Giáo trình bản đồ học part 8 ppt

22 510 0
Giáo trình bản đồ học part 8 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

155 Hình 6.1 Hình 6.2 (T 92_GT TK&BT BĐ) - Để đảm bảo tính kinh tế (kích thước giấy in ) sơ đồ bố cục được thể hiện ở dạng phá khung (một phần vùng lãnh thổ bản đồ vượt ra ngoài khung). Hình 6.3 (T 93- GT TK và BTBĐ) - Trong khung bản đồ, ngoài việc thể hiện vùng lãnh thổ cách biệt với lãnh thổ chính, hoặc dùng một số bản đồ phụ khác để tăng thêm thông tin, hỗ trợ nội dung cho bản đồ chính. Hình 6.4 (T 93- GT TK và BTBĐ) - Trong một số trường hợp do hình ảnh lãnh thổ người ta có thể phải xoay khung bản đồ theo hướng của lãnh thổ. 156 Hình 6.5 (T94- GT TK và BTBĐ) Để có sơ đồ bố cục bản đồ hợp lý, tối ưu khi thiết kế, người ta thường phải làm nhiều maket tương ứng với mỗi phương án, sau đó mới so sánh và lựa chọn ra sơ đồ bố cục tối ưu, hợp lý. * Sơ đồ bố cục đối với bản đồ nhiều tờ: Khi vùng lãnh thổ được thể hiện ở tỷ lệ cho trước không thể đặt trên một tờ giấy thì người ta phải chia bản đồ ra nhiều mảnh. Cách chia mảnh bản đồ có nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chia mảnh theo hệ thống kinh độ, vĩ độ và chia vuông góc. Tuỳ thuộc vào diện tích lãnh thổ, bản đồ có thể chia ra vài mảnh nhưng cũng có thể là hàng trăm thậm chí hàng nghìn mảnh. Thí dụ như với bản đồ địa hình của các quốc gia rộng lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Bố cục và trình bày của các tờ cho mỗi loại bản đồ lại có chuẩn khác nhau. Ví dụ đối với bản đồ thế giới tỷ lệ 1:25.000.000 có sơ đồ bố cục chuẩn cho các tờ theo hình 6.6. Đối với bản đồ treo tường nhiều tờ được dán, ghép với nhau thì chúng thường được chia vuông góc (dựa theo kích thước của tờ giấy in, của máy in ốp sét) sao cho số tờ ít nhất nhưng dễ dán, ghép. 157 Hình 6.6 (T96_GT TK & BTBĐ) Nhiệm vụ chi mảnh bản đồ sẽ phức tạp hơn nếu bản đồ có 2 mục đích là: Treo tường và để bản khi làm việc trên từng tờ của bản đồ. Cùng một bản đồ cũng có thể có nhiều phương án thiết kế sơ đồ bố cục cho tiện sử dụng. Thí dụ xem các hình dưới đây: Hình 6.7 (T95_GT TKế) Đối với các tờ bản đồ nhiều tờ yêu cầu với phần tiếp biên không nhỏ hơn 10 cm với bản đồ hàng hải, 2 cm với bản đồ địa hình. * Đối với bản đồ nằm trong tập bản đồ, Alas: Sơ đồ bố cục của chúng phải tuân thủ nằm trong giới hạn kích thước đã xác định của tập bản đồ, Alas. Khi thiết kế chúng phải tính đến: - Hệ thống tỷ lệ đã xác định cho tập bản đồ; - Nền cơ sở địa lý chung cho các bản đồ cùng loại (cho các bản đồ chuyên đề); - Số lượng bản đồ trong Atlas, tập bản đồ; - Yêu cầu kỹ thuật in ấn (với các bản đồ trên 1 trang, trên 2 trang). 158 Hình 6.8: Sự phân bố bản đồ trên 2 trang trong Alas (T96_ GT TKẾ) 3. Soạn thảo nội dung bản đồ a. Xác định các yếu tố nội dung bản đồ Xác định các yếu tố nội dung bản đồ là công việc quan trọng của thiết kế Bản đồ. Đển giải quyết nhiệm vụ này cần phải thống kê các yếu tố nội dung bản đồ và tiến hành phân loại chúng; lựa chọn các phương pháp thể hiện chúng; đặt các chỉ tiêu, định mức tổng quát hoá nội dung; thiết kế hệ thống ký hiệu tương ứng với nội dung bản đồ đã xác định; phân vùng địa lý, phân vùng lãnh thổ; tiến hành làm các thử nghiệm, mẫu bản đồ trên các vùng đặc trưng cho bản đồ Ý tưởng chỉ đạo tạo ra nguyên tắc cơ bản của nội dung bản đồ là: - Hiểu và coi bản đồ địa lý như các mô hình không gian thực tế và hệ thống dẫn giải nội dung của chúng bằng hình ảnh. - Nghiên cứu và tổng kết, thống kê từng phần của mô hình bản đồ để chỉ ra các đặc trưng quan trọng nhất và mối liên hệ của chúng. Hệ thống dẫn giải xem xét các đối tượng nội dung bản đồ như hệ thống địa lý với mức độ phức tạp khác nhau và không gian của chúng được xác định trong từng hệ thống cụ thể. Nó liên quan và được xác định theo mục đích của bản đồ. Mỗi hệ thống nội dung có thể được thể hiện bằng các mô hình khác nhau. Để đạt được hình ảnh tổng hợp đầy đủ của mô hình bản đồ người ta thực hiện việc chuyển về từng yếu tố của mô hình lên bản đồ. Thí dụ trên bản đồ cảnh quan có thể bao gồm các yếu tố nền địa chất, địa hình, nước, thổ nhưỡng, thực vật và một số yếu tố kinh tế xã hội khác. Từ đây ta có thể thấy rằng bản đồ cảnh quan tỷ lệ nhỏ thường được thành lập từ kết quả tổng hợp các bản đồ chuyên ngành, chuyên đề. 159 Bản đồ mà nội dung của nó chỉ có độc nhất một yếu tố (địa hình hoặc thuỷ văn) là rất hiếm có. Thông thường nội dung của bản đồ bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Các yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nội dung của bản đồ địa lý chung thường được khái quát và lấy làm nền “Cơ sở địa lý” cho các bản đồ chuyên đề, chuyên môn. Các yếu tố nền cơ sở địa lý có ý nghĩa: - Dùng để định vị, định hướng khi sử dụng bản đồ. - Làm cơ sở để dựa vào đó thành lập các nội dung chuyên đề. - Bổ trợ cho việc giải thích, làm rõ các quy luật phân bố, biến đổi các đối tượng, hiện tượng bản đồ. Đối với bản đồ chuyên đề, chuyên ngành đặc biệt cần có những nền cơ sở khác để có thể tính được các đặc trưng của hiện tượng bản đồ và các đặc điểm vùng lãnh thổ. Để xác định một cách tối ưu các yếu tố nội dung bản đồ cần thực hiện phân tích một cách hệ thống các yếu tố nội dung đặc biệt quan trọng theo mục đích, ý nghĩa bản đồ. b. Lựa chọn cách phân loại, các đặc điểm và chỉ số của nội dung bản đồ Về nguyên tắc phân loại nội dung bản đồ được thực hiện theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết Ví dụ: CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ HỆ THUỶ VĂN ĐỊA HÌNH DÂN CƯ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH Sông ngòi Ao hồ Bờ biển Quốc gia Tỉnh Huyện Xã Sông Suối Ao Hồ 160 Sự phân loại các yếu tố nội dung tự nhiên, kinh tế xã hội còn phải tương ứng với nhiệm vụ của khoa học tự nhiên và xã hội. Điều này càng quan trọng hơn đối với các bản đồ chuyên đề, chuyên ngành. Thông thường các đối tượng, yếu tố nội dung được phân loại theo nội dung. Có nghĩa là dựa vào hình dạng, đặc điểm, tính chất, cấu trúc mà người ta nhóm các yếu tố gần giống nhau, có các đặc điểm chung vào một nhóm. Ví dụ: Nhóm lớp thuỷ văn gồm các đối tượng như: sông tự nhiên 1 nét; sông tự nhiên có nước theo mùa, đường mép nước, đường bờ biển, độ cao mực nước, Nhóm lớp địa hình gồm: đường bình độ cơ bản, đường bình độ phụ, chấm điểm độ cao, sườn đất dốc đứng, bãi cát phẳng, Theo ý nghĩa khoa học và thực tế người ta nhóm các yếu tố nội dung theo điều kiện phát sinh, nguồn gốc hoặc quá trình hình thành và phát triển. Yếu tố chính xác định sự lựa chọn nguyên tắc phân loại là mục đích ý nghĩa bản đồ cần lập. Mức độ chi tiết của phân loại phụ thuộc vào mức độ tổng quát hoá bản đồ (phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ). Nói chung, tỷ lệ bản đồ có liên quan chặt chẽ với mức độ phân loại hệ thống địa lý. Các bản đồ phân tích đôi khi chỉ thể hiện một vài tính chất, khía cạnh của hiện tượng nội dung bản đồ mà không cần quan tâm đến các mối liên hệ khác, với các đối tượng khác, thí dụ trên bản đồ khí hậu, thời tiết chỉ thể hiện nhiệt độ hoặc lượng mưa. Đặc điểm của bản đồ là các đặc điểm đặc trưng cho nội dung chính của bản đồ. Nó xuất phát và được xác định từ tên gọi của bản đồ. Đồng thời với việc xác định trong kế hoạch biên tập các nội dung bản đồ, người ta thường đặt ra các phương pháp thể hiện nội dung này. Các phương pháp thể hiện nội dung có thể độc lập dùng cho từng loại nội dung nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để thể hiện các nội dung phức tạp (mang cả 161 đặc tính số lượng và chất lượng). Việc lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung cần tính đến: + Đặc điểm sử dụng bản đồ và các yêu cầu với nó. + Đảm bảo cho bản đồ được thể hiện bằng các thông tin cho trước. + Hài hoà, phù hợp với các nội dung khác của bản đồ và với các bản đồ khác cùng loại. + Đặc điểm phân bố các hiện tượng, đối tượng (dầy đặc, rải rác, định vị theo đường, tuyến hay theo điểm, ). + Dung lượng nội dung bản đồ (số lượng đối tượng, hiện tượng và các chỉ số của chúng). + Sự phân chia nội dung theo ý nghĩa của chúng (chính, phụ theo các chỉ số đặc trưng). + Theo khả năng in ấn bản đồ. Đối với các bản đồ có mục đích sử dụng khác nhau thì việc thiết kế trình bày màu sắc đồng thời có tính đến các đặc điểm sinh học và tâm sinh lý người sử dụng bản đồ. Màu sắc dùng để in bản đồ có nhiều loại, nhiều đặc điểm cho khả năng kết hợp màu tạo ra các nền mầu bản đồ, mở ra khả năng thể hiện nội dung bản đồ bằng các màu sắc khác nhau (đặc biệt trên các bản đồ chuyên đề). Khi thiết kế bản đồ chuyên đề, những bản đồ được thành lập lần đầu, bước đầu tiên là soạn thảo nội dung bản đồ - đây là sự trình bày các khái niệm hiểu biết về chuyên đề, đề tài bản đồ. Những khái niệm này được trình bày bởi sự kết hợp của các nhà chuyên môn chuyên ngành và các nhà bản đồ. Trong trường hợp như vậy thường phải làm mẫu phác thảo, makét thử nghiệm, mẫu thiết kế trích mảnh. Khi thiết kế nội dung cho các bản đồ ở các dạng khác nhau (bản đồ địa hình, địa lý chung, chuyên đề, chuyên môn) thì cũng có các đặc điểm khác nhau riêng biệt. Nội dung và trình bày bản đồ địa hình đã được xác định đầy đủ và chi tiết. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong quy phạm và hệ thống ký 162 hiệu quy ước cho dùng bản đồ địa hình. Khi thiết kế loại này cần chú ý tới đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ và đặc điểm của các tư liệu bản đồ. Khi thiết kế bản đồ địa lý chung cần chú ý đến các yêu cầu: Trên các bản đồ này phải thể hiện toàn bộ các yếu tố địa lý và kinh tế xã hội. Nhưng mức độ đầy đủ và chi tiết nội dung của các bản đồ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục đích, ý nghĩa, đề tài, tỷ lệ. Để giải quyết nhiệm vụ này người ta đặt ra nguyên tắc chọn lọc và khái quát các đối tượng (xem phần tổng quát hoá nội dung bản đồ). Khi thiết kế nội dung bản đồ chuyên đề, chuyên môn, sự xác định mức đầy đủ và chi tiết hình ảnh đối tượng, hiện tượng trên các bản đồ này là một trong những đặc tính, đặc trưng của thiết kế bản đồ chuyên đề. Mức độ đầy đủ và chi tiết nội dung các bản đồ này nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của các đối tượng cần thể hiện, nguồn tư liệu bản đồ, phương pháp thể hiện và hệ thống ký hiệu quy ước. Trên các bản đồ này có đối tượng được thể hiện đầy đủ, chi tiết (theo đề tài), nhưng có đối tượng được thể hiện rất mờ nhạt hoặc không thể hiện. Ví dụ khi thiết kế bản đồ hành chính – chính trị, đối tượng chính của nội dung bản đồ là đường vùng lãnh thổ. Sau đó là các đối tượng thuỷ văn, giao thông với những nét chính. Trên bản đồ kinh tế - xã hội (loại tra cứu), nội dung chính là các điểm dân cư, giao thông đường sá. Hệ thuỷ văn và địa hình chỉ đóng vai trò nền cảnh quan chung. Địa hình chỉ thể hiện bằng vờn bóng địa hình mà không thể hiện bằng các đường bình độ. Thiết kế bản đồ du lịch thì nội dung chính là các yếu tố, đối tượng về du lịch. Phụ thuộc vào thể loại bản đồ cụ thể mà các giai đoạn thiết kế bản đồ có thể đơn giản hay khó khăn, chi tiết. Hiện nay các bản đồ có thể chia làm 2 nhóm: 1- Bản đồ khoa học - kỹ thuật (KHKT) 2- Bản đồ phổ thông (PT). Bản đồ khoa học – kỹ thuật dùng để giải quyết công việc cụ thể trong một lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đó là các bản đồ địa hình, các bản đồ chuyên đề. 163 Bản đồ phổ thông dùng cho quảng đại quần chúng phục vụ cho mọi đối tượng sử dụng. Các bản đồ này dùng để truyền đạt các thông tin chung nhất về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Xu hướng hiện nay, các bản đồ khoa học – kỹ thuật thường được thiết kế và thành lập với sự sử dụng công nghệ thông tin tin học hiện đại để quản lý và khai thác thông tin bản đồ nhanh chóng và chính xác. Đối với loại bản đồ phổ thông thì đòi hỏi về độ chính xác và mức độ đầy đủ, chi tiết kém hơn nhưng nó yêu cầu dễ xem, dễ đọc. Khi xác định nội dung bản đồ cần tính đến các đặc điểm của đối tượng cần thể hiện. Đó là các đặc điểm về cấu trúc đối tượng, tính lôgic không gian, chức năng của đối tượng. Khi thiết kế bản đồ là ta lập ra các mô hình bản đồ, do đó cần lựa chọn, xác định các thông số, đơn vị đo để thể hiện các đặc tính số lượng, chất lượng của đối tượng, hiện tượng bản đồ. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào các nhân tố như mục đích bản đồ, đề tài bản đồ, cấu trúc không gian và định vị của đối tượng, nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ. Đặc tính số lượng thông tin bản đồ có thể thể hiện thông qua chỉ số tuyệt đối hay tương đối. Mục đích thiết kế bản đồ là: chọn ra phương pháp thể hiện bản đồ; thiết kế hệ thống ký hiệu quy ước và bảng chú giải bản đồ nhằm thể hiện tốt nhất nội dung bản đồ. c. Chỉ dẫn tổng quát hoá nội dung bản đồ Trong quá trình thành lập bản đồ, sự sáng tạo khoa học của nhà bản đồ được thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ trong tổng quát hoá và soạn thảo hệ thống ký hiệu bản đồ. Nhiệm vụ tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu ở 2 giai đoạn: - Ở giai đoạn thiết kế là soạn thảo ra các chỉ dẫn tổng quát hoá nội dung (phân loại đối tượng, đặt chỉ tiêu lựa chọn lấy bỏ, ); chỉ dẫn các phương pháp và phương tiện thể hiện. 164 - Ở giai đoạn thành lập là thực hiện các chỉ dẫn đã nêu trong thiết kế kỹ thuật bản đồ để đưa lên bản gốc các nội dung đã được tổng quát hoá. Nói chung trong chỉ dẫn thiết kế kỹ thuật thường bao gồm: + Chỉ ra các đối tượng, yếu tố nội dung phải thể hiện đầy đủ khi chuyển vẽ bản đồ từ tư liệu. + Trình bày các nguyên tắc chính chọn lựa, lấy bỏ các yếu tố nội dung còn lại tương ứng với độ lớn, ý nghĩa và mối quan hệ với đặc điểm địa lý lãnh thổ. + Chỉ dẫn các yếu tố, đối tượng đặc biệt cần đưa lên bản đồ. + Đặt ra mức độ chi tiết khi truyền đạt các đối tượng chính cho từng yếu tố nội dung bản đồ. Chỉ dẫn tổng quát hoá, trong từng phần có liên quan đến nhiều chỉ số do đó trong bản thiết kế kỹ thuật bản đồ có thể có nhiều mức độ đầy đủ và chi tiết khác nhau. Theo truyền thống thì đối với bản đồ nội dung phong phú sẽ có nhiều mẫu, cách tổng quát nội dung, do đó việc sáng tạo trong tổng quát hoá phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của nhà bản đồ. Đôi khi, khi soạn thảo nội dung bản đồ, người thiết kế bản đồ phải thiết kế, makét, mẫu tổng quát hoá cho các yếu tố nội dung theo ý đồ của mình. Các makét này thường phải làm cho 1 vùng đặc trưng cho bản đồ. Trong những trường hợp này người thành lập bản đồ chỉ theo các mẫu này để đưa lên bản gốc các nội dung đã được tổng quát hoá. Khi thành lập bản đồ tự động hoá cần có cơ sở toán học và thể hiện tất cả các mặt trong quá trình tổng quát hoá nội dung bản đồ. Đây là vấn đề rất khó khăn phức tạp của bản đồ học hiện đại. d. Xác định các chỉ số tổng quát hoá Khi phân tích bản đồ một cách hệ thống thông qua các ký hiệu và dấu hiệu của nó người ta có thể giải quyết được một số vấn đề về chỉ số tổng quát hoá: [...]... kích thước bản đồ (khung trong, khung ngoài), bố trí: vị trí tên gọi bản đồ, bảng chú giải, bản đồ phụ, biểu bảng, đồ thị ở đâu, vẽ sơ lược cơ sở địa lý bản đồ Ở phần “Tư liệu bản đồ thống kê toàn bộ các tư liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ, các đặc trưng, đặc điểm và mức độ sử dụng chúng Chỉ rõ tư liệu bản đồ chính, phụ, tham khảo Trong một số trường hợp phải xử lý sơ bộ các tư liệu bản đồ trước... liệu bản đồ Nhiệm vụ quan trọng của sản xuất bản đồ là cung cấp đầy đủ các tư liệu bản đồ cho các công việc biên tập và thành lập bản đồ Các dạng công việc ở giai đoạn này gồm: + Thu thập, hệ thống hoá, bảo quản và cung cấp tư liệu bản đồ cho sử dụng, sản xuất + Sắp xếp và giới thiệu các bản đồ, atlas, chuẩn bị các chỉ dẫn, phương pháp tra cứu bản đồ Các tư liệu bản đồ là: Các bản đồ địa hình, bản đồ. .. chỉnh bản đồ Tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi nội dung trên bản đồ cũ mà người ta quyết định hiệu chỉnh bản đồ hay làm mới bản đồ (thông thường nội dung bản đồ thay đổi dưới 45% thì hiệu chỉnh, nếu lớn hơn 45% nội dung thì tiến hành làm mới bản đồ 6.4 Lý thuyết chung về thành lập bản đồ gốc Thành lập bản đồ là sự liên kết hàng loạt các công việc, quá trình để tạo ra bản gốc Bản góc này sẽ là hình ảnh của bản. .. trên bản đồ Từ các hình mẫu, trích mảnh này, các chỉ dẫn chọn lọc, lấy bỏ nội dung bản đồ được xác định và áp dụng cho từng vùng lãnh thổ bản đồ Trên các bản đồ chuẩn hoá, đã xuất bản nhiều lần thì trích mảnh bản đồ thử nghiệm không nhất thiết phải làm, nhưng các bản đồ gốc mới làm lần đầu, các tác phẩm bản đồ phức tạp, bản đồ tác giả thì bắt buộc phải có 6.3 Các công tác chuẩn bị và biên tập bản đồ. .. phụ lục: sơ đồ bố cục, bảng ký hiệu quy ước (có thể cần đến mẫu tổng quát hoá đối tượng, trích mảnh mẫu bản đồ) Đối với bản đồ chuyên đề, phụ lục đi kèm sẽ có các đặc tính riêng Cụ thể trong tài liệu biên tập, mới đầu người ta xác định chính xác đầy đủ tên bản đồ, vùng lãnh thổ (vị trí địa lý), tỷ lệ bản đồ, mục đích của bản đồ, số trang, số tờ bản đồ, kích thước bản đồ, phép chiếu bản đồ Trong một... vấn đề về cấu trúc bản đồ, nội dung bản đồ, nguyên tắc tổng quát hoá, công nghệ sản xuất bản đồ Thiết kế bản đồ và các giải pháp kỹ thuật trên bản đồ kết hợp với các nguyên tắc biên tập tạo ra tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể Tài liệu biên tập được chia làm 2 loại: + Tài liệu biên tập chung (cho các loại bản đồ) + Tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể 1 68  Tài liệu chung cho... Các khái niệm chung về bản đồ, về mục đích và các đặc tính cơ bản của bản đồ 2- Cơ sở toán học bản đồ, các chỉ dẫn xây dựng nó 3- Các tư liệu bản đồ, các chỉ dẫn thứ tự và phương pháp sử dụng chúng 4- Đặc điểm địa lý và các khái niệm về các đối tượng bản đồ 5- Các yếu tố nội dung bản đồ, các chỉ dẫn thành lập và tổng quát hóa chúng 6- Công nghệ thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ Đi kèm tài liệu biên... sử dụng (ví dụ: Bản đồ tài liệu chính trước khi chụp ảnh để làm bản lam cho thành lập bản đồ phải tô lại các nét lơ của hệ thuỷ văn bằng mực nước đen; trước khi quét bản đồ tài liệu, người ta cần tách lớp một số nội dung cơ bản hay quá phức tạp của bản đồ) Trong phần chọn lọc đối tượng, xác định nội dung bản đồ Dựa vào đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ, theo mục đích của bản đồ, đề tài bản đồ, người ta chỉ... thận bản thử màu và các ghi chú, nhận xét của biên tập viên kỹ thuật, của người kiểm tra, sau đó ký duyệt lên bản thử màu + Biên tập viên cũng xem xét các tờ in kiểm tra trong quá trình in ấn xuất bản đồ và ký duyệt cho phát hành bản đồ + Khi in lại các bản đồ (còn có khuôn in, bản gốc) biên tập viên chỉ ra, xác định sự thay đổi của lãnh thổ bản đồ so với bản đồ cũ từ đó xác định các nội dung bản đồ. .. bản đồ Biên tập viên bản đồ là người thực hiện các công việc biên tập Họ là những nhà bản đồ có kinh nghiệm, là nhà lãnh đạo sản xuất bản đồ Họ lãnh đạo và kiểm tra các giai đoạn sản xuất bản đồ cho phù hợp và tuân thủ theo các quy phạm đã đề ra cho bản đồ Cùng làm việc với biên tập viên bản đồ còn có biên tập viên kỹ thuật, đặc biệt là biên tập viên kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị in và in bản đồ . tên bản đồ, vùng lãnh thổ (vị trí địa lý), tỷ lệ bản đồ, mục đích của bản đồ, số trang, số tờ bản đồ, kích thước bản đồ, phép chiếu bản đồ. Trong một số trường hợp chỉ rõ tên và kích thước bản. kích thước bản đồ (khung trong, khung ngoài), bố trí: vị trí tên gọi bản đồ, bảng chú giải, bản đồ phụ, biểu bảng, đồ thị ở đâu, vẽ sơ lược cơ sở địa lý bản đồ. Ở phần “Tư liệu bản đồ thống. kế bản đồ là: chọn ra phương pháp thể hiện bản đồ; thiết kế hệ thống ký hiệu quy ước và bảng chú giải bản đồ nhằm thể hiện tốt nhất nội dung bản đồ. c. Chỉ dẫn tổng quát hoá nội dung bản đồ

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan