Giáo trình bản đồ học part 9 ppt

22 392 0
Giáo trình bản đồ học part 9 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

177 6.4.1. Các phương pháp chính thành lập bản đồ gốc Trong các sách vở bản đồ đều phân loại các phương pháp thành lập bản đồ gốc theo 4 dấu hiệu sau: - Theo mối liên quan của quá trình thành lập bản đồ với các quá trình tiếp theo chuẩn bị in bản đồ. - Theo kỹ thuật thành lập, phụ thuộc vào phương pháp chuyển vẽ hình ảnh từ bản đồ tài liệu lên bản đồ cần thành lập. - Theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập. - Theo phương pháp cố định hình ảnh lên các nguyên vật liệu khác nhau (giấy, điamát, màng khắc, ). Việc ghi chú, tên gọi trên bản đồ cũng có ý nghĩa quan trọng. Công việc này không phụ thuộc phương pháp thành lập bản đồ. Phân loại các phương pháp thành lập bản đồ: 1- Theo mối liên hệ giữa thành lập và chuẩn bị in bản đồ: + Thành lập bản gốc biên vẽ và bản gốc thanh vẽ riêng biệt. + Đồng thời thành lập bản gốc biên vẽ và bản gốc thanh vẽ. + Kết hợp bản gốc biên vẽ và thanh vẽ trên 1 bản. 2- Theo tỷ lệ bản gốc: + Thành lập ở tỷ lệ của bản đồ sẽ in. + Thành lập ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ tư liệu. + Thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn. 3- Theo kỹ thuật chuyển vẽ hình ảnh bản đồ: + Phương pháp quang cơ. + Phương pháp thu phóng đồng dạng. + Phương pháp phân tích: - Cơ học. - Quang học. - Điện tử - tin học. 4- Theo phương pháp cố định hình ảnh: 178 + Vẽ trên nền không trong suốt (giấy, màng khắc, ) + Vẽ trên nền trong suốt (điamát). + Vẽ trên vật liệu ảnh bằng dụng cụ quang học. 5- Vẽ trên khuôn in bằng tia lazer hoặc tia điện tử. 6- Vẽ trên màng khắc: - Khắc cơ học (dụng cụ khắc). - Khắc bằng tia lazer. - Khắc bằng ăn mòn hoá học. 1. Các phương pháp được phân theo mối liên quan với quá trình chuẩn bị in bản đồ a. Phương pháp thành lập và chuẩn bị in bản đồ riêng biệt Ở phương pháp này quá trình thành lập và chuẩn bị in được tiến hành trên các bản gốc khác nhau. Các bản gốc này do những người có trình độ và tay nghề khác nhau thực hiện. Chúng được thực hiện tuần tự theo công nghệ sản xuất chung (bản gốc biên vẽ  bản gốc thanh vẽ). Người thành lập bản đồ làm ra bản gốc biên vẽ (là hình mẫu bản đồ cần lập). Để in ấn xuất bản đồ phải làm bản gốc thanh vẽ. Phương pháp này thường áp dụng cho đa số các loại bản đồ có nội dung phức tạp đòi hỏi phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu và phải xử lý chúng. b. Phương pháp đồng thời thành lập và chuẩn bị in trên một bản gốc Ở phương pháp này thường thành lập bản gốc biên vẽ và thanh vẽ là một và thường vẽ trên điamát hay màng khắc. Trên bản gốc này, nét vẽ, chữ số, ký hiệu phải đáp ứng yêu cầu của quy phạm, thời gian sản xuất, tiết kiệm. Nhưng để thực hiện phương pháp này đòi hỏi ngưòi thành lập phải có trình độ tay nghề cao (kiến thức, khả năng vẽ, đồ hoạ tốt). Phương pháp này chỉ áp dụng đối với bản đồ có mức độ phức tạp trung bình về nội dung, các tài liệu, tư liệu bản đồ phải đồng nhất về tỷ lệ và gần với tỷ lệ của bản đồ. Đôi khi trong phương pháp này, các nhà bản đồ thành 179 lập bản đồ trên bản copy tài liệu bản đồ, sau đó các thợ vẽ, công nhân kỹ thuật vẽ lại trên bản gốc thanh vẽ với chất lượng đồ hoạ tốt hơn. c. Phương pháp kết hợp thành lập và chuẩn bị in bản đồ Ở phương pháp này, nội dung phức tạp khó khăn thì thành lập trên bản gốc biên vẽ, phần đơn giản hơn thì thành lập trên bản gốc thanh vẽ. Phương pháp này cũng rút ngắn được thời gian sản xuất, sử dụng đồng thời các cán bộ, nhân viên có trình độ tay nghề khác nhau. Để thực hiện phương pháp này có 2 phương án: - Phương án 1: Các kỹ sư bản đồ thực hiện công việc tổng quát hoá nội dung bản đồ bằng bút chì. Sau đó vẽ theo đó, thực hiện vẽ trên màng khắc, giấy hay điamát. - Phương án 2: Thực hiện phức tạp hơn. Khi đó, từ bản gốc can ghép người ta làm bản copy (bản lam). Trên bản này tiến hành thành lập các đối tượng nội dung cần tổng hợp hoá hình ảnh. Một trong những phương án của phương pháp kết hợp là thành lập bản gốc trên copy 2 mặt của nền nhựa trong điamát. Phương pháp này áp dụng khi tỷ lệ bản đồ tài liệu chính bằng hay gần bằng tỷ lệ bản đồ cần lập. Để thực hiện công việc theo phương pháp này, từ các bản gốc can ghép của bản đồ tài liệu chính, người ta tiến hành làm copy 2 màu lên 2 mặt của bản nhựa trong điamát. Trên một mặt là copy màu lam, trên mặt kia là copy màu nâu hoặc đen. Trên diện tích cần chọn lọc đối tượng hay khái quát hình ảnh đối tượng (sửa chữa hình ảnh), người ta xoá bỏ hình ảnh trên copy màu đen, còn trên copy màu lam tiến hành vẽ thành lập đối tượng theo tài liệu. Ở những chỗ không có gì thay đổi thì tiến hành vẽ bình thường. Kết quả trên bản gốc này là bản gốc biên vẽ, từ đó làm copy cho bản thanh vẽ. 2. Các phương pháp thành lập phân loại theo tỷ lệ bản đồ cần lập 180 Theo tỷ lệ thì bản gốc biên vẽ có thể thành lập ở tỷ lệ bản đồ cần lập, hay lớn hơn hoặc nhỏ hơn. - Đa số các trường hợp bản gốc biên vẽ được thành lập ở tỷ lệ bản đồ cần lập vì nó cho chúng ta khái niệm tổng quan về tải trọng bản đồ và lượng các ký hiệu, kích thước ký hiệu cần thể hiện. Đối với bản đồ địa lý chung thì bản đồ tài liệu chính thường có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần lập. Đối với bản đồ chuyên đề thì sử dụng nền cơ sở địa lý ở tỷ lệ hay gần với tỷ lệ bản đồ cần lập. - Thành lập bản đồ ở tỷ lệ khác biệt: Trong trường hợp các bản đồ tài liệu có tỷ lệ lớn hơn nhiều lần tỷ lệ bản đồ cần lập (4 lần) thì người ta thực hiện phương pháp này. Khi tiến hành thành lập bản đồ ở tỷ lệ cần lập, bản đồ tài liệu chính ở các tỷ lệ khác biệt thì phải thực hiện chọn lọc, khái quát đối tượng có tính đến tỷ lệ bản đồ cần lập. Khi đó các yếu tố nội dung được vẽ bằng các ký hiệu có kích thước lớn hơn để sau này còn thu nhỏ lại. Từ các bản đồ tài liệu người ta làm bản copy và cắt dán lên khung bản đồ ở tỷ lệ cần lập. Trên đó người ta tiến hành chính xác hoá việc chọn lọc, khái quát đối tượng, ghi chú, tô màu nền. Kết quả ta thu được bản gốc biên vẽ ở tỷ lệ cần lập. - Thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn: Ít khi người ta sử dụng phương pháp này trong thành lập bản đồ: Phương pháp này được sử dụng khi thành lập các bản đồ treo tường. Những bản đồ này có tải trọng bản đồ không lớn, dùng để đọc và sử dụng từ xa, kích thước bản đồ lớn. Điều này cho phép thành lập bản đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần lập, từ đó rút bớt được khối lượng công việc thành lập và trình bày bản đồ. Tải trọng của bản đồ trong các trường hợp này được thử nghiệm trên các bản mẫu, trích mảnh đóng với tỷ lệ bản đồ cần lập. Kích thước ký hiệu được thu nhỏ tỷ lệ thuận với tỷ lệ bản gốc biên vẽ. 3. Phân loại các phương pháp thành lập theo kỹ thuật thành lập và dạng nền sử dụng 181 Theo kỹ thuật thành lập, phụ thuộc vào phương pháp chuyển vẽ từ bản đồ tài liệu lên nền của bản đồ cần lập, người ta chia ra: - Phương pháp quang cơ. - Phương pháp đồ thị (Thu phóng đồng dạng). - Phương pháp phân tích. a. Phương pháp quang cơ gồm có 2 phương pháp: phương pháp cơ ảnh và phương pháp chiếu ảnh. - Phương pháp cơ ảnh: Là phương pháp người ta thành lập bản đồ theo các bản lam. Những bản lam này được làm ra từ quá trình chụp ảnh. Phương pháp này thường được áp dụng để làm bản đồ địa hình. Từ các bản đồ tài liệu có tỷ lệ lớn hơn, người ta chụp lại (trên máy ảnh chuyên dụng) thu về tỷ lệ bản đồ cần lập. Sau đó từ phim âm làm ra các bản lam. Các bản lam được can ghép trên nền đế cứng không co giãn (nhôm, kẽm). Sau đó chuyển vẽ cơ sở toán học, lưới chiếu bản đồ lên. Đây chính là nền bản đồ. Theo các nét lam này người ta thành lập nội dung bản đồ bằng các màu mực đã quy định trong quy phạm cho bản đồ (trên giấy). Thành công chính của phương pháp là không phải khái quát hình ảnh theo tỷ lệ bản đồ, dễ dàng tổng quát hoá nội dung. Nó đảm bảo độ chính xác cần thiết, tăng năng suất lao động. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bản đồ tài liệu chính có tỷ lệ lớn hơn không quá 2 – 3 lần tỷ lệ bản đồ cần lập. - Phương pháp chiếu ảnh nhờ các thiết bị quang học chuyên dụng: Hình ảnh bản đồ tài liệu được chiếu lên giấy. Theo đó người ta tiến hành tổng quát hoá nội dung bằng nét chì và vẽ lại bằng mực luôn. Phương pháp này thực hiện khi thành lập bản đồ từ nguồn tài liệu khác nhau đòi hỏi đưa lên hình ảnh số lượng lớn các đặc trưng của đối tượng. Phương pháp này thường dùng để hiệu chỉnh bản đồ theo ảnh hàng không. Nhược điểm của phương pháp này là năng suất lao động không cao, sử dụng máy quang học đặt và cố định ảnh bằng tay. Ưu điểm là cho khả năng nắn ảnh, biến đổi lưới chiếu bản đồ. b. Phương pháp đồ thị (thu phóng đồng dạng, kẻ lưới ô vuông) 182 Đây là phương pháp đơn giản có từ lâu đời. Thành lập bản đồ theo phương pháp này có thể biến đổi hình ảnh ở mọi hình dạng. Phương pháp này thực hiện vất vả, chỉ áp dụng trong các trường hợp khi lưới chiếu bản đồ tài liệu và bản đồ cần lập khác nhau hoàn toàn. Để áp dụng phương pháp này có thể sử dụng thước thu phóng đồng dạng Pantograph hay theo cách kẻ lưới ô vuông. Phương pháp này cho độ chính xác không cao, năng suất lao động thấp, hiện nay ít sử dụng. c. Phương pháp phân tích: Được thực hiện trên cơ sở của tự động hoá thành lập bản đồ. Phương pháp này có liên quan đến kỹ thuật điện tử, tin học, trang thiết bị sản xuất. Nội dung của phương pháp này được xem xét kỹ trong môn học “Tự động hoá sản xuất bản đồ”. Đây là phương pháp đang được áp dụng, thử nghiệm trong sản xuất bản đồ hiện nay. 4. Các phương pháp vẽ hình ảnh bản đồ trên bản gốc biên vẽ Các phương pháp thành lập bản đồ có thể được thực hiện trên các nguyên vật liệu khác nhau, tạo ra các bản gốc biên vẽ trên giấy, điamát, trên màng khắc, vật liệu ảnh (giấy ảnh, phim âm, phim dương), trên các băng đĩa, từ. Để chuyển vẽ hình ảnh bản đồ lên nền bản đồ, có thể vẽ bằng bút chì, bút mực (vẽ bằng tay) hay vẽ bằng các công cụ chuyên dụng đơn giản trên điamát, khắc trên màng khắc hay vẽ trên máy vẽ ploter. 6.4.2. Sơ đồ chung thành lập các bản đồ gốc từ các tư liệu bản đồ Thành lập bản đồ là tập hợp các công việc có liên quan tương hỗ với nhau. Nó bao gồm: - Xây dựng cơ sở toán học cho bản đồ. - Chuyển vẽ hình ảnh bản đồ lên cơ sở toán học, từ bản đồ tài liệu đồng thời tổng quát hóa các hình ảnh đó. Kết quả ta nhận được bản gốc biên vẽ. 183 Bản gốc biên vẽ là phần cơ bản của sản phẩm bản đồ. Bản gốc biên vẽ có thể một bản hay nhiều bản. Số lượng bản gốc biên vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nội dung bản đồ, công nghệ thành lập và đặc điểm bản đồ. 1. Chuẩn bị tư liệu bản đồ và nền bản đồ: Thành lập bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị tư liệu, Đặc điểm công việc này phụ thuộc vào nguồn tư liệu bản đồ cần lập, vào công nghệ thành lập bản đồ. Trên nền không biến dạng, người ta chuyển vẽ lưới trắc địa, lưới chiếu bản đồ (đối với bản đồ địa hình). Sau đó người ta can chắp các bản lam để theo đó chuyển vẽ hình ảnh bản đồ. Đối với bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ và các bản đồ chuyên đề, công việc chuẩn bị nền bản đồ gồm các việc: - Tính toán toạ độ vuông góc của các điểm trên lưới chiếu bản đồ và các góc khung bản đồ, tính toán kích thước tờ bản đồ. - Chuyển lên nền không biến dạng các điểm đã được tính toán. - Biến đổi hình ảnh bản đồ tài liệu lên lưới chiếu bản đồ mới và làm copy màu lam. - Can chắp và nắn hình các bản copy lam theo góc khung và các điểm cố định định vị. Sau khi hoàn thành công việc, các biên tập viên tiến hành kiểm tra để trên nền này người ta tiến hành thành lập bản gốc biên vẽ. 2. Thành lập bản gốc biên vẽ và trình bày nó: Thành lập bản gốc biên vẽ là phần công việc rất phức tạp, khó khăn và mang nhiều tính sáng tạo. Trên các bản lam nhận được từ bản đồ tài liệu, người ta tiến hành tổng quát hoá hình ảnh bản đồ. Đối với các loại bản đồ khác nhau thì tổng quát hoá ở mức độ khác nhau và có những đặc thù riêng. Các yếu tố và phương pháp ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hoá chúng ta đã xem xét ở phần “Tổng quát hoá nội dung bản đồ”. 184 Thành lập bản đồ có thể thực hiện từ một nguồn tư liệu bản đồ hay nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu bản đồ này có thể khác nhau về cơ sở toán học (Phép chiếu bản đồ, độ chính xác, hệ elipxoit), về hệ thống ký hiệu quy ước, về mức độ tổng quát hoá nội dung, Để đưa lên bản gốc cần thành lập, người ta phải thực hiện các công việc chuyển đổi về một hệ thống nhất cho bản đồ cần lập: đơn vị đo, đơn vị diện tích, góc, hệ toạ độ, elipxoit được chọn, Đối với các tư liệu phi bản đồ (văn bản, số liệu thống kê, ) người ta phải tiến hành xử lý sơ bộ và xác định cái gì cần cho bản đồ mới. Trong quá trình thành lập bản đồ, bản đồ trực nhật có ý nghĩa rất lớn. Nó cho ta biết thực trạng của các đối tượng bản đồ, sự thay đổi của thực tế so với bản đồ cũ. Quá trình thành lập bản đồ chuyên đề có những đặc điểm riêng. Đó là phải chuyển đổi lưới chiếu, hệ thống ký hiệu quy ước, lựa chọn phương pháp thể hiện, đặt ra các nguyên tắc tổng quát hoá nội dung bản đồ. Khi thành lập loại bản đồ này, người ta tiến hành qua 2 giai đoạn: - Thành lập nền cơ sở địa lý. Mức độ chi tiết, đầy đủ các yếu tố địa lý phụ thuộc vào ý nghĩa, đề tài bản đồ. - Thành lập các yếu tố nội dung chuyên đề theo mẫu thể hiện nội dung chuyên môn (thiết kế theo phương pháp thể hiện đã chọn). Thứ tự thành lập từng yếu tố nội dung bản đồ phụ thuộc vào loại bản đồ cần lập và các nguồn tư liệu bản đồ dùng để thành lập. Việc đặt thứ tự thành lập các đối tượng nội dung nhằm đảm bảo thể hiện chính xác hơn, rõ ràng hơn các yếu tố, đối tượng bản đồ. Từ đó xác định được tải trọng bản đồ, thể hiện chính xác các tính chất điển hình, đặc trưng của đối tượng bản đồ. Khi thành lập từng yếu tố nội dung, các yếu tố chính quan trọng được thể hiện trước, sau đó đến các yếu tố phụ có liên quan. Đối với bản đồ địa hình, thứ tự thành lập các yếu tố nội dung đã được quy định trong quy trình quy phạm. Trong sản xuất người ta thường sử dụng 2 phương án lập bản đồ: 185 - Phương án 1: Thành lập từng nội dung bản đồ trên toàn bộ tờ bản đồ. Thành lập các nội dung chính trước sau đó đến các nội dung phụ. Trình tự thành lập bản đồ theo các yếu tố nội dung: 1- Thuỷ văn 4- Địa hình 2- Điểm dân cư 5- Ranh giới hành chính 3- Hệ thống đường giao thông 6- Tên gọi, ghi chú. Trình tự thành lập bản đồ theo mức độ quan trọng của các yếu tố nội dung: 1- Các đối tượng chính của nội dung bản đồ 2- Các đối tượng chi tiết của nội dung bản đồ. - Phương án 2: Thành lập nội dung theo từng khu vực. Thành lập hết tất cả các nội dung ở khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Phương án 1 thực hiện khi các nội dung bản đồ nằm trên nhiều bản đồ tư liệu khác nhau. Phương án 2 thường áp dụng khi thành lập các bản đồ địa hình. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương án trên. Bản gốc biên vẽ được hoàn thành ở dạng bản gốc có các hình vẽ nét và các yếu tố nội dung nền diện tích được tô màu bổ trợ (diện tích mặt nước, diện tích rừng, thực vật). Chất lượng bản gốc biên vẽ được coi là tốt nếu nó được đảm bảo: + Thành lập bản đồ bằng các ký hiệu, màu sắc gần với bản đồ cần lập. + Màu mực vẽ trên bản biên vẽ phải thuận tiện cho các công việc về ảnh ở giai đoạn sau. (Ví dụ: Để vẽ thuỷ hệ bằng màu xanh lá cây; mật độ quang học của mực vẽ phải đảm bảo). + Màu tô cho các yếu tố nền phải khó hấp thụ trên phim ảnh (Vídụ: Tô màu tím đỏ thay cho màu xanh lá cây ở các diện tích rừng). + Tuân thủ hình dạng, kích thước tất cả các ký hiệu chữ số ghi chú trên bản biên vẽ. 186 Yếu tố quan trọng của bản biên vẽ là trình bày. Nó bao gồm: Sơ đồ bố cục, phân bố bảng chú giải, đồ thị, tên gọi đầu đề, khung bản đồ. Bản biên vẽ làm ra phải tương tự với các bản đồ đã xuất bản trước đó. Đối với các bản đồ nhiều tờ như bản đồ địa hình hay một số bản đồ chuyên đề thì cần có sơ đồ ghép mảnh, có phần tiếp biên trên các tờ bản đồ. Từ bản gốc biên vẽ, người ta tiến hành làm bản thống kê chữ số (trên bảng này chỉ ra số lượng chữ số, kiểu chữ và kích thước chữ ) để tiến hành chụp chữ hay chế bản điện tử trên máy vi tính phục vụ cho giai đoạn trình bày và chuẩn bị in. Toàn bộ quá trình thành lập bản đồ được ghi lại trong lý lịch bản đồ. Kết quả của quá trình thành lập bản đồ gồm: Các bản gốc biên vẽ, các mẫu, sơ đồ cho giai đoạn chuẩn bị in, mẫu màu, bảng thống kê chữ số, lý lịch bản đồ. 6.5. Các thiết bị kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất bản đồ Trong quy trình sản xuất bản đồ có nhiều công đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn có những đặc thù công việc riêng, do đó khác với các quy trình sản xuất khác, quy trình sản xuất bản đồ chỉ có thể ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong một số công việc nhất định nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, thuận tiện cho việc lưu trữ, bảo quản sản phẩm, Vấn đề đặt ra trong chương này chỉ cho chúng ta biết các khái quát chung, cụ thể chi tiết sẽ được xem xét trong môn học “Tin học ứng dụng” và “Tự động hoá sản xuất bản đồ”. Các thiết bị dùng cho thành lập bản đồ trong giai đoạn đầu tiên sản xuất bản đồ - biên tập và thành lập bản đồ: Ở giai đoạn đầu: Chuẩn bị biên tập vẫn là công việc quan trọng nhất, nó được quyết định bởi trình độ của biên tập viên bản đồ (không có máy móc nào có thể thay thế). [...]... thềm lục địa - Các bản đồ biển khác và bản đồ địa hình đáy biển: + Bản đồ hàng hải + Bản đồ độ sâu đáy biển + Các loại bản đồ khác B- Bản đồ chuyên đề: 1- Bản đồ tự nhiên – Các bản đồ địa lý tự nhiên 2- Bản đồ kinh tế - xã hội C- Bản đồ chuyên đề tự nhiên – xã hội: Là kết hợp nội dung của bản đồ chuyên đề và địa lý chung Từ cách phân loại trên ta thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của bản đồ địa lý chung... thành lập bản đồ địa lý chung 6.6.1 Một số yêu cầu khi thiết kế bản đồ địa lý chung Theo phân loại bản đồ địa lý ta có: A- Bản đồ địa lý chung: 1- Bản đồ địa lý chung phần đất liền (Lục địa): - Bản đồ địa hình (tỷ lệ lớn và trung bình) 1 89 - Bản đồ địa hình khái quát (tỷ lệ nhỏ) - Bản đồ địa lý chung: + Tra cứu chi tiết + Tra cứu khái quát + Địa lý chung 2- Bản đồ biển và đại dương: - Bản đồ địa hình... bản đồ (bản đồ địa hình) bao giờ cũng có tên gọi to, rõ ràng của đối tượng chính của bản đồ có tên gọi theo ý nghĩa tự nhiên hay kinh tế xã hội Xác định mục đích của bản đồ là xác định bản đồ làm ra để giải quyết nhiệm vụ gì? Đối tượng sử dụng bản đồ là ai? Phụ thuộc vào điều này mà người ta sẽ quyết định dạng, loại bản đồ, bản đồ tờ đơn hay trong sêri bản đồ, atlas bản đồ, chức năng của bản đồ trong... lựa chọn phép chiếu bản đồ rất phức tạp khó khăn (vùng lãnh thổ càng rộng càng khó) Vấn đề lựa chọn phép chiếu cho bản đồ địa lý chung và các loại bản đồ được xem xét kỹ trong môn học: Toán bản đồ 191 Khi thiết kế nội dung bản đồ địa lý chung, người ta dựa vào loại bản đồ, mục đích bản đồ và tỷ lệ bản đồ Giải quyết trường hợp này cần xem xét trong các trường hợp cụ thể Ví dụ: Các bản đồ tra cứu chi tiết... chỉ dẫn kèm theo Các tư liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ mới có thể ở dạng bản đồ tư liệu (hình ảnh bản đồ) hay ở dạng số liệu biểu bảng, văn bản, , để nhập vào máy tính điện tử cần phải qua quá trình số hoá tư liệu bản đồ Số hoá tư liệu bản đồ thực chất là quá trình biến đổi các ngôn ngữ, hình ảnh thông thường sang dạng ngôn ngữ máy tính Quá trình số hoá tư liệu bản đồ có thể được thực hiện bằng... xuất bản đồ thì loại sản phẩm chủ yếu là bản đồ địa lý chung Các giai đoạn chính và dạng công việc khi thiết kế thành lập bản đồ địa lý chung là: - Xác định vùng lãnh thổ bản đồ cần thể hiện và mục đích của bản đồ - Thiết kế cơ sở toán học - Xác định các yếu tố nội dung bản đồ và soạn thảo các nguyên tắc tổng quát hoá nội dung - Thiết kế phương pháp, cách thể hiện nội dung bản đồ và trình bày bản đồ. .. lãnh thổ được thống nhất trên các tờ bản đồ (bản đồ nhiều tờ) hay trên mỗi bản đồ của sêri bản đồ Công việc này được nhóm biên tập thực hiện 6.6.3 Các yếu tố nội dung bản đồ địa lý chung, đặc điểm thành lập và tổng hợp chúng Nội dung bản đồ địa lý chung được xác định phụ thuộc vào dạng bản đồ và mục đích, tỷ lệ bản đồ Khi thành lập cần tính đến đặc điểm hình ảnh bản đồ (gồm các đối tượng riêng lẻ và nguyên... của BĐĐL chung tuân thủ theo nguyên tắc chung cho các bản đồ (xem mục 6.2 về thiết kế bản đồ) nhưng nó cũng có các đặc điểm riêng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tác phẩm bản đồ (bản đồ 1 tờ, bản đồ nhiều tờ hay sêri bản đồ) Đặc thù mục đích và nội dung của các tài liệu biên tập cơ bản cho các tác phẩm bản đồ lớn là khi soạn thảo các tài liệu này đồng thời giải quyết nhiệm vụ xác định các thông số... năng của bản đồ trong số các bản đồ của atlas Cũng từ mục đích của bản đồ mà người ta sẽ xác định các tư liệu bản đồ cần thiết, cơ sở địa lý cho các loại bản đồ khác Hiện nay đòi hỏi đối với bản đồ địa lý chung là nâng cao tính thông tin (khả năng lưu trữ, truyền đạt, truy nhập thông tin từ bản đồ) Cụ thể hoá mục đích của bản đồ địa lý chung được thiết kế bao gồm: Các loại bản đồ và đặc điểm sử dụng chúng... dung bản đồ Việc tách lớp nội dung bản đồ phụ thuộc vào đặc điểm của tư liệu bản đồ, yêu cầu đối với bản đồ cần lập, sự thuận tiện cho sử dụng và lưu trữ, bảo quản thông tin bản đồ Các dữ liệu thông tin bản đồ khi nhập vào máy tính điện tử thường được thể hiện dưới 2 dạng chính: + Dạng raster (tơ ram) đó là dạng lưu và thể hiện hình ảnh bản đồ bằng tập hợp các điểm ảnh có độ sáng tối, mật độ quang học . biển: + Bản đồ hàng hải. + Bản đồ độ sâu đáy biển. + Các loại bản đồ khác. B- Bản đồ chuyên đề: 1- Bản đồ tự nhiên – Các bản đồ địa lý tự nhiên 2- Bản đồ kinh tế - xã hội. C- Bản đồ chuyên. bản đồ, atlas bản đồ, chức năng của bản đồ trong số các bản đồ của atlas. Cũng từ mục đích của bản đồ mà người ta sẽ xác định các tư liệu bản đồ cần thiết, cơ sở địa lý cho các loại bản đồ. chung và các loại bản đồ được xem xét kỹ trong môn học: Toán bản đồ. 192 Khi thiết kế nội dung bản đồ địa lý chung, người ta dựa vào loại bản đồ, mục đích bản đồ và tỷ lệ bản đồ. Giải quyết

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan