KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ ppt

32 1.1K 4
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ; 2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền; 3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi; 4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện; 5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền; 6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác; 7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu; 8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ; 9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt; 10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết; 11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự; 12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau; 13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn; 14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam; 15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự; 16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền; 17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung; 18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ. .2. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ: CẦM CỐ, THẾ CHẤP 1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu; 2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm; 3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu; 4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản; 5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm; 6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm; 7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản; 8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm); 9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ; 10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết; 11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành; 12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp; 13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp; 14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm; 15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm; 3. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ – ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP 1. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ; 2. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm; 3. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp; 4. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược; 5. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp; 6. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự; 7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức; 8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở; 9. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội; 10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình; 11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản; 12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận; 13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác; 14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ; 15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ 2. 4. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1. A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A; 2. Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng; 3. Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng: + Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm; + Phân phát tập báo giá sản phẩm. 4. Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng; 5. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng; 6. Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị; 7. Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng; 8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng; 9. Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó; 10. Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng; 11. Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng; 12. Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác; 13. Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định; 14. Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại; 15. Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại; 16. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; 17. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ; 18. Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng; 19. Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng; 20. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên; 21. Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực; 22. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực; 23. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng khác; 24. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng; 25. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng. 5. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU – HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI, VAY TÀI SẢN 1. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật; 2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán; 3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán; 4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá; 5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt; 6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán; 7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá; 8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá; 9. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…); 10. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá; 11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá; 12. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua; 13. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua; 14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán; 15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã thành nghĩa vụ trả tiền; 16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành; 17. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản; 18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ; 19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro; 20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ; 21. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam; 22. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu; 23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán; 24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua; 25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó; 26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực; 27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán; 28. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước; 29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ; 30. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù; 31. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận; 32. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ 33. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ; 34. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận; 35. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế; 36. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó; 37. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử; 38. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp; 39. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua; 40. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại; 41. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; 42. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho; 43. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra; 44. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương của bên tặng cho; 45. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho; 46. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định; 47. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay 6. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN 1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế; 2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao; 3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê; 4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản; 5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản; 6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản; 7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh; 8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân; 9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực; 10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược; 11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê; 12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào; 13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Spoiler: Số người đang trực tuyến: 81 Chào Khách viếng thăm. Hiện giờ bạn đã 0 tuổi rồi và sinh ngày 0 Bạn tham gia diễn đàn vào ngày: Thu Jan 01, 1970. Số bài viết của bạn: 5 Bạn tham gia diễn đàn vào ngày: Thu Jan 01, 1970. Hi vọng những lời tiên tri của mình trên đây là đúng: • • • • • • • .:Administrator:. [...]... vụ được bảo đảm 46 Khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 47 Khi bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ 48 Trong hợp đồng dân sự nếu các bên có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng phát... đồng dân sự đều là căn cứ phát sinh NVDS 41 Trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của chủ thể mang quyền là quyền đối nhân 42 NVDS riêng rẽ là NVDS phân chia được theo phần 43 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của người có quyền 44 Phạm vi bảo hiểm không thể lớn hơn phạm vi nghĩa vụ được bảo hiểm 45 Một tài sản chỉ được dùng bảo đảm nhiều nghĩa vụ khi có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được... thành trong tương lai 7 Mọi hành vi gây thiệt hại đều phát sinh nghĩa vụ dân sự 8 Hành vi xâm phạm danh dự, uy tín phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 9 NVDS là một quan hệ tuyệt đối 10 Cho, tặng là chuyển quyền tài sản 11 A nợ B, B nợ C, B chuyển A nợ C Chuyển quyền tài sản hay nghĩa vụ trả nợ 12 Mọi nghĩa vụ nhiều người đều là nghĩa vụ liên đới nếu pháp luật không quy định hoặc các bên không thoả... tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ; 20 Hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng không có đền bù; 21 Về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, trừ khi bên cung ứng dịch vụ miễn cho bên thuê dịch vụ trả tiền thuê dịch vụ; 22 Trong hợp đồng gửi giữ nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn gửi giữ, thì hợp đồng gửi giữ chấm... bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mức phí và mức tiền bảo hiểm; 33 Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền 10 CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1 Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; 2 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3 Cũng như trách nhiệm hình sự, người có... thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; 4 Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 5 Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6 Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; 7 Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8 Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt... 29 Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 30 Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; 32 Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; 33 Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; 34 Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài... hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; 37 Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất; 38 Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường; 39 Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản bị hủy hoại; 40... 30 Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X P không phải bồi thường PHẦN BỔ SUNG 1 NVDS là một quan hệ pháp luật dân sự 2 Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là tài sản 3 Đối tượng của nghĩa vụ là hành vi 4 Rừng cây nuôi trồng là đối tượng hình thành trong tương lai 5 Quyền sử dụng đất của A được thừa kế chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là đối tượng... cha mẹ phát sinh hợp đồng uỷ quyền 20 Khi bên được uỷ quyền thưc hiện công việc vượt quá phạm vi uỷ quyền mà gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về bên được uỷ quyền 21 Khi bên cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành công việc thì bên thuê dịch vụ không có nghĩa vụ phải trả tiền công 22 Trong trường hợp có tranh chấp với người thứ 3 liên quan đến nội dung hợp đồng uỷ quyền thì người bị kiện là bên uỷ quyền . 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ; 2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa. tượng của nghĩa vụ dân sự; 12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau; 13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải. của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam; 15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự; 16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Re: Trên 1000 câu hỏi nhận định khai vị để ôn thi môn Luật hợp đồng

  • Re: Trên 1000 câu hỏi nhận định khai vị để ôn thi môn Luật hợp đồng

  • Re: Trên 1000 câu hỏi nhận định khai vị để ôn thi môn Luật hợp đồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan