Trướng bụng, chán ăn: Có phải bạn bị ung thư dạ dày? pdf

7 542 0
Trướng bụng, chán ăn: Có phải bạn bị ung thư dạ dày? pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trướng bụng, chán ăn: Có phải bạn bị ung thư dạ dày? Ung thư dạ dày gặp ở người lớn nhưng hiếm gặp ở người dưới 50 tuổi, ở nam nhiều hơn nữ. Những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị thiếu máu ác tính thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Những triệu chứng này dễ bị bỏ qua nhưng bạn phải đi khám nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần. Các biểu hiện khác có thể là: nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng hoặc đi ngoài phân đen. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh theo trình tự: hỏi bệnh và khám bệnh kĩ càng, chụp phim X-quang dạ dày dùng thuốc cản quang, nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi. Khi một người bệnh được chẩn đoán là ung thư dạ dày, cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư đến các cơ quan khác. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm. Để điều trị bệnh ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu, tia xạ. Phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: Cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày, sau 5 ngày bệnh nhân có thể ăn, uống trở lại. Sau phẫu thuật 10 - 14 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Hóa chất trị liệu là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được. Điều trị bằng tia xạ là dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng. Nhật Bản là nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới, đã thành công trong chương trình phát hiện sớm để phẫu thuật có hiệu quả cao, đạt tới 80% số bệnh nhân sống sau 5 năm. Cả thế giới đều công nhận và áp dụng kỹ thuật đó. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ mắc cao, cần có sự hiểu biết để có thể quan tâm thích đáng tới bệnh ung thư dạ dày. . Trướng bụng, chán ăn: Có phải bạn bị ung thư dạ dày? Ung thư dạ dày gặp ở người lớn nhưng hiếm gặp ở người dưới 50 tuổi, ở nam nhiều hơn nữ. Những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị. thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thư ng là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, trướng bụng,. Để điều trị bệnh ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu, tia xạ. Phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn

Ngày đăng: 29/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan