Bệnh học sản - Đa ối - Thiểu ối ppsx

9 825 8
Bệnh học sản - Đa ối - Thiểu ối ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh học sản - Đa ối - Thiểu ối 1.1. Đại cương: Ở một thai nhi đủ tháng, trung bình 500 - 1000ml nước ối, > 1500ml là ối dư (thừa ối), > 2000ml là đa ối. Trên lâm sàng có 2 hình thái: đa ối cấp và đa ối mãn. Tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ tỷ lệ 0,2 - 0,26% tổng số các bà mẹ mang thai. 1.2. Sinh bệnh học nước ối: Trong đa ối, nước ối có chứa nhiều albumin hơn. Hiện có nhiều giả thuyết về đa ối: - Do rối loạn sự sản xuất nước ối: thai vô sọ, viêm màng não. - Rối loạn hấp thu nước ối: hội chứng phù nhau thai hay teo thực quản bẩm sinh bào thai. - Rối loạn sự chuyển hoá cơ chế điều hoà nước ối, thai nhi dị dạng càng nhiều càng nặng thì đa ối càng xuất hiện sớm. 1.3. Đa ối mãn: Chiếm 95% các trường hợp, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ, lượng ối tăng từ từ không nhiều, ít gây ảnh hưởng đến mẹ và thai. 1.3.1. Nguyên nhân: - Do mẹ: các bệnh nội khoa, tiểu đường, thiếu máu nặng, giang mai nhiễm Toxoplasmose, nhiễm virus Cytomegalo virus, nhiễm độc thai nghén, sản giật, tiền sản giật, bất đồng nhóm máu mẹ và con. - Do thai: đa thai nhất là song thai 1 trứng có ống thông động mạch - tĩnh mạch (1 thai phát triển, 1 thai teo nhỏ), thai dị tật bẩm sinh. - Phần phụ của thai: bất thường bánh nhau, dây rốn, bướu máu của nhau, dây rốn quấn cổ nhiều vòng, dây rốn thắt buộc. 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng: 1.3.2.1. Cơ năng: dấu hiệu xuất hiện từ từ, sản phụ đến khám vì trằn bụng nhiều,  tử cung căng đến một lượng lớn bụng căng, khó thở, nhịp tim nhanh khó thở, suy nhược, đau thắt lưng và đi lại rất khó chịu. 1.3.2.2. Thực thể: - Tử cung to hơn tuổi thai, căng, dấu hiệu sóng vỗ. - Khó sờ nắn các phần thai do nhiều nước, dấu hiệu bập bềnh nước đá. - Khám âm đạo: đoạn dưới căng cứng, cổ tử cung hé mở màng ối căng phồng. 1.3.2.3. Cận lâm sàng: xét nghiệm truy tìm các bệnh của mẹ, xét nghiệm máu xem có bất đồng nhóm máu không. - Siêu âm: có giá trị chẩn đoán phân biệt xem thai có dị dạng không, phù nhau thai, cổ chướng cũng như xem số lượng nước ối. Hiện nay, siêu âm có thể phát hiện dị dạng thai nhi. - X quang: thấy đa thai, thai dị dạng như não úng thuỷ, vô sọ - Chọc dò: xem màu sắc, xét nghiệm prôtein nước ối. 1.3.3. Diễn biến và thái độ xử trí: 1.3.3.1. Diễn biến: rất khó tiên lượng, các thuốc lợi tiểu, ăn giảm muối được xác nhận là thay đổi tiến trình của bệnh, ối thường vỡ non, sanh non. Khi ối quá căng ảnh hưởng đến tình trạng mẹ thì có thể phải rút nước ối và chấm dứt thai kỳ (rút qua thành bụng hoặc rút qua ngã âm đạo). thì mới tạo được cơn go.1.3.3.2. Thái độ xử trí: trong trường hợp ối còn ta phải tia ối để giảm căng cứng của tử cung - Cách tia ối: nếu tia không đúng cách nước ối chảy ra ồ ạt làm sa dây rốn hoặc các phần của thai nhi, nhau bong non hoặc ngôi thai có thể bình chỉnh thành bất thường. - Trường hợp nước ối vỡ tự nhiên: rất dễ thành ngôi bất thường, sa dây nhau, sảy thai thường dễ dàng vì thai nhỏ, sau bấm ối ngôi thai tỳ vào cổ tử cung làm cho diễn tiến chuyển dạ dễ băng huyết sau sanh.nhanh, sổ nhau thường chậm 1.3.4. Tiên lượng: Đối với thai: thai nhi có thể chết trong bụng (các bệnh đã nêu) các biến chứng sa dây rốn, ngôi bất thường, rối loạn cơn go tử cung làm tăng nguy cơ. Thai thường non tháng, dị dạng gây tỷ lệ tử vong chu sản cao. Đối với mẹ: dễ bị băng huyết, mẹ bị tiểu đường, tiên lượng rất xấu, nguy cơ nhiễm trùng, đa ối, có thể tái phát. 1.4. Đa ối cấp: Chiếm 5% trong đa ối. 1.4.1. Nguyên nhân: Thường là bệnh lý của trứng hoặc dị dạng thai nhi, 1/ 2 số đa ối cấp là do song thai, 1 trứng, các trường hợp khác, do thai dị dạng, vô sọ, teo thực quản bẩm sinh. 1.4.2. Lâm sàng: Đa ối cấp thường xuất hiện sớm ở 3 tháng giữa thai kỳ và diễn tiến mau chóng với các triệu chứng: - Đau tức bụng, ói mửa, phù chân, âm hộ, thành bụng đôi khi tím tái. - Khám thấy tử cung to căng cứng, da bụng căng khó thấy dấu hiệu sóng vỗ, khó sờ nắn được các phần thai, tim thai khó nghe. - Khám âm đạo: đoạn dưới phồng, cổ tử cung mở, màng ối căng phồng. - Siêu âm và X quang: có khả năng chẩn đoán song thai và dị dạng thai. - Chẩn đoán phân biệt với cổ chướng, u nang buồng trứng, Mole. 1.4.3. Thái độ xử trí: Kích thích chuyển dạ bằng bấm ối sớm (cách bấm ối). Cuộc chuyển dạ diễn tiến dễ dàng do thai nhỏ, chú ý băng huyết sau sanh, xem thai nhi có dị dạng không? Một số tác giả khuyến cáo nên chờ đợi có thể biến thành đa ối mãn. Tuy nhiên, sanh non rất hay xảy ra và biến chứng cho mẹ rất khó tiên lượng (khó thở do chèn ép, phù ). 2. Thiểu ối: 2.1. Đặt vấn đề: Gọi là thiểu ối khi thể tích nước ối < 250ml đồng thời màng đệm và màng ối phải còn nguyên vẹn (loại trừ rỉ ối, ối vỡ non), tấn suất 0,19%. Sự chẩn đoán và đo lượng nước ối là chỉ số tương đối trên lâm sàng dựa vào khảo sát, siêu âm, đo chỉ số nước ối hoặc chẩn đoán hồi cứu. 2.2. Sinh bệnh học: Cơ chế chính là thiểu niệu hay vô niệu của thai nhi. Hậu quả của thiểu ối gây nên sự bất thường của thai nhi. - Biến dạng hệ bì cơ. - Dây rốn ngắn. - Giảm thiểu thể tích nhu mô phổi nhất là khoảng không (xốp) cần thiết cho sự phát triển của phôi, ức chế cử động hô hấp và áp suất thấp trong buồng ối, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển và phát sinh khí phế nang, hiện tượng biệt hoá các tế bào biểu mô hô hấp và sự khởi đầu của hiện tượng chế tiết dịch phế nang cũng như chất hoạt dịch phế nang. 2.3. Nguyên nhân: 2.3.1. Nguyên nhân do thai: Hay gây nên bệnh lý vô niệu thai nhi gặp nhất là dị tật hệ tiết niệu thận trầm trọng, nghịch sản hay thận đa nang, bệnh lý vale niệu đạo sau. Có thể gặp trong các tình trạng thiếu O2 của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch. 2.3.2. Phần phụ của thai: - Có 1 động mạch rốn hay u nang cuống rốn gây thiếu máu bào thai. - Nhiễm khuẩn bào thai. - Các hoá trị K, các kháng prostaglandin cũng có thể gây thiểu ối. 2.3.3. Nguyên nhân do mẹ - thai nhi: Trong 30% không tìm thấy nguyên nhân, thấy sự thiếu O2 trường diễn, bệnh mẹ như cao huyết áp, phù thận, nhược giáp 2.4. Chẩn đoán và xử trí: 2.4.1. Chẩn đoán: 2.4.1.1. Triệu chứng cơ năng nghèo nàn: chiều cao tử cung nhỏ, giảm cử động bào thai, tử cung mềm, không có dấu hiệu bập bềnh thai. Hỏi bệnh mẹ tìm nguyên nhân bệnh lý khác. 2.4.1.2. Triệu chứng thực thể: đo bề dày của xoang nước ối lớn nhất bằng siêu âm, nếu: - < 10mm là thiểu ối. - 10 - 20mm là bình thường. Chỉ số ối là tổng các chiều cao của các khoảng nước ối lớn nhất đo được ở các 1/ 4 khác nhau của xoang ối, nếu chỉ số này < 5cm là thiểu ối, nếu từ 5cm đến 8cm là ối giảm. Ngoài ra còn tìm các bất thường về hình thái và làm các xét nghiệm thăm dò khác. 2.4.2. Thái độ xử trí: Cần chẩn đoán phân biệt với ối vỡ sớm, ối vỡ non. - Khi có thiểu ối: cần loại trừ các bất thường của nhiễm sắc thể chức năng thận của thai và các thăm dò khác, chấm dứt thai kỳ, nếu chức năng thận vẫn diễn tiến bình thường ta tiếp tục theo dõi. - Thai chậm phát triển trong tử cung: thường gặp trong 3 tháng giữa thai kỳ kèm dị tật bào thai. Nếu thai chậm phát triển không rõ nguyên nhân việc theo dõi chủ yếu dựa vào thái độ xử trí tuỳ thuộc vào thai suy hay không, hoặc chấmnước ối dứt thai kỳ khi phổi đã trưởng thành - Không có nước ối (vô ối, hết ối) cũng cần loại trừ ối vỡ non, ối vỡ sớm, còn nguyên nhân chủ yếu là đưa đến vô ối tuỳ từng trườngbất sản thận, nghịch sản thận, đa dị tật hợp mà có chỉ định chấm dứt thai kỳ. . Bệnh học sản - Đa ối - Thiểu ối 1.1. Đại cương: Ở một thai nhi đủ tháng, trung bình 500 - 1000ml nước ối, > 1500ml là ối dư (thừa ối) , > 2000ml là đa ối. Trên lâm sàng. sàng có 2 hình thái: đa ối cấp và đa ối mãn. Tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ tỷ lệ 0,2 - 0,26% tổng số các bà mẹ mang thai. 1.2. Sinh bệnh học nước ối: Trong đa ối, nước ối có chứa nhiều albumin. giả thuyết về đa ối: - Do rối loạn sự sản xuất nước ối: thai vô sọ, viêm màng não. - Rối loạn hấp thu nước ối: hội chứng phù nhau thai hay teo thực quản bẩm sinh bào thai. - Rối loạn sự chuyển

Ngày đăng: 28/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan