Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps

71 3.1K 29
Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá của người Chăm (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học văn hoá TP. HCM) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cá cơ quan, quí cấp, các tổ chức, các tập thể đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ. Về phía các cơ quan, quí cấp, tổ ch ức, tập thể xin cảm ơn:Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tại Ninh Thuận, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Ninh Thuận, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học xã hội Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Quốc gia Tp.Hồ ChÍ Minh, Thư viện Trường Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Văn Hiến, Thư viện Trường Đại học Sài Gòn, Thư viện Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Quản Lý Văn hóa-Nghệ thuật, Khoa Văn hóa học, Khoa Di sản văn hóa, Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số (Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh), Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học, Tập thể lớp Đại học Quản Lý Văn hóa 3B Về phía cá nhân xin cảm ơn: Lời đầu tiên xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hoàng Quân đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng tôi làm để tài. Ngoài ra xin cảm ơn các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học như GS Phạm Đức Dương, GS Phan Đăng Nhật, TS Phan Quốc Anh, TS Phú Văn Hẳn, TS Thành Phần, Th.Sĩ Trương Văn Món- Sakaya, Nhà thơ Inrasara và các giảng viên như TS Đậu Thị Ánh Tuyết, TS Nguyễn Văn Hiệu, TS Nguyễn Văn Th ắng, Th.Sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Th.Sĩ Lưu Hoàng Chương, Th.Sĩ Lâm Nhân, Th.Sĩ Hứa Sa Ni, các sinh viên như Nguyễn Hồ Phong, Đặng Thị Phương Uyên, Nguyễn Thị Trà Giang lớp Đại học Quản Lý Văn hóa 1 Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn. M ỤC L ỤC Trang Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Phần mở đầu 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 5 3. Lịch sử vấn đề 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11 7. B ố cục đề tài 11 Chương1.Tổng quan về Ninh Thuận 12 1.1. Điều kiện tự nhiên 12 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 12 1.3. Văn hóa truyền thống của nguoi Chăm ở Ninh Thuận. 15 1.3.1. Lịch sử hình thành người Chăm 15 1.3.2. Đôi nét về người Chăm ở Ninh Thuận 17 1.3.3. Văn hóa truyền thống người Chăm tại Ninh Thuận 19 Chương 2. Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận 25 2.1. Khái quát chung về tin ngưỡng phồn thực. 26 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 26 2.1.2. Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng phồn thực 30 2.1.3. Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam 35 2.2. Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn giáo. 39 2.2.1. Sơ lược về Bàlamôn giáo 39 2.2.2. Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn giáo 42 2.3. Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận 45 2.3.1. Biểu hiện dưới hình thức thờ các biểu tượng 45 2.3.2. Thờ nữ thần phồn thực 47 2.3.3. Biểu hiện qua lễ hội 51 2.3.4. Biểu hiện qua kiến trúc, điêu kh ắc 58 2.4.5. Biểu hiện qua nghi lễ vòng đời 61 Chương 3. Tín ngưỡng phồn thực với sự giao lưu văn hóa 66 3.1. So sánh với tín ngưỡng phồn thực của các dân tộc khác. 66 3.2. Tín ngưỡng phồn thực với giao lưu văn hóa. 69 3.3. Những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trong tín ngưỡng phồn thực 70 Phần kết luận 79 Tài liệu tham khả o 81 Ảnh minh họa 89 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Chăm là một trong 54 dân tộc ở nước ta, thuộc hệ ngôn ngữ Mã lai-Nam Đảo (Austronesien). Từ thế kỷ II, sau khi đánh đổ ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, người Chăm đã lập nên vương quốc riêng của mình, trải dài từ đèo Ngang đến Nam Trung Bộ. Trải qua hàng ngàn năm, họ đã sáng t ạo được một nền văn hóa rực rỡ, độc đáo, trên cơ sở của nền văn hóa bản địa kết hợp với văn hóa khu vực và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Đó chinh là văn hóa Chămpa, một trong những nền văn hóa cổ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngày nay, người Chăm sống chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và rải rác ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Tp.Hồ Chí Minh. Tín ngưỡng phồn thực một nét văn hoá độc đáo của các dân tộc nông nghiệp. Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nền văn minh nông trồng lúa nước. Người Chăm cũng có tín ngưỡng phồn thực nhưng đặc điểm l ịch sử-xã hội của người Chăm có những mối liên hệ mật thiết với văn hóa Ấn Độ. Vì vậy, tín ngưỡng phồn thực Chăm là biểu hiện đặc sắc của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa văn hóa bản địa Chăm với văn hóa khu vực và văn hóa Ấn Độ. Người Chăm ở Ninh Thuận một bộ phận của ngườ i Chăm ở vùng Duyên hải miền Trung đặc biệt người Chăm Bàlamôn tín ngưỡng phồn thực khá nổi bật. Trong đời sống văn hóa của người Chăm nơi đây rất ít người nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của họ nên chúng tôi chọn “Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận” làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu “Tín ngưỡng phồn thự c trong đời sống văn hóa người Chăm Ninh Thuận” sẽ giúp ta có cái nhìn rõ ràng hơn, sâu hơn về tín ngưỡng dân gian để từ đó rút ra những giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần làm phong phú nền văn hóa nước nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. - Góp phần tìm hiểu văn hóa Chăm và văn hóa Việ t Nam trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á. - Tăng thêm nguồn tài liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài của nhóm chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Đi sâu vào tìm hiểu tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Chăm. - Phân tích những yếu tố tích cực và tiêu cực đến tín ngưỡng phồn thực và công việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy loại hình tín ngưỡng này. - Đi tìm mối liên hệ giữa tín ngưỡng phồn thực của người Chăm với các dân tộc khác. 3. Lịch sử vấn đề Văn hoá Chăm từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Ngô Văn Doanh, Trần Quốc Vượng, Chu Xuân Diên, Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Quốc Anh, Phú Văn Hẳn, Thành Phần, Trương Văn Món- Sakaya,….Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá xã hội Chăm ra đời. Về người Chăm ở Ninh Thuận đặc biệt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng phồn thực Chăm vẫn còn mang tính chất khiêm tốn. Chúng tôi xin đưa ra một số công trình, một số bài viết đã đuợc xuất bản và công bố trên các tạp chí. Các công trình đã đuợc xuất bản GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm với công trình: “Tìm về b ản sắc văn hoá Việt Nam”, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh (1996/2004) và “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, Nxb Giáo dục (1999). Đây là hai công trình chứa đựng đầy tâm huyết của tác giả về văn hoá của Việt Nam trong đó có tín ngưỡng và tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam nói chung. GS.TS.Ngô Đức Thịnh với công trình: “Tín ngưỡng, văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội (2001). Đây là công trình nghiên cứu sâu về các hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có viết về tín ngưỡng phồn thực. PGS.TS.Ngô Văn Doanh với công trình “Văn hoá cổ Chămpa”, Nxb Văn hoá dân tộc (2002); PGS.TS Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp với công trình “Văn hoá Chăm”, Nxb Khoa học xã hội (1991) và “Người Chăm ở Thuận Hải”, Sở Văn hoá-Thông tin Thuận Hải (1989); PGS.TS. Lê Ngọc Canh và Th.s Tô Đông Hải “Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm” (1995), TS. Phan Lạc Tuyên “Nông nghiệp cổ truyền của đồng bào Chăm Thuận Hải”; NSND Đặng Hùng “B ước đầu tìm hiểu múa cung đình Chăm”, Trung tâm Văn hoá dân tộc Tp.HCM (1998); Nhà nghiên cứu Inrasara với các công trình “Văn học Chăm-Khái luận- Văn tuyển”, Nxb Văn hoá dân tộc (1994), “Các vấn đề văn hoá xã hội Chăm”, Nxb Văn hoá dân tộc (1999); Th.s Trương Văn Món “Lễ hội của người Chăm”. Đó là những công trình nghiên cứu có chiều sâu về văn hoá xã hội, nghệ thuật của người Chăm vùng Ninh Thuận và Bình Thuận. Tác giả Phan Quốc Anh với công trình “ Những nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahêir ở Ninh Thuân” do Nxb Văn hóa dân tộc,(2006). Công trình này chỉ nhắc đến biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong nghi lễ tang ma, hôn nhân, sinh để chứ không nghiên cứu sâu. Tập thể tác giả gồm PGS.TS.Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp trong công trình “Người Chăm ở Thuận Hải” và công trình “Văn hóa Chăm” do Nxb Văn hoá dân tộc và Sở Văn hoá-Thông tin Thuận Hải xuất bản cũng có nhắc đến tín nguỡng dân gian của người Chăm trong đó có tín ngưỡng phồn thực nhưng chỉ nêu lên một số biểu hiện mà thôi. Tác giả Văn Món-Sakaya trong công trình “Lễ hội của người Chăm” doNxb Văn hoá dân tộ clà công trình nghiên rất sâu về các lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận trong đó có lễ hội Rija Nưgar. Trong phần viết về lễ hội này tác giả mô tả biểu hịện của tín ngưỡng phồn thực rất rõ. PGS.TS.Ngô Văn Doanh trong công trình “Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm” doNxb Văn hoá dân tộc xuất bảncũng có nhắc đến biểu hiện phồn thực trong các điệu múa trong lúc hành lễ. Các bài viết trên các tạp chí Tác giả Nguyễn Văn Hậu trong bài viết “Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở Việt Nam và Đông Nam Á” đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9, 1999 đã nêu lên một số biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực nhưng chỉ trong lễ hội và mang tính khái quát ở Việt Nam và Đông Nam Á chứ chưa đi sâu về hình thứ c tín ngưỡng này. Bài viết “Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam trong dòng chảy văn hóa Đông Nam Á qua các lễ hội nông nghiệp” của tác giả Vũ Anh Tú đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 9 năm 2008. Trong bài viết này tác giả đã cho thấy được nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nông nghiệp đồng thời nhấn mạnh vị trí, vai trò của hình thức tín ngưỡng này trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Đông Nam Á nói chung. Bài viết “Tín ngưỡng phồn thực trong dấu ấn mỹ thuật-dấu ấn một bình diện văn hóa Việt Nam” của tác giả Đỗ Lai Thúy là bài viết mô tả các biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong mỹ thuật cụ thể trong trạnh vẽ và trong các bức tượng. Qua đó tác giả đã phần nào cho thấ y được những giá trị văn hóa của nó trong văn hóa Việt Nam và xem nó như một bình diện của văn hóa Việt. Tạp chí Di sản đăng trên tờ Vietnam Association of Ethnology vào ngày 20 tháng 2 năm 2006 trong bài viết “Ngày tết ở Việt Nam và Đông Nam Á( Số1/14/2006) có nói về tính phồn thực của người Lào, người Thái dùng nước làm biểu tượng cho sự sống và là nguồn lực khơi nguồn cho sự sinh sôi nảy nở. Bài viết đã mô tả rất kĩ những động tác dùng nước để thể hiện ước vọng phồn thực và thể hiện qua các lễ hội, qua tượng thờ Linga và Yoni, qua hành động giao phối của các nghi lễ nông nghiệp,… Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật với bài viết “Tín ngưỡng phồn thực qua trò diễn hội làng Châu thổ Bắc Bộ” số 12(258)/2005 của tác giả Đỗ Lai Thúy đã nêu lên biểu hiện của tính phồn thực qua trò chơi dân gian ở làng Danh Hự u xã Cố Tiết (Tam Nông, Phú Thọ) và người dân Sơn Đồng (Quốc Oai, Hà Tây). Bài viết cho ta thấy được rằng tín ngưỡng phồn thực được thể hiện ở khắp nơi và ăn sâu vào tiềm thức của các cư dân nông nghiệp. Tác giả Nguyễn Văn Linh với công trình: “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm ở Ninh Thuận”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa tại chức khóa 6 trườ ng Đại học Văn hóa Hà Nội, tháng 5/2005. Tác giả đã nghiên cứu về quả trình hình thành và phát triển của loại hình múa Chăm truyền thống qua các lễ hội. Trong lễ hội Rija Nưgar đã đề cập đến điệu múa phồn thực một cách khái quát nhất. Bài viết “Tín ngưỡng phồn thực” được trích trong “Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm” của nhà nghiên cứu Văn Món-Sakaya đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 năm 2007. Trong bài vi ết này tác giả đã cho thấy những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực Chăm trong các lễ hội truyền thống, trang phục, đền tháp. Mỗi lĩnh vưc có mỗi biểu hiện riêng nhưng tác giả tập trung đi sâu vào lễ hội Rija Nưgar. Qua đó cho thấy được tác giả đã phần nào nhắc đến biểu hiện của tín ngưỡng này trong đời sống vật chất và tinh thần nhưng còn hạn chế. Tác giả Nguyễn Thị Nhung với bài viết “Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” đăng trên Diễn đàn văn hoá học vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Tác giả đã lập đề cương sơ bộ nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu những biểu hiện của nó trong đời sống gia đình, nông nghiệp, lễ hội. Đề cương đã phần nào khái quát những biểu hiện chung của hình thức tín ngưỡng này trong đời sống của người Chăm Trước tình hình đó việc nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực là việc làm cần thiết và đề tài “Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận” vẫn còn điểm trống trong lịch sử nghiên cứu. Nhìn chung thì các công trình, các bài viết ấy đã phần nào cho thấy được những biểu hi ện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống thường ngày của người Chăm nói riêng và người Việt nói chung. Từ công trình, bài viết đó đã tạo cơ sở, nền tảng vững chắc nhất để chúng tôi có cái nhìn khái quát hơn về nó, từ đó bắt tay vào nghiên cứu trong đời sống văn hóa người Chăm một cách tốt hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm theo đạo Balamon 4.2 Phạm vi nghiên cứu + Thời gian nghiên + Các làng Chăm tại tỉnh Ninh Thuận 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân gian là nơi bảo lưu rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…Do đó nghiên cứu “Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm” chính là góp phần vào việc đi sâu, tìm hiểu văn hóa Chăm trong việc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á. Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của văn hóa trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Điều đó được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương Đảng số 05 khóa VIII: Xây dự ng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi đó: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu “Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa của người Chăm” không chỉ nghiên cứu về văn hóa mà còn xem xét, đánh giá nó trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội và sự giao lưu, hộ i nhập với văn hoá khu vực và quốc tế. Đồng thời, ta có thể hiểu được những giá trị của nó dưới góc độ là di sản văn hóa phi vật thể Chăm. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Ở đây chúng tôi chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho đề tài. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu dựa theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp xã hội học văn hóa: đây là phương pháp thường dùng trong việc nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dưới góc độ xã hội học. Nó thường vạch ra vai trò và mức độ ảnh hưởng của văn hóa đối với mỗi địa phương mỗi cộng đồng. Ở đây trong phương pháp này chúng tôi sử dụng dưới hai hình thức: + Về mặt định tính: sử dụng các phương pháp như quan sát, tham dự; phương pháp điền dã, nghiên cứu thực tế; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học. + Về mặt định lượng: sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, lập bảng hỏi, thu thập số liệu trên sách, báo, internet - Phương pháp liên ngành: đây là phương pháp kết hợp nhiều chuyên ngành khác nhau để nghiên cứu như dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học, vì các hiện tượng văn hóa luôn đa dạng , phong phú và bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo đề tài có kết cấu 3 chương. Chương 1 : Tổng quan về Ninh Thuận. Chương 2 : Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận. Chuơng 3: Tín ngưỡng phồn thực với sự giao lưu văn hóa. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NINH THUẬN 1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lý Ninh Thuận là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý 11018‘14’’ đến 120 09’15’’ vĩ độ Bắc, 1080 09’08’’ đến 1090 14’25’’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 1385 km. Phía Bắc giáp với Khánh Hòa, giáp với Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở phía Tây, phía Đông giáp với biển Đông. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận gồm có các đơn vị hành chính sau: thành phố Phan Rang- Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.360.1 km chiếm 1,045% tổng diện tích của cả nước, có các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, quốc lộ 27, đườ ng sắt thống nhất Bắc Nam.[1] 1.1.2.Địa hình Ninh Thuận có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bởi vì đây chính là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ của tỉnh được bao bọc bởi ba mặt núi. Phía Bắc và phía Nam là hai dãy núi chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp với tỉnh Lâm Đồng. Giữa tỉnh và [...]... trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận đặc biệt người Chăm theo đạo Bàlamôn 2.1.3.Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam Tín ngưỡng phồn thực một hình thức tín ngưỡng ra đời từ rất sớm Nó thấm sâu vào trong đời sống văn hóa người Việt, trong đó có người Chăm Nó là hiện tượng văn hóa, có một sức sống mãnh liệt trong suốt thời kỳ lịch sử của dân... người Chăm mà của Việt Nam nói chung CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực chúng tôi xin lướt qua vài nét về đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa của người Chăm nói riêng Bởi vì khi làm rõ vấn đề đời sống văn hóa sẽ dễ dàng nghiên cứu các biểu hiện của tín ngưỡng. .. mặt của cuộc sống của người Chăm Do điều kiện lịch sử xã hội Chăm tín ngưỡng phồn thực mang những nét độc đáo, riêng biệt so với các tộc người khác ở Việt Nam Nó vừa mang tính bản địa vừa mang tính dung chấp văn hóa hay nói một cách khác đó chính là sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Chăm với văn hóa khu vực và văn hóa Ấn 2.3 Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa của. .. khắc, nghi lễ vòng đời 2.1.Khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng phồn thực Từ thời xa xưa con người luôn sợ hãi trước những sức mạnh của tự nhiên và tín ngưỡng, tôn giáo bắt đầu xuất hiện Có nhiều hình thức tín ngưỡng như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu…Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tín ngưỡng phồn thực, một hình thức tín ngưỡng có mặt... đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” GS.VS.TSKH.Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là... hoạt động của con người thuộc mọi lĩnh vực của xã hội Bên cạnh đó đời sống văn hóa còn gồm một tổng thể những hoạt động của xã hội, những tác động qua lại trong đời sống cá nhân với cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội Đời sống văn hóa của người Chăm tại Ninh Thuận chính là hoạt động của họ trong cuộc sống được thể hiện rõ trên hai mặt vật chất... rằng: Tín ngưỡng phồn thực -tín ngưỡng cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người [69; tr.241] T.S Lê Văn Chưởng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” cũng đưa ra khái niệm: Tín ngưỡng phồn thực là sự tôn sùng và tin tưởng về sự sinh sôi nảy nở nhiều Tín ngưỡng phồn thực là một biểu hiện của triết lý truyền sinh, nó ở trong quĩ đạo tư duy lưỡng hợp [11; tr.43].Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong. .. nét nhưng mông vú, âm vật rất to Người Chăm cũng là cư dân nông nghiệp lúa nước nên họ rất coi trọng tín ngưỡng phồn thực Hình thức tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cũng như người Việt đều dựa trên quan niệm âm dương lưỡng hợp rất rõ nét Đối với cư dân Chăm ước vọng về sự sinh sôi nảy nở được phát triển thành một tinh thần phồn thực thể hiện khắp các mặt trong đời sống như phong tục tập quán, lễ... chẵn (yowâm)-lẻ (cawh-dương); phải (dương)-trái (âm) Trong các tín ngưỡng dân gian của người Chăm, tín ngưỡng phồn thực theo lễ thức nông nghiệp về việc đề cao yếu tố nữ theo chế độ mẫu hệ rất nổi bật với một hệ thống thần linh vô cùng phong phú [30; tr.19] Từ đó có thể thấy rằng tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cơ bản vẫn là tín ngưỡng bản địa ra đời trên cơ sở nông nghiệp lúa nước và được biểu hiện... động ấy góp phần làm cho đời sống xã hội của họ ngày càng tốt hơn có được điều kiện thuận lợi hơn để tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa Trong đề tài, nhóm sinh viên tìm những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận trong những biểu hiện tiêu biểu như biểu hiên dưới hình thức thờ các biểu tượng, thờ các nữ thần phồn thực, lễ hội, kiến trúc, . Trong đời sống văn hóa của người Chăm nơi đây rất ít người nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của họ nên chúng tôi chọn Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận”. những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực chúng tôi xin lướt qua vài nét về đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa của người Chăm nói riêng. Bởi vì khi làm rõ vấn đề đời sống văn hóa sẽ dễ. quán, tín ngưỡng, lễ hội…Do đó nghiên cứu Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm chính là góp phần vào việc đi sâu, tìm hiểu văn hóa Chăm trong việc nghiên cứu về văn hóa

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan