đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít tái phát sau nong

100 785 0
đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít tái phát sau nong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim hẹp lỗ van hai lá (hay gọi tắt là hẹp hai lá –HHL) là một bệnh nặng, có nhiều biến chứng phức tạp đe dọa tính mạng hoặc ảnh hƣởng đến sức khoẻ, khả năng lao động và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh [2,9,15,55]. Nguyên nhân của đa số các trƣờng hợp HHL là do thấp tim, xảy ra sau nhiều lần nhiễm liên cầu khuẩn  tan huyết nhóm A từ khi còn nhỏ, gây ra những tổn thƣơng mạn tính ở cơ tim và van tim [9,85]. Tỷ lệ bệnh nhân HHL ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn cao, trong khi tỷ lệ này ở các nƣớc phát triển đã giảm nhiều [1,2,10,53,85]. Điều trị nội khoa cho bệnh nhân chỉ là điều trị tạm thời các triệu chứng, đề phòng các biến chứng của bệnh hoặc trong khi chờ đợi các can thiệp triệt để hơn. Trƣớc thập niên 1980, để mở rộng diện tích lỗ van hai lá ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp mổ tách van tim kín hoặc hở [17,18,52,85]. Năm 1984, Kanji Inoue (một bác sĩ ngƣời Nhật) lần đầu tiên trình bày phƣơng pháp điều trị can thiệp mới cho những bệnh nhân HHL khít - phương pháp nong van hai lá (NVHL) bằng bóng Inoue [35]. Phƣơng pháp này càng đƣợc hoàn thiện và áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới [4,21,25,43,48,85]. Ở Mỹ, trong năm 2004 có khoảng 1500 bệnh nhân đƣợc thực hiện can thiệp NVHL bằng bóng Inoue. Các nghiên cứu cho thấy đây là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm hơn các phƣơng pháp can thiệp khác nhƣ: khả năng thành công cao, hiệu quả điều trị tốt, ít xâm lấn, ít đau đớn, thời gian nằm viện ngắn (2-3 ngày), không để lại vết sẹo trên thành ngực [13,17], có thể áp dụng điều trị đƣợc cho các bệnh nhân suy tim nặng, phụ nữ mang thai, trẻ em [5,31] Kết quả của phƣơng pháp này có thể so sánh đƣợc với phƣơng pháp mổ tách van tim mở cũng nhƣ phƣơng pháp mổ tách van tim kín [40,43,45,85]. 2 Ở Việt nam, tại Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch mai, NVHL bằng bóng Inoue đƣợc ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1997, từ năm 1999 đến năm 2003 đã thực hiện NVHL cho 2064 ngƣời bệnh [7]. Ngày nay, phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm Tim mạch lớn trên cả nƣớc và thu đƣợc những kết quả khả quan [4,5,6]. Sau hơn 10 năm áp dụng kỹ thuật NVHL bằng bóng Inoue qua da điều trị cho các bệnh nhân HHL, hiện nay đã có nhiều bệnh nhân xuất hiện HHL khít trở lại với triệu chứng suy tim nặng. Nhiều nghiên cứu theo dõi kết quả trung hạn và dài hạn của NVHL trên số lƣợng bệnh nhân nghiên cứu tƣơng đối lớn đã ghi nhận tỷ lệ tái hẹp là 4 - 39%, xuất hiện sau khoảng 6 ± 2 năm NVHL lần đầu. Những bệnh nhân này một số đƣợc NVHL lại, số khác đƣợc mổ thay van, hoặc điều trị bảo tồn. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ thành công của lần NVHL nhắc lại cho những bệnh nhân này đạt đƣợc là 77 - 100%. Theo đánh giá sơ bộ, NVHL lại cho những bệnh nhân tái hẹp sau nong là hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả tốt ở những bệnh nhân có hình thái van phù hợp [64,65,66,67,69,70,74]. Ở Việt nam, hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề tái hẹp sau NVHL. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít tái phát sau nong” với hai mục tiêu sau: 1.Đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị hẹp van hai lá khít tái phát sau nong 2.Khảo sát một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân hẹp van hai lá khít tái phát sau nong 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH THẤP TIM, HHL TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình thấp tim và HHL trên thế giới Năm 1769, Morgagni lần đầu tiên trình bày một trƣờng hợp lâm sàng [27]. Những năm 1960 thấp tim vẫn là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu gây bệnh bệnh van tim và tử vong ở trẻ em [62]. Đến những năm 1970, ở Mỹ bệnh HHL mới xuất hiện là rất hiếm, hầu nhƣ chỉ còn lại là di chứng của thấp tim [60]. Hiện nay khoảng 95% các trƣờng hợp thấp tim là ở các nƣớc đang phát triển. Ƣớc tính thế giới phải chịu gánh nặng 2,4 triệu trẻ em trong độ từ 5 – 14 tuổi bị biến chứng của thấp và có khoảng 15-20 triệu ngƣời mắc bệnh tim do thấp [62]. 1.1.2. Tình hình thấp tim và HHL ở Việt nam Việt nam là nƣớc có nền kinh tế đang phát triển. Thấp tim và di chứng van tim là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở trẻ em. Nghiên cứu tại một xã ngoại thành Hà nội cho thấy tỷ lệ thấp tim ở lứa tuổi học đƣờng là 3,94% và tỷ lệ phết họng có bằng chứng của liên cầu khuẩn là 16% [14]. Nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh trên 5324 học sinh từ 6 đến 12 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc thấp tim và/hoặc có di chứng bệnh van tim do thấp là 2,23% [11]. Theo thống kê của Viện tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nằm viện vì bệnh van tim do thấp chiếm trên 2/3, trong đó tổn thƣơng van hai lá (VHL) chiếm tới 2/3, bệnh ở nữ nhiều hơn nam [4,8]. 4 1.2. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH HẸP VAN HAI LÁ 1.2.1. Nguyên nhân gây hẹp van hai lá * Thấp tim Là nguyên nhân chủ yếu (> 97%) nhƣng có tới hơn 50% số bệnh nhân không đƣợc biết có tiền sử thấp tim. * Các nguyên nhân hiếm gặp khác + Bệnh tim bẩm sinh Van hai lá hình dù bẩm sinh: từ một cột cơ phát sinh ra cả 2 dây chằng cho cả hai lá van dẫn đến HHL hoặc HoHL. + Các bệnh hệ thống, miễn dịch - Lupus ban đỏ hệ thống. - Viêm đa khớp. - Viêm nội tâm mạc giai đoạn sẹo. - Carcinoid. - Mucopolysaccaridosis 1.2.2. Giải phẫu, sinh lý học van hai lá Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, giúp máu di chuyển theo một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Bộ máy van hai lá bao gồm: lá van, vòng van và tổ chức dƣới van (dây chằng, cột cơ) [16] * Lá van hai lá + Lá van lớn (lá van trƣớc): hình bán nguyệt. Bờ tự do dài khoảng 23mm. Vùng gắn vào vòng van cũng rộng khoảng 23mm. Lá van này khi mở ra sẽ di động hƣớng về thành trƣớc thất trái. + Lá van nhỏ (lá van sau): hình tứ giác, chỗ bám trên vòng van khoảng 55mm. Lá van này di động mở ra sau ở thì tâm trƣơng. 5 * Vòng van hai lá Là nơi bám của hai lá van, nối giữa nhĩ trái và thất trái, chia làm hai phần: 1/3 trƣớc là chỗ bám của lá trƣớc và 2/3 sau là nơi bám của lá sau. Mép trƣớc và mép sau: là nơi phân cách lá trƣớc và lá sau VHL. * Hệ thống dƣới van Bao gồm dây chằng của lá van trƣớc, lá van sau. Cột cơ trƣớc bên và sau giữa (hai cột cơ nhú trong thất trái) là nơi bám của các dây chằng VHL. Hoạt động chức năng của VHL có tốt hay không là nhờ sự hoàn hảo của mỗi thành phần trong cấu trúc bộ máy van. 1.2.3. Giải phẫu bệnh hẹp hai lá Đợt thấp tim cấp thƣờng gây ra HHL. Sau nhiều đợt thấp tim tái phát, HHL bắt đầu xuất hiện và tiến triển trong nhiều năm cho tới khi xuất hiện triệu chứng. * Thương tổn chính trong HHL do thấp : + Lá van, bờ van dầy cứng, xơ hoá, vôi hoá không đồng đều. Mức độ vôi hoá có thể là từng phần hay toàn phần. + Dính các mép van, tổn thƣơng không đối xứng, lâu ngày dẫn tới xơ hoá, vôi hoá. + Dây chằng dầy, viêm dính vào nhau và co rút làm hạn chế sự di động của hai lá van, hạn chế chức năng đóng mở bình thƣờng của van hai lá. Những thƣơng tổn trên làm diện tích hiệu dụng lỗ VHL bị hẹp lại. Khi tổn thƣơng nặng, toàn bộ lá van và dây chằng dính lại thành một khối giống nhƣ cái phễu và lỗ van có hình miệng cá (hình1.1 và hình 1.2). Đây chính là cơ sở cho việc tách rộng hai mép van đã bị dính liền bằng bóng. 6 Hình 1.1. Hình minh họa van hai lá bị hẹp Hình 1.2. Hình ảnh giải phẫu bệnh một trường hợp bị HHL Hẹp van hai lá Van hai lá bình thƣờng Hẹp van hai lá 7 HHL do thấp thƣờng đi kèm tổn thƣơng nhiều van khác, trong đó hay gặp là van động mạch chủ (khoảng 40%) [8,9]. HoHL đi kèm HHL cũng rất hay gặp vì tổn thƣơng dày và vôi hoá mép van không đều, dây chằng co rút. Mức độ HoHL có thể nhẹ, vừa hoặc nhiều [7,48,54]. 1.2.4. Sinh lý bệnh trong HHL Bình thƣờng diện tích lỗ VHL trong thời kỳ tâm trƣơng từ 4-6cm 2 . Khi diện tích này giảm xuống dƣới 2 cm 2 sẽ làm cho dòng chảy từ nhĩ trái xuống thất trái trong thời kỳ tâm trƣơng bị cản trở. Chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái tăng lên, lâu ngày sẽ dẫn đến ứ trệ tuần hoàn phổi, tăng áp lực động mạch phổi và sức cản động mạch phổi (phản ứng bảo vệ với tăng áp động mạch phổi), còn gọi là “hàng rào thứ hai”. Tăng áp động mạch phổi sẽ làm tăng gánh thất phải, suy tim phải, giãn vòng van ba lá gây hở van ba lá (HoBL) cơ năng, hở van động mạch phổi (HoP). Trƣớc đây, ngƣời ta cho rằng khi xuất hiện “hàng rào thứ hai” ở phổi thì phẫu thuật hoặc NVHL không có nhiều ý nghĩa.Tuy nhiên, một số nghiên cứu dọc theo thời gian cho thấy tình trạng này vẫn đƣợc cải thiện nhƣng có chậm hơn [49]. Trong HHL đơn thuần, chức năng thất trái thƣờng không bị ảnh hƣởng. Nhƣng có khoảng 25 - 30% số bệnh nhân có giảm nhẹ chức năng thất trái do hậu quả của việc giảm lâu ngày dòng máu xuống thất trái. Một số trƣờng hợp HHL nhiều có thể làm giảm cung lƣợng tim nặng dẫn đến hội chứng kém tƣới máu. Quá trình này diễn biến lâu ngày gây ra phản ứng làm tăng sức cản đại tuần hoàn và tăng hậu gánh, cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng thất trái. Đa số bệnh nhân, sau khi giải quyết tốt tình trạng HHL, chức năng thất trái sẽ phục hồi về bình thƣờng. Tuy nhiên, ở một số các trƣờng hợp, sự suy giảm chức năng thất trái vẫn còn tồn tại. Do đó, phát hiện và giải quyết HHL sớm cho bệnh nhân là rất quan trọng. 8 1.2.5. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hẹp van hai lá 1.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng * Cơ năng Đa số bệnh nhân trong một thời gian dài không có triệu chứng lâm sàng. Khi có biểu hiện có thể gặp các triệu chứng sau: + Khó thở: triệu chứng hay gặp nhất, đặc trƣng là khó thở khi gắng sức, sau đó là cơn khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm (do tăng áp lực mạch máu phổi). + Cơn hen tim và phù phổi cấp: cũng khá thƣờng gặp trong HHL và là điểm đặc biệt của bệnh “biểu hiện suy tim trái nhƣng bản chất lại là suy tim phải”. Một số yếu tố làm bệnh nặng thêm: sự xuất hiện rung nhĩ trong HHL với tần số đáp ứng thất nhanh, có thai cũng làm cho triệu chứng nặng thêm. + Các triệu chứng khác có thể gặp và liên quan tới nhĩ trái giãn to - Ho ra máu: khá thƣờng gặp, chứng tỏ tăng nhiều áp lực nhĩ trái làm giãn vỡ các tĩnh mạch phế quản. - Khàn tiếng: do động mạch phổi giãn to đè vào dây thần kinh quặt ngƣợc X hoặc nuốt nghẹn do nhĩ trái to đè vào thực quản. - Tắc mạch đại tuần hoàn (mạch não, mạch thận, mạch mạc treo, mạch chi…): do huyết khối buồng nhĩ trái - Rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng): gây hồi hộp, trống ngực, choáng hoặc ngất (rung nhĩ có đáp ứng thất quá nhanh). Rung nhĩ góp phần hình thành huyết khối gây ra các biến chứng tắc mạch. - Triệu chứng suy thất phải do tăng áp lực động mạch phổi lâu ngày: gan to, phù chi dƣới… (có thể gặp đau ngực gần giống đau thắt ngực do tăng áp lực động mạch phổi làm tăng nhu cầu oxy thất phải). - Mệt mỏi do kém tƣới máu, cung lƣợng tim thấp. 9 *Thực thể - Chậm phát triển thể chất gây "lùn hai lá" khi HHL xảy ra từ nhỏ. - Lồng ngực bên trái có thể biến dạng nếu HHL từ nhỏ. - Dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim phải: phù chi dƣới hoặc toàn thân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dƣơng tính… - Dấu hiệu kém tƣới máu ngoại vi: da tái, đầu chi xanh tím - Sờ: thấy rung miu tâm trƣơng ở mỏm. - Nghe tim: là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán HHL Có thể thấy tiếng T1 đanh, tiếng clắc mở van hai lá, tiếng rung tâm trƣơng với âm sắc trầm, thấp, giảm dần, nghe rõ nhất ở mỏm, thời gian phụ thuộc vào chênh áp qua VHL (dài khi HHL khít), tiếng thổi tiền tâm thu nếu còn nhịp xoang, tiếng T2 mạnh, có thể tách đôi (nghe rõ ở đáy tim, biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi). 1.2.5.2. Cận lâm sàng a. Điện tâm đồ Có thể thấy hình ảnh sau:  Hình ảnh "P hai lá" (do dày nhĩ trái).  Trục điện tim có thể chuyển sang phải.  Dày thất phải khi đã có tăng áp lực động mạch phổi nhiều  Rung nhĩ cũng hay gặp. b. X quang tim phổi * Trên phim chụp thẳng Trƣờng hợp điển hình có thể thấy: + Hình ảnh 4 cung ở bờ bên trái do động mạch phổi phồng và tiểu nhĩ trái giãn. 10 + Hình ảnh 5 cung (nếu nhĩ trái to) + Hình ảnh bờ tim phải 2 cung do giãn nhĩ trái (3 giai đoạn). + Hình ảnh ứ huyết phổi và đƣờng Kerley B (Khi có tăng áp lực động mạch phổi) * Trên phim chụp nghiêng Có thể thấy hình ảnh nhánh phế quản gốc trái bị đẩy lên trên hoặc nhĩ trái đè vào thực quản ở 1/3 dƣới, thực quản bị đẩy ra sau trên phim nghiêng có uống baryte. c. Siêu âm tim Chẩn đoán bệnh lý tim mạch bằng siêu âm là một bƣớc tiến quan trọng do có độ tin cậy cao. Đặc biệt là tính chất không xâm lấn, giúp tiếp cận ngƣời bệnh ở nhiều tình trạng sức khoẻ và mọi lứa tuổi, kể cả bào thai. * Siêu âm TM + Vì luôn tồn tại một chênh áp tâm trƣơng giữa nhĩ trái và thất trái nên quá trình đổ đầy thất bị chậm lại làm cho VHL luôn giữ ở trạng thái mở, do đó trên siêu âm TM, trong thời kỳ tâm trƣơng, lá trƣớc mất đi dạng chữ M và đƣợc thay thế bởi dạng “cao nguyên”, với dốc tâm trƣơng (EF) giảm đi nhiều, trong đa số các trƣờng hợp HHL khít, thƣờng thƣờng dốc tâm trƣơng EF < 15 mm/s, thậm chí bằng “0”. Cũng trong thời kỳ tâm trƣơng, lá sau VHL di động song song cùng chiều với lá van trƣớc. Vì trong HHL, các mép VHL bị dính lại, lá trƣớc của VHL vốn rộng hơn và biên độ di động mạnh hơn sẽ kéo về phía trƣớc lá sau của nó. + Hai lá van của VHL bị dày lên với các mức độ khác nhau. + Trong HHL đơn thuần, ta thƣờng thấy buồng nhĩ trái giãn trong khi kích thƣớc buồng thất trái vẫn bình thƣờng hoặc còn hơi nhỏ lại. [...]... định NVHL bằng bóng Inoue - Nong van hai lá bằng bóng theo phƣơng pháp Inoue tại phòng Thông tim chụp mạch của Viện Tim mạch Quốc gia Việt nam - Bệnh viện Bạch Mai - Kiểm tra lại siêu âm trong vòng 01 tuần sau nong van để đánh giá sớm kết quả 2.2.4 Các thông số nghiên cứu * Các thông số chung về thành công và thất bại của thủ thuật * Các thông số chính về lâm sàng để đánh giá và theo dõi kết quả là:... pháp dự phòng tái hẹp sau NVHL Các yếu tố nhƣ tuổi cao, điểm Wilkins cao, diện tích lỗ van hai lá đạt đƣợc sau nong nhỏ, tình trạng mép van và lá van sau nong, rung nhĩ, chênh áp cao qua van là những yếu tố dự báo tái hẹp VHL (theo nhiều nghiên cứu) Bệnh nhân nên đƣợc phòng thấp cấp 2 sau NVHL đầy đủ để tránh tái phát các đợt thấp và theo dõi định kỳ bằng siêu âm để giúp phát hiện sớm tình trạng tái. .. thành công trong điều trị 1 trƣờng hợp tái hẹp trên bệnh nhân đƣợc thay VHL sinh học [77], tránh đƣợc những rủi ro của cuộc phẫu thuật * Một số nghiên cứu trên thế giới theo dõi và tiến hành NVHL cho các bệnh nhân bị tái hẹp VHL khít sau NVHL Sau đây là một số kết quả đạt đƣợc 29 Bảng 1.4 Kết quả NVHL trên bệnh nhân tái hẹp ở một số nghiên cứu Nghiên cứu Số bệnh MVA trước MVA sau nhân nong nong A.Pathan/America... định bệnh nhân cho NVHL 1.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH HẸP VAN HAI LÁ 1.3.1 Thái độ điều trị Chỉ định điều trị cho bệnh nhân HHL tốt nhất là dựa trên đánh giá cụ thể mức độ HHL, hình thái van và các tổn thƣơng đi kèm Trong đó, đặc biệt quan tâm đến triệu chứng của bệnh nhân bị HHL 1.3.2 Điều trị nội khoa Bệnh nhân HHL nhẹ không có triệu chứng thƣờng không cần điều trị gì đặc biệt, chỉ cần chú ý phòng... Đƣợc chỉ định khi van đã dày, vôi hoá nặng nề lan toả đến tổ chức dƣới van, hoặc khi kèm HoHL nhiều Van nhân tạo có thể là van cơ học hoặc van sinh học 1.3.4 Nong van hai lá 1.3.4.1 Cơ chế NVHL Dùng bóng hoặc dụng cụ để tách hai mép van bị dính, làm cho lỗ VHL rộng ra và chênh áp qua van giảm xuống [32,49] 1.3.4.2 Phƣơng pháp NVHL bằng bóng Inoue qua da Nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da [35] thực... đều của mép van hai lá hoặc rách lá van Do vậy cần có những đánh giá kỹ hơn về tổn thƣơng có đồng đều của mép van cũng nhƣ lá van hay không Nhằm hạn chế tới mức tối đa biến chứng HoHL nặng sau NVHL bằng bóng Inoue, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng thành công của NVHL và mức độ HoHL sau nong Hầu hết các nghiên cứu đó dựa vào việc đánh giá tổn thƣơng VHL và tổ chức dƣới van. .. bị rách sau sau nong [86] * Nguyên nhân tái hẹp: nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị tái hẹp sớm là do kết quả NVHL không đạt đƣợc thành công, tức là ngay sau NVHL diện tích lỗ van không cải thiện đƣợc đáng kể và/hoặc có HoHL phát triển nhiều, mép van tách không tốt hoặc bị rách và ngƣời ta cho rằng, các đợt thấp cấp tính, tái phát chính là yếu tố dự báo của việc tái hẹp sau NVHL... tách van tim, kích thƣớc bóng, kỹ thuật nong van, kinh nghiệm của bác sĩ làm can thiệp nong van mà chƣa đƣợc đề cập đến trong bảng thang điểm của Wilkins cũng nhƣ của Padial 24 Bảng 1.2 Thang điểm của Padial dự đoán sau NVHL [46,47] Thang số Đặc điểm hình thái Độ dày van (tính cho mỗi lá - Lá van gần bình thƣờng, hoặc có một van trƣớc và sau) phần dày nhẹ - Lá van xơ hoá và/hoặc vôi hoá vài điểm, van. .. với việc dính và phát triển các mảng xơ, vôi hoá hoặc do thoái hoá van và tổ chức dƣới van Quá trình này có vẻ đƣợc thúc đẩy nhanh hơn với sự xuất hiện của những đợt thấp tim cấp tái phát [81] Turgerman và cộng sự đã nhận thấy những bệnh nhân bị tái hẹp có mép van sau nong van tách đều 2 bên có kết quả nong van lại tốt hơn những bệnh nhân có mép và tổ chức dƣới van không cân đối, mép van tách không đều... tốt (diện tích van đạt đƣợc sau nong nhỏ, chênh áp tối đa qua van hai lá cao) đƣợc xem nhƣ là yếu tố dự báo độc lập tái hẹp Tỷ lệ tái hẹp xuất hiện là 2,4% sau khoảng 5 ± 1,4 (năm) [70] Tác giả Jae-Kwan Song và cộng sự theo dõi trên 329 bệnh nhân thành công sau NVHL lần 1, thời gian theo dõi trong 5 năm, nhận thấy diện tích lỗ van hai lá đạt đƣợc sau nong và tình trạng tách hoặc rách mép van chính là . đề tái hẹp sau NVHL. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít tái phát sau nong với hai. tiêu sau: 1 .Đánh giá kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị hẹp van hai lá khít tái phát sau nong 2.Khảo sát một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong. thất trái. + Lá van nhỏ (lá van sau) : hình tứ giác, chỗ bám trên vòng van khoảng 55mm. Lá van này di động mở ra sau ở thì tâm trƣơng. 5 * Vòng van hai lá Là nơi bám của hai lá van, nối giữa

Ngày đăng: 30/07/2014, 03:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan