nghiên cứu giá trị của protein phản ứng c và interleukin 6 trong đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp

139 2.8K 14
nghiên cứu giá trị của protein phản ứng c và interleukin  6 trong đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tụy cấp là một bệnh cấp tính thường gặp trên lâm sàng, tỷ lệ bệnh là 5,4- 79,8/100.000 dân. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng, lý do chưa rõ nhưng có thể liên quan đến sự gia tăng sử dụng rượu và khả năng chẩn đoán bệnh ngày càng được nâng cao [14], [21], [82]. Viêm tụy cấp là một bệnh có diễn biến phức tạp, khó đoán trước và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp nặng. Theo các thống kê mới nhất, khoảng 85% các bệnh nhân viêm tụy cấp thuộc loại viêm tụy kẽ (phù tụy) và 15% là viêm tụy cấp hoại tử, trong đó có khoảng 33% bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử có nhiễm trùng hoại tử. Tỷ lệ tử vong của viêm tụy cấp khoảng 5% (2- 9%, tùy từng nghiên cứu); tỷ lệ này là 3% (1- 7%) trong viêm tụy kẽ và tăng tới khoảng 17% (8- 39%) đối với viêm tụy cấp hoại tử (12% ở viêm tụy cấp hoại tử vô trùng và 30% đối với viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng). Các bệnh nhân viêm tụy cấp không có biến chứng suy tạng có tỷ lệ tử vong là 0%, và là 3% nếu có suy một tạng, tỷ lệ tử vong tới 47% (28- 69%, tùy từng nghiên cứu) đối với bệnh nhân có suy đa tạng [21]. Trong thực hành lâm sàng, sau khi chẩn đoán viêm tụy cấp được khẳng định, việc đánh giá về mức độ bệnh trong thời gian sớm nhất sẽ có lợi ích rất lớn, nó quyết định việc lựa chọn cách thức điều trị thích hợp, từ đó có thể ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành sớm trong vòng 24- 48 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu [76], [125]. Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để đánh giá mức độ nặng nhẹ và tiên lượng của viêm tụy cấp như đánh giá dựa vào lâm sàng, dựa vào các bảng điểm Ranson, Imrie (Glasgow), APACHE và dựa vào chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, không có phương pháp nào trên đây có khả năng xác định mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp một cách chính xác ngay trong giai đoạn sớm của bệnh. 1 Hiện nay, vấn đề dự báo sớm (tiên lượng) mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp vẫn đang còn nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới, nhất là việc lựa chọn phương pháp áp dụng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, ở các bệnh nhân viêm tụy cấp, mức độ tăng nồng độ các cytokine trong máu có liên quan với sự phát triển của các biến chứng như suy tạng, hoại tử, nhiễm trùng. Trên cơ sở đó, đã có một số xét nghiệm được sử dụng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp, hiện nay xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (CRP) được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn và Interleukin- 6 là xét nghiệm được cho là có nhiều hứa hẹn nhất trong tương lai gần [37], [122], [125], [134]. ở Việt Nam, việc xác định mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng và một số xét nghiệm cổ điển. Để hiểu rõ hơn về bệnh và nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị của Protein phản ứng C và Interleukin- 6 trong đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát mối liên quan của nồng độ Protein phản ứng C và Interleukin- 6 huyết thanh với tình trạng nặng nhẹ của viêm tụy cấp. 2. Đối chiếu giá trị của Protein phản ứng C và Interleukin- 6 huyết thanh với lâm sàng và một số chỉ tiêu cận lâm sàng trong đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÀ TIÊN LƯỢNG CỦA VIÊM TỤY CẤP Việc sớm nhận biết được các trường hợp viêm tụy cấp nặng có ý nghĩa quan trọng, quyết định thái độ điều trị thích hợp, dự phòng rối loạn chức năng các tạng và các biến chứng tại chỗ từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong. Trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong điều trị viêm tụy cấp nặng. Các biện pháp này phải được thiết lập ở giai đoạn rất sớm của bệnh, cơ hội thành công sẽ giảm đi nhanh chóng theo thời gian (hình 1.1). Hơn nữa, tất cả các biện pháp này đều đòi hỏi chi phí rất lớn và không phải là không kèm theo các biến chứng do điều trị. Lợi ích lớn nhất của việc xác định sớm mức độ của viêm tụy cấp là điều này sẽ giúp một số lượng rất lớn các bệnh nhân viêm tụy cấp được xác định là thể nhẹ tránh được gánh nặng rất lớn về tài chính cũng như về thể xác và tinh thần khi phải theo đuổi các điều trị không cần thiết [69], [141]. Có rất nhiều phương pháp được đưa ra và áp dụng để đánh giá mức độ nặng nhẹ và tiên lượng của viêm tụy cấp, nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào tỏ ra tối ưu và đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Có thể chia các phương pháp tiên lượng viêm tụy cấp thành 6 loại sau: [141] 1. Đánh giá dựa vào lâm sàng. 2. Dựa vào các xét nghiệm liên quan đến mức độ của phản ứng viêm như yếu tố hoại tử u alpha (TNFα), IL-6, IL-8 và protein phản ứng C (CRP) … 3. Dựa vào các xét nghiệm liên quan đến những sản phẩm được giải phóng bởi tụy như peptide hoạt hóa trypsinogen (TAP) trong huyết thanh và nước tiểu… 4. Dùng các bảng tính điểm như Ranson, Imrie (Glasgow), APACHE II… 5. Dựa vào chụp cắt lớp vi tính. 6. Dựa vào một số phương pháp khác. 3 Hình 1.1: Cửa sổ điều trị trong viêm tụy cấp [125] 1.1.1. Đánh giá dựa vào lâm sàng Việc sớm xác định một trường hợp viêm tụy cấp thể nặng dựa vào khám lâm sàng là công việc khó khăn và không đủ độ tin cậy. Các biểu hiện lâm sàng như nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, sốc, suy hô hấp, và biểu hiện viêm phúc mạc thường gặp trong trường hợp viêm tụy cấp nặng; tuy nhiên, do không đặc hiệu và thường xuất hiện muộn nên giá trị của chúng bị hạn chế . Các dấu hiệu Grey- Turner và Cullen có vẻ đặc hiệu hơn, kết hợp với tỷ lệ tử vong 37%. Các dấu hiệu này thường xuất hiện ở 48- 72 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu, nhưng đây là dấu hiệu hiếm gặp trên lâm sàng. Béo phì (BMI > 30 kg/m2) có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển các biến chứng hệ thống và tại chỗ, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, vì thế chỉ số này cần được lưu ý trong đánh giá mức độ của viêm tụy cấp. Khả năng các bác sỹ trong việc tiên lượng viêm tụy cấp nặng ngay từ khi bệnh nhân vào viện được cho là rất kém. Các nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm bệnh nhân vào viện, các bác sỹ có kinh nghiệm cũng chỉ xác định được chính xác 34- 39% các trường hợp viêm tụy cấp nặng, và chỉ có 80% các trường hợp 4 được xác định ban đầu là viêm tụy cấp nhẹ được chứng minh là không có biến chứng. Như vậy, đánh giá lâm sàng đã bỏ sót tới 2/3 các trường hợp viêm tụy cấp nặng [32], [162]. 1.1.2. Đánh giá dựa vào các marker viêm Yếu tố hoại tử u- alpha (TNF- α ) TNFα là một cytokine có nguồn gốc chủ yếu từ các đại thực bào và có vai trò quan trọng trong cơ chế đáp ứng của các cơ quan trong cơ thể với các tổn thương và nhiễm trùng. TNFα có thời gian bán hủy rất ngắn (khoảng 14- 18 phút), do đó việc xác định nồng độ TNFα rất khó và không phản ánh đúng tình trạng viêm thực sự của bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 29,3- 36% các bệnh nhân viêm tụy cấp có tăng nồng độ TNFα [26], [43]. ở các bệnh nhân viêm tụy cấp sau ERCP, trong khi có sự tăng rõ rệt nồng độ các interleukin (đặc biệt là IL-6) thì nồng độ TNFα trong huyết thanh không thay đổi [107]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy có sự tăng nồng độ TNFα ở bệnh nhân viêm tụy cấp, và có sự khác biệt về TNFα ở nhóm viêm tụy cấp nhẹ so với nhóm viêm tụy cấp nặng [4], [38], [130]. Interleukin- 6 (IL-6) IL-6 là một cytokine được giải phóng bởi nhiều loại tế bào, nó đóng vai trò chất trung gian chủ chốt của quá trình tổng hợp các protein giai đoạn cấp trong đó có CRP, fibrinogen. Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào xác định vai trò của IL-6 trong đánh giá mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp. Kết quả các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng nồng độ IL-6 liên quan chặt chẽ với mức độ của viêm tụy cấp trên lâm sàng. ở hầu hết các trường hợp viêm tụy cấp nhẹ, nồng độ IL-6 trong huyết thanh ở mức không thể phát hiện được, sự tăng cao nồng độ IL-6 là dấu hiệu dự báo sự phát triển các biến chứng tại chỗ hoặc biến chứng suy tạng ở bệnh nhân viêm tụy cấp [43], [71], [98], [106], [143]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, xét nghiệm IL-6 là một trong những phương pháp tốt nhất có thể giúp phân biệt các trường hợp viêm tụy 5 cấp nặng với thể nhẹ ngay từ ngày đầu của bệnh với độ nhạy 82- 100%, độ đặc hiệu 71- 91% và tỷ lệ chẩn đoán chính xác đạt 80-94% [38], [62], [74], [106], [127], [143], [153]. Vấn đề hiện nay là việc định lượng IL-6 vẫn chưa thể làm bằng máy tự động hoàn toàn, mặc dù có thể định lượng IL-6 bằng phương pháp bán tự động nhưng KIT xét nghiệm IL-6 vẫn chưa sẵn có tại các phòng xét nghiệm lâm sàng. Interleukin- 8 Các nghiên cứu về viêm tụy cấp ở người cho thấy, cùng với các cytokine khác, nồng độ IL-8 tăng cao ngay trong những ngày đầu của bệnh. Mức độ tăng IL-8 liên quan có ý nghĩa với mức độ của viêm tụy cấp, các nghiên cứu cũng cho thấy, IL-8 có khả năng tiên lượng viêm tụy cấp có biến chứng tốt hơn so với CRP [23], [154]. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây người ta thấy, chỉ có IL-6 có khả năng tiên lượng chính xác các trường hợp viêm tụy cấp nặng, còn với IL-8 và IL-10 thì không [153]. Interleukin- 10 Interleukin-10 là một cytokine chống viêm quan trọng nhất được sản xuất bởi các tế bào T, tế bào B, tế bào đơn nhân và các đại thực bào. IL-10 có khả năng ức chế sự giải phóng và chức năng của các cytokine viêm chủ chốt như IL- 1, TNFα, IL-6 và IL-8 [85], [117]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cùng với các cytokine viêm khác, nồng độ IL-10 tăng có ý nghĩa ngay trong những ngày đầu tiên của bệnh sau đó giảm nhanh ở các bệnh nhân viêm tụy cấp nhẹ trong khi vẫn tăng cao dai dẳng trong những ngày sau trong nhóm viêm tụy cấp nặng, đặc biệt ở các bệnh nhân tử vong [23], [26], [65]. Mặc dù nồng độ của cả IL-6 và IL-10 đều tăng và mức tăng đó tương quan với mức độ của bệnh, tỷ lệ IL-10/IL-6 thường thấp hơn ở nhóm viêm tụy cấp nặng so với nhóm nhẹ, sự tăng tương đối của nồng độ IL-10 so với IL-6 kết hợp với cải thiện tiên lượng bệnh, đặc biệt ở các bệnh nhân được 6 điều trị sớm bằng truyền liên tục thuốc ức chế protease và kháng sinh vào động mạch vùng [116], [149]. Protein phản ứng C (CRP) Protein phản ứng C là một protein pha cấp được tổng hợp bởi các tế bào gan dưới tác dụng kích thích chủ yếu của IL-6. Một nghiên cứu lớn trên 1050 bệnh nhân đã cho thấy, có rất ít khả năng xảy ra viêm tụy cấp nặng đe dọa cuộc sống ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu và nồng độ CRP lúc vào viện trong giới hạn bình thường [64]. CRP là xét nghiệm đang được sử dụng rộng rãi nhất trong tiên lượng viêm tụy cấp. Mức cut-off trong khoảng 120- 210 mg/L được dùng để phân biệt giữa thể nặng và thể nhẹ của bệnh với độ nhạy 57-94,1%, độ đặc hiệu 60-89,1% và tỷ lệ chính xác khoảng 76-84% [18], [22], [74], [90], [103], [126], [154]. Hiện nay, CRP là xét nghiệm đang được khuyến cáo là xét nghiệm chuẩn trong đánh giá mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp với mức cut- off được đề nghị là > 150 mg/L [17], [69], [76], [134], [160]. Elastase bạch cầu đa nhân trung tính (PMN elastase) Trong viêm tụy cấp nặng, bạch cầu trung tính tập trung nhiều ở tụy và sản xuất men elastase, là một yếu tố chính tham gia quá trình hoại tử tụy. Các nghiên cứu nhận thấy, PMN elastase có khả năng tương tự CRP trong đánh giá tiên lượng của viêm tụy cấp, nhưng có ưu thế là nồng độ đỉnh của PMN elastase xuất hiện sớm hơn, ngay trong ngày đầu của bệnh [48], [90]. Procalcitonin PCT được coi là một marker sớm của nhiễm trùng nặng và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của PCT trong viêm tụy cấp, tuy nhiên giá trị của nó vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Kết quả một số nghiên cứu nhận thấy PCT là một marker hữu ích giúp phát hiện sớm các bệnh nhân viêm tụy cấp nặng [28], [129]. Một số nghiên cứu khác lại thấy PCT không phải là một marker tin cậy trong tiên lượng sớm mức độ của viêm tụy cấp [108], [145]. 7 1.1.3. Các sản phẩm được giải phóng bởi tụy Amylase và lipase Mặc dù amylase và lipase có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định viêm tụy cấp, nhưng chúng đều rất ít liên quan với mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp [82], [101], [162], [173]. Peptide hoạt hóa trypsinogen (TAP) TAP là một peptide được giải phóng trong quá trình hoạt hóa trypsinogen thành trypsin. Trong viêm tụy cấp, sự hoạt hóa không thích hợp của trypsinogen xảy ra ngay bên trong tụy dẫn đến sự giải phóng của TAP vào máu, nước tiểu. Vì thế, TAP dường như là marker tốt nhất và sớm nhất của viêm tụy cấp. Vì TAP nhanh chóng được tiết vào trong nước tiểu, phát hiện TAP trong nước tiểu dễ hơn trong huyết thanh, nên xét nghiệm này hiện đã sẵn có và dễ dàng áp dụng vào lâm sàng [55]. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng lại thu được kết quả trái ngược nhau. Một số nghiên cứu nhận thấy xét nghiệm TAP niệu đã tiên lượng khá chính xác mức độ của viêm tụy cấp ngay trong ngày đầu tiên của bệnh [78], [94]. Trong khi đó, trong nghiên cứu mới đây của Saez, nồng độ TAP niệu của nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp và các bệnh nhân đau bụng cấp không do tụy không có sự khác biệt, và các tác giả kết luận không thể dùng TAP làm xét nghiệm sàng lọc trong chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp [139]. Định lượng TAP trong huyết thanh cũng được nhận thấy không đủ tin cậy trong chẩn đoán cũng như tiên lượng mức độ của viêm tụy cấp vì độ nhạy của phương pháp quá thấp (<30%) [128]. 1.1.4. Các bảng tiên lượng đa thông số Bảng yếu tố tiên lượng của Ranson và của Imrie (Glasgow) Năm 1974, dựa trên nghiên cứu 100 bệnh nhân viêm tụy cấp, sau khi phân tích 43 thông số, Ranson thấy có 11 yếu tố có liên quan đến tình trạng nặng của bệnh và có thể cho phép đánh giá tiên lượng bệnh trong vòng 48 giờ đầu [21], [32]. 8 Ban đầu, bảng tiên lượng Ranson (bảng 1.1) được thiết lập trên cơ sở là các bệnh nhân viêm tụy cấp do rượu, sau đó có sửa đổi để áp dụng cho viêm tụy cấp do sỏi mật. Vì nguyên nhân của bệnh không phải lúc nào cũng rõ ràng, do đó bảng Ranson không được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng [162]. Bảng 1.1: Bảng yếu tố tiên lượng của Ranson (1974) Do rượu và nguyên nhân khác Do sỏi mật Lúc vào viện Tuổi > 55 > 70 Bạch cầu > 16.000/ mm3 > 18.000/ mm3 Glucose máu > 200 mg/ dL (11 mmol/L) > 220mg/dL(12,2 mmol/L) LDH > 350 U/L > 250 U/ L AST (SGOT) > 250 U/L > 250 U/L Trong 48 giờ đầu Giảm hematocrite > 10% > 10% Tăng ure máu > 5 mg/ dL > 2 mg/ dL Calci máu < 8 mg/ dL (2 mmol/ L) < 8 mg/ dL (2 mmol/ L) PaO 2 < 60 mmHg _ Giảm HCO3- > 4 mmol/L (4 mEq/L) > 5 mmol/L (5mEq/ L) Dịch ứ đọng > 6000 mL > 4000 mL Đánh giá: < 3 yếu tố ( viêm tụy cấp nhẹ. 3- 5 yếu tố ( viêm tụy cấp nặng. > 5 yếu tố ( viêm tụy cấp rất nặng. Năm 1984, Imrie là một phẫu thuật viên ở Glasgow (Anh) đã đưa ra một bảng yếu tố tiên lượng bao gồm 8 yếu tố, đánh giá sau 48 giờ (bảng 1.2). Bảng điểm này có ưu điểm so với bảng điểm Ranson là đơn giản hơn mà lại có thể áp dụng như nhau đối với tất cả các trường hợp viêm tụy cấp [21], [162]. Bảng yếu tố tiên lượng Ranson và Imrie (Glasgow) đều có hạn chế là chỉ đánh giá được tiên lượng ở thời điểm 48 giờ mà không có tác dụng đánh giá tiên 9 lượng trong những ngày sau, trong khi đây là thời điểm phát triển các ổ dịch quanh tụy, ổ hoại tử, apxe tụy, nang giả tụy. Hơn nữa, trên thực tế thường rất khó thu thập đủ các thông tin cần thiết và bị ảnh hưởng bởi điều trị. Các nghiên cứu lâm sàng ghi nhận, các bảng điểm tiên lượng này có độ nhạy và độ đặc hiệu khoảng 70-80% trong tiên lượng các trường hợp viêm tụy cấp nặng, tương đương với bảng APACHE II được cho là phức tạp hơn nhiều [35], [62], [111]. Cũng có những ý kiến cho rằng, các bảng tiên lượng Ranson và Imrie (Glasgow) có khả năng tiên lượng rất kém, chỉ tương đương với khám lâm sàng do có độ nhạy chỉ khoảng 30% [44], [87]. Tuy nhiên, do đơn giản và dễ áp dụng nên cho đến nay các bảng điểm này vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất [76], [160], [162]. Bảng 1.2: Bảng yếu tố tiên lượng của Imrie (Glasgow) Tuổi ( 55 Số lượng bạch cầu ( 15.000/mL Glucose máu lúc đói ( 10 mmol/L (( 180 mg/dL) Ure máu ( 16 mmol/L (( 45 mg/dL) Lactic Dehydrogenase (LDH) > 600 U/L Albumin máu ( 32 g/L Calci máu ( 2 mmol/L (( 80 mg/L) PaO 2 < 60 mmHg Đánh giá sau khi vào viện 48 giờ 0-2 yếu tố → viêm tụy cấp nhẹ. ≥ 3 yếu tố → viêm tụy cấp nặng. Bảng APACHE II Năm 1981, Knaus và cộng sự đưa ra bảng APACHE để đánh giá mức độ nặng của tất cả các loại bệnh đang được điều trị trong các khoa điều trị tích cực, trong đó có viêm tụy cấp. Nguyên bản bảng điểm này gồm 34 thông số về lâm sàng và xét nghiệm nên rất phức tạp, khó áp dụng. Đến năm 1985 bảng này được 10 [...]... nh c c yu t tng trng v vỡ th tham gia ỏp ng min dch bng c ch tng sn c c t bo c hiu Vi cytokine c th gõy ra hoc tng quỏ trỡnh sn xut c c cytokine kh c do ú hỡnh thnh mt c ch tng cng min dch Trc õy, c c cytokine c phõn loi theo c c t bo ó sn sinh ra hoc theo vai trũ chc nng ca chỳng Do ú, c c cytokine c sn xut t c c t bo lympho (lymphocytes) c gi l lymphokine, trong khi c c cytokine c ngun gc t c c. .. xut c c cht trung gian viờm trong viờm ty cp l c c t bo tuyn ty, t bo ni mch, bch cu trung tớnh, t bo lympho, v c c i thc bo/ t bo n nhõn C rt nhiu cht trung gian kh c nhau v húa hc v chc nng c sn xut ra trong quỏ trỡnh viờm nh nitric oxide (NO), c c cytokine, c c cht oxy húa, c c cht chuyn húa ca acide arachidonic C c ỏp ng ny dn n tng tớnh thm mch, iu bin s di chuyn ca c c bch cu, phỏ hy mụ ti ch,... nng ca CRP v b th s kim ch v loi tr t c nhõn nhim khun C c t c ng viờm kh c ca CRP bao gm s cm ng ca c c cytokine v yu t mụ trong c c t bo n nhõn T c dng ú ca CRP c th c gii thớch bi kh nng ngn cn s kt dớnh c c bch cu trung tớnh vi c c t bo ni mụ do lm gim s biu hin ca L-selectin trờn b mt, dn n c ch s tng hp superoxide bi c c bch cu trung tớnh, kớch thớch tng hp cht i khỏng th cm th IL-1 bi c c t... t c ng ca c c sn phm ho tan do c c t bo tit ra gi l c c cytokine Cytokine l mt nhúm a dng c c protein c khi lng phõn t thp ( 162 5 kDa) c sn xut bi nhiu loi t bo, l c c cht truyn tin gia c c t bo vi nhau Ngy nay, ngi ta ó bit ti hng trm cytokine, chỳng kh c nhau v cu tr c protein v hot tớnh sinh hc Mc dự c c c c tớnh sinh hc kh c nhau, c khi hp ng c khi i ngc nhau, nhng c c cytokine cng c mt s c. .. phỏp mi, c gii thiu nm 1979, da trờn kh nng truyn thụng tin gia c c bch cu ca c c cytokine m hin nay chỳng c n c gi l interleukin v c c cytokine c ký hiu bng s IL duy trỡ mt h thng danh phỏp chun Núi chung, c c cytokine l c c protein c cu tr c tng i n gin, hu ht ch bao gm mt chui n polypeptide, c trng lng phõn t nh T c dng sinh hc ca c c cytokine c phỏt huy thụng qua s tng t c vi c c th cm th c hiu... c c t bo ớch V nhiu khớa cnh, c th núi cytokine l c c hormon polypeptide ca h thng min dch [7], [13], [ 16] , [ 164 ] C c cytokine c liờn quan trc tip hoc giỏn tip trong bnh nguyờn ca nhiu tỡnh trng bnh lý, c bit c c bnh c viờm hoc tng sinh t bo [7], [1 46] Interleukin- 6 (IL -6) IL -6 l mt cytokine a hng (pleiotropic) vi rt nhiu t c dng sinh hc, c sn xut bi c c bch cu v mt s loi t bo kh c, ch yu l t c c. .. c c cytokine gõy t c ng thụng qua s tng t c vi c c th cm th c tớnh c hiu cao trờn b mt t bo ớch, tip theo ú l mt lot c c s kin bờn trong t bo dn n s tng hp ca mRNA v protein mi bờn trong c c t bo ớch [ 16] , [112], [1 46] C c cytokine c th iu hũa trc tip hot ng chc nng ca c c t bo min dch, t ú th c y c c quỏ trỡnh min dch quan trng nh trỡnh din khỏng nguyờn v hot ng ca t bo T Mt s cytokine c chc nng... nhm to mt c ch bo v sinh hc, tuy nhiờn, cytokine thng gõy ra suy tng v/hoc tỡnh trng c ch min dch nu nh chỳng c sn xut mt c ch quỏ mc [59], [ 96] C c nghiờn cu mi õy cng nhn thy, c c cytokine c ngun gc t c c tng, th hin bng tng nng mRNA ca c c cytokine c c tng c bit l mRNA TNF mụ phi v gan, úng vai trũ ch yu trong s phỏt trin bin chng suy a tng [29], [ 168 ] T c ng ca dũng th c cytokine v hi chng ỏp... x c nh nú l mt protein v t ú gi l protein phn ng C Chc nng ch yu ca CRP l c kh nng gn vi phosphocholine v do ú nhn bit t c nhõn ngoi sinh v c c c thnh phn phospholipid ca c c t bo b h hi Nú c th hot húa h thng b th khi gn vi mt trong c c ligand ca chỳng v cng c th gn vi c c t bo thc bo, ngi ta c n thy nú c th khi u quỏ trỡnh loi tr c c t bo ớch bi s tng t c ca chỳng vi c h thng cht t c ng th dch... im chung quan trng Mi cytokine c kh nng t c ng trờn nhiu loi t bo ớch kh c nhau hn l mt loi t bo n c, gi l c tớnh a hng C c cytokine c th biu hin c tớnh d tha bi c c cytokine kh c nhau c th gõy ra c c t c ng sinh hc ging nhau Mt khi c sn xut ra, c c cytokine c kh nng gõy tng sn xut ca chớnh nú cng nh tng sn xut mt s cytokine kh c, dn n s khuych i v xut hin ca dũng th c cytokine Cui c ng, tt c cỏc . c a viêm tụy c p phù hợp với hoàn c nh Việt Nam, tôi tiến hành nghiên c u đề tài: Nghiên c u giá trị c a Protein phản ứng C và Interleukin- 6 trong đánh giá m c độ nặng nhẹ c a viêm tụy c p”. Interleukin- 6 huyết thanh với lâm sàng và một số chỉ tiêu c n lâm sàng trong đánh giá m c độ nặng nhẹ c a viêm tụy c p. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐÁNH GIÁ M C ĐỘ VÀ TIÊN LƯỢNG C A VIÊM TỤY C P Vi c sớm. giá m c độ và tiên lượng c a viêm tụy c p. Kết quả c c nghiên c u đều thống nhất cho rằng nồng độ IL -6 liên quan chặt chẽ với m c độ c a viêm tụy c p trên lâm sàng. ở hầu hết c c trường hợp viêm

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • đặt vấn đề

  • Chương 1

  • tổng quan

    • 1.1. Đánh giá mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp

    • Hình 1.1: Cửa sổ điều trị trong viêm tụy cấp [125]

      • 1.1.1. Đánh giá dựa vào lâm sàng

      • 1.1.2. Đánh giá dựa vào các marker viêm

      • Yếu tố hoại tử u- alpha (TNF-)

      • Interleukin- 6 (IL-6)

      • Interleukin- 8

      • Interleukin- 10

      • Protein phản ứng C (CRP)

      • Elastase bạch cầu đa nhân trung tính (PMN elastase)

      • Procalcitonin

      • 1.1.3. Các sản phẩm được giải phóng bởi tụy

      • Amylase và lipase

      • Peptide hoạt hóa trypsinogen (TAP)

      • 1.1.4. Các bảng tiên lượng đa thông số

      • Bảng yếu tố tiên lượng của Ranson và của Imrie (Glasgow)

      • 1.1.5. Đánh giá dựa vào chụp cắt lớp vi tính (CTSI)

      • Dựa vào dịch ổ bụng

      • Bảng tiên lượng BALI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan