phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần may trường giang

116 335 3
phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần may trường giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu bước ngoặc phát triển đó, Việt Nam đã gia nhập WTO - một sân chơi chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự kiện này mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là nhu cầu về vốn càng trở nên cấp bách hơn khi đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Để tồn tại và phát triển, trước hết các doanh nghiệp cần chủ động về mọi tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển. Bởi vậy, doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tài chính, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May Trường Giang, được sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn Lê Văn Tháp cùng Ban Giám đốc, tập thể cán Trang 2 bộ công nhân viên trong Công ty, với mong muốn được kết hợp giữa những kiến thức tích lũy được từ quá trình học tập và tình hình thực tiễn tại Công ty, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần May Trường Giang” làm đề tài cho Đồ án tốt nghiệp đại học của mình. ** Đối tượng nghiên cứu đề tài bao gồm: - Bảng cân đối kế toán các năm 2007, 2008 và 2009. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007, 2008 và 2009. - Thuyết minh báo cáo tài chính các năm 2007, 2008 và 2009. ** Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp đồ thị, mô hình. - Phương pháp tài chính Dupont. - Phương pháp định tính. ** Nội dung nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Chương II: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần May Trường Giang. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty cổ phần May Trường Giang. ** Những đóng góp của đề tài: - Thông qua quá trình tìm hiểu và phân tích, đề tài đã cho thấy được thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của Công ty và đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để tình hình tài chính của Công ty được tốt hơn. ** Những hạn chế của đề tài: - Do không thể thu thập được các chỉ số tài chính của các công ty chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu có quy mô tương đương với Trang 3 Công ty Cổ phần May Trường Giang nên không thể tiến hành so sánh các chỉ số tài chính nhằm xác định vị thế của Công ty so với toàn ngành. - Sự biến động của tình hình tài chính của Công ty là do sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; do đó, trong quá trình phân tích các chỉ số tài chính và đưa ra các nhận xét, nhận định về nguyên nhân tác động có thể vẫn còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung. Do đó, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ phía thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! Sinh viên thực tập Bùi Thị Hải Yến Trang 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trang 5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có những yếu tố cần thiết như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.Đằng sau đó chính là các quan hệ kinh tế như: + Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nộp thuế, phí và lệ phí… cho Ngân sách nhà nước. Ngược lại, Ngân sách nhà nước thực hiện tài trợ vốn dưới nhiều hình thức khác nhau trong những trường hợp cần thiết như cấp vốn (vốn ban đầu, vốn bổ sung) đối với doanh nghiệp Nhà nước, cho doanh nghiệp vay, góp vốn liên doanh hoặc tham gia mua cổ phần, thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh… + Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên có mối quan hệ với các thị trường như: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường sức lao động… Ở đây bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán hàng hóa và dịch vụ, tiền lương, tiền mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền vay, tiền bồi thường rủi ro, tiền bảo hiểm… + Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Đây chính là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, là mối quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các cổ đông và nhà quản lý, giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn, các khoản lương thưởng cho người lao động, cấp phát điều hòa vốn, phân phối thu nhập giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Trang 6 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: a. Chức năng tổ chức các nguồn vốn nhằm bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Để thực hiện được mục tiêu và phương án sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể. Vì vậy, nhiệm vụ của chức năng này là: - Xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Cân đối giữa nhu cầu về vốn và khả năng huy động vốn: + Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, tìm kiếm mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả. + Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài chính như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh… - Lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao cho chi phí mà doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong thời gian hợp lý nhất. b. Chức năng phân phối thu nhập của doanh nghiệp: Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện tập trung ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp từ doanh thu bán hàng và thu nhập từ các hoạt động khác. Phần còn lại của thu nhập sau khi trừ hết các chi phí hợp lí, hợp lệ gọi là lợi nhuận; một phần lợi nhuận nộp Ngân sách nhà nước theo tỷ lệ quy định, phần lợi nhuận còn lại thì doanh nghiệp tiến hành phân chia cho các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính… và phân phối lợi nhuận cho các cổ đông. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp còn biểu hiện ở các khâu trong quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn để khai thác triệt để tài chính của doanh nghiệp cũng như trong việc hoạt động nguồn vốn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trang 7 c. Chức năng giám đốc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Chức năng giám đốc của tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Việc thực hiện chức năng này thông qua các chỉ tiêu tài chính như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán…; các tỷ số tài chính như: tỷ suất doanh lợi doanh thu, doanh lợi giá thành, doanh lợi tổng vốn… nhằm qua đó doanh nghiệp kịp thời phát hiện những tồn tại cũng như những ưu điểm trong đầu tư kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động hoặc phát huy thế mạnh tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục khuyết điểm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết luận: Ba chức năng trên có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Chức năng tạo vốn và phân phối vốn được tiến hành đồng thời với quá trình thực hiện chức năng giám đốc hay kiểm tra. Chức năng giám đốc tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn, phù hợp với quy mô và phương hướng sản xuất. Việc tạo vốn và phân phối vốn tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút mọi nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo ra nguồn tài chính dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng kiểm tra của tài chính doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: a. Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả: Doanh nghiệp phải chủ động xác định nhu cầu về vốn cần huy động, từ đó có kế hoạch hình thành cơ cấu nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Song song với quá trình huy động vốn, đảm bảo vốn; tài chính doanh nghiệp còn có vai trò tổ chức phân phối sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tính hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt: + Về mặt kinh tế: Lợi nhuận tăng, vốn kinh doanh không ngừng được bảo toàn và phát triển. + Về mặt xã hội: Không ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động. Để đạt được các mục tiêu trên, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt tín hiệu của thị trường, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Trên cơ sở phương án được chọn, doanh nghiệp tổ chức, bố trí, sử dụng vốn theo phương châm tiết kiệm, nâng cao vòng quay và khả năng sinh lời của đồng vốn. Trang 8 b. Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy, nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến các chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính kém hiệu quả có thể trở thành rào cản gây kìm hãm hoạt động kinh doanh. c. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Khi đầu tư vốn kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; do đó, với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải có vai trò kiểm tra để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn. Thông qua các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới những mục tiêu đã định. Trang 9 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh tại thời điểm báo cáo cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin như: Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà bảo hiểm, người lao động… đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cho vay… Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mỗi góc độ khác nhau. Cụ thể: - Đối với các nhà đầu tư: mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư và mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, họ luôn luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. - Các cổ đông: với mục tiêu đầu tư vào doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận nên họ quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Họ sử dụng các thông tin kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ tài sản của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Trang 10 - Các nhà cho vay, nhà cung cấp tín dụng, các doanh nghiệp cung cấp vật tư… quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính. Ngoài ra, các chủ ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và coi đó như là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ và phá sản…. Tuy các đối tượng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán. Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phân tích. 1.2.4. Nhiệm vụ của việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp - Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, nhà cung cấp… - Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5. Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính: Những thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: - Các thông tin phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm những thông tin về tài sản ngắn hạn, như: tiền mặt, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho… Các thông tin về tài sản dài hạn, như: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản… - Các thông tin phản ánh tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm những thông tin về nợ phải trả như: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu như: vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác. Những thông tin trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm: - Các thông tin phản ánh các khoản doanh thu như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. [...]... việc xây dựng hàm số Z Trang 25 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG Trang 26 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Tiền thân của Công ty Cổ phần Trường Giang là Xí nghiệp may Tam Kỳ, được tiếp quản từ cơ sở bệnh xá Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) Xí nghiệp may Tam Kỳ được thành lập theo quyết định... thành tích đã đạt được, Công ty Cổ phần May Trường Giang liên tục nhận những danh hiệu cao quý như: Cúp vàng hội nhập kinh tế lần thứ nhất, Doanh nghiệp Việt Nam - uy tín chất lượng trong 4 năm liền 2005 đến 2008 Đặc biệt, tại buổi lễ sinh nhật 30 năm, Công ty Cổ phần May Trường Giang đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG -... luận: Nếu qua phân tích mà nhận thấy thu nhập cổ phần, tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần, tỷ lệ cổ tức có xu hướng gia tăng thì đây là dấu hiệu chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết tình hình tài chính của công ty đang lành mạnh Trang 22 1.3.8 Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro... Thu nhập cổ phần: Thu nhập dùng để chia cho cổ phần EPS = Số cổ phần Chỉ tiêu này cho biết: Bình quân trong một năm, mỗi cổ phần được chia bao nhiêu tiền + EPS càng cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ tình hình tài chính của công ty lành mạnh b Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần: Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần = Lợi nhuận sau thuế Vốn cổ phần bình... lập về tài chính của doanh nghiệp Đối với nợ phải trả, nếu nợ phải trả g ia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài ch ính giảm và ngược lại 1.3.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty: 1.3.2.1 Phân tích thông qua Bảng cân đối kế toán: a Phân tích tình hình tài sản: Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại trong... phương Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty cùng với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước, ngày 22/ 09/ 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định số: 5076/QĐ – UBND, quy ết định phê duyệt chuy ển đổi Công ty May Trường Giang thành Công ty Cổ phần May Trường Giang với tỷ lệ 65% v ốn của người lao đ ộng trong Công ty và 35% v ốn của Nhà nước, đ ạt tổng số vốn... các công ty như: Công ty sản xuất và xu ất nhập kh ẩu Bình Dương, Công ty thời t rang Nguồn Lực, Công ty TNHH Miền Bắc Việt Nam, Công ty TNHH Sài Gò n may mặc xu ất nhập khẩu Còn ở nước ngoài có các công ty như: Youngs Kingdom Co Ltd, Topper Grown Industrial Co Ltd, Jewoo Industrial Inc, SZI CHI Garments co mpany… Ngoài ra còn có các khách hàng mua sản phẩm trực t iếp từ các cửa hàng phân phối của Công. .. này cho biết: Trong một kỳ phân tích, cổ đông đầu tư 1 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh c Tỷ lệ cổ tức: Thu nhập dùng để chia cho cổ phần Tỷ lệ cổ tức = Vốn cổ phần bình quân Chỉ tiêu này cho biết: Trong một kỳ phân tích, cổ đông đầu tư 1 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì... cho Công ty trong quá trình tuyển dụng khi cần lao động Trang 36 2.1.7.6 Khách hàng: Khách hàng là một phần của Công ty, họ có thể mang đến cơ hội kinh doanh cho Công ty nhưng cũng có thể tạo ra đe dọa buộc Công ty giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn Chính sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn của Công ty trong suốt quá trình hoạt động Hiện nay, khách hàng của Công ty. .. khó có thể đo lường, tính toán và càng không thể thể hiện trên các báo cáo tài chính nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp Do đó cần sử dụng phương pháp định tính để có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện hơn Trang 12 1.3 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn . - Chương II: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần May Trường Giang. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty cổ phần May Trường Giang. ** Những. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài. như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan