là loại siêu âm dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn nằm thoải mái, bác sỹ sẽ thoa một lớp kem lên vùng cần soi. Một dụng cụ nhỏ như cái micrô, có khả năng tạo sóng âm được dùng để di trên vùng đang soi. Sóng âm sau đó sẽ được máy tính chuyển thành hình ảnh trên màn hình. Việc kiểm tra này chỉ mất vài phút. Chụp đồng vị phóng xạ xương Phương pháp này nhạy hơn phương pháp dùng X-quang và chỉ rõ bất cứ vùng bất thường này trong xương. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng phân biệt rõ các tổn thương là do ung thư hay do các bệnh khác ví dụ như viêm khớp. Bác sỹ chích một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch, thường là ở cánh tay. Khu vực xương có triệu chứng bất thường sẽ hấp thu nhiều chất phóng xạ hơn khu vực xương bình thường, do vậy vùng đó sẽ đậm lên và được máy chụp chọn là “điểm nóng”. Thông thường bạn phải chờ 2-3 tiếng sau khi tiêm mới tiến hành chụp được. Vì vậy bạn nên mang tạp chí hay sách để đọc. Mức độ phóng xạ dùng rất nhỏ và không gây hại gì. Kiểm tra chức năng phổi Nếu bác sỹ muốn cắt bỏ khối u phổi bằng phẫu thuật, họ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra chức năng phổi, xem phổi của bạn có hoạt động tốt không. Sẽ mất vài ngày mới có kết quả kiểm tra và bác sỹ sẽ ghi giấy hẹn trước khi bạn về. Rõ ràng trong thời gian chờ đợi, bạn sẽ rất sốt ruột, hãy nói chuyện với bạn thân hoặc người thân trong gia đình. Bạn có thể gọi CancerBACUP's Cancer Support Service để yêu cầu giải đáp các thông tin bạn cần. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ PHỔI Giai đoạn ung thư là thuật ngữ dùng để mô tả kích cỡ và tình trạng di căn sang các bộ phận khác ngoài bộ phận ban đầu. Biết được mức độ ung thư và giai đoạn (xem dưới đây) sẽ giúp bác sỹ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Ung thư thông thường được phân làm 4 giai đoạn, từ ung thư khởi phát, khu trú tại một vùng (giai đoạn 1) đến ung thư lây lan sang các cấu trúc xung quanh (giai đoạn 2 và 3) hoặc di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể (giai đoạn 4). Nếu ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, người ta gọi là ung thư thứ phát (hoặc ung thư di căn). Việc phân giai đoạn khác nhau đối với loại ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào lớn . Ung thư phổi tế bào nhỏ Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ phân thành 2 giai đoạn. Lý do vì loại ung thư phổi tế bào nhỏ này thường lây lan ra ngoài vùng phổi từ rất sớm. Ngay khi bác sỹ không thể phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu lây lan nào trên ảnh chụp của bạn thì rất có khả năng các tế bào ung thư đã theo đường máu hoặc dịch lây lan sang các khu vực khác. Để an toàn, người ta thường điều trị các loại ung thư phổi tế bào nhỏ theo giai đoạn đã lây lan, cho dù có phát hiện di căn hay không. Hai giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ là: Bệnh giới hạn - chỉ phát hiện các tế bào ung thư tại một lá phổi, tại các hạch bạch huyết xung quanh hoặc dịch quanh phổi (dịch màng phổi); [...]...Bệnh mở rộng - tế bào ung thư đã lây lan ra các phần khác trong vùng ngực hoặc những bộ phận khác trong cơ thể Ung thư phổi tế bào không nhỏ Giai đoạn 1 là khi các tế bào ung thư tập trung tại một điểm, không có tại các hạch bạch huyết Giai đoạn 2 tế bào ung thư đã lây lan sang các hạch bạch huyết gần lá phổi bị tổn thư ng Giai đoạn 3 tế bào ung thư đã lây lan sang các mô xung quanh phổi, gần điểm khởi... điểm khởi phát bệnh Có thể lây lan sang thành ngực, màng phổi, khu trung thất hoặc tại các hạch bạch huyết Giai đoạn 4 tế bào ung thư đã di căn sang bộ phận khác trong cơ thể ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI Có thể tiến hành riêng lẻ hoặc phối hợp phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị để điều trị ung thư phổi Lên kế hoạch điều trị Ung thư tế bào nhỏ Ung thư tế bào lớn (không nhỏ) Thoả thuận đồng ư điều trị Lợi . ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, người ta gọi là ung thư thứ phát (hoặc ung thư di căn). Việc phân giai đoạn khác nhau đối với loại ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi. thư phổi tế bào lớn . Ung thư phổi tế bào nhỏ Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ phân thành 2 giai đoạn. Lý do vì loại ung thư phổi tế bào nhỏ này thư ng lây lan ra ngoài vùng phổi từ rất sớm. Ngay. trị tốt nhất. Ung thư thông thư ng được phân làm 4 giai đoạn, từ ung thư khởi phát, khu trú tại một vùng (giai đoạn 1) đến ung thư lây lan sang các cấu trúc xung quanh (giai đoạn 2 và 3) hoặc

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan