GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 8 pptx

19 563 0
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 8 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

134 - Thu gom thứ cấp: rác thải được thu gom từ các bãi chứa chung, các điểm hẹn chuyển đến bãi xử lý. Quá trình này phụ thuộc vào các loại xe thu gom và quãng đường vận chuyển, và ít ảnh hưởng đến người dân. VI.3.1.1. Hiệu quả của việc thu gom được đặc trưng bởi các tiêu chí sau: - Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ. - Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm vi ệc của một kíp. - Chi phí của một ngày thu gom. - Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom. - Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần. VI.3.1.2. Các hình thức thu gom khác - Thu gom theo khối: trong hình thức thu gom này các xe thu gom này xe thu gom sẽ chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được quy định trước đó (từ 2- 3lần/tuần hoặc theo ngày, ). Những xe này sẽ dừng tại các ngã ba, tư hay điểm hẹn nhất định nào đó và rung chuông. Theo tín hiệu này những người dân xung quanh đó mang sọt rác của mình đến để đổ vào các xe. Có nhiều dạng khác nhau của hình thức thu gom này nhưng điểm chung là mọi gia đình đều được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đến cho công nhân thu gom rác đúng giờ theo tín hiệu đã quy đinh. - Thu gom lề đường: đây là một hình thức thu gom đòi hỏi có một dịch vụ đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Các hộ dân cần phải đặt lại thùng rác sau khi rác đã được đổ ra khỏi thùng. Điểm quan trọng là những thùng này đòi hỏi phải dạng chuẩn, nếu không lượng rác bỏ vào thùng sẽ dư ra ngoài hoặc chỉ chiếm một phần nhỏ thể tích của thùng. Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi bay hay súc vật hoặc người b ới rác làm vung vãi ra đường làm cho quá trình thu gom kém hiệu quả hoặc gây lãng phí. VI.3.2 Vận chuyển và trung chuyển Trong hệ thống xử lý rác, vận chuyển và trung chuyển là một khâu khá quan trọng, bao gồm cả các phương tiện, các trang thiết bị các vật dụng có liên quan. Hoạt động trung chuyển và vận chuyển bao gồm luôn cả việc chuyển các phế liệu từ nơi phân loại tới các cơ sở tái chế hay chuyển sản phẩm cuối cùng c ủa quá trình xử lý đến bãi chốn lấp. Theo Trần Hiếu Nhuệ & CTV, (2001) thì hoạt động trung chuyển và vận chuyển có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: 135 Hình 6.10 Sơ đồ hoạt động thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác (Bùi Thị Nga & ctv, 2008) Sự vận hành hệ thống trung chuyển sẽ hổ trợ đắc lực cho hoạt động thu gom rác một cách có hiệu quả và ngày càng trở nên cần thiết bởi các nguyên nhân sau: - Khoảng cách quá xa từ nơi thu gom tới nơi xử lý, nếu không sử dụng trạm trung chuyển sẽ dẫn đến việc thu gom không đạt hiệu quả kinh tế. - Sự hiện diện của các khu vực dân cư thưa th ớt. - Việc sử dụng các container có kích thước trung bình để chứa rác ở những nơi sản sinh ra rác quá lớn. Trong đó kiểu vận hành chuyên chở được chia thành: - Hệ thống thùng xe di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được luân phiên chuyên chở đến bãi thải và đưa thùng không vào vị trí cũ để thay thế. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển rác từ các nguồn tạo ra khối lượng rác lớn. - Hệ thống dùng xe cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định, người công nhân chỉ nhấc lên đổ vào xe lớn và sau đó đặt lại vị trí cũ. Tuy nhiên, dù sử dụng phương tiện vận chuyển nào, chúng ta cũng phải thỏa các điều kiện sau: - Vận chuyển rác với giá rẻ nhất. - Rác phải được đậy kỹ trong quá trình chuyên chở. - Các loại xe này phải được thiết kế phù hợp với hệ thống giao thông hiện hành. - Tải trọng xe không vượt tải trọng cho phép của hệ thống đường xá hiện hành. - Phương pháp để tháo dỡ rác trong xe phải đơn giản và thuận tiện, 136 - Hình 6.11 Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn tư nhân (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ & CSV, 2001) Nguồn phế thải phế liệu Nhóm thu gom phế liệu Nhóm thu mua phế liệu Nhóm buôn bán và sử dụng lại phế Bãi chân lấp Đội quân bới rác tại bãi rác Thu mua rác tại bãi đổ Bãi tập kết tạm thời trạm trung chuyển Xe rác đẩy tay Đường phố Thùng rác, bể chứa rác Các hộ gia đình Khách sạn Cơ quan trường học Các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp Đội quân nhặt rác lưu động Thu mua đồng nát tại kho chứa Đại lý và những người buôn bán Xuất khẩu Những người mua đồng nát lưu động Hoạt động thu mua dọc đường phố Nhà hàng ăn uống, nhà trọ 137 VI.3.3 Thu hồi và tái chế Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực quản lý và xử lý rác nhằm thỏa mãn hai mục tiêu: bảo vệ tài nguyên thiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoạt động tái chế c ũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình tái chế gây ra. Do đó, nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động có ích. Sơ đồ hệ thống thu hồi các chất và dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu được thể hiện hình sau. Hình 6.12 Dòng lưu chuyển các vật liệu (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ & CSV, 2001) Môi trường toàn cầu (Hệ sinh thái) Tác động môi trường Tiêu hủy cuối cùng (chôn lấp) Sản xuất Phân phối Tiêu dùng Chất thải Tái chế Xử lý trung gian “Xử lý tốt hơn” (Tái chế) Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên kinh tế Các nguồn tài nguyên tái chế Tài nguyên có thể tái chế Hoạt động kinh tế “kinh tế thị trường” Tái sản xuất Các tác động môi trường 138 VI.4 CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VI.4.1 Các công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải rắn Ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường lao động là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, rộng hơn là ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cộng đồng và môi trường. Việc tìm kiếm các giải pháp để giảm thi ểu ô nhiễm vì thế luôn là mối quan tâm của tất cả mọi người mà trước hết là của các cơ quan xã hội. Xử lý ô nhiễm môi trường gây ra bởi chất thải không thể chỉ trông chờ vào một vài biện pháp cụ thể nào đó mà cần phải thực hiện đồng bộ: từ các giải pháp quản lý vĩ mô như hoạch định chính sách, luật pháp, các quy chế, quy định , các giải pháp quy hoạch tổng thể cho cả khu công nghiệp cho đến các giải pháp cụ thể về công nghệ và xử lý “cuối đường ống”. Trên thế giới người ta thường sử dụng 2 công cụ quản lý môi trường: công cụ pháp lý và công cụ kinh tế. Công cụ pháp lý là chính phủ đặc ra các tiêu chuẩn, các quy định, chính sách để các cơ quan quản lý về môi trường dựa theo đó làm cơ sở để kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xử phạt. Công cụ kinh tế là dùng các chính sách về lệ phí, thuế, vốn nhằm kích thích hoặc cưỡng bức doanh nghiệp thực hiện Luật BVMT. VI.4.1.1 Các quy định và tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính sách để điều chỉnh chất lượng môi trường. Trong tiêu chuẩn môi trường có các loại tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn quy định về các giá trị về nồng độ hoặc số lượng của các chất thải lỏng, rắn hoặc khí trước khi thải vào môi trường; tiêu chuẩ n lấy mẫu và phân tích; tiêu chuẩn thiết kế các thiết bị xử lý có tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn bộ hoặc ngành. Thường thì tiêu chuẩn gắn với các quy định về hình phạt (phạt tiền, đóng cửa cơ sở sản xuất thậm chí truy tố trước pháp luật). VI.4.1.2 Các loại giấy phép môi trường Các loại giấy phép này do các cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho các cơ sở sản xuất, cho phép các cơ sở này được hành nghề mà không gây nguy hại đến môi trường, ví dụ: giấy thẩm định môi trường, giấy thỏa thuận môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường tùy theo loại hình và quy mô sản xuất mà các cơ quan quản lý có các yêu cầu khác nhau. Theo Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT về hướng dẫn và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có quy định: - Các dự án đầu tư có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường thì phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án còn lại sẽ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình. - Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường là căn cứ pháp lý về mặt môi trường để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét và cho phép dự án thực hiện các bước tiếp theo. 139 VI.4.1.3 Kiểm soát môi trường Kiểm soát môi trường chính là khống chế ô nhiễm, ngăn ngừa hoặc loại bỏ chất thải nguy hại ngay tại nguồn phát sinh, làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng và xử lý chất thải. Kiểm soát môi trường là kiểm soát nguồn thải vào môi trường: các ống khói, các cống xả nước thải, các nguồn rác thải. Muốn quản lý được các nguồn này, buộc các cơ quan quản lý về môi trường tiến hành thố ng kê được các cơ sở sản xuất và các dòng chất thải đổ ra. Căn cứ thống kê là các báo cáo đánh giá chất lượng môi trường. Trên cơ sở hồ sơ kiểm kê nguồn thải có thể xác định được các khu vực cơ nguy cơ cao về ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để từ đó có sự chú ý hoặc đầu tư nhất định trong việc phòng ngừa ô nhiễm hoặc kiểm soát nguồn thả i. VI.4.1.4 Thanh tra môi trường Thanh tra môi trường là biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về BVMT, góp phần quan trọng đảm bảo cho hiệu lực Luật BVMT được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các cơ sở pháp lý cho việc hình thành các tổ chức thanh tra về BVMT gồm: Pháp lệnh thanh tra, Luật BVMT, ngoài ra còn các văn bản và quy định khác như: tiêu chuẩn môi trường, cam kết BVMT đó là những công cụ để tổ chức thanh tra đánh giá mức độ thực hiện Luật BVMT. VI.4.1.5 Đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một quá trình xác định, miêu tả và đánh giá ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của một dự án đến sức khỏe con người, đến động vật và thực vật, đến môi trường đất, nước, không khí, đến cảnh quan, đến kinh tế - xã hội của khu vực có dự án, và những biện pháp áp dụng để ngăn ng ừa hoặc khống chế các ảnh hưởng có hại tới các yếu tố đó. VI.4.1.6 Luật bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường có đề cập một số qui định cụ thể về quản lý chất thải: - Việc đặt các điểm tập trung, bãi chứa, nơi xử lý, vận chuyển rác và chất gây ô nhiễm môi trường phải tuân theo quy định của cơ quan qu ản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) và chính quyền địa phương. - Đối với nước thải, rác thải có chứa chất độc hại, nguồn gây dịch bệnh, chất dễ cháy, dễ nổ, các chất thải không phân hủy được phải có biện pháp xử lý trước khi thải. cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT quy định danh mục các loại nước thải, rác thải nói ở khoản này và giám sát quá trình xử lý trước khi th ải. Các văn bản dưới luật: Nghị định số 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT: - Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khi cần phải tổ chức thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình. Công nghệ xử lý các loại chấ t thải rắn trên phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải có chứa độc tố hay các vi trùng gây bệnh có thể gây ô nhiễm môi trường. 140 - Bộ KHCN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường. - Tổ chức, quyền hạn, phạm vi hoạt động của thanh tra chuyên ngành về BVMT do Bộ trưởng Bộ KHCN&MT và Tổng thanh tra Nhà nước thống nhất quy định, phù hợp với các quy định của Luật BVMT và Pháp lệnh thanh tra (Điều 38). Các tiêu chuẩn chất thải rắ n trong quá trình sản xuất - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6696:2000. Chất thải rắn-Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về BVMT - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6705:2000. Chất thải rắn không nguy hại-Phân loại - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6706:2000. Chất thải nguy hại – Phân loại - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6707:2000. Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa. - Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN ISO 14001:1998. Hệ thống quản lý môi trường-Quy định và hướ ng dẫn sử dụng. VI.4.2 Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam VI.4.2.1 Xây dựng chiến lược quản lý CTR - Dự báo lượng thải căn cứ vào sự phát triển của sản xuất - Quy hoạch các khu công nghiệp, dự kiến cho việc thu gom, vận chuyển, chôn lấp - Đầu tư trang thiết bị cho việc thu gom và vận chuyển CTR - Lựa chọn công nghệ xử lý hợ p lý - Lập kế hoạch tài chính cho việc xử lý, tái sử dụng - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, đặc biệt là áp dụng chiến lược sản xuất sạch. VI.4.2.2 Tổ chức thu gom và phân loại tại nguồn Đây là khâu hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý CTR. Thu gom tốt sẽ đảm bảo môi trường trong sạch, làm sạch cảnh quan. Đồng thời với thu gom là phân loại tại nguồn, tách rác thả i nguy hại ra khỏi rác thải không nguy hại để dễ xử lý: Rác thải không nguy hại có thể đem chôn lấp trong khi đó rác thải nguy hại phải có biện pháp xử lý riêng, tùy thuộc tính chất của chất thải (Bộ Tài Nguyên & MT, 2002). VI.4.2.3 Lựa chọn công nghệ xử lý - Chôn lấp: là hình thức xử lý CTR phổ biến nhất, rẻ tiền nhất nhưng cũng tốn diện tích đất nhất. điều quan trọng là phải lự a chọn địa điểm chôn lấp phù hợp: Cách xa khu dân cư, khu vui chơi giải trí, du lịch, cách xa nguồn nước nhưng phải thuận lợi cho sự vận chuyển. Ngày nay, những bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phải bao gồm các lớp lót đáy chống thấm, hệ thống thu nước rác, hệ thống thu khí rác, hệ thống qaun trắc thường xuyên để giám sát môi trường nước ngầm, không khí, đất. 141 - Chế biến CTR hữu cơ thành phân rác: trong thành phần của CTR thường chứa lượng rác hữu cơ cao, dễ phân hủy vi sinh. Khi ủ các loại rác này với các chế độ thích hợp sẽ chuyển hóa chúng thành phân rác, làm chất độn cho đất, giúp cho việc cải tạo đất rất tốt. Phương thức này ở nước ta chưa phổ biến, mới có 2 thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh xây dựng xí nghiệp loại này nhưng công suất xử lý nh ỏ, chủ yếu là rác sinh hoạt. - Tái sử dụng và tái chế: CTR từ công nghiệp có thể rái sử dụng được rất nhiều, ví dụ sắt thép vụn có thể nấu lại, vải vụn làm ruột chăn đệm, đồ nhựa tái sinh Phương thức này là cách tốt nhất trong việc tiết kiệm nguyên liệu, đỡ diện tích chôn lấp hoặc các hình thức xử lý khác. Rất cần khuyến khích phương thức này. - Thiêu đốt: nhiều chất thải rắn nguy hại không thể chôn lấp mà phải dùng biện pháp thiêu đốt. Ưu điểm của phương pháp này là xử lý một cách triệt để nguồn lây nhiễm bệnh tật như HIV/ASDS, viêm gan, viêm não, lao, thương hàn, tả hoặc các hóa chất độc hại mà nếu chôn lấp không tốt sẽ gây ô nhiễm nước ngầm; giảm từ 75% đến 95% theo thể tích lượng rác chôn lấp. Như vậy có thể tiế t kiệm được rất lớn diện tích đất để làm bãi chôn lấp; có thể tái sử dụng nhiệt sinh ra do quá trình đốt để đun nước nóng, hơi nước và chuyển hóa thành điện. Nhược điểm là vốn đầu tư ban đầu cao, giá thành xử lý cũng cao, cao hơn chôn lấp từ vài lần đến hàng chục lần. Ngoài ra việc xử lý khí thải cũng phải cẩn thận vì trong khí thải có chứa dioxin và furan, là những chất có ti ềm năng gây ưng thư cao. - VI.5 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VI.5.1 Khái niệm về chất thải nguy hại Chất thải độc hại là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hạ i không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng. Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con ng ười như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặ c kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng (Hodgson, & Levis, 1987). Thông thường đây chính là các chất có mang 1 trong các đặc tính sau: - Dễ cháy - Dễ nổ - Làm ngộ độc 142 - Ăn mòn - Dễ lây nhiễm Một số chất nguy hại điển hình: - Acid và kiềm - Chất oxy hoá - Kim loại nặng - Dung môi - Cặn dầu thải - Amiăng Nguồn phát sinh các chất này từ hộ gia đình, công nghiệp, thương nghiệp, bệnh viện và xí nghiệp dược. Ngoài ra một số chất như một vài sản phẩm hoá học cự c kỳ nguy hiểm như áenic acid, cyanid, và nhiều loại thuốc trừ sâu, benzen, creosote, phenol, và toluen. Thực tế các chất thải độc hại mới chỉ được quan tâm tới từ sau năm 1960 trở lại đây. Việc kiểm tra chất thải độc hại cũng gây tốn kém, nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển cho thấy việc xử lý chất thải độc hại khi đã gây ô nhiễm còn tốn tiền của và th ời gian hơn nhiều, có khi gấp từ 10 đến100 lần. Do vậy, việc kiểm tra chất thải độc hại thường chỉ được quan tâm sau khi xảy ra một thảm hoạ hoặc sau một đe doạ thảm hoạ môi trường. Sau sự kiện những người dân chết do ăn phải cá bị nhiễm thuỷ ngân trong nước biển ở Minamata, Nhật là nước đầu tiên đưa ra việc kiểm tra đầy đủ các ch ất thải độc hại (1960). Nước Anh, sau sự bất bình của công chúng khi phát hiện những thùng rỗng có chứa muối xyanua trên đất hoang mà trẻ em đã chơi trên đó, Uỷ ban kiểm tra chất thải độc hại được thành lập và sau đó đã được pháp luật thông qua. Nước Mỹ, năm 1976 hệ thống kiểm tra chất thải độc hại được thành lập do sự phản đối của công chúng vì sự ô nhiễm gây nên bở i các đống rác không được kiểm soát (Lê Huy Bá, 2002). VI.5.1.1 Phương thức gây ô nhiễm của chất thải độc hại Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới. - Đất bị ô nhiễm: Khi đất bị ô nhiễm chất thải nguy hại sẽ làm cho đất mất đi chức năng vốn có của đất, những nơi đó hầu như không có thảm thực vật che phủ, đất bị biến đổi thành màu đen các loài sinh vật đất hầu như biến mất (Hình 6.13) 143 Hình 6.13 Đất bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại (Lê Văn Khoa, 2005) - Ô nhiễm nước bề mặt: Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơ i ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất. - Các đường ô nhiễm khác: Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải. VI.5.1.2 Phân loại chất thải độc hại Chất gây cháy - Là những chấ t lỏng có chứa ít hơn 24% cồn và điểm bốc cháy dưới 60 o C. - Là những chất khí có thể cháy khi bị nén. - Là chất oxy hoá Chất ăn mòn Một chất thải biểu hiện đặc tính ăn mòn nếu có một trong các đặc điểm sau: - Là dung dịch lỏng có pH< 2 hoặc pH> 12.5 - Chất lỏng ăn mòn thép ở tỷ lệ > 6,35 mm/năm ở nhiệt độ thí ngiệm là 55 o C. Chất phản ứng - Không bền và trải qua sự biến đổi mạnh mẽ không có sự nổ. - Hình thành những hổn hợp nổ tiềm ẩn với nước - Là chất thải mang gốc cyanid hoặc sulphide, khi ở pH2-12.5 có thể sinh ra khí, hơi, khói ở một lượng đủ để gây nguy hiểm cho con người và MT Chất gây nổ - Có khả năng nổ hoặc phản ứng nổ nếu bị tác động với nguồn khởi đầu hoặc bị nung nóng trong điều kiện nén. [...]... trong đó nhiều nơi từng là cơ sở công nghiệp sản xuất các loại hóa chất độc hại; các khu vực bị ô nhiễm ở Mexico tập trung tới 36% lượng kim loại độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân, 17% rác thải sinh học dễ lây nhiễm, 11% là dầu mỡ đã qua sử dụng, phần còn lại là các chất thải hóa học vô cơ, dung môi Kết quả kiểm tra tại 17 cảng của châu Âu gần đây cho thấy, trong số 2 58 kiện hàng bị kiểm tra, 140... - Giới thiệu tóm tắt về DDT DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5’ tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 19 38 Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ 1 48 rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp Hầu như tất cả... những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh Napoléon ký năm 181 0, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi, bổ sung Chính sách của Pháp trong việc quản lý chất thải đã được cụ thể hoá bằng một văn bản đầu tiên mang tên Luật về chất thải rắn được thông qua vào năm 151 1975, đây là mốc đánh dấu giai đoạn đầu tiên việc thiết lập một quá trình. .. vật 150 7 Các chất halogen hữu cơ + Thiêu đốt trong lò xi măng + Thiêu đốt trong lò đặc biệt 8 Các chất thải từ quá trình sản xuất hydro cacbon mạch + Thiêu đốt trong lò xi măng thẳng được halogen hoá + Thiêu đốt trong lò đặc biệt 9 Cặn nhựa thải (trừ bê tông nhựa) từ các quá trình tinh + Thiêu đốt trong lò đặc biệt chế, chưng cất và xử lý nhiệt phân váv vật liệu hữu cơ + Chôn lấp đặc biệt VI.7 TÌNH... nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới (Hình 6.15) Bay hơi Rửa trôi bề mặt và xói mòn Phân huỷ quang hoá Thực vật hấp thụ Chyuển hoá hoá học Hấp thụ bởi các khoáng sét và chất hữu cơ của đất Rửa trôitrôi Rửa Phân huỹ sinh học Hình 6.15 Tác động của HCBVTV đến môi trường (Lê Huy Bá, 2002) 147 - Đất và nước bị ô nhiễm: Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng... 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản VI.6 XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH) VI.6.1 Xử lý CTNH bằng phương pháp biến đổi vật lý-hoá học Phương pháp biến đổi vật lý - hoá học bao gồm: - Ôxy hoá khử CTNH: là phương pháp cho thêm hóa chất vào CTNH để biến đổi CTNH thành... tại Luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chế để quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (hay còn gọi là chất thải nguy hại) Ngày 2/2/1995, Pháp lại có thêm một bộ luật mới là Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại, tương đương 40F (frăng Pháp)/1 tấn chất thải được loại bỏ để lại trong một cơ sở xử lý, và sẽ được tăng gấp đôi nếu tấn... Thêm vào đó, Nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các kỹ thuật gia, các nhà sinh học, hoá học trong lĩnh vực chất thải nguy hại... Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ Do trình độ hạn chế, một số nông dân không... nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh . chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình. - Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường là căn cứ pháp lý về mặt môi trường. gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường thì phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các. cho phép các cơ sở này được hành nghề mà không gây nguy hại đến môi trường, ví dụ: giấy thẩm định môi trường, giấy thỏa thuận môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường tùy theo

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

    • 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

    • 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

    • MỤC LỤC

    • CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

      • I.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG

        • I.1.1 Khái niệm về môi trường

        • I.1.2 Các yếu tố môi trường và yếu tố sinh thái

        • I.1.3. Hệ sinh thái

        • I.1.4 Các vấn đề môi trường

          • I.1.4.1 Khủng hoảng môi trường

          • I.1.4.2 Suy thoái môi trường

          • I.1.4.3 Gia tăng dân số

          • I.2. TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (KHMT)

            • I.2.1 Định nghĩa khoa học môi trường

            • I.2.2 Vai trò của khoa học môi trường

            • I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

              • I.3.1 Xây dựng xã hội phát triển bền vững

                • I.3.1.1.Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế

                • I.3.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội

                • I.3.1.3. Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường

                • I.3.1.4. Các nội dung thực hiện xã hôi phát tiển bền vững đến năm 2020

                • I.3.2 Thay đổi tư duy về môi trường và xã hội phát triển bền vững

                • CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI VÀ CÁC HỆ SINH THÁI CHÍNH

                  • II.1. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ HỆ SINH THÁI

                    • II.1.1 Định nghĩa hệ sinh thái

                    • II.1.2 Cấu trúc hệ sinh thái

                      • II.1.2.1. Môi trường (environment)

                      • II.1.2.2. Sinh vật sản xuất (producer)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan