Thiết kế nhà máy đường hiện đại năng suất 2200 tấn mía ngày

127 712 0
Thiết kế nhà máy đường hiện đại năng suất 2200 tấn mía ngày

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm với số lượng và chất lượng tốt ngày càng tăng lên. Do vậy, ngành thực phẩm ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã được quan tâm, phát triển để đáp ứng tốt cho nhu cầu của con người và công nghiệp sản xuất đường mía là một phần trong đó. Đường có ý nghĩa đối với dinh dưỡng của cơ thể, nó là hợp phần không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của con người. Ngoài ra, đường còn là nguyên liệu của nhiều sản phẩm thực phẩm khác như: bánh kẹo, nước giải khát, sữa, đồ hộp… do đó nhu cầu về đường ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này nhà nước đã cho xây dựng nhiều nhà máy đường ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, có một số nhà máy đường lớn như nhà máy đường Bourbon ở Tây Ninh, nhà máy đường Khánh Hòa, nhà máy đường Lam Sơn… Khi xây dựng một nhà máy đường sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề như giải quyết công ăn việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo và có thể làm giàu cho nông dân. Các phế phẩm của nhà máy đường còn để cung cấp cho các nhà máy khác như mật rỉ cho nhà máy cồn, bã bùn cho nhà máy phân bón, bã mía cho nhà máy giấy và có thể dùng bã mía để sản xuất điện. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu mía ở nước ta hiện nay còn hạn chế làm cho giá đường trong nước lên cao khó cạnh tranh với đường nhập khẩu. Do vậy, việc cần làm là giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu cho các nhà máy đường cộng với một công nghệ sản xuất đường phù hợp để tạo ra sản phẩm đường có chất lượng cao và giá thành có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc xây dựng một nhà máy đường hiện đại để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội là hoàn toàn hợp lý. Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, là sinh viên học chuyên ngành Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản, được sự cho phép của Khoa Cơ KhíCông Nghệ, Trường Đại Học Nông LâmHuế tôi được giao đề tài: “ Thiết kế nhà máy đường hiện đại năng suất 2200 tấn míangày ”.

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm với số lượng và chất lượng tốt ngày càng tăng lên. Do vậy, ngành thực phẩm ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã được quan tâm, phát triển để đáp ứng tốt cho nhu cầu của con người và công nghiệp sản xuất đường mía là một phần trong đó. Đường có ý nghĩa đối với dinh dưỡng của cơ thể, nó là hợp phần không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của con người. Ngoài ra, đường còn là nguyên liệu của nhiều sản phẩm thực phẩm khác như: bánh kẹo, nước giải khát, sữa, đồ hộp… do đó nhu cầu về đường ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này nhà nước đã cho xây dựng nhiều nhà máy đường ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, có một số nhà máy đường lớn như nhà máy đường Bourbon ở Tây Ninh, nhà máy đường Khánh Hòa, nhà máy đường Lam Sơn… Khi xây dựng một nhà máy đường sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề như giải quyết công ăn việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo và có thể làm giàu cho nông dân. Các phế phẩm của nhà máy đường còn để cung cấp cho các nhà máy khác như mật rỉ cho nhà máy cồn, bã bùn cho nhà máy phân bón, bã mía cho nhà máy giấy và có thể dùng bã mía để sản xuất điện. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu mía ở nước ta hiện nay còn hạn chế làm cho giá đường trong nước lên cao khó cạnh tranh với đường nhập khẩu. Do vậy, việc cần làm là giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu cho các nhà máy đường cộng với một công nghệ sản xuất đường phù hợp để tạo ra sản phẩm đường có chất lượng cao và giá thành có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc xây dựng một nhà máy đường hiện đại để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội là hoàn toàn hợp lý. Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, là sinh viên học chuyên ngành Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản, được sự cho phép của Khoa Cơ Khí-Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm-Huế tôi được giao đề tài: “ Thiết kế nhà máy đường hiện đại năng suất 2200 tấn mía/ngày ”. 1 PHẦN 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VỊ TRÍ XÂY DỰNG NHÀ MÁY 1.1. Vị trí xây dựng [tr7-10] Địa điểm xây dựng nhà máy tốt nhất là gần vùng nguyên liệu. Cự ly thích hợp của vùng nguyên liệu đối với nhà máy thực phẩm phải có bán kính nhỏ hơn 80 km, riêng đối với mía cự ly thích hợp được quy định thì có bán kính nhỏ hơn 30 km. Nhà máy nên xây dựng gần sông để có thể tận dụng nguồn cung cấp nước và vận chuyển nguyên liệu. Vị trí xây dựng nên gần điện lưới quốc gia. Các điều kiện khí hậu, hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm… phải được tổng kết trên 30 năm, và được vận dụng như sau: Cuối hướng gió chính thường là sông để ít ảnh hưởng đến khu dân cư, mực nước cao nhất của sông không được làm ngập mặt bằng nhà máy, khả năng chịu lực của đất lớn để có thể chịu được tải trọng của máy móc, thiết bị nặng. Các công đoạn và những thiết bị sinh ra bụi như khí độc lò hơi, thông SO 2 thường đặt cuối hướng gió. 1.2. Đặc điểm tự nhiên [15] Tôi chọn xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Vị trí tự nhiên của xã là giáp với xã Bình Tường ở phía Tây Bắc, thị trấn Phú Phong ở phía Đông Bắc, xã Tây Xuân ở phía Đông Nam, xã Vĩnh An ở phía Tây và xã Canh Liên (huyện Vân Canh) ở phía Nam. Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ trung bình năm là 27 0 C, độ ẩm tương đối trung bình 79%, hướng gió chính là Đông Nam, đây là điều kiện thuận lợi thích hợp cho trồng mía và thu hoạch. 2. VÙNG NGUYÊN LIỆU Vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy phải ổn định, đảm bảo cung cấp cho nhà máy trong suốt thời gian sản xuất. Năng suất yêu cầu 2200 tấn mía/ngày, lấy năng suất trung bình là 60 tấn/ ha, thời gian hoạt động trung bình là 6 tháng, với số ngày làm việc là 180 ngày thì diện tích vùng nguyên liệu cần là: 2200 x = 6600 ( ha ) Vùng nguyên liệu thu mua là các xã xung quanh như xã Bình Tường, xã Tây Xuân, xã Vĩnh An, xã Bình Thành và các huyện lân cận để giảm giá 2 thành vận chuyển. Với diện tích trồng mía của huyện và các huyện lân cận sẽ đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động. Khi xây dựng nhà máy ta cần mở rộng các vùng nguyên liệu, bằng cách đầu tư vốn và kỹ thuật cho từng hộ nông dân thì vấn đề nguyên liệu sẽ được giải quyết. 3. HỢP TÁC HÓA - LIÊN HIỆP HÓA Nhà máy phải liên kết với các nhà máy khác trên địa bàn khu vực cũng như ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm, phế phẩm của nhà máy được thuận tiện, nhanh chóng, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn vốn, giảm giá thành sản phẩm Phế liệu của nhà máy như rỉ đường cung cấp cho nhà máy cồn, rượu, bột ngọt, bã mía dùng đốt lò hơi, bã dư thừa cung cấp cho nhà máy giấy, bã bùn làm phân vi sinh 4. NGUỒN CUNG CẤP HƠI Nguồn cung cấp hơi lấy từ lò hơi của nhà máy, để cung cấp cho các quá trình: đun nóng, cô đặc, nấu đường, sấy Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi thứ của các thiết bị bốc hơi để đưa vào gia nhiệt, nấu đường, nhằm tiết kiệm hơi cho nhà máy. 5. NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích như: dùng chạy môtơ các che ép, băng chuyền, gàu tải, sấy, ly tâm, chiếu sáng cho sản xuất và dùng cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ trạm turbin hơi của nhà máy khi sản xuất. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng nguồn điện lưới quốc gia 500 KV qua trạm biến áp của địa phương hạ thế xuống còn 220V - 380V để hỗ trợ cho sản xuất khi khởi động máy, cũng như ngoài vụ sản xuất, và để chủ động cho nhà máy hoạt động liên tục cần lắp đặt thêm một máy phát điện dự phòng khi có sự cố mất điện. 6. NGUỒN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU Nhiên liệu chủ yếu dùng bã mía để đốt lò, được lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép. Dầu FO, DO dùng để khởi động lò khi cần thiết, xăng, nhớt dùng cho máy phát điện, ôtô được mua từ các công ty xăng dầu trong tỉnh. 3 7. NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC Trong quá trình sản xuất nước là nhu cầu không thể thiếu được của nhà máy, nước được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như cung cấp cho lò hơi, dùng làm nguội máy móc thiết bị, nước dùng cho sinh hoạt Tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà nước phải bảo đảm các chỉ tiêu hóa lý, sinh học nhất định. Nước sử dụng trong nhà máy có hai dạng: 7.1. Nước lắng trong - Nước dùng trong tháp ngưng tụ trong thiết bị cô đặc, nấu đường. - Làm nguội khí SO 2 . - Dùng cho vệ sinh công nghiệp, cứu hỏa và các sinh hoạt khác. - Nước lắng đem đi lọc. 7.2. Nước lọc trong - Làm nguội các đầu trục ép, các bơm chân không. - Dùng trợ tinh C, thẩm thấu, hòa vôi. - Rửa nồi nấu, rửa lọc bùn chân không. Chỉ tiêu của nước lọc trong như sau: [tr293-5] - Độ cứng : 20 - Hàm lượng SO 4 , Cl : < 50 mg/l - Hàm lượng N 2 O 5 : < 200 mg/l - NH 3 : không có - Độ axit : < 2,5 ml NaOH 0,1 chuẩn độ cho 1 lít Do nhà máy sử dụng một lượng nước lớn và lượng nước này được lấy từ sông Côn. Vì vậy, nước trước khi đưa vào sử dụng phải qua hệ thống xử lý nước của nhà máy và nếu cung cấp cho lò hơi thì phải qua hệ thống làm mềm nước. 8. NƯỚC THẢI Việc thoát nước của nhà máy phải được quan tâm vì nước thải của nhà máy gồm nước sinh hoạt, nước vệ sinh xí nghiệp, từ phòng hóa nghiệm… Nước còn có lẫn đường, protein, axit amin, axit hữu cơ… và có rác, các tạp chất cơ học. Vì vậy, để tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì nước phải 4 qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy trước khi đổ ra sông hoặc dùng để sử dụng lại. 9. CUNG CẤP CÔNG NHÂN Đội ngũ công nhân: thường lấy ở địa phương để đào tạo để làm việc cho nhà máy. Việc sử dụng công nhân ở địa phương đem lại thuận lợi trong việc ăn, ở và đi lại. Đội ngũ cán bộ: sử dụng cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao và cộng tác với các cán bộ khoa học kỹ thuật của các trường đại học như: Đại học Huế, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Kinh Tế Đà Nẵng, Đại học Nha Trang… 10. GIAO THÔNG VẬN TẢI Giao thông vận tải là vấn đề rất cần thiết đối với các hoạt động của nhà máy, nhà máy phải vận chuyển hằng ngày một khối lượng lớn nguyên liệu và nhiên liệu về nhà máy, vận chuyển đưa sản phẩm, phụ phẩm đến nơi tiêu thụ cho nên hệ thống giao thông xuyên suốt sẽ giảm được chi phí vận chuyển. Lưu thông các hoạt động dễ dàng, sẽ tạo điều kiện cho nhà máy phát triển. Vị trí nhà máy đặt gần quốc lộ 19 và hiện nay hệ thống giao thông nông thôn đã được phát triển và nâng cấp toàn diện, đồng thời mở rộng nhiều tuyến đường mới, cho nên việc lưu thông trên khu vực nhà máy là rất thuận lợi. 11. TIÊU THỤ SẢN PHẨM Sản phẩm nhà máy sẽ được tiêu thụ trong tỉnh, các tỉnh lân cận và có thể cho xuất khẩu. Nhà máy phải có bộ phận giới thiệu sản phẩm riêng, thành lập các đại lý bán sỉ, bán lẻ đường, liên hệ với các nhà máy, cơ sở tiêu thụ đường trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ đường với các hợp đồng cung cấp lâu dài. Nếu nhà máy thực hiện được các vấn đề trên, với giá cả hợp lý thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ rất thuận lợi. 12. KẾT LUẬN Với những điều kiện ở trên, thì việc thiết kế xây dựng nhà máy đường tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là hợp lý. Nếu dự án được khả thi thì nhà máy được hình thành, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn và kích thích sự phát triển của các ngành liên quan. 5 PHẦN 2: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 1. CHỌN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 1.1. Chọn phương pháp lấy nước mía Để lấy nước mía ra khỏi cây mía, người ta sử dụng 2 phương pháp chính đó là phương pháp ép và phương pháp khuếch tán. Ngoài ra có thể dùng kết hợp cả hai phương pháp trên. * Phương pháp ép - Ưu điểm: thiết bị đơn giản, dễ điều khiển khi làm việc, tiêu hao năng lượng ít trong quá trình bốc hơi và gia nhiệt, giảm thể tích chế tạo các thiết bị, giảm lượng hóa chất sử dụng và rút ngắn thời gian sản xuất. - Nhược điểm: tổng hiệu suất thu hồi giảm, tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình ép, trục ép là thiết bị thô kệch, nặng nề, lõi trục ép làm bằng thép hợp kim đắt tiền, giá tiền chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng lớn. * Phương pháp khuếch tán - Ưu điểm: tổng hiệu suất thu hồi đường cao, tiêu hao năng lượng ít hơn và vốn đầu tư thấp hơn so với phương pháp ép. - Nhược điểm: lượng nhiên liệu dùng cho bốc hơi tăng lên, tăng chất không đường trong nước mía hỗn hợp do đó làm tăng tổn thất đường trong mật cuối, yêu cầu vận hành thiết bị phức tạp hơn. Hiện nay phương pháp ép vẫn được sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với trình độ và đơn giản trong thao tác. Từ những đặc điểm trên tôi chọn phương pháp ép. 1.2. Chọn phương pháp làm sạch Làm sạch là công đoạn rất quan trọng trong công nghệ sản xuất đường, nhằm trung hoà nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa chuyển hoá đường sacaroza, loại tối đa chất không đường ra khỏi nước mía hỗn hợp, đặc biệt là chất có hoạt tính bề mặt và chất keo, loại những chất rắn dạng lơ lửng ra khỏi nước mía, quyết định chất lượng thành phẩm và tổng hiệu suất thu hồi. Hiện nay, có 3 phương pháp làm sạch nước mía trong công nghiệp: phương pháp cacbonat hoá, phương pháp vôi, phương pháp sunfit hoá. Phương pháp vôi chỉ sản xuất đường thô, phương pháp cacbonat hoá và sunfit 6 hoá sản xuất đường cát trắng. Phương pháp CO 2 cho hiệu suất thu hồi đường cao, sản phẩm đường tốt nhưng phương pháp CO 2 có lưu trình công nghệ tương đối dài, nhiều thiết bị, đòi hỏi trình độ thao tác cao, tiêu hao hoá chất nhiều, vốn đầu tư cao Do đó để sản xuất đường trắng thì tôi chọn phương pháp SO 2 : lưu trình công nghệ tương đối ngắn, thiết bị tương đối ít, hoá chất dùng ít, quản lý và thao tác thuận lợi 1.2.1. Phương pháp sunfit hoá kiềm mạnh Trong quá trình làm sạch nước mía có giai đoạn tiến hành ở pH cao. Phương pháp này tốt nhất đối với loại mía xấu, mía sâu bệnh nhưng sự phân huỷ đường tương đối lớn, màu sắc nước mía đậm, tổn thất đường nhiều. 1.2.2. Phương pháp sunfit hoá kiềm nhẹ Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tiến hành thông SO 2 vào nước mía, không thông SO 2 vào mật chè và sản phẩm thu được là đường thô. 1.2.3. Phương pháp sunfit hoá axit tính Đặc điểm của phương pháp này là đưa nước mía đến pH axit và thông SO 2 vào mật chè tẩy màu, sản phẩm là đường kính trắng. Mặc dù có những nhược điểm: - Hiệu quả loại chất không đường ít, chênh lệch độ tinh khiết trước và sau khi làm sạch thấp, đôi khi có trị số âm. - Hàm lượng muối canxi trong nước mía tương đối nhiều, ảnh hưởng đến sự đóng cặn thiết bị nhiệt, thiết bị bốc hơi cho nên ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi đường. - Đường sacaroza chuyển hoá tương đối nhiều, đường khử bị phân huỷ, tổn thất đường trong bùn lọc cao. - Trong quá trình bảo quản đường dễ bị biến màu dưới tác dụng của oxy không khí. - Chất lượng đường thành phẩm không bằng phương pháp CO 2. Tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm: - Lượng tiêu hao hoá chất tương đối ít. - Sơ đồ công nghệ, thiết bị tương đối đơn giản, thao tác dễ dàng, vốn đầu tư ít. - Được sử dụng rộng rãi Qua đó tôi chọn làm sạch bằng phương pháp sunphit hóa axit tính. 7 1.3. Chọn phương pháp nấu và chế độ nấu 1.3.1. Chọn phương pháp nấu Hiện nay có 2 phương pháp nấu đường: liên tục và gián đoạn Nấu liên tục có ưu điểm: an toàn về hơi, tổn thất đường thấp, dễ tự động hoá nồi nấu, tiết kiệm công nhân thao tác. Tuy nhiên, thiết bị phức tạp, thao tác khó, đòi hỏi các thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thao tác đồng bộ, chất lượng đường chưa tốt Tôi chọn phương pháp nấu đường gián đoạn vì phù hợp với điều kiện của nước ta: thiết bị đơn giản, thao tác tương đối dễ dàng 1.3.2. Chọn chế độ nấu Hiện nay có các chế độ nấu: 2 hệ, 3 hệ, 4 hệ. Nấu 2 hệ: dùng sản xuất đường thô, mật chè có độ tinh khiết thấp, lượng đường sót trong mật cuối lớn Nấu 4 hệ: sơ đồ dây chuyền tương đối phức tạp, tốn nhiều thiết bị Qua đó, tôi chọn chế độ nấu 3 hệ ABC. 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ 8 Mật chè Giống B Giống C Non C Cát C Mật rỉ Non B Cát B Mật B Non A Cát A A1 A2 Đường hồ Hồi dung 9 Mía Kiểm tra chữ đường Cân mía Cẩu mía Máy khỏa bằng Băng tải Dao băm 1 Dao băm 2 Máy đánh tơi Kiểm tra kim loại Máy ép Nước mía thô Sàng lọc cong Bã Sàng Bã mịn Lò hơi Bã thô Thiết bị lọc chân khôngNước mía hỗn hợp Lắng trong Lưới lọc Nước mía trong Gia nhiệt 3 (t 0 C = 110 - 115 0 C) Cô đặc đa hiệu Nước bùn Lọc chân không Bùn Nước lọc trong Gia vôi sơ bộ (pH = 6,4 - 6,8) Gia nhiệt 1 (t 0 = 65 - 70 0 C) Sunfit hóa lần 1 (pH = 3,8 - 4,2) Trung hòa (pH = 7,0 - 7,2) Thùng chứa nước mía trung hòa Ca(OH) 2 Ca(OH) 2 SO 2 Gia nhiệt 2 (t 0 = 100 - 105 0 C) Tản khí Phân vi sinh 10 Thùng cân bằng SO 2 Sunfit hóa lần 2 (pH = 4,5 - 5,2) Mật chè tinh Nấu đường Trợ tinh Ly tâm Sấy Sàng phân loại Cân Đóng bao Thành phẩm Mật chè thô (50 - 60 Bx) [...]... định, sau đó mía đi vào máy đánh tơi kiểu búa Máy đánh tơi kiểu búa làm cho mía được xé nhỏ thành dạng sợi nhỏ sau đó mía được băng chuyền đưa đến máy tách kim loại 2.2 Ép mía Mục đích là tách lượng nước trong cây mía đến mức tối đa cho phép, đạt hiệu suất và năng suất cao Sử dụng băng tải đưa mía đến máy ép Hệ thống ép mía gồm có 4 máy ép, 1 máy ép dập và 3 máy ép kiệt Bã mía từ máy ép này đến máy ép khác... đầu: [9] - Năng suất nhà máy: 2200 tấn mía / ngày - Hàm lượng các chất trong mía: (%) - Đường sacaroza: 12,925 (%) - Chất xơ: 11,350 (%) - Chất không đường: 2,410 (%) - Nước: 73,315 (%) - Hiệu suất ép: 94,720 (%) - Độ ẩm bã: 49,250 (%) - Độ tinh khiết bã: 76,935 ( %) - % nước thẩm thấu so với mía: 31 (%) - Nhiệt độ nước thẩm thấu: 51oC 1 CÔNG ĐOẠN ÉP (Cơ sở tính cho 100 tấn mía) 1.1 TÍNH MÍA NGUYÊN... Tổng kết công đoạn ép mía TT KL tính Hạng Mục cho 100 tấn % KL theo năng suất 1 Khối lượng đường trong mía 12,925 284,350 2 Khối lượng đường ép được 12,243 269,336 23 3 Khối lượng xơ trong mía 11,350 249,700 4 Khối lượng chất không đường trong mía 2,410 53,020 5 Khối lượng nước trong mía 73,315 1612,930 6 Khối lượng chất tan trong mía 15,335 337,370 7 Phần trăm chất tan trong mía 8 Khối lượng nước mía. .. lượng đường sacaroza trong mía: G1 = % Sacaroza x 100 G1 = 12,925% x 100 = 12,925 (tấn) 1.1.2 Khối lượng đường ép được: G2 = lượng đường trong mía x hiệu suất ép G2 = G1 x 94,720 = 12,925 x 94,720% = 12,243 (tấn) 1.1.3 Khối lượng xơ trong mía: G3 = % xơ trong mía x 100 G3 = 11,350% x 100 = 11,350 (tấn) 1.1.4 Khối lượng chất không đường: G4 = % chất không đường x 100 G4 = 2,410% x 100 = 2,410 (tấn) 1.1.5... trên bàn lùa có đặt máy khỏa bằng để san đều lớp mía đổ xuống băng tải và đưa vào hệ thống xử lý mía 2.1.2 Xử lý mía Mục đích của công đoạn này là phá vỡ cấu trúc vỏ, thân cây mía để tạo điều kiện cho quá trình ép được dễ dàng hơn, nâng cao năng suất và hiệu suất ép Mía từ băng tải được đưa đến máy băm 1 và máy băm 2 Tại đây mía được băm thành những mảnh nhỏ, phá vỡ tế bào cây mía san mía thành những lớp... G2 = 100 - G1 = 100 - 81,526 = 18,474 (tấn) 3.2 ĐƯỜNG NON C 3.2.3 Lượng đường non C cần nấu : G3 = [tr377-3] Muốn tìm suất mật rĩ của đường non C trước tiên ta tìm: Suất đường cát C của đường non C = x 100% = x 100% = 50% Vậy suất mật rĩ của đường non C = 100% - 50% = 50% G3 = = = 36,948 (tấn) 3.2.4 Lượng đường cát C : 35 G4 = G3 - G2 = 36,948 - 18,474 = 18,474 (tấn) 3.2.5 Lượng giống nấu non C: Theo... nước trong mía: G5 = % nước trong mía x 100 G5 = 73,315 % x 100 = 73,315 (tấn) 1.1.6 Khối lượng chất tan trong mía: G6 = khối lượng đường trong mía + khối lượng chất không đường trong mía G6 = G1 + G4 = 12,925 + 2,410 = 15,335 (tấn) 1.1.7 Phần trăm chất tan trong mía: G7 = x 100 % 20 G7 = G6/100 x 100 % = 15,335 x 100 % = 15,335 (%) 100 1.2 TÍNH LƯỢNG NƯỚC MÍA NGUYÊN 1.2.8 Khối lượng nước mía nguyên:... tải đưa vào máy sấy Đường cát B, C được đem đi đường hồ và hồi dung nấu non A 2.9 Sấy đường Mục đích: tách ẩm trên tinh thể đường, để đưa độ ẩm đường đạt tiêu chuẩn đường thành phẩm, đồng thời làm cho màu sắc đường thành phẩm được sáng bóng và khô, không bị biến chất khi bảo quản Đường cát A sau khi ly tâm rơi xuống sàng lắc đặt dưới máy ly tâm Nhiệm vụ chủ yếu của sàng lắc là vận chuyển đường đến chân... lượng chất không đường trong bã = G4 – G17 = 2,410 - 0,205 = 2,205 (tấn) 1.5.33 Phần trăm chất không đường trong nước mía hỗn hợp: G33 = x 100% G33 = x 100% = x 100% = 2,063 (%) 1.5.34 Khối lượng nước trong nước mía hỗn hợp: G34 = Khối lượng nước mía hỗn hợp – Khối lượng chất tan trong nước mía hỗn hợp = G24 – G27 = 106,888 - 14,448 = 92,440 (tấn) 1.5.35 Tổn thất đường trong nước mía hỗn hợp: G35 =... BÃ MÍA 1.3.14 Khối lượng đường sacaroza trong bã : G14 = khối lượng đường trong mía – khối lượng đường ép được G14 = G1 – G2 = 12,925 – 12,243 = 0,682 (tấn) 1.3.15 Khối lượng chất tan có trong bã: G15 = x 100% G15 = x 100% = x 100% = 0,887 (tấn) 1.3.16 Khối lượng bã: G16 = x 100% G16 = = x 100% = 24,112 (tấn) 1.3.17 Khối lượng chất không đường trong bã: 21 G17 = khối lượng chất tan – khối lượng đường . Trường Đại Học Nông Lâm-Huế tôi được giao đề tài: “ Thiết kế nhà máy đường hiện đại năng suất 2200 tấn mía/ngày ”. 1 PHẦN 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VỊ TRÍ XÂY DỰNG NHÀ MÁY. làm giàu cho nông dân. Các phế phẩm của nhà máy đường còn để cung cấp cho các nhà máy khác như mật rỉ cho nhà máy cồn, bã bùn cho nhà máy phân bón, bã mía cho nhà máy giấy và có thể dùng bã mía để. nhu cầu về đường ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này nhà nước đã cho xây dựng nhiều nhà máy đường ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, có một số nhà máy đường lớn như nhà máy đường Bourbon

Ngày đăng: 29/07/2014, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan