ĐỀ TÀI: DÂN TỘC KHMER Ở CAMPUCHIA doc

11 1K 10
ĐỀ TÀI: DÂN TỘC KHMER Ở CAMPUCHIA doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC LỚP DN08VH MÔN CÁC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á ĐỀ TÀI: DÂN TỘC KHMER Ở CAMPUCHIA ThS:ĐẶNG THỊ QUỐC ANH ĐÀO TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 5/2011 DANH SÁCH NHÓM NGUYỄN THỊ MỸ TRANG :0855010099 PHẠM VĂN CÔNG:0855010014 NGÔ NGUYỄN DUY NHÂN :0855010057 LÊ XUÂN TỪ:0855010112 VÕ THANH TÙNG:0855010113 PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA Người Êđê Người Giarai Người Stiêng Người Kui Văn hóa Nghệ thuật kiến trúc Ẩm thực Ca múa và âm nhạc Kiến trúc nghệ thuật Tôn giáo CHƯƠNG 2 NGƯỜI KHMER Ở CAMPUCHIA Kinh tế Ngôn ngữ Văn học Ẩm thực Vũ điệu Apsara KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 KHAÍ QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA NHÓM TỘC NGƯỜI CÓ NGUỒN GỐC BẢN ĐỊA 1.1Người Êđê Người Êđê cư trú ở Stungtreng ,tiếng Êđê là ngôn ngữ địa phương của người Chăm . Người Êđê có đặc điểm là đầu dài, gò má cao,trán thẳng và thấp, tóc đen lượn song, tóc đen và lượn sóng, mắt màu nâu  Kinh tế:lấy trồng trọt làm gốc và lúa có tính chất quyết định cuộc sống của cư dân . Nền nông nghiệp cổ truyền , kỹ thuật còn thấp, chủ yếu dựa vào tự nhiên  Đất trồng ở đây có 2 loại: một loai loại như kiểu ruộng khô, người ta tiến hành bằng cách quốc đất và chờ trời mưa để canh tác . Vùng trồng thứ 2 là đất rừng ở đây họ làm rẫy du cư. Khi thu hoạch họ dùng bằng tay  Ngoài ra họ còn trồng ngô bobo, sắn bên cạnh đó họ còn những nghề phụ .Chăn nuôi là nghề quan trọng của người Êđê, họ nuôi khá nhiều gia súc:trâu, bò, voi, lợn, gà…ngoài ra còn có các nghề như:mộc, rèn, đan lát, đặc biệt là dệt  . Về mặt xã hội: người Êđê tổ chức theo gia đình lớn dòng mẹ vì thế quyền thừa kế truyền qua dòng nữ  Làng gồm một số thân thuộc thống nhất với nhau hoặc tập trung xung quanh một thủ lĩnh có thế lực, thay mặt làng để điều hành công việc chung, đó là người giỏi ăn nói giao tiếp rộng,biết thu xếp công việc, hiểu tục lệ,giàu kinh nghiệm trong sản xuất…. Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, khi lấy vợ người chồng về ở nhà bố mẹ vợ, mọi công việc trong nội bộ gia đình đều giành cho phụ nữ mặc dù người đàn ông đóng vai trò trong sản xuất và giao tiếp nưng đàn bà vẫn làm chủ tài sản, phụ nữ được quý trọng nhất là khi mang thai.Đứa bé sinh ra khi 2 tuổi được xâu tai khi thành niên được cà răng, lớn lên chúng được hướng dẫn cách sản xuất và dạy cho các luật tục  Khi 17 18 tuổi trai gái được tư do chọn người yêu, phụ nữ được chủ động lấy người chồng  Trong quan niệm của người Êđê ngoài linh hồn người chết còn có các thần(dàng). Họ thờ nhiều loại thần: thần núi, thần cây, thần sét…ngoài ra mỗi thời kỳ sản xuất đều tiến hành nghi lễ cúng bái để cầu mong mùa màng tốt tươi. 1.2 Người Giarai  Người Giarai có khoảng 10.000 người cư trú chủ yếu ở Đông tỉnh Stungtreng, người Giarai mỗi nếp nhà chỉ có 2 vợ chồng và co cái của họ, lớn lên con gái cưới chồng và ra ở riêng. Khi tuổi già cha me chọn một đôi vợ chồng con gái thường là con gái út về ở cùng. Mỗi nếp nhà của người Giarai dù to hay nhỏ đều là gia đình nhỏ mẫu hệ  Về ngôn ngữ, cấu trúc cơ thể,văn hóa đều giống người Êđê  1.3 Người Xtiêng Họ cư trú tại khu vực núi rừng phía nam tỉnh Cra chê. Họ nói mọi thứ tiếng địa phương của ngôn ngữ Môn Khmer. Người X tiêng sống bằng nông nghiệp hòa canh. Ngoài nương rẫy họ còn săn bắt, đánh cá, hái lượn. Người X tiêng sống theo “ xã hội phụ tuyến”, vị trí của người đàn ông hoàn toàn được xác lập. Các làng X tiêng được một hội đồng bô lão cai quản. 1.4 Người Kui Ở Campuchia có khoảng 40.000 người sống ở vùng núi Đangrrech và thượng lưu song Stungtreng chiếm vị trí đặc biệt trong nhóm thiểu số , trình độ phát triển của họ cao hơn so với các nhóm khác,chẳng hạn gốm của họ chẳng kém gốm người khmer .  Do cuộc xâm lược của của vương quốc Ayuthia và việc di chuyển trung tâm văn hóa xuống phia Nam mà người Kui nhanh chóng hòa hợp vào người khmer nhưng họ vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo:tiếp tục theo hindu giáo  Họ nổi tiếng là người thợ rèn, đúc đồngcó kinh nghiệm, nhà của họ giống nhà của người khmer nhưng cấu trúc nhẹ nhàng đơn giản hơn, đồ dùng gia đình và công cụ do bản thân họ chế tác , họ sống bằng nghề trồng lúa ,bong mía và dệt lụa, rẫy của người Kui là rẫy phát đốt . 1.5 Người Pơ Là những người mang nét Negroit da đen, trán dô, tóc mềm, dáng người thấp. Họ cư trú dọc sườn núi phía Bắc của dãy Căng đan . Do số lượng ít với trình độ văn độ phát triển kém họ đang bị hòa đồng vào các dân tộc khác . Các tộc người không có nguồn gốc bản địa: 1.6 Người Chăm Mã Lai: Trong các nhóm dân tộc ở Campuchia, người Chăm Mã Lai đúng hàng thứ 4 về số lượng. Năm 1955, con số ước lượng trong số dân của cả nước là khoảng 73.000 người. Người chăm đến Campuchia từ hai bộ phận.Một bộ phận từ nước Chăm pa cổ đại di cư sang Campuchia. Một bộ phận khác, tức nhóm Chàm Chà và có khoảng gần 10.000 người. Đa số người Chăm biết sử dụng nhều ngôn ngữ. Họ nói tiếng Chăm trong gia đình và sinh hoạt nhân gian. Tiếng Campuchia là tiếng nói sinh hoạt trong xã hội và kinh doanh. Tiếng Mã lai được họ sử dụng nhiểu hơn. Còn tiếng Ả rập là ngôn ngữ tôn giáo. Người Chăm ghhi tất cả các ngôn ngữ bằng chữ Ả rập. Trong các nghề chính của người Chăm, ngành ngư nghiệp và chăn nuôi rất được chú trọng. Hầu hết người Chăm Mã lai sống trong những làng có mật độ rất cao ở phía Bắc và phía Đông tỉnh Kong phong Chàm. 1.7Người Hoa: Sống chủ yếu ở các khu vựa đô thị, khoảng 30% dân số ở Phnôm Pênh. Người Hoa cư trú đến Campuchia trong một thời gian dài và họ sống theo dòng họ, tạo thành từng bang. Về ngôn ngữ, người Hoa nói 2 thứ tiếng, nhiều người nói tiếng Campuchia và coi như ngôn ngữ thứ 2. Về mặt nghề nghệp, người Hoa thường tổ chức kinh doanh, buôn bán, ngân hàng, cho vay nặng lãi… 1.8 Người Việt Người Việt họ cư trú rải rác khắp các miền và tập trung đông đảo ở các tỉnh phía Nam. Người Việt đến Campuchia nhiều nhất vào cuối thế kỷ XIX.ở các đô thị, người Việt sồng bằng các nghề như: thợ thủ công, buôn bán nhỏ và làm nghề tự do. Ngoài ra, họ còn là những người đánh cá cần cù ở dọc hai bờ song Mê công. Ngoài ra ở Campuchia còn có người Thái Lan, Lào, Miến Điện , Bồ Đào Nha Đất nước Campuchia Văn hóa Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa.  Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo  Ở Campuchia thường mỗi gia đình chỉ có bố mẹ và con cái chưa thành hôn,con cái sau khi lập gia đình phải ra ở riêng chú rể phải làm nhà bên cạnh gia đình nhà vợ  Thông thường khi gặp nhau người Campuchia thường chắp hai tay lên ngực để chào,nếu là cấp dưới thì giơ thấp hơn  Người Campuchia rất hiếu khách ,lúc trước mỗi làng đều có một nhà khách ở ở bìa làng để cho khách nếu nhỡ thì có thể ngủ lại , và ở ven đường thì có những thùng nước ai khát thì uống.  Trong làng nhân vật quan trọng nhất đó là Acha  Về nghệ thuật chia làm 3 thời kỳ: trước Ăngkor, sau Ăngkor và thời kỳ Ăngkor-phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đỉnh cao là Ăngkor wat và Bayon.  Về kiến trúc: thời kỳ trước Khmer chịu ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ đền thờ thường làm bằng gạch đến thời Ăngkor thì được làm bằng đá tiêu biểu là Ăngkor Wat (tk 12) và Ăngkor Thom(tk13)   Nhà ở: trong các làng thường là nhà sàn bằng gỗ lợp bằng lá thốt lốt, có 3 loại nhà chủ yếu:nhà một mái, hai, và ba mái  Trang phục:áo khoác phổ biến ở các dân tộc vùng núi Campuchia, đặc biệt có có một loại y phục khá đặc trưng đó là yếm. Bên cạnh đó người Chăm sử dụng áo chui khá phổ biến của đàn ông thì có ống tay thẳng,thường là màu đen, của phụ nữ màu xanh thẫm có ống tay dài –chỉ mặc khi trời lạnh hoặc có lễ hội  Ẩm thực: Campuchia cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có bánh tét. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ prahoc để ăn quanh năm.  Phổ biến nhất là canh cá nấu với với rau quả chua như dọc, chanh  Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay .Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên  Ca múa và âm nhạc :có một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi người từ khi lọt lòng, vào chùa, cưới vợ đều có âm nhạc  Campuchia có nhiều loại nhạc :nhạc Arac-loại nhạc dùng để cúng thần, nhạc pin piec loại nhạc cổ điển dùng để đệm cho các kiểu múa cổ và các nghi lễ tôn giáo  Múa:Campuchia được ví như dân tộc múa gồm múa cổ điển-múa cung đình không phải ai xem cũng hiểu, sự tinh vi của cổ tay cho tới từng ngón tay và múa dân gian-phản ánh nhũng hoạt động của nông dân.  Tôn giáo : một sức mạnh văn hóa đáng kể trong quá trình phát triển văn minh của một dân tộc. Trước khi đạo Phật trở thành quốc giáo tk12 thì ở đây đã có đạo Balamon. Phật giáo đã trở thành chất keo liên kết từng thành viên trong xã hội  Tín ngưỡng: theo quan niệm của người Campuchia những năm chuột, rồng, ngựa là những năm tốt còn hổ, khỉ, gà, chó là những năm xấu. Đám cưới thường diễn ra vào tháng đủ 30 ngày và tránh ngày thứ 2 ,3,7  Hồn vía người :Campuchia có đến 19 vía nếu thoát ra khỏi thì người đó sẽ bị ốm cho nên phải cúng để nó nhập lại , ngoài ra họ còn có tục cắt tóc để trừ những điều bất hạnh  Đám cưới: trước lễ cưới là việc mai mối sau khi ba bà mối và ba ông  môí làm nhiệm vụ xong nhà gái ưng thuận đón lên ngồi nói chuyện bàn về tổ chức lễ cưới và xem mặt chú rể thì tiệc cưới ăn hỏi được tổ chức  Lễ hội: tết cổ truyền chol chnam thmay diễn ra vào khoảng 13-15/4 dương lịch  Lễ vào hạ của các ông sư: bắt đầu từ tháng 6 các ông sư không được ra khỏi chùa, ngày đầu tiên thì đọc kinh người ta ra rước những ngọn lến 3 vòng rồi mới được đi vào chùa  Lễ dựng cột chùa: theo quan niệm những ai dựng được bảy lần cột chùa thì sẽ thoát khỏi mọi tội nỗi nên việc dựng cột chùa là một nghi lễ quan trọng diễn ra vào ba đem liền  Lễ tạ ơn hồn lúa: được tổ chức vào tháng 3 gồm có hội dâng lủa hội vun đống thóc và hội rước thóc được tổ chúc ngoài ruộng, trong làng hay sân chùa  Người ta vun một dống thóc to rồi đốt đống lửa sau đó mời nhà sư đến tụng kinh sau đó được đưa ra bờ sông để dân chúng té nước lên người sau đó người ta rước nhà sư ngồi cạnh đống lửa xông hương và uống nước trà CHƯƠNG 2 NGƯỜI KHMER Ở CAMPUCHIA Kinh tế: Người khmer được gọi là người khmer kandal chiếm 85% dân số với bản tính vui vẻ cởi mở hiếu khách, họ sống chủ yếu bằng nông nghiệp quảng canh cơ giới hóa trong nông nghiệp còn hạn chế, ngoài ra còn chăn nuôi gia súc đánh cá và người khmer còn trồng đậu tương, ngô, cao su, cà phê một số ở thành thị làm buôn bán nhỏ tiểu thủ công nghiệp, công nhân…  Tiếng nói và chữ viết: tiếng khmer là ngôn ngữ chính thức ở Campuchia , chữ Pali và tiếng Sanskrit được sử dụng trong cộng đồng Phật giáo  Văn học: khá phong phú và đa dạng nổi bật trong kho tàng văn học Khmer là truyện cổ tích thần thoại với đề tài thường lấy từ các anh hùng ca Ấn Độ :Mahabharata, Ramayana…nhưng Campuchia cải biên chúng cho phù hợp với khung cảnh đất  nước và con người, tính thần bí được thay bằng sự dí dỏm yêu đời . Như truyện Riêm Kê phỏng theo trường ca Ramayana- nó được lược bỏ tính thần thánh để đưa con người về với xã hội thực tại với lòng mong ước nhân hậu thủy chung Ăn uống: thức ăn chính của người khmer là cơm ăn cùng cá khô và mắm cá.  Vũ điệu Apsara :  Người dân Campuchia đã có truyền thống múa apsara lâu đời, mà nổi bật vào thế kỷ XII, thời vua Jayavarman VII có tới 3.000 vũ nữ apsara.  Tháng 12-1995, điệu múa đã được thế giới ghi nhận tại quần thể đền Angko, như một biểu tượng của tình yêu và hòa bình  Theo truyện kể dân gian, apsara là các nàng tiên mây và nước. Khi các nàng đùa giỡn, ca múa, cỏ cây, muông thú sinh sôi, nảy nở Vì vậy người dân Campuchia đã tôn Apsara là Nữ thần Thịnh vượng. Những nàng tiên đẹp nhất là Uvasi, Menaka, Ramba và Tilotama thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm thơ, nhạc, họa Campuchia. Các nàng cũng là chủ của những cung cấm và chuyên múa hát phục vụ các nam thần trong những buổi tiệc mừng chiến thắng ma quỷ  Học theo động tác múa huyền bí của tiên nữ, người dân Campuchia đã sáng tạo nên điệu múa tiên nữ Apsara biểu diễn vào những ngày lễ ca ngợi công đức của các vị thần và Hoàng gia.  Điệu múa trong nhiều thế kỷ đã trở thành điệu múa cung đình, và rồi thành điệu múa quen thuộc của các thanh nữ trong những dịp lễ tết, hội hè và cưới hỏi  Ra đời từ cách đây ít nhất 2.000 năm, những hình ảnh đầu tiên của điệu múa còn thấy trên nhiều phù điêu trang trí ở các ngôi đền cổ kính nhất Campuchia, như quần thể đền Angkor  Các tư thế, đường cong của cánh tay, thân thể vũ nữ, cũng như vũ phục bằng vàng, bạc, châu ngọc, hoa lá trong điệu múa đều được phát sinh từ các hình vẽ trong những ngôi đền cổ, miêu tả sử thi Ấn Độ Ramayana hoặc là cuộc chiến giành lấy bình cam lộ giữa quỷ và thần gồm 100 tiết điệu gợi cảm, ý nghĩa. Qua điệu múa, người dân Campuchia muốn nói lên ước mong về một cuộc sống thanh bình, thịnh vượng, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thần thánh và công đức của người xưa. Ngoài ra là những câu chuyện xúc động về sinh, bệnh, lão, tử…  Theo Ấn Độ giáo, Apsara là những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, cử chỉ thanh thoát, duyên dáng và múa hát điêu luyện, họ là vợ của các nhạc công nơi tiên giới Gandharva, thường đàn ca, múa hát cho các vị thần. Apsara đồng thời là các tì nữ hầu hạ thần Indra vua của các vị thần, hiện thân của chiến tranh, dông bão, mưa gió  Đặc trưng của điệu múa là một vũ nữ Apsara dẫn đầu nhóm vũ nữ trình diễn các động tác tinh tế như những nàng tiên vui chơi giữa khu vườn hồng, nơi mà họ chính là một phần vẻ đẹp của vườn hồng  Những động tác múa rất chậm rãi và tinh tế thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật múa Apsara không giống như hầu hết các điệu múa khác trên thế giới.  Apsara du nhập vào Campuchia từ khoảng thế kỷ thứ I, cùng với Ấn Độ giáo và nghệ thuật này phát triển mạnh cùng với kỷ nguyên Angkor. Từ thời kỳ Angkor, Apsara là điệu múa kinh điển chỉ dành cho nhà vua thưởng thức trong các dịp lễ trọng đại, cũng như vinh danh các vị thần. Người ta ước lượng, vào triều đại của vua Jayavarman VII, có đến 3,000 vũ nữ Apsara phục vụ trong triều đình.  Múa Apsara ở Campuchia ngoài nguồn gốc Ấn Độ giáo nói trên, tới thế kỷ 13 còn là điệu múa lấy cảm hứng bởi những nghệ thuật chạm khắc Apsara và nghệ thuật điêu khắc Angkor tinh xảo có thể thấy rất nhiều tại các đền đài cổ của người Khmer.  Vì thế điệu múa này ngày càng mang dấu ấn Khmer hơn là Ấn Độ. Apsara cũng bị tàn lụi cùng với văn minh Angkor, và đến thế kỷ 15 trở đi hầu như tồn tại rất mờ nhạt  Cho đến gần đây, Apsara được phát triển trở lại từ cuối những năm 1940 nhờ công của hoàng hậu Sisowath Kossamak, cháu gái của bà là công chúa Bopha Devi con gái vua Sihanouk là ngôi sao đầu tiên của nghệ thuật múa Apsara. [...]... LUẬN  Nhìn chung đất nước Campuchia là đất nước có sự đa dạng về thành phần tộc người,và mỗi tộc người đều có những nét đặc thù văn hóa riêng bên cạnh đó qua quá trình phát triển mỗi dân tộc đã tiếp nhận và phát triển tạo thành những nét riêng, nhưng trái lai có một số tộc người trong quá trình tiếp thu đã bị đồng hóa Dù có những mặt trái trong quá trình phát triển nhưng Campuchia vẫn là quốc gia có... riêng, nhưng trái lai có một số tộc người trong quá trình tiếp thu đã bị đồng hóa Dù có những mặt trái trong quá trình phát triển nhưng Campuchia vẫn là quốc gia có sự thống nhất trong đa dạng về mặt dân tộc . TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC LỚP DN08VH MÔN CÁC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á ĐỀ TÀI: DÂN TỘC KHMER Ở CAMPUCHIA ThS:ĐẶNG THỊ QUỐC ANH ĐÀO TP HỒ CHÍ. phát triển kém họ đang bị hòa đồng vào các dân tộc khác . Các tộc người không có nguồn gốc bản địa: 1.6 Người Chăm Mã Lai: Trong các nhóm dân tộc ở Campuchia, người Chăm Mã Lai đúng hàng thứ. CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA Người Êđê Người Giarai Người Stiêng Người Kui Văn hóa Nghệ thuật kiến trúc Ẩm thực Ca múa và âm nhạc Kiến trúc nghệ thuật Tôn giáo CHƯƠNG 2 NGƯỜI KHMER Ở CAMPUCHIA Kinh

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan