Dùng cặp phạm trù bản chất_hiện tượng phân tích lối sông của học sinh hiên nay ppsx

9 1K 4
Dùng cặp phạm trù bản chất_hiện tượng phân tích lối sông của học sinh hiên nay ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN Đề tài : Dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của học sinh Việt Nam hiêïn nay. MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và trong những năm qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất đònh. Trong vòng 20 năm (từ năm 1990 đến năm 2010) GDP tăng từ 150 USD người/năm lên đến 1200 USD người/năm, tỉ lệ đói nghèo giảm đáng kể, đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện về mặt chất cũng như mặt lượng. Và trong giai đoạn phát triển này không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi sang cơ chế thò trường như hiện nay thì lối sông cách nghó của học sinh cung thay đổi theo. Nhiều học sinh đả trưởng thành và phát huy những khả năng của mình để góp mọt phần sức lực trong công cuộc xây dựng đất nước, nhiều học sinh đã biết vượt qua số phận nghiệt ngã của chính mình để vươn lên theo đuổi hoài bão ước mơ của mình. Bên cạnh đó không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt cac tệ nạn như : đua xe, ma túy, cờ bạc, rượi chè,… đang ngày càng lấn sâu vào học đường. Những vấn nạn đó đã, đang và sẽ trở thành những điều nhức nhối cho toàn xã hội. Trên hết, mọi người chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến lực lượng quan trọng này, phải làm sao cho học sinh Việt Nam có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong sự phát triển của đất nước trong một ngày không xa. Vốn là một học sinh vừa bước ra từ ngưỡng cửa phổ thông và cũng có chút hiểu biết về vấn đề này, nên em đã chọn nó làm đề tài cho bài tiểu luận của mình nhằm làm rõ hơn vai trò của học sinh đối với đất nước ta. Do hiểu biết có hạn và trong khuôn khổ của một bài tiểu luận nên đề tai của em chỉ nghiên cứu trong một phạm vi nhỏ đó là : dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của học sinh Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG 1. Cặp phạm trù bản chất - hiện tượng: a. Khái niệm: Khi xem xét một sự vật, một quá trình đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội sẽ có những mặt, những thuộc tính biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể cảm nhận được, nhưng cũng có những mặt những thuộc tính mà ta chỉ dùng tư duy trừu tượng mới có thể hiểu được. Mặt bên ngoài gọi là hiện tượng, mặt bên trong gọi là bản chất. Do đó ta có thể đònh nghóa như sau: Bản chất là một phạm trù để chì sự tổng hợp tất cả những thuộc tính những mối liên hệ tất nhiên, hợp thành một tổng thể thống nhất hữu cơ bên trong quy đònh sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất đònh. Trong cuộc sống sự vật và quá trình nào cũng có cả hai mặt ấy, chúng luôn vận động và phát triển cùng nhau. Vì vậy khi xem xét, quá trình sự vật trong tự nhiên và xã hội, ta cần phân biệt rõ đâu là bản chất đâu là hiện tượng. b. Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: • Tính chất Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất đònh đồng thời là cái chung của sự vật đó. Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là cái bản chất, vì bản chất chỉ là cái chung tất yếu, quyết đònh sự tồn tại và phát triển của sự vật. Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Nói đến bản chất của sự vật là nói đến tổ hợp những quy luật quyết đònh sự vận động và phát triển của nó. Vì vậy bản chát là phạm trù cùng bậc với quy luật. Tuy bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại và ổn đònh giữa các hiện tượng hay giữa các mặt của chúng. Còn bản chất là tổng hợp các mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn đònh,ở bên trong sự vật, nghóa là ngoài những mối liên hệ tất nhiên, phổ biến chung cho nhiều hiện tượng nó còn bao gồm cả những mối liên hệ tất nhiên, không phổ biến, cá biệt nữa. Như vậy, phạm trù bản chất rộng lớn và phong phú hơn phạm trù quy luật. • Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng: _Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan, có quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Bản chất và hiện tượng trong quá trình tồn tại của mình, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn lẫn nhau. Bản chất bao giờ cung được bộc lộ ra thông qua hiện tượng. Còn hiện tượng bao giờ cũng là sự tồn tại thông qua cái bản chất. Không thể có hiện tượng và bản chất tồn tại tách rời nhau. Trên thực tế ta thấy, không có bản chất nào thuần tuý nằm ở một nơi nào đó bên ngoài các sự vật, bản chất cũng không phải là cái gì thần bí bên trong sự vật. Bản chất nhất thiết phải được bộc lộ qua hiện tượng. Hiện tượng có tính bản chất , nghóa là bất cứ hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất, hoặc biểu hiện một mặt nào đó của bản chất. Bản chất như thế nào thì hiện tượng cũng như thế ấy. Khi bản chất mất đi thì sớm hay muộn hiên tượng do nó sinh ra cũng biến mất theo. Bản chất mới ra đời thì các hiện tượng mới phù hợp với nó cũng dần xuất hiện. Chính vì có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng mà con người mới có thể thông qua những hiện tượng để nhận thức bản chất, phát hiện ra những quy luật phát triển của sự vật. _Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng + Bản chất là cái bên trong đối lập với hiện tượng là cái bên ngoài. Bản chất phản ánh cái chung sâu xa, cái bên trong của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Tất cả các hiện tượng biểu hiện bản chất theo nhiều cách khác nhau : có hiện tượng biểu hiện một phần của bản chất, có hiện tượng biểu hiện bản chất tương đối đầy đủ, đúng đắn; nhưng đôi khi hiện tượng biểu hiện bản chất không hoàn toàn đúng đắn, thậm chí còn sai lệch bản chất vì nếu hiện tượng nào cũng bộc lộ ngay tức khắc và hoàn toàn đầy đủ bản chất thì con người chỉ cần dùng giác quan mà nhận thức chứ không cần dùng tư duy để nhận thức ( ta gọi đây là hiện tượng giả ). + Bản chất là cái tương đối ổn đònh và hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Bản chất của sự vật luôn tồn tại trong suốt quá trình phát triển của nó, chỉ khi nào sự vật mất đi thì bản chất của nó mới thay đổi hẳn. Chính vì thế bản chất là cái tương đối ổn đònh. Nhưng trong quá trình phát triển của sự vật thì bản chất của nó được biểu hiện bằng những hiện tượng khác nhau và luôn thay đổi tuỳ vào những điều kiện khách quan. Điều đó chứng tỏ hiện tượng thường xuyên biến đổi. + Bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng và hiện tượng là cái phong phú hơn bản chất. Hiện tượng phong phú hơn bản chất vì ngoài bản chất chung mà các hiện tượng đều có ra nó còn chứa đựng những nhân tố cá biệt mà chỉ riêng nó có vì trong hiện tượng có sự thống nhất giữa cái bản chất và những cái không bản chất vì bản chất là cái tương đối ổn đònh ở trong còn hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài. Ngược lại bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng vì nó là những mối liên hệ tất nhiên bên trong, là những quy luật quyết đònh sự tồn tại và phát triển của sự vật, nó được lặp đi lặp lại trong những hiện tượng khác nhau, biểu hiện quy luật phát triển chung của hiện tượng đó. c. Ý nghóa phương pháp luận : _Khẳng đònh bản chất là cái bên trong tương đối ổn đònh, còn hiện tượng là cái bên ngoài thường xuyên biến đổi, phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta trong nhận thức không được dừng lại ở cái hiện tượng mà phải căn cứ đi sâu vào bản chất. _Khẳng đònh bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra thông qua cái hiện tượng. Nhưng trong hiện tượng có những loại khác nhau, vì thế để nhận thức đúng bản chất thì cần phải phân loại các hiện tượng để gạt bỏ những hiện tương không đúng bản chất, loại bỏ các hiện tượng giả. 2. Vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để phân tích lối sống của học sinh ở Việt Nam hiện nay : Trước đây nước ta là một nước nghèo nàn lạc hậu, trình đô dân trí thấp và học sinh như là đại diện cho tầng lớp tri thức trẻ – là tương lai của cả một quốc gia. Hình ảnh học sinh gắn liền với ý chí quyết tâm phấn đấu học tập để vsau này cùng chung tay xây dựng đất nước giàu manh. Ngày nay với xu hướng hội nhập quốc tế, cơ chế thi trường mở cửa, học sinh đã có nhiều điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo do có điều kiện tiếp nhận đầy đủ thông tin, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn và chủ động hơn trong việc lựa chon con đường học tập của mình. Những yếu tố đó làm cho học sinh năng đông hơn, ngày càng chiếm lónh những lónh vực mới lạ và có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình. Chẳng hạn như Hồ Ngọc Hân – nhà vô đòch đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 với 245 điểm và giành đươc một học bổng du học tai Úc tri gía 35000 USD, đồng thời anh cũng là thủ khoa đại học của trường ĐH Khoa học Tự nhiên ( ĐH Quốc gia TP HCM ) với tổng điểm 29. Hay bạn Phạm Việt Cường học sinh lớp 12A2, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đ à Nẵng vừa giành được chiếc huy chương bạc Toán học Quốc tế năm 2010 được tổ chức tại thủ đô Astana, Kazakhstan đem lại vinh quang cho đất nước ta. Đó là những tấm gương sáng, là hình ảnh nổi bật cho tầng lớp học sinh hiện nay. Thêm vào đó, hiện nay cứ mỗi dòp hè đến, phong trào “thanh niên tình nguyện”, “mùa hè xanh” lai sôi động trên khắp cả nước với sự tham gia của nhiều học sinh trên khắp cả nước. Với các hoạt đông như làm sạch môi trường, giúp đỡ những người khó khẵn, người già, người tàn tật,… làm cho cuộc sống của ta ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy chỉ là những công việc nhỏ nhoi, giản gò nhưng nó lại có ýnghóa to lớn về mặt tinh thần. Hiện tượng bao hàm bản chất, hiện tượng không thoát ly khỏi bản chất và do đó tất cả những hiện tượng trên đã phản ánh bản chất tốt đẹp của học sinh hiện nay. Là sự kết hợp giữa những phẩm chất truyền thống và những đức tính hiện đại. Tuy nhiên cùng với xu hướng hội nhập quốc tế và sự xâm nhập của lối sống phương Tây bên cạnh sự tiếp nhận những đứ tính hiện đại tốt đẹp đó thì không ít học sinh hiện nay cũng tiếp nhận luôn những thói hư tật xấu trong xu thế hội nhập này. Có thể kể ra các tệ nạn nổi cộm trong các trường học hiện nay – đặc biệt là các trường trung học phổ thông như : hút thuốc, cờ bạc, đua xe, ma tuý… Cờ bạc đã là một tệ nạn xã hội lâu đời của nước ta và có không ít học sinh tham gia. Nhất là những học sinh ít được sự quan tâm của gia đình, học hành chểnh mảng và bò lôi kéo vào con đường cờ bạc. Thường xuyên bỏ học tham gia vào các tụ điểm cờ bạc trong khi bố mẹ ở nhà nghó rằng con mình đang học hành chăm chỉ trên trường. Nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây tệ nạn ma tuý trong học đường đã trở nên phổ biến hơn và để lại những hậu quả đau xót : tiền mất, tật mang, học hành dang dở. Ngyuên nhân của tệ nạn này là do học sinh không được gia đình quan tâm, ăn chơi đua đòi, học hành sa sút, bò bạn bè lôi kéo rủ rê tìm đến ma tuý. Thậm chí có nhiều học sinh có bản chất rất hiền lành, từ trước tới giờ chỉ quan tâm đến việc học nhưng chỉ do tính tò mò muốn dùng thử cho biết và hậu quả là không thể dứt ra được. Những ý nghó bồng bột khờ dại ấy đã dẫn đến những kết quả không cách nào cứu vãn nổi. Đó cũng là cách hiểu sai lệch về bản chất người lớn, cho rằng hiện tượng và bản chất chỉ là một. Còn dư luận xã hội thì lên án những người như thế nhưng thực tế họ đã không hiểu rằng đó không hẳn là bản chất của tất cả những học sinh đó mà nay chẳng qua chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong vô vàn hiện tượng có thể lí giải bản chất con người, từ đó xa lánh không có sự giúp đỡ kòp thời cứu vớt họ. Như vậy và với tình trang như thế sẽ có thêm nhiều người mắc phải vòng nghiệt ngã của ma tuý và cờ bạc mà không thoát ra được. Một trong những tệ nạn khác của giới học sinh đó là nạn đua xe máy. Nhiều học sinh cho rằng đua xe mới tỏ rõ bản chất anh hùng của mình nhưng họ lai không nhận ra rằng hiện tượng mặc dù thống nhất với bản chất, không tách rời bản chất và bản chất được biểu hiện thông qua hiện tượng nhưng những bản chất sâu sắc hơn, vững chắc hơn nhiều còn hiện tượng vô cùng đa dạng và thường xuyên biến đổi, do vậy bản chất “ người lớn“ chẳng những không được biểu hiện qua hành đông đua xe mà những hành động này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Rất nhiều người vô tội trở thành nạn nhân của những hành động này, phải mang thương tật suốt đời, thậm chí mất cả những thứ quý giá nhất của con người như : tính mạng. Một điều cần bàn là hiện nay chúng ta suy nghó về những học sinh này – hiện chúng ta có nên cho rằng đó là những kẻ ngông cuồng bất mãn xã hội như bề ngoài đó không ? Ở đây lật lại phạm trù bản chất hiện tượng, ta thấy mặc dù có một số học sinh tham gia đua xe nhưng không phải tất cả đều làm vậy và do đó hiện tượng này không phản ánh đúng đắn bản chất của mọi học sinh, có chăng chỉ phản ánh bản chất của một số cá nhân mà thôi. Đúng như chúng ta đã biết nhiều hiện tượng biểu hiện phiến diện, không phù hợp mà có khi còn xuyên tạc bản chất nữa. Nhưng nếu để hiện tượng này phổ biến, lan tràn thì tất yếu sẽ bộc lộ bản chất một cách đúng đắn, rõ nét. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng hiện tượng, bản chất để tránh nhìn nhận sai lầm về học sinh, đồng thời công tác giáo dục học sinh sống theo lối sống giản gò, lành mạnh và có ích cho xã hội. Hút thuốc lá là một trong những thói quen xấu của người Việt ta từ xưa đến nay. Tuy hiện nay chính phủ ta đã có nhiều biện pháp nhằm làm giảm bớt tình trạng này nhưng nó đã lan tràn rộng khắp và ngày càng tiếp cận gần hơn tới học sinh. Nhiều học sinh cho rằng hút thuốc giúp cho họ tỏ ra vẻ “ người lớn” hơn và hút thuốc lá cũng là một thú vui để “ giết thời gian”. Tuy nhiên họ không biết rằng mỗi lần hút thuốc họ đã gây cho chính họ và những người xung quanh những căn bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi chẳng hạn. Thế nhưng không phải hầu hết học sinh đều hút thuốc lá mà chỉ là một số học sinh cá biệt mà thôi, do đó không thể cho rằng đây là bản chất của mọi học sinh mà no chỉ là một hiện tượng không phổ biến mà thôi. Vì vậy chúng ta cùng chung tay với toàn xã hội cùng ra sức tuyên truyền phoàng chống tác hại mà thuốc lá gây ra và tránh để nó xâm nhập vào học đường. Đối với cơ chế thò trường còn có một tệ nạn khá phổ biến luôn tồn tại trong các nhà trường đó là nạn quay cóp. Đây là vấn đề làm đau đầu các giáo viên và chuyện tiêu cực này có thể được lý giải bằng những nguyên nhân sau : chế độ thi cử tuyển chọn chưa hợp lý , việc coi thi chưa nghiêm khắc dẫn đến việc quan niệm “ điểm cao là mình giỏi” nhưng không biết rằng điểm cao chỉ là một biểu hiện bản chất một con người giỏi thâm chí điểm giỏi cũng chẳng phản ánh được gì ngoài nghệ thuật “copy”. Quả thật học sinh ngày nay rất linh hoạt, năng đông, sáng tạo và ngay trong cả lónh vực “copy” này cũng thế. Đối với nhiều học sinh quay cóp đã trở thành một nghệ thuật. Không biết rằng khi quay cóp như thế người học sinh đó có nghó đến một số học sinh khác học hành chăm chỉ nhưng lại bò điểm kém hơn họ không? Còn về phía xã hội, các bậc cha mẹ , nhà trường phần lớn cũng lên án tệ nạn này nhưng cũng không ít người tỏ thái đô thờ ơ, bàng quang thậm chí có người còn chẳng biết là có tồn tại tệ nạn này. Chúng ta cần biết rằng đây chỉ là một tệ nạn tức thời, không nên từ đó mà cho rằng bản chất học sinh là dối trá, lười biếng bởi hiện tượng thường xuyên biến đổi, phụ thuộc vào môi trường, các điều kiện khách quan và hơn nữa hiện tượng chỉ biểu hiện bản chất hời hợt, phiến diện không sâu sắc. Điều cần thiết là không nên để hiện tượng này tràn lan, dễ tạo ra tâm lý thoải mái trong bài làm đối với những học sinh chăm học. Như thế, nhà trường không nên thờ ơ với hiện tượng này mà cần phải có biện pháp ngăn chặn, giáo dục kòp thời để cung cấp cho đất nước nhiều tài năng trong tương lai hơn. KẾT LUẬN Vấn đề lối sống của học sinh hiện nay là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Làm thế nào để phát huy mọi tiềm năng của nguồn nhân lực quý giá này để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội ở nước ta ? Để trả lời câu hỏi này nhất thiết chúng ta phải đi từ lối sống, cách suy nghó của họ để từ đó loại bỏ những nhược điểm, phát huy những ưu điếm để học sinh Việt Nam thực sự trở thành những người công dân tốt, người chủ của đất nước. Nghóa là chúng ta phải ra sức khuyến khích sự năng đông, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong cuộc sống, sự đùm bọc nhân ái của tuổi trẻ, đồng thời loại bỏ những mầm mống xấu xa của chủ nghóa thực dụng, của những tệ nạn xã hội trong đời sống của học sinh vốn được coi là trong sáng. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì thế tất cà học sinh cần tự hào rằng mình là môt phần không thể thiếu của xã hội và do đó cần phải thể hiện hết mình ( hiện tượng) bằng những năng lực (bản chất ) của bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. HẾT Tài liệu tham khảo: _ Giáo trình “ những nguyên lý cơ bản của chủ nghóa Mác – Lênin” _ Trang web : http:/ tailieu.vn http:/dantri.com http:/thuviendientu.com . trong một phạm vi nhỏ đó là : dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của học sinh Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG 1. Cặp phạm trù bản chất - hiện tượng: a. Khái niệm: Khi xem. để gạt bỏ những hiện tương không đúng bản chất, loại bỏ các hiện tượng giả. 2. Vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để phân tích lối sống của học sinh ở Việt Nam hiện nay : Trước đây. tính bản chất , nghóa là bất cứ hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất, hoặc biểu hiện một mặt nào đó của bản chất. Bản chất như thế nào thì hiện tượng cũng như thế ấy. Khi bản chất

Ngày đăng: 29/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan