Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 2 pdf

10 457 4
Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lục hợp quyền của môn phái Vy Đà là môn quyền thuật có thề luyện tập bằng bất cứ bộ phận nào trên thân thể. Môn phái Vy Đà là có tất cả 24 bí thuật quyền cước, bí thuật thông dụng chỉ chừng bảy tám, trong đó Lục hợp quyền là căn bản công phu nhất. Cuối đời Thanh, người có công phu tinh luyện về môn quyền này là Thần Thương Lưu Kính Viễn tiên sinh ở Thương châu Hà Bắc. Môn quyền này còn có Xích cừu liên quyền, là một thể thức Hầu quyền, khi luyện tập, hai người cùng luyện cùng đấu, một tay mà phân làm ba tay, phạm vi ứng dụng thật rộng lớn. Môn phái Vy đà căn cứ theo Tam Tài, Ngũ hành, Thất tinh, Bát quái, Cửu quan, lại dựa theo Bát phong của trời, Bát biến của đất, Bát thức của người (Bát thức gồm 2 tay, 2 chân, 2 tai, 2 mắt) mà nghiên cứu. Phép đánh thì có Bát đả, Bát phong, Bát bế, Bát tiến, Bát thoái, Bát cố, Bát thức và Bát biến, tổng cộng là 64 phép. Thêm vào đỏ còn có lục bả tổng quyền pháp. Về môn khí giới thì có Lục hợp đao pháp, song kiếm, đơn câu, là những phép mà các môn phái khác chưa có. Phép động thủ thì có Lục tuyện thối, gồm Khổn thối, Liên thối, Chuyển hoàn thối, Tiệt thối, Xước thối và Liêu âm thối. Những phép này đều là tinh túy của môn phái Vy đà. Lục hợp quyền phổ chép lại dưới đây gồm 24 mục, có thể xen hình vẽ mà tập luyện, ích lợi không phải là ít vậy. LỤC HỢP QUYỀN PHỔ BÍ QUYẾT LUYỆN TẬP Quyền thuật là phương pháp tăng trưởng thể lực, nghị lực, đởm lực, não lực, lại luyện cả lòng quả cảm tự tin, chí mạo hiểm tiến thủ. Lợi ích lớn lao là như thế, nhưng luyện tập quyền thuật điều quan trọng là phải có phương pháp, bởi vì luyện tập không đúng pháp thì ích lợi đã chẳng thấy mà còn khó tránh được hại tới thân. Lại nữa luyện tập quyền thuật là phải chú trọng vào thực tế, chẳng nên chú trọng vào sự đẹp mắt mà không giúp gì cho sự thực dụng. Cho nên luyện tập quyền thuật còn cần quy luật nhất định. Xin tuần tự trình bày như sau : THỜl KHẮC Luyện tập quyền thuật cần có thời gian. Thời gian tốt nhất trong ngày là từ 6 tới 7 giờ sáng, hoặc từ 6 tới 7 giờ tối. Lúc luyện tập lại không nên ăn no quá, nên tập trước khi ăn cơm, vì tập sau bữa ăn là không thích hợp. Khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng nhiều tới việc lập luyện. Tập trong lúc trời trong sáng, khí hậu ôn hòa tốt nhất. Những lúc trời u ám, có sương có mưa, hoặc lúc thời tiết thay đổi thì nên tránh. Luyện tập về ban đêm cũng được, nhưng khi tập xong thì phải nghỉ ngơi cho máu huyết trở lại điều hòa quân bình, hãy đi ngủ. Luyện tập xong mà không nghỉ ngơi, lại đi ngủ ngay, thì máu huyết chưa được điều hòa trở lại, thân thể sẽ bị tổn hại. ĐỊA ĐIỂM Địa điểm cũng có quan hệ rất lớn đối với việc luyện tập quyền thuật. Thường thường, tại các đô thị, võ đường được thiết lập ngay ở cạnh đường phổ, có khi trong các hẻm các xóm đông đúc nên địa điểm thường nhỏ hẹp, không khí thiếu trong sạch, thật không thích hợp chút nào. Bởi vậy khi luyện tập quyền thuật, ta phải chọn địa điểm rộng rãi thoáng mát, nếu được ở nơi đồng quê hoặc cao nguyên thì tốt hơn cả. Ở những nơi này, không khí dồi dào trong sạch, tai nghe tiếng chim chóc muông thú, mắt nhìn đá núi rừng xanh, thì người luyện võ tự nhiên có cái hùng tâm hứng chí, kết quả thật tốt đẹp mà những võ đường ở đô thị không thể nào so sánh kịp. HOẠT ĐỘNG Hoạt động có nghĩa là trước lúc luyện tập quyền thuật, phải co duỗi chân tay, vận động gân cốt cho huyết mạch lưu thông, để chuẩn bị tinh thần hăng hái, tránh sự lười biếng, đồng thời chuẩn bị sức lực. Nếu không vận động trước khi luyện tập, thì khi luyện tập sẽ dễ chán nản mệt mỏi. Vận động trước khi luyện tập cũng là cách tiến dần từ yếu đến mạnh, từ chậm đến nhanh, trách những trở ngại về tinh thần cũng như thể chất. HÔ HẤP Trong lúc diễn quyền, các quyền thuật gia thường hô những tiếng uy nghiêm, người ngoài nhìn vào, tưởng là nhưng tiếng hô đỏ chỉ có công dụng là tạo uy lực thanh thế, nhưng thật ra đó là một phương pháp hô hấp, giúp rất nhiều cho việc luyện tập quyền thuật. Phương pháp hô hấp nên dùng là hít mạnh không khí vào phổi, rồi giữ lại trông phổi mà thở ra từ từ, hai hàm răng khép nhẹ môi hé mở ra giống như đang thổi tiêu. Khi thở ra hết thì lại hít vào, tuy nhiên không nên hít nhiều quá, cũng như không nên thở ra cho thật hết, vì như vậy rất dễ mắc chứng thương khí khi phải dùng sức quá nhiều. Diễn quyền càng lâu hơi thở sẽ càng trở nên gấp rút, hả miệng ra mà thở gấp chỉ thêm mau mệt, mất sức. Thở đúng cách sẽ giữ được hơi thở điều hòa trong thời gian lâu dài. Sau khi luyện tập thì phải hô hấp nhiều lần cho tới khi hơi thở điều hòa trở lại rồi mới nghỉ ngơi. Không hô hấp mà nằm nghỉ ngay rất dễ mắc chứng uất khí. XÁC THỰC Sự việc gì cũng quý ở chỗ xác thực, luyện tập quyền thuật cũng vậy, cho nên trước hết chúng ta phải hiểu rõ quyền lý. Chẳng hạn như với một thủ pháp nào thì phải vận dụng bộ phận nào và vận dụng ra sao, lại phải tìm hiểu rõ mục đích cũng như hiệu dụng của thủ pháp đó để có thêm lòng tin tưởng hăng hái. Hiểu rõ quyền lý thì khi diễn quyền sẽ dễ dàng, ít bỡ ngỡ, mau thuần thục. Lúc diễn quyền xong, nhờ sự hiểu biết quyền lý, ta có thể tự mình biết ngay khuyết điểm để sửa chữa. Nến không rõ quyền lý, lúc luyện tập tinh thần sẽ phân tán, sự xác thực không có được, mà chỉ chú trọng tới vẻ hoa mỹ của thủ pháp, hiệu dụng sẽ biến mất, mà công lao luyện tập cũng uổng phí. MỨC ĐỘ Trong quyền thuật, mức độ thi triển là cốt yếu. Mức độ thích đáng sẽ khiến thân thể ta thêm tráng kiện, tinh thần thêm phấn chấn, gia tăng sức đề kháng đối với mưa nắng bệnh tật. Không biết tiết chế, không biết thế nào là một mức độ thích đáng, thì sau mỗi lần luyện lập, thì ta sẽ thấy một hay nhiều bộ phận của thân thể bị mỏi mệt, hoặc thấy đau đớn khắp thân mình. Cho nên người mới luyện tập quyền thuật phải tập tự tiết chế. Nếu không, những khuyết điểm hoặc tai hại sau này xảy ra, đều là do sự quá độ. Cần nhớ rằng lúc ăn no quá cũng như khi đói quá, hoặc những lúc tinh thần mỏi mệt, thì chẳng nên miễn cưỡng luyện tập, vì lợi bất cập hại. NẰM NGỒI Sau khi luyện tập quyền thuật, phải tuyệt đối tránh nằm hay ngồi. Bởi trong khi ta luyện tập, phải vận động thân thể, phải tốn hơi tốn sức, huyết mạch trong người chịu ảnh hưởng, hơi thở đang gấp rút. Nếu ta tức khắc ngồi hay nằm, sẽ khiến khí huyết bị tổn thương. Phép thể dục tân tiến bây giờ cũng nhìn nhận điều đó. Sau khi vận động, trung bình phải có một thời gian khoảng nửa giờ, khí huyết mới phục hồi tình trạng điều hòa. Cho nên luyện tập quyền thuật xong, phải đi đi lại lại, hô hấp cho khoẻ khoắn, rồi muốn nằm ngồi nghỉ ngơi hoặc ăn uống thì cũng nên chờ cho quá nửa giờ sau. QUAN NIỆM Trong việc luyện tập võ thuật, điều cần thiết là cùng lúc phải có sự hòa hợp chiêu ứng giữa tâm, nhãn, thủ, túc. Muốn có được sự hòa hợp chiêu ứng đó thì chỉ cốt ở cái tâm mình. Cho nên trong khi luyện tập, mỗi cử động của tay chân, ta đều phải tự nhủ trong lòng là ta đang đối phó với kẻ địch. Dù luyện tập một mình, cũng phải tưởng tượng là đang giao tranh với kẻ địch, để tâm ta không mảy may sơ hở mà chăm chú vào từng thủ pháp bộ pháp, như thế kết quả mới mau chóng. Nếu trước mắt ta không tưởng tượng ra kẻ địch, trong tâm ta không nghĩ là đang giao tranh với địch, thì dẫu ta có cố gắng cũng không thể tập trung tinh thần ý chí, khiến cho kết quả thâu hoạch chậm chạp. Thiên Cương Mai Hoa Thung Luyện tập võ thuật là đều nhờ vào quyền cước, nhưng nếu không có cơ sở công phu, không có căn bản luyện tập, thì kết quả thâu hoạch được chỉ có giới hạn. Luyện quyền là vận động gân cốt, thảo luyện thân pháp, để phòng thân ngự địch. Nhưng nếu quyền cước đánh vào thân thể kẻ địch mà kẻ đó không đau, thì quyền cước của ta coi như thất bại, vì chẳng những đã không khắc phục được địch, mà còn dễ bị địch chế ngự. Cho nên trong việc luyện tập quyền thuật, phải đặc biệt chú trọng tạo căn bản công phu. Ngày trước tại Thiếu Lâm Tự, những môn như Thiết sa chưởng, Thiết sa thủ, Mai hoa thung, Sa đại, Mộc nhân, Thất tinh thung vv Đều phân loại các đồ đệ mà cho tập luyện, điều đó không phải là vô ý, chẳng qua là căn cứ vào căn bản công phu mà tuần tự cho luyện tập. Ngày nay người ta luyện võ, thường không để ý tới điều đó. Một phần vì các phương pháp luyện tập của cổ nhân đã thất truyền nhiều, những phương pháp được chép ra sách cũng ít còn. Sách võ chân truyền còn lại, môn phái Vy đà cố công sưu tập mới tìm được bí pháp luyện tập có liên quan tới Thiết sa chưởng và Thiết sa thủ, nay xin biên soạn lại, gọi là phép Thiên cương Mai hoa thung. Đây là bí pháp của Thiếu lâm tự, nhưng ngày xưa không chịu phổ biết ra ngoài, nay vì tinh thần mới nên mới chép ra, xin độc giả chẳng nên khinh thị. Mai hoa thung là phép luyện kình lực vào cặp chân, dậm chân xuống đất theo các thung hình hoa mai gồm năm cánh, dài bảy thước, sâu ba thước, đường kính hai tấc. Lúc đứng thì dùng Mã bộ, hai tay bắt chéo nhau, bắt đầu đứng theo thế Dũng tuyền huyệt, tập trong 33 ngày, đứng Cước tâm kế đó đứng Cước hậu căn (gót chân) trong 33 ngày nữa, cuối cùng tập đứng với Cước tiền chưởng (phần trước của bàn chân) trong 24 ngày, cộng là 100 ngày. Trong trăm ngày đó thân thể không được di động. Sau thời hạn trăm ngày thì tập Thoái bộ (đổi bước), hoàn toàn chỉ dùng phần trước của lòng bàn chân (Cước tiền chưởng), không dùng lại bộ phận nào khác của bàn chân Trong phép hoán bộ, Trung thung ở giữa, bốn thung khác ở xung quanh, mỗi thung cách nhau hai thước, bắt đầu hai chân đạp lên đệ nhất và đệ nhị thung, tiếp đó chân trái đạp lên đệ ngũ thung ở giữa, chân phải đạp lên đệ tam thung, rồi chân trái trở về đệ tứ thung. Tiếp đó thì đổi bộ pháp, chân phải hay trái thì thứ tự cũng như nhau chẳng hạn chân phải đạp lên đệ ngũ thung ở trung tâm, chân trái đạp lên đệ tam thung, rồi chân phải đạp lên đệ nhất thung, có điều để ý là mặt hướng về trung thung ở giữa, không được xoay lưng lại. Sau đó nhiều lần thì có thể tập quyền trên các thung, mới đầu thì tập Tứ bình trùy, cũng tập Cửu cổn thập bát trật, phải luyện tập như vậy trong hàng chục năm. Tiếp đó tăng số thung lên 13 thung, cộng với 5 thung trước là 18 thung rồi lại tăng thêm 18 thung nữa là 36 thung. Đến đây thì gọi là Thiên cương Mai hoa thung. Các thung được xếp theo hình hoa mai. Số 36 thung coi như đã đủ. Nhưng luyện tập tối công phu thì số thung có thể lên tới 108 thung. Ngày trước khi đả lôi đài, những người tỷ thí cũng phải diễn quyền trên các thung như vậy, ai bị đánh hất ra ngoài tức là bại trận. Trong khi tỷ thí tuyệt đối không được xoay lưng vào phía giữa, người tỷ thí phải tranh cho được thung trung ương ở giữa, nhưng không công phu thì dễ bị đánh bại, vì thung này chỉ chừng hai tấc. Cho nên người tỷ thí thường phải luyện thế Kim kê độc lập để chỉ đứng một chân trong thung trung ương mà thôi. Di thiểm chuyên pháp Luyện tập vũ thuật là ở quyền cước cước nhưng nếu không có căn bản công phu thì kết quả không thu lượm được bao nhiêu. Chúng ta luyện tập quyền thuật, cơ sở công phu trước nhất là ở sự vận động thân pháp, điều khiển gân cốt. Thân pháp bộ pháp có được nhẹ nhàng linh diệu hay không, quyền cước đánh ra có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, đều là do có phương pháp chuyên luyện hay không. Cho nên từ đỉnh đầu tới gót chân, mọi bộ phận của thân thể như cánh tay, cổ tay, đầu gối, hông, cho tới thân pháp, bộ pháp v.v đều phải được chuyên luyện. Nếu không, khi ngộ địch, chẳng những thân pháp, bộ pháp chậm chạp, dễ bị đánh mà dù có đánh trúng kẻ địch thì cũng không đủ làm cho kẻ địch phải đau đớn, cuối cùng thì bị hạ bởi tay kẻ địch. Cho nên các vũ thuật danh gia đều đặc biệt chú trọng tới thân pháp và bộ pháp. Hai môn này mà thành công thì hiệu dụmg không sao kẻ xiết. Ngày trước, các phương pháp tập luyện của Thiếu Lâm tự như Bào chuyên, Mộc nhân, Sa đại, Mai hoa thung, Thiết sa chưởng vv đều là những cơ sở công phu, có tác dựng phù trợ cho việc luyện tập quyền thuật. Thiết sa chưởng, Mai hoa thống Thiết sa thủ đều có được ghi chép, nay xin ghi lại ở đây phép Bào chuyên di thiểm, là kỹ thuật bí mật của Thiếu Lâm tự ngày xưa. Hy vọng được bạn đọc theo dõi. Pháp này luyện tập sự vận động các khớp xương. Các viên gạch được xếp theo hình trên đây khoảng cách tùy theo Mã bộ của người luyện tập, nhưng khoảng cách càng nhỏ thì càng tốt. Mới đầu tập bước theo hình tam giác, ba tháng sau thì tập theo hình tứ giác, ba tháng sau nữa thì tập theo hình lục giác. Tập theo hình tam giác : - Đầu tiên hai chân đứng ở vị thế 1, 2 - Chân trái bước tới vị thế 3 - Chân phải bước tới vị thế 2 - Rồi lại tập trở lại theo thứ tự ban đầu Tập theo hình tứ giác : - Hai chân đứng ở vị thế 1, 2 - Chân trái bước tới vị thế 4 - Chân phải bước sang vị thế ba (3) - Rồi cứ theo thứ tự trên mà lập đi lập lại. Tập theo hình lục giác : - Hai chân đứng ở vị thế 1, 2 - Chân phải bước tới vị thế 6 - Chân trái bước sang vị thế 5 - Chân phải trước sang vị thế 4 Từ đó về sau thì chuyên luyện theo hình lục giác. Nếu thành công thì khi ngộ địch sẽ biết mượn sức mà đánh sức, lại có thể tiến sát vào người kẻ địch. Pháp luyện tập này cũng sửa đổi được các sai lầm khuyết điểm của thân pháp và bộ pháp. Tập trong vòng hai năm là có thể thành công. LUYỆN CÔNG THẬP ĐÀM Nói về thời gian và trình độ luyện tập vũ công thì ba năm coi như tiểu thành, năm năm coi như trung thành, mười năm thì có thể đạt tới mức đại thành. Nhưng sau mười năm gian khổ chuyên luyện, cũng chưa thể nói là việc luyện tập đã kết thúc, bởi vì võ thuật vô biên có bỏ mấy chục năm chuyên luyện cũng chưa thể thấy đâu là bờ bến. May ra thì chỉ tinh luyện được một môn, nếu tham bác luyện tập các môn khác thì dù có tận dụng tinh lực của cả một đời cũng khó lòng biết hết. Thiếu Lâm tự ngày xưa, sau khi luyện lập để có được cơ sở công phu về một môn, thì môn đồ tạm coi là kết thúc, nhưng sau đó thì mỗi sáng sớm chỉ vận động gân cốt, đi vài ba đường quyền, để hàm dưỡng công phu đã có. Đây cũng là cách tiếp tục luyện tập chứ nếu cứ tập luyện mãi theo lối cũ thì càng tập chỉ càng thêm chậm chạp, vì lúc đó kình đã nhập cốt, gân cũng cứng ra, sự khéo léo nhanh nhẹn chẳng những mất dần đi mà có khi còn tổn thương tới khí huyết nữa. Ngày nay chúng ta luyện tập quyền thuật, phải biết tới điều đó. Nếu sau này khi tuổi đã cao mà thấy khí huyết ngày một suy thì hãy nghĩ rằng mìnhl có thể bị nội thương. Khí huyết suy mà bệnh tật thường xảy tới, thì tức là lúc niên thiếu đã luyện tập quá độ. Nhưng nếu hàng ngày không lo trau giồi thì sở học ngày càng mất mát, quên dần đi. Cho nên hãy theo phương pháp của Thiếu Lâm tự trước kia, mỗi ngày dượt vài ba đường quyền để giữ sự dẻo dai, củng cố sở học. Theo các bậc tiền bối của Thiếu Lâm tự thì sau ba mươi năm ôn tập như vậy có ngừng lại cũng không quên, vì thời gian ôn tập đã đầy đủ. Hoặc giả có người muốn rõ hơn về vấn đề này, thì sự giải thích cũng không khó. Người luyện võ cũng như kẻ rèn dao. Dao chưa thành hình thì phải dùng lửa hồng mà nung, lấy búa nặng mà rèn. Lúc sắp thành hình thì chỉ dùng lửa nhỏ, dùng búa nhẹ. Đến khi dao thành thì nhẹ nhàng mà mài cho sắc. Dao đã sắc thì phải cất đi, chưa hề nghe nói dao sắc rồi mà cứ mài mãi bao giờ, vì như thế, chỉ làm cho dao mất sự sắc bén đã có mà thôi. Cho nên với người đã thành công về một môn võ nghệ, cái lý cũng tương tự như thế. Tuy nhiên, khi đã thành còng thì phải chú ý tới sự dưỡng khí, tư tưởng tình cảm chẳng nên bồng bột phát lộ, tuổi đã cao nhưng vẫn cung kính khiêm nhường ngay cả với đàn hậu bối. Đầu óc nuôi dưỡng những ý tưởng tốt lành thì hiểu được lẽ sinh diệt. Đi đứng nằm ngồi, ý tồn lại ở . người (Bát thức gồm 2 tay, 2 chân, 2 tai, 2 mắt) mà nghiên cứu. Phép đánh thì có Bát đả, Bát phong, Bát bế, Bát tiến, Bát thoái, Bát cố, Bát thức và Bát biến, tổng cộng là 64 phép. Thêm vào đỏ. cả 24 bí thuật quyền cước, bí thuật thông dụng chỉ chừng bảy tám, trong đó Lục hợp quyền là căn bản công phu nhất. Cuối đời Thanh, người có công phu tinh luyện về môn quyền này là Thần Thương. câu, là những phép mà các môn phái khác chưa có. Phép động thủ thì có Lục tuyện thối, gồm Khổn thối, Liên thối, Chuyển hoàn thối, Tiệt thối, Xước thối và Liêu âm thối. Những phép này đều là

Ngày đăng: 29/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan