thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa

114 987 7
thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã (HTX) là một hình thức liên kết kinh tế xuất hiện cách đây khoảng gần 200 năm. Nó đã, đang và tiếp tục tồn tại phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. HTX có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH) đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn. Ngày nay, hình thức này phát triển và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Hiện nay, ở mọi quốc gia, kể cả các nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, loại hình này còn tồn tại khá phổ biến, góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia. Sau 20 năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã coi CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn là trọng tâm hàng đầu của quá trình CNH- HĐH đất nước. Nông nghiệp nông thôn nước ta trong thời kỳ vừa qua đã đạt được thành tựu to lớn và có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng với tốc độ cao bình quân 5%/năm (1996- 2002). Đạt đuợc thành tựu đó là do chính sách đổi mới trong nông nghiệp, trong đó có sự đóng góp của HTX- thành phần kinh tế cơ bản trong nông nghiệp (cục HTX và PTNT). Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp và thực hiện Luật HTX, việc chuyển đổi HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Sau chuyển đổi, bên cạnh một số mô hình HTX làm ăn có hiệu quả vẫn còn có những mô hình hoạt động chưa hiệu quả (HSK- tạp chí khoa học công nghệ số tháng 1/2001). Gia Lộc nằm gần trung tâm của tỉnh Hải Dương, là một trong các huyện thực hiện khá sớm công cuộc chuyển đổi HTX. Công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đầu trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Đến nay, toàn huyện đã có 35 HTXDVNN kiểu mới. Các HTX này vừa hoạt động theo Luật HTX 2003 vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động từ khi chuyển đổi đến nay, các HTX hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao. (Nguyễn Văn Sáng- Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp huyện). 1 Một số câu hỏi đặt ra là: Hợp tác xã trên địa bàn huyện chuyển đổi từ khi nào? Sau khi chuyển đổi hoạt động của nó như thế nào, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là gì? Những hoạt động đó mang lại hiệu quả không? Tại sao? Trong thời kỳ CNH- HĐH, để đạt được mục tiêu: đến năm 2010 kinh tế hợp tác, hợp tác xã thoát khỏi tình trạng yếu kém, có đóng góp ngày càng lớn vào GDP của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX cần có những giải pháp gì? Để góp phần trả lời thỏa đáng các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hợp tác xã, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN), công nghiệp hoá- hiện đại hoá; - Thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương; - Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong thời kỳ CNH- HĐH. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương và các hộ nông dân tham gia hoặc không tham gia vào hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. - Phạm vi không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương. - Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài: từ ngày 23/12/2009- 26/05/2010 + Thời gian thu thập: tình hình trên địa bàn huyện trong 3 năm (2007- 2009); tình hình hoạt động của hợp tác xã được nghiên cứu trong 3 năm 2007- 2009. 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Lý luận về hợp tác xã 2.1.1.1 Một số khái niệm * Hợp tác xã Hợp tác xã là một hình thức thực hiện trong quá trình hợp tác trong kinh tế. Hợp tác xã là một tổ chức vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển từ lâu; nó là một công cụ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia. Ở mỗi quốc gia, trong Luật hợp tác xã, loại hình kinh tế này đều có định nghĩa riêng nhưng chúng đều có nét cơ bản. Theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO- International Labour Organization), hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết các khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung. [19] Theo định nghĩa của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA- International Cooperative Alliance), hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ. [19] Theo Luật hợp tác xã (2003), hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 4 Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. [2] Quan điểm của Lê- nin về hợp tác xã: ngay từ khi chính quyền xô viết non trẻ được thành lập, Lê- nin đã có sự quan tâm tới chế độ hợp tác xã trong sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng: bản chất của hợp tác xã là hợp tác, chế độ hợp tác xã là một tất yếu khách quan, là bước quá độ sang chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất dễ tiếp thu nhất đối với nông dân. Chế độ hợp tác xã góp phần kết hợp được các lợi ích khác nhau: lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân, đi đôi với kiểm soát kiểm tra lợi ích đó. Người chỉ rõ hợp tác xã phải dựa trên cơ sở tự nguyện, tham gia, tự giác của quần chúng nhân dân chân chính và dựa trên cơ sở lợi ích thiết thực. [14] Quan điểm của Hồ Chí Minh về hợp tác xã: Hợp tác xã là thể chế hợp tác các thành viên đơn lẻ thành số đông, từ đó tạo thành sức mạnh mà nhu cầu và lợi ích chung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi dây gắn kết xã viên; xã viên tham gia HTX càng động lợi ích đem lại cho xã viên càng lớn, tạo mục đích kép: từng xã viên khá hơn và cộng đồng đoàn kết hơn. Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là hợp tác. Lại thí dụ 10 người muốn ǎn cơm, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ǎn riêng; ǎn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất biết bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ. Hợp tác xã là "góp gạo thổi cơm chung cho khỏi hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ." Bác nhấn mạnh: HTX phải mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên, người không tham gia HTX không được hưởng lợi, có như vậy mới tạo sự hấp dẫn của HTX đối với nhân dân. Mặt khác, Bác đề cao tính bình đẳng của xã viên HTX khi đã là xã viên hợp tác xã: “Hợp tác xã chỉ có hội viên mới được hưởng lợi, chì có hội viên mới có quyền, nhưng những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá, cầm máy thì có phép mướn người ngoài. Đã vào hội thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào 5 trước vào sau, ai cũng bình đẳng như nhau”. HTX là con đường giúp nông dân và người lao động nghèo tiến lên giải phóng chính mình tạo nên sức mạnh lớn hơn để hỗ trợ lẫn nhau chiến thắng mọi kẻ thù. Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều có sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều. Sản xuất cũng phải hợp tác thì mới có sức mạnh khắc phục được mọi khó khăn để phát triển. Người nói khi chúng ta xác định rõ mục đích của tổ chức hợp tác xã là để làm gì thì chúng ta mới có thể làm cho HTX đó hoạt động có hiệu quả. Mục đích của tổ chức HTX không phải vì lợi nhuận cũng không phải vì từ thiện mà nhằm cải thiện đời sống nông dân, làm cho họ được ấm no hạnh phúc, mạnh khỏe, làm cho dân giàu nước mạnh. Để làm được như vậy, trong quản lý HTX, vấn đề dân chủ cần phải được đảm bảo, làm sao để mọi người dân đều cảm thấy mình là người làm chủ tập thể, có quyền bàn bạc quyết định những công việc quan trọng của HTX. Khi mọi người đã tự nguyện và có trách nhiệm thì họ mới đoàn kết chặt chẽ khi tham gia sản xuất. Mọi quyết định của HTX phải có sự đồng tình nhất trí, ủng hộ của cả ban quản trị và các xã viên thì mới được làm và mới đạt được hiệu quả cao. Trong phân phối cũng phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các xã viên mặc dù họ có góp ít hay nhiều. Mỗi HTX đều phải có phương hướng sản xuất đúng đắn phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế của HTX và yêu cầu chung của nền kinh tế. Nói tóm lại, HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là tổ chức kinh tế tự chủ, có vốn quỹ chung có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân. Các HTX đều được thành lập trên sự tự giúp, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng, tự nguyện và đoàn kết. HTX là đơn vị kinh doanh nhưng mục tiêu cơ bản của các xã viên khi thành lập HTX là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả nhằm nâng cao điều kiện kinh tế xã hội của họ thông qua việc cùng hành động vì quyền lợi của tất cả các xã viên. 6 * Hợp tác xã nông nghiệp Theo điều 1 Nghị định số 43/CP ngày 29/04/1997, hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề ở nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp. [19] HTXNN là tổ chức kinh tế do những người nông dân tự nguyện thành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và chuyên môn hóa hoạt động. HTXNN ra đời dựa trên nền tảng kinh tế hộ. Hợp tác xã nông nghiệp được phân loại dựa vào hình thức tổ chức và chức năng của hợp tác xã. Vì vậy, hợp tác xã bao gồm hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã sản xuất kết hợp với dịch vụ. Các HTX hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đều có một số đặc điểm chung như sau: các xã viên liên kết với nhau vì họ có ít nhất một mục tiêu chung; họ luôn theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế bằng phương pháp phối kết hợp trong sản xuất kinh doanh; xã viên cùng sở hữu, vận hành 1 đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ cho họ; mục đích của HTX là sử dụng tối đa các nguồn lực chung để phát triển sản xuất, có đủ dịch vụ cung ứng cho xã viên. Ngoài ra, HTXNN còn có một số đặc điểm riêng như: HTXNN là tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân ở nông thôn- lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất trong xã hội ở các nước đang phát triển. Khi lực lượng lao động này được bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo về khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. HTXNN là tổ chức kinh tế của những người yếu thế nhất trong xã hội về trình độ, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật so với các loại hình doanh nghiệp khác. Vai trò của NHà nước đối với HTXNN là tất yếu trên các mặt: quản lý Nhà nước, giúp đỡ hỗ trợ và tham gia quản lý HTX. 7 Đối tượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sinh vật (cây trồng, vật nuôi) nên trong quá trình hoạt động kinh doanh, HTX chịu chi phối bởi cả quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên. Điều này làm cho các HTX chịu nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tế thấp, tích lũy vốn ít. Những HTX nào năng động, sáng tạo trong kinh doanh có lợi thế trong thị trường với những sản phẩm hàng hóa đặc sản có chất lượng cao, thực hiện được chiến lược chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm. * Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp HTXDVNN là tổ chức kinh tế nông nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, nó hoạt động theo hình Luật hợp tác xã, là một loại hình HTX kiểu mới. Hoạt động của HTXDVNN bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào, dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ các quá trình tiếp theo của sản xuất nông nghiệp. Về thực chất, các HTXDVNN được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, nó không hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Mô hình HTXDVNN ở nước ta chủ yếu được phân thành hai hình thức: dịch vụ chuyên khâu và dịch vụ tổng hợp. HTXDV chuyên khâu có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. VD: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu… HTXDV tổng hợp đảm nhiệm dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp. Tuỳ thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từng loại hình dịch vụ có khác nhau. Ở những vùng đồng bằng trồng lúa nước HTX có thể thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hoá cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. HTX chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá tập trung, hoặc cùng làm một nghề giống nhau. HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản. 8 2.1.1.2 Bản chất, đặc trưng và nguyên tắc của hợp tác xã * Bản chất của HTX Những đặc điểm mang tính bản chất của HTX được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của HTX. Nhận thức đúng bản chất của HTX có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hoàn chỉnh văn bản pháp luật, làm rõ vai trò của HTX trong phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế đất nước. Qua thực tiễn phát triển HTX ở nước ta, hiện tượng phổ biến là vẫn còn nhiều người chưa nhận thức rõ ràng về bản chất của HTX. Có người hiểu HTX là một số cá nhân góp vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bản chất của HTX được thể hiện rõ trong định nghĩa pháp lý về HTX của tổ chức ILO. Bản chất của HTX được tổng kết dựa trên cơ sở kinh nghiệm của sự phát triển HTX. Theo đó, bản chất của HTX là sự cùng sở hữu, cùng sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX hoặc cùng là người lao động trong hợp tác xã. Như vậy có thể nói, HTX vừa là tổ chức, hiệp hội hợp tác vừa là doanh nghiệp thuộc hợp tác xã tạo ra sản phẩm dịch vụ cung ứng chung cho tất cả các xã viên trong HTX. Theo định nghĩa về HTX của Liên minh HTX quốc tế, HTX mang một số bản chất cụ thể như sau: một là, nó là một tổ chức tập hợp của các cá nhân con người có cùng hoạt động kinh tế. Hai là, mỗi xã viên trong tổ chức hợp tác cần phải có nhu cầu chung trong hoạt động kinh tế thì hợp tác mới có thể thực hiện trong HTX. Ba là, HTX là một tổ chức kinh tế thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng xã viên một cách có hiệu quả nhu cầu chung trong mọi hoạt động. Bốn là, vốn góp của xã viên và tài sản thuộc sở hữu tập thể không thể chia của HTX- đề cao tính cộng đồng và sở hữu chung của HTX. * Đặc trưng của HTX Từ những quy định trong Luật HTX năm 1996, sửa đổi Luật HTX 2003 và các Nghị định dưới Luật hướng dẫn triển khai Luật HTX có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản về HTX kiểu mới như sau: Thứ nhất, HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện 9 đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. HTX có tư cách pháp nhân, có tổ chức chặt chẽ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới. Khi hoạt động, các HTX kiểu mới phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản: tự nguyện gia nhập và rút khỏi HTX theo quy định của điều lệ HTX; quản lý dân chủ và bình đẳng; mỗi xã viên có quyền ngang nhau trong biểu quyết; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX, của cộng đồng và do đại hội xã viên quyết định. Luật HTX 2003 đã khẳng định: HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp. Thứ ba, quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX. Khi gia nhập HTX mỗi xã viên buộc phải góp vốn theo quy định của điều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu, nhưng không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của HTX. Cùng với vốn góp của xã viên, vốn hoạt động của HTX còn bao gồm vốn được tích luỹ trong quá trình hoạt động và các nguồn khác như: giá trị tài sản được cho, biếu, tặng. Phần vốn góp của xã viên thuộc sở hữu của từng thành viên. Các nguồn vốn khác thuộc sở hữu chung của HTX, quyền sử dụng toàn bộ tài sản thuộc về HTX. Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phối như sau: thanh toán các khoản bù lỗ trích lập các quỹ của HTX, chia lãi theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên có tính đến mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. Thứ tư, xã viên HTX. Xã viên HTX có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình hoặc pháp nhân, mỗi xã viên có thể đồng thời là thành viên của nhiều HTX, không phân biệt ngành nghề, địa giới, hành chính. Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ bao gồm: quyền làm việc, hưởng lãi, tiếp nhận thông tin, đào tạo bồi dưỡng, hưởng phúc lợi của HTX được phép chuyển các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác và xin ra khỏi HTX, được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra khỏi HTX. Mỗi xã viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của điều lệ như: góp vốn vào HTX và chia sẻ mọi rủi ro của HTX theo mức vốn đóng góp thực hiện cam kết kinh tế với HTX. Thứ năm, quan hệ giữa HTX và xã viên. Quan hệ giữa các xã viên được xây dựng chủ yếu trên cơ sở quan hệ kinh tế. Nó được xác lập từ nhu cầu phát triển sản xuất, tăng thu nhập của các thành viên HTX. HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủ kinh tế của xã viên. Trong HTX nông nghiệp, xã viên là hộ, trang trại gia đình, hoặc 10 [...]... hiệu quả trong một số trường hợp Khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân thì hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, hoạt động của nó có tác động to lớn tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông dân Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông. .. quả hoạt động của các HTX theo Luật Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hướng hoạt động của các HTX theo Luật và có hiệu quả hơn Ngô Văn Nhu, (2008), ‘Đánh giá kết quả hoạt động của các HTX dịch vụ điện ở các huyện phía Đông tỉnh Đăk Lăk’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: Nghiên cứu xác định kết quả của các hoạt động dịch vụ điện trong thời gian 2004- 2006 Từ đó, tác. .. dịch vụ cho xã viên, bao gồm các loại dịch vụ: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ phân bón, dịch vụ cung ứng giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ diệt chuột, dịch vụ quản lý điện, dịch vụ thú y, dịch 32 vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, dịch vụ bảo vệ đồng, dịch vụ làm đất Đây là những dịch vụ thiết yếu của chu trình sản xuất nông nghiệp, ... hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã ra khỏi tình trạng yếu kém và có đóng góp ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế" 18 Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn [33] 2.1.3 Mối quan hệ giữa hợp tác xã và quá trình... lao động, năng suất nông nghiệp; vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang hoạt động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ Từ đó, nó thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ ngay tại khu vực nông thôn Đây cũng là một nội dung quan trọng của quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn HTX nông nghiệp phát triển cùng với vốn góp của các xã viên đã làm tăng khả năng hoạt động kinh doanh của. .. người Tổng số vốn hoạt động của HTX là 3,229 tỷ đồng Trong đó, vốn điều lệ của HTX là 2 tỷ đồng [10] 33 2.2.3 Tổng quan một số nghiên cứu trước đây Trần Xuân Hải, (2002), ‘Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ của các HTXNN ở huyện Từ Liêm- Hà Nội’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: Nghiên cứu đã làm rõ thực trạng và đánh giá hoạt động dịch vụ của các HTXNN trên địa bàn huyện Từ... tế hàng hoá của kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hợp tác và HTX là một đòi hỏi tất yếu và cần thiết Đây là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới Kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp chỉ đạt được hiệu quả khi có sự hợp tác ở các khâu gián tiếpdiễn ra trước và sau của quá trình sản xuất Các nước này lấy hoạt động các khâu dịch vụ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, nước,... quyền và nghĩa vụ của xã viên và người lao động trong HTX Người xã viên góp vống để được hưởng những dịch vụ tốt hơn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Người lao động của HTX có thể thuê, tuyển hoặc được phân công vào công việc phù hợp với năng lực của mỗi người để hoàn thành tốt công tác dịch vụ trong HTX * Một số bài học kinh nghiệm rút ra: Một là, các hoạt động đầu vào- đầu ra cần phải được kiên... của nông dân và đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Các hộ xã viên đóng góp cổ phần và thông qua đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý HTX Các hoạt động kinh tế của hộ xã viên được HTX quản lý theo nguyên tắc tự nguyện liên kết, hoạt động có tổ chức Hệ thống HTX nông nghiệp ở Nhật được phân làm 3 cấp, hoạt động dựa vào sự hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cơ sở, cấp tỉnh và trung ương Hầu hết nông dân Nhật hiện. .. xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX như tích tụ ruộng đất, chính sách vay vốn, phương pháp quản lý Tạ Hữu Nghĩa, (2006), Thực trạng hoạt động của HTXNN theo Luật HTX ở tỉnh Nam Định’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: Đề tài khái quát thực trạng hoạt động của các HTXNN sau khi tiến hành đổi mới theo Luật HTX 2003 tại Nam Định Đánh giá hiệu quả . trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại. hoá; - Thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương; - Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện; -. thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong thời kỳ

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 33. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , Hà Nội, 2001.

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

  • KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan