Viêm tai giữa cấp ppt

5 592 3
Viêm tai giữa cấp ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm tai giữa cấp I.Tổng quan: + Viêm tai giữa cấp - Là một bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. - Theo thống kê cuả Bắc Mỹ, và châu Âu 20% trẻ em ở lứa tuổi này ít nhất có một đợt viêm tai giữa cấp, 10% bệnh khởi phát do nhiễm virus. + Là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc hòm nhĩ, kể cả niêm mạc trong thông bào xương chũm với những triệu chứng khởi phát ồ ạt. + Nguyên nhân thường là: S.pneumoniae, H. mophilus influezae, Branhamella catarrhallis II.Chẩn đoán: 1.Hỏi-Khám-XN: a. Hỏi: + Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: - Sốt? Khóc đêm? - Bức rức, bơ phờ, hay lấy tay ngoáy vào tai. - Đau tai thể hiện bằng hay khóc. - Ngoài ra trẻ có thể bỏ bú, tiêu chảy hay có viem phổi kèm theo. + Trẻ lớn: hỏi triệu chứng sốt, đau tai, ù tai, chảy mủ tai, nghe kém. b. Khám tai: · Tìm dấu hiệu màng nhĩ đỏ, phồng, ướt, mất tam giác sáng, các mốc giải phẩu bị xóa nhòa. · Có thể thấy mực nước khí dịch, giới hạn di động khi khám bằng đèn otoscope có nén màng nhĩ. · Mủ trong ống tai c. Xét nghiệm: · Công thức máu: khi sốt cao > 390 hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân hoặc khi cần phân biệt với bệnh lý khác · Cấy mủ: khi điều trị nội thất bại (lấy mủ bằng cách trích rạch màng nhĩ) · X.quang tai tư thế Schuller (lỗ tai ngoài trùng lỗ tai trong trên film) trong trường hợp đợt cấp viêm tai giưã mãn để tìm tổn thương xương chũm. 2.Chẩn đoán xác định: * Bệnh nhân được chẩn đoán (+) viêm tai giữa cấp nếu có: +sốt hoặc đau tai và +khám thấy tổn thương màng nhỉ: xung huyết đỏ kèm di động hoặc thủng 3.Chẩn đoán phân biệt a.Viêm tấy ống tai ngoài: ·Bệnh nhân sốt, đau tai, chảy mủ tai nhưng khi hút sạch mủ khám màng nhĩ còn nguyên. ·Kéo vành tai bệnh nhân đau điếng còn trong viêm tai giữa kéo vành tai bệnh nhân không đau. b.Viêm xương chũm: ·Mủ có mùi thối khẳm và ấn vùng xương chũm bệnh nhân đau điếng. ·XQ có tổn thương xương chũm, trong viêm tai giữa cấp không có tổn thương xương chũm. III.Điều trị: 1.Nguyên tắc điều trị: · Kháng sinh · Trích rạch màng nhỉ, không để màng nhĩ vỡ tự nhiên gây rách không hồi phục 2.Điều trị kháng sinh a. Khang sinh ban đầu: Amox trong 7-14 ngày b. Kháng sinh tiếp theo: dựa theo KSD. Neu khong co KSD: Amoxicillin/Clavulanic acid hay Cefaclor hoac Cefuroxime 30mg/kg/14 ngày c. Nếu bệnh nhân dị ứng với dòng lactam thì có thể dùng Erythromycine 30mg/kg/14 ngày, hoac Azithromycin. 3.Trích rạch màng nhĩ : khi màng nhĩ căng phồng tụ mủ gây cho trẻ đau đớn hoac khi that bai dieu tri noi can cay mu phan lap vi trung 4.Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt bằng Acetaminophen 15 mg/kg/6h. 5.Điều trị hỗ trợ a. Nho mui thuong xuyen bang NaCl 0, 9% b. Neu co chay mu: rua tai bang NaCl 0, 9%. Nho tai bang khang sinh tai cho: Ciprofloxacin c. Nạo VA nếu có chi dinh (Xem bai VA) 6.Điều trị biến chứng a. Viêm màng não: xem phác đồ điều trị viêm màng não b. Viêm tai giữa thanh dịch: - Biến chứng: lõm màng nhĩ, xơ nhĩ, teo nhĩ, cholesteatome thương nhĩ. - Điều trị: đặt ống thông màng nhĩ c. Viêm tai giữa mãn: kháng sinh sau đó vá màng nhĩ IV.Theo dõi và tái khám: Thường tái khám sau 3 ngày, 10 ngày, 14 ngày với nhĩ lượng đồ, thính lực đồ khi nghi ngo viêm tai giữa thanh dịch. . Viêm tai giữa cấp I.Tổng quan: + Viêm tai giữa cấp - Là một bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. - Theo thống. nhân sốt, đau tai, chảy mủ tai nhưng khi hút sạch mủ khám màng nhĩ còn nguyên. ·Kéo vành tai bệnh nhân đau điếng còn trong viêm tai giữa kéo vành tai bệnh nhân không đau. b .Viêm xương chũm:. được chẩn đoán (+) viêm tai giữa cấp nếu có: +sốt hoặc đau tai và +khám thấy tổn thương màng nhỉ: xung huyết đỏ kèm di động hoặc thủng 3.Chẩn đoán phân biệt a .Viêm tấy ống tai ngoài: ·Bệnh

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan