Loét dạ dày - tá tràng và những biến chứng nguy hiểm docx

12 234 1
Loét dạ dày - tá tràng và những biến chứng nguy hiểm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Loét dạ dày - tá tràng và những biến chứng nguy hiểm Loét dạ dày - tá tràng là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ như: niêm mạc, lớp nhày, bicacbonat và các yếu tố tấn công như: axít, pepsin. Axít và pepsin trong dịch dạ dày phá hủy niêm mạc của dạ dày và tá tràng gây loét dạ dày - tá tràng. Ở Việt Nam ước tính 7-10% dân số bị loét dạ dày - tá tràng. Tỷ lệ nam và nữ trong loét dạ dày là 1/1, còn đối với loét hành tá tràng là 2/1. Những thủ phạm gây loét dạ dày - tá tràng Nguyên nhân hàng đầu phải kể tới do vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là một xoắn khuẩn có khả năng sống trong lớp nhày của dạ dày. Mặc dù từ lâu người ta đã phát hiện được vi khuẩn này trong dạ dày của các tử thi, nhưng tận tới năm 1983, hai nhà khoa học người Úc Warren và Marshall chính thức công bố về Helicobacter pylori. Chính nhờ phát hiện này mà hai ông đã được nhận giải thưởng Nobel Y học 2005. Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền từ người này qua người khác bằng con đường thức ăn và nước uống hoặc đôi khi do thầy thuốc gây ra như dùng máy nội soi dạ dày không được tiệt khuẩn tốt chính là đường lây nhiễm giữa các bệnh nhân. Ở các nước phát triển: như Mỹ, châu Âu, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori khoảng 30% dân số, còn ở Việt Nam và các nước đang phát triển tỷ lệ này khoảng 70-80% dân số. Các thuốc chống viêm không steroid như aspirin dùng trong bệnh tim mạch, các thuốc: diclofenac, indomethacin, ketoprofen, piroxicam dùng điều trị các bệnh lý về khớp, các thuốc corticoid: prednisolon, dexamethason dùng để điều trị ức chế miễn dịch cũng là những nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày - tá tràng. Những người có thói quen dùng nhiều gia vị chua cay, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá cũng dễ mắc bệnh này. Ngoài ra còn gặp loét dạ dày - tá tràng trong bỏng nặng, chấn thương nặng Các triệu chứng bệnh thường gặp Biểu hiện thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút - 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào thì dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Đau còn có tính chu kỳ: đau khoảng 2-8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát. Có những bệnh nhân xuất hiện ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh. Các biến chứng của loét dạ dày - tá tràng Đây là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người đến bệnh viện khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là quá muộn để cho kết quả điều trị tốt. Các biến chứng đó là: Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường. Hẹp môn vị làm bệnh nhân nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược. Thủng dạ dày hoặc tá tràng: Đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong. Ung thư dạ dày: Trong loét hành tá tràng thì không gây ung thư nhưng loét dạ dày là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Nhiều người đau dạ dày hàng chục năm không điều trị triệt để, đến khi sức khỏe giảm sút nhiều đi khám thì đã thành ung thư. Trước kia thường chụp Xquang để chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng nhưng phương pháp này tỏ ra kém chính xác và không xác định được bản chất ổ loét là lành tính hay ác tính. Ngày nay, nội soi dạ dày - tá tràng bằng ống mềm cho phép thầy thuốc quan sát trực tiếp được tổn thương, đồng thời sinh thiết giúp chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm Helicobacter pylori hay không. Trong trường hợp nghi ngờ ổ loét dạ dày ác tính cho phép sinh thiết để chẩn đoán trên vi thể giúp tìm được tế bào ác tính. Nội soi còn giúp theo dõi quá trình liền sẹo và khỏi của ổ loét. Điều trị và dự phòng Loét dạ dày - tá tràng là bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Các thuốc điều trị như thuốc trung hòa axít trong dạ dày; thuốc giảm tiết axít; các thuốc kháng sinh có tác dụng diệt Helicobacter pylori: dùng 7-10 ngày kháng sinh phối hợp 2 trong 4 loại sau: amoxillin, metronidazol, tetraxiclin, clarithromycin kết hợp với thuốc ức chế bơm proton. Đối với người bệnh có triệu chứng của loét dạ dày - tá tràng cần đến chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác và điều trị, tránh tự ý dùng thuốc bởi những lý do sau: - Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng giống như loét dạ dày - tá tràng nhưng thực tế trên nội soi hoàn toàn không có loét. [...].. .- Bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng giống loét dạ dày - tá tràng - Dùng thuốc không đúng dẫn tới kháng thuốc tràn lan của vi khuẩn Helicobacter pylori - Điều trị không có hệ thống dẫn tới bệnh tái phát và xảy ra các biến chứng Để phòng bệnh, mọi người cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, không nên sử dụng quá... sinh, không nên sử dụng quá nhiều các gia vị chua cay, không nên uống nhiều rượu, không để cho cơ thể trong tình trạng đói quá mới ăn, nên sử dụng thức ăn mềm, chín, dễ tiêu hóa Khi có những dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm . và pepsin trong dịch dạ dày phá hủy niêm mạc của dạ dày và tá tràng gây loét dạ dày - tá tràng. Ở Việt Nam ước tính 7-1 0% dân số bị loét dạ dày - tá tràng. Tỷ lệ nam và nữ trong loét dạ dày. Loét dạ dày - tá tràng và những biến chứng nguy hiểm Loét dạ dày - tá tràng là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ như: niêm mạc, lớp nhày, bicacbonat và các yếu tố tấn. Xquang để chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng nhưng phương pháp này tỏ ra kém chính xác và không xác định được bản chất ổ loét là lành tính hay ác tính. Ngày nay, nội soi dạ dày - tá tràng bằng ống

Ngày đăng: 29/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan