So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình

52 2.3K 5
So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010  2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1.Đặt vấn đề Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nhu cầu không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam, là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Tục ngữ có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng nhu cầu rau bình quân hằng ngày của mỗi người cần 250 300gngàyngười tức là 90 110kgngườinăm. Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn.Việt Nam là thành viên của WTO, là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USDnăm, rau là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị và chiến lược lâu dài. Theo đề án phát triển của rau, hoa, quả và cây cảnh do chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 20002010 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 105,9 kgngườinăm, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau 690 triệu USD1. Ngày nay khi đời sống ngày càng cao, dân số tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng rau ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi đó diện tích trồng rau ngày càng bị thu hẹp vì vậy việc nâng cao chất lượng là vấn đề cấp bách trong ngành phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau an toàn. Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất rau, năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạha, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn từ nay đến năm 2015. Ở các huyện, thành phố đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cát ven biển như Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và Đồng Hới 8. Nhiều nơi đã hình thành được cánh đồng sản xuất rau đạt 50 triệuha góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sồng cho nhiều người dân các vùng trồng rau. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều thách thức đặt ra như diện tích manh mún, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu kiến thức sản xuất rau an toàn đã dẫn đến việc sản xuất rau mang tính tự phát, chất lượng rau không an toàn thiếu đảm bảo làm cho người tiêu dùng… Trong khi đó chưa kể đến một lượng lớn khách du lịch, trong giai đoạn 20112015, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phấn đấu đón được từ 1 triệu đến 1,2 triệu lượt kháchnăm13. Vấn đề đặt ra là phải phát triển ngành sản xuất rau an toàn trước mắt là đáp ứng nhu cầu tại chổ trên địa bàn, về chiến lược lâu dài phải phát triển một ngành mang tính hàng hoá. Nhưng để sản xuất được rau an toàn đòi hỏi phải đảm bảo theo một quy trình nghiêm ngặt. Một trong những biện pháp quan trọng đầu tiên là phải tuyển chọn các giống cây trồng, vì giống là yếu tố quyết định hàng đầu vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cao, khắc phục vấn đề mùa vụ, sâu bệnh và những khó khăn khác đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Cải xanh (Brasica juncea) là loại rau ăn lá được trồng phổ biến, quanh năm trên hầu hết các loại đất ở miền Trung. Là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn chủ yếu trồng ở vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Tuy nhiên hiện tại việc trồng cải xanh còn gặp nhiều khó khăn, năng suất phẩm chất chưa cao, các giống mới có triển vọng thường đựơc quan tâm hàng đầu, tuy nhiên tuỳ theo mỗi vùng sinh thái nhất định mà chúng ta phải lựa chọn giống mới cho phù hợp với vùng đất thâm canh của mỗi địa phương là vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗi giống, góp phần nâng cao năng suất, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Mặt khác để tìm ra giống thích hợp để khuyến cáo đưa vào sản xuất đại trà cần phải qua quá trình so sánh, nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời giải quyết những vướng mắc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ Đông Xuân năm 2010 2011 tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nhu cầu không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam, là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Tục ngữ có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng nhu cầu rau bình quân hằng ngày của mỗi người cần 250 - 300g/ngày/người tức là 90 - 110kg/người/năm. Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn. Việt Nam là thành viên của WTO, là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, rau là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị và chiến lược lâu dài. Theo đề án phát triển của rau, hoa, quả và cây cảnh do chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2000-2010 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 105,9 kg/người/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau 690 triệu USD[1]. Ngày nay khi đời sống ngày càng cao, dân số tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng rau ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi đó diện tích trồng rau ngày càng bị thu hẹp vì vậy việc nâng cao chất lượng là vấn đề cấp bách trong ngành phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau an toàn. Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất rau, năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn từ nay đến năm 2015. Ở các huyện, thành phố đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cát ven biển như Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và Đồng Hới [8]. Nhiều nơi đã hình thành được cánh đồng sản xuất rau đạt 50 triệu/ha góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sồng cho nhiều người 1 dân các vùng trồng rau. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều thách thức đặt ra như diện tích manh mún, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu kiến thức sản xuất rau an toàn đã dẫn đến việc sản xuất rau mang tính tự phát, chất lượng rau không an toàn thiếu đảm bảo làm cho người tiêu dùng… Trong khi đó chưa kể đến một lượng lớn khách du lịch, trong giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phấn đấu đón được từ 1 triệu đến 1,2 triệu lượt khách/năm[13]. Vấn đề đặt ra là phải phát triển ngành sản xuất rau an toàn trước mắt là đáp ứng nhu cầu tại chổ trên địa bàn, về chiến lược lâu dài phải phát triển một ngành mang tính hàng hoá. Nhưng để sản xuất được rau an toàn đòi hỏi phải đảm bảo theo một quy trình nghiêm ngặt. Một trong những biện pháp quan trọng đầu tiên là phải tuyển chọn các giống cây trồng, vì giống là yếu tố quyết định hàng đầu vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cao, khắc phục vấn đề mùa vụ, sâu bệnh và những khó khăn khác đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Cải xanh (Brasica juncea) là loại rau ăn lá được trồng phổ biến, quanh năm trên hầu hết các loại đất ở miền Trung. Là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn chủ yếu trồng ở vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Tuy nhiên hiện tại việc trồng cải xanh còn gặp nhiều khó khăn, năng suất phẩm chất chưa cao, các giống mới có triển vọng thường đựơc quan tâm hàng đầu, tuy nhiên tuỳ theo mỗi vùng sinh thái nhất định mà chúng ta phải lựa chọn giống mới cho phù hợp với vùng đất thâm canh của mỗi địa phương là vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗi giống, góp phần nâng cao năng suất, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Mặt khác để tìm ra giống thích hợp để khuyến cáo đưa vào sản xuất đại trà cần phải qua quá trình so sánh, nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời giải quyết những vướng mắc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ Đông Xuân năm 2010- 2011 tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình." 2 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Xác định được giống rau cải phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Bình, có năng suất, chất lượng nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi điều kiện thời tiết, khí hậu vùng thí nghiệm. - Nắm rõ đặc điểm giống cải, tính chất đất đai tại khu vực thí nghiệm. 1.3. Ý nghĩa 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống rau cải tại Quảng Bình. - Bổ sung dữ liệu về điều kiện sản xuất rau an toàn tại Bố Trạch, Quảng Bình. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện mô hình sản xuất các giống cải xanh theo hướng VietGAP tại Bố Trạch, Quảng Bình. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu về rau cải 2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại Các loại rau cải không cuốn có tên khoa học là Brasica chinensis họ thập tự: Cruciferae. Rau cải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải ưa khí hậu ôn đới. Từ lâu rau cải và cải bẹ trắng được trồng ở Hy Lạp, La Mã trước thế kỷ thứ X và các nước Bắc Địa Trung Hải, từ đó được lan truyền đi khắp các nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc Ở Việt Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế Rau cải có nguồn gốc từ vùng ôn đới vốn ưa khí hậu mát, lạnh,ẩm. Song cũng có giống có khả năng chịu nóng khá. Bộ rễ thuộc loại rễ chùm, ăn nông, chủ yếu tập trung ở tầng canh tác 10- 15cm. Bộ lá khá phát triển, to bản, mỏng mềm chứa nhiều nước nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hoại. Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm: * Nhóm cải bẹ (Brassica campers L.) Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa): Gồm cải Đông Dư, cải bẹ Nam, cải bẹ Lạng Sơn, cải Tàu Cuốn, cải Hàn Lưỡng. Hơn nữa hiện nay có nhiều loại cải bẹ Thái Lan nhập vào nước ta. Nhóm cải này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15-22 0 C do đó trồng thích hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, lá lớn. Năng suất của 1 cây có thể 2- 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120- 160 ngày. * Nhóm cải xanh/ cải cay/ cải canh (Brassica juncea H.P.) Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông để chống giáp vụ rau, thời gian sinh 4 trưởng ngắn (sau gieo 30- 50 ngày có thể thu hoạch), có thể trồng xen hoặc gieo lẫn với các loại rau khác rất tốt. Nhóm này có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ (so với hai nhóm cải bẹ và nhóm cải thìa), lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dễ để giống. Nhóm cải xanh có thể dùng nấu canh, luộc,xào và muối dưa, đặc biệt ăn lẩu vì có vị cay rất hợp khẩu vị nên nhóm này được trồng rất phổ biến ở các vùng trồng gần như quanh năm. Nhóm cải xanh gồm nhiều giống địa phương, những giống cải xanh ngon như nhóm cải xanh lá vàng, cải xanh Thanh Mai, Vĩnh Tuy, Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương khác. Qua nhiều năm thuần chủng nên rất dễ trồng và tự giống tại địa phương ở tất cả các vùng. * Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.) Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn. Đây là nhóm cải được trồng rất phổ biến, đặc biệt là những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng thích ứng rộng (10- 27 0 C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30- 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau. Tuy nhiên cải thìa tỷ lệ nước cao, ăn nhạt không dùng muối dưa, chỉ dùng để luộc, xào hoặc nấu canh. Nhiều giống cải thìa có năng suất cao như cải trắng Nhật Tân, cải trắng Thanh Mai, cải trắng Trung Kiên, cải trắng Tai ngựa, cải trắng Lá thẫm 2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây rau cải - Rễ: cây cải thuộc bộ rễ chùm, phân nhánh, bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0- 20cm. - Lá: lá mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ sâu bệnh phá hại. - Hoa: hoa có dạng có dạng chùm, không có lá bắc, hoa nhỏ, đều, mẫu 2, tràng hoa và đài hoa đều 4 cái trong. Bộ nhị gồm hai lá noãn dĩnh bầu trên, 1 ô về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô. Mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn. 5 - Quả và hạt: quả thuộc loại quả giác (khi chín tự tách vỏ, hạt rơi rụng). Hạt có phôi lớn và cong , nghèo nội nhũ[5]. 2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ: Cây cải có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh. Tuy nhiên trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây cải có thể trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn trồng trên vùng có khí hậu lạnh hơn nhiệt đới. Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 2- 3 0 C, nhưng quá trình nảy mầm chậm. Ở nhiệt độ 18- 20 0 C chỉ có 2-3 ngày. Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển là từ 15- 22 0 C, cho giai đọa hai lá mầm là 12-15 0 C, giai đoạn ra hoa là 15- 18 0 C. Với yêu cầu này cây cải thích hợp với vụ Đông Xuân. - Ẩm độ: Cũng như các loại rau nói chung, cây cải rất cần nhiều nước để sinh trưởng phát triển. Lượng nước trong cây rất cao, 75- 95%, cây có bộ lá lớn, diện tích lá lớn nhưng lá mỏng nên tốc độ thoát hơi từ bề mặt lá cao. Bộ rễ tương đối nhỏ và ăn nông, không thể lấy được nước ở sâu trong đất nên cây yêu cầu được tưới ẩm thường xuyên. Theo V.K.Zoza 1942: cây cải thuộc nhóm ưa ẩm, trong điều kiện đảm bảo đủ nước 60-100% thì năng suất tăng 36,34%. Tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải. - Ánh sáng: Là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. - Đất và dinh dưỡng: Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng phát triển cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Về dinh dưỡng cây cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó kali được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện dinh dưỡng rau Gross beerenhe (Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P 2 O 5 , K 2 O. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố cần thiết cho cây[5]. 6 2.1.4. Giá trị của cây cải xanh * Giá trị dinh dưỡng Đây là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Trong 100 gam tươi cải xanh có chứa 23 calo; 2,2g protein; 3,8 g hydratcacbon; 174 mg Ca; 34 mg Phospho; 4,4 mg sắt; 28 mg Natri; 309 mg Kali; 64mg Vitamin C và 1670 I.U Vitamin A [14], [15]. * Giá trị kinh tế Ngày nay trong xu hướng phát triển của xã hội, với sự tăng nhanh của dân số đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực và thực phẩm. Sự thay đổi cơ cấu khẩu phần ăn trong bữa ăn theo hướng giảm dần số lượng, tăng dần về chất lượng và giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc động vật. Điều này đã làm cho rau xanh ngày càng có tầm quan trọng hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Cải xanh là loại rau chiếm vị trí khá quan trọng trong cơ cấu cây lương thực, thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Trong các loại rau thì cải xanh được trồng phổ biến nhất và chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch ngắn, cải xanh thường được trồng chống rau giáp vụ, trồng xen giữa hai vụ cây lương thực như ngô, khoai, sắn trồng cải xanh có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng đất, tránh lãng phí đất đai. Chính vì vậy trồng cải xanh đã góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở nông thôn. * Giá trị dược liệu Ngoài giá trị làm rau cung cấp các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, cải xanh còn có tác dụng dược lý chữa một số bệnh như: phòng ngừa bệnh ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm chống lành vết thương, giúp ruột tăng thải loại và hạ cholesterol máu [14],[15]. 2.1.5. Đặc điểm giống rau cải xanh thí nghiệm * Giống cải bẹ xanh mỡ Tropica Leaf Mustard: Công ty TNHH sản xuất và thương mại xanh 81/10B Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận Thành Phố Hồ Chí Minh. 7 - Là chủng loại có xuất xứ từ Pháp. Đây là giống được chọn lọc rất kỹ, kháng bệnh tốt, năng suất cao, đang được thị trường rất ưa chuộng. Cây dạng lớn, màu xanh bóng, cao khoảng 25 - 40 cm, phẩm chất ăn rất ngon, không có xơ, độ nồng thấp và không trổ ngồng khi kéo dài thời gian thu hoạch trên đồng ruộng. Năng suất trung bình: 20 - 25 tấn/ha. - Thời vụ gieo trồng: quanh năm, thời gian thu hoạch 30 - 40 ngày sau khi trồng. * Giống cải xanh lùn Thanh Giang Trung Quốc: Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Thiên Quảng Tây Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu và phân phối: Công ty giống rau quả trung ương số 2 Phạm Ngọc Thạch Đống Đa Hà Nội. Giống sinh trưởng khỏe, ngắn ngày. Bẹ lá to, dầy, màu xanh sáng, phiến lá tròn màu xanh nhạt. Là giống chịu nhiệt nên trồng được quanh năm, vụ chính là vụ Đông Xuân. Thời gian từ lúc gieo đến lúc thu hoạch 30- 35 ngày. * Giống cải xanh lá vàng: Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng Nông GS seed’s số 92/81 Lạc Long Quân - Nghĩa Đô - Cầu Giấy- Hà Nội. - Sinh trưởng khỏe, kháng sâu bệnh, có chất lượng phẩm chất và năng suất cao. Là giống cải ăn lá ngắn ngày, có dạng lá hình thìa, màu lá xanh vàng ăn ngon ngọt có vị hăng. Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch: 35- 38 ngày, thời vụ gieo trồng gần như quanh năm chỉ trừ vụ rét. * Giống cải xanh mỡ số 6: Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam. 282 Lê Văn Sỹ - Tân Bình- Thành Phố Hồ Chí Minh. - Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh thối nhũn và thối hạch. Lá mỏng, răng cưa đều, phiến to, màu xanh vàng, lá dài, ít cay có thể ăn sống hay nấu chín. Trổ hoa muộn hơn 50 ngày sau khi gieo. - Thời gian lúc trồng đến lúc thu hoạch là 40 ngày. Năng suất trung bình 25-30 tấn/ha. * Giống cải mơ Hoàng Mai: Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng Nông - Là giống cải mơ đặc biệt có bộ lá to, màu lá xanh vàng, năng suất tốt phẩm chất ngon. Thời vụ gieo trồng từ tháng 2- tháng 11, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 38- 40 ngày. * Giống cải xanh mỡ cao sản: Công ty Giống Mới 10/346 Bạch Đằng- Chương Dương - Hoàn Kiếm - Hà Nội. 8 - Là giống kháng thối nhũn, độ đồng đều cao, chậm trỗ hoa, không phân nhánh, lá màu xanh mỡ, có vị hăng nồng ấm. Thời vụ trồng quanh năm, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 40- 45 ngày. * Giống cải xanh- lá tàu chuối: Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Thiên Quảng Tây Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu và phân phối: Công ty giống rau quả trung ương số 2 Phạm Ngọc Thạch Đống Đa Hà Nội. - Là giống rất ngắn ngày. Từ khi gieo đến lúc thu hoạch 30- 35 ngày. Chịu ẩm, chịu lạnh tốt, lá mọc thẳng đứng, màu xanh nhạt, gọng xanh sáng, mỗi cây nặng khoảng 100g, ăn ngọt thanh, ít sơ, luộc sào nấu canh đều được. Năng suất cao, gieo trồng quanh năm. 2.2. Tình hình sản xuất rau trên Thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Bảng 2.1: Tình hình sản xuất một số nước trên thế giới năm 2009 Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Toàn thế giới 17.534.940 14,05 246,349 Châu Âu 655.902 16,66 10,925 Châu Phi 2.062.445 7,17 14,778 Châu Mỹ 568.815 11,71 6,663 Châu Đại Dương 36.715 14,65 0,535 Châu Á 14.211.063 15,02 213,499 Trung Quốc 9.067.500 16,42 148,912 Ấn Độ 2.275.000 12,31 28,006 Việt Nam 525.000 F(*) 12,75 F(*) 6,600 F(*) Philippin 500.000 F(*) 8,00 F(*) 4,000 F(*) Hàn Quốc 81.000 (*) 41,8(*) 3,386 (*) Nhật Bản 118.000 F(*) 23,94 F(*) 2,825 F(*) Brazin 210.000 (*) 11,48(*) 2,41 (*) Thái Lan 155.657 8,33 1,296 Liên Bang Nga 93.100 24,02 2,236 Hoa Kỳ 11.534 77,42 0,893 9 F(*): ước tính năm 2008; (*): số liệu năm 2008 (Nguồn FAO, 4/2009) Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO thì diện tích đất trồng rau trên thế giới hiện đạt khoảng 15 triệu ha/năm, năng suất bình quân đạt 35- 40 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85 kg rau các loại/năm, bao gồm gần 120 chủng loại rau, trong đó có 14 loại rau chính chiếm diện tích trồng khoảng 500.000 ha trở lên. Nhiều nước trên thế giới ngày có nhiều chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Thời kỳ 2000 – 2010 nhu cầu nhập khẩu rau các nước tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%/năm. Qua Bảng 2.1 ta thấy Châu Á dẫn đầu về diện tích, sản lượng, năng suất rau. Đứng đầu là Trung Quốc với sản lượng rau 148,91 tấn chiếm 60,45% tổng sản lượng rau toàn Thế giới. Ấn Độ là quốc gia có sản lượng rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, sản lượng rau của Ấn Độ chiếm 11,37 % sản lượng rau toàn Thế giới đạt 28 triệu tấn, diện tích trồng rau chiếm 2,275000 ha. Việt Nam sản lượng rau có tăng nhưng đạt ở mức trung bình của thế giới. 2.2.2. Ở Việt Nam Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 464,6 123,38 5732,1 2001 514,6 131,71 6777,6 2002 560,6 133,52 7485,0 2003 577,8 141,64 8183,8 2004 605,9 146,51 8876,8 2005 635,1 151,8 9640,3 (Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009) Nghề trồng rau ở nước ta ra đời rất sớm, trước cả nghề trồng lúa và nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau, nhất là các cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu 10 [...]... Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2010) Qua Bảng 2.4 ta thấy năm 2009 diện tích trồng rau các loại của tỉnh Quảng Bình đạt 5772 ha, sản lượng là 81060,5 tạ và năng suất 14,04 tạ/ha Trong bảy huyện của Tỉnh thì Bố Trạch là huyện có diện tích cao nhất, nhưng sản lượng và năng suất của huyện Quảng Ninh lại cao nhất là 74,7 tạ/ha Năng suất rau của tỉnh còn ở mức thấp so với bình quân chung cả nước... xuyên cho cải xanh ở thời kỳ trải lá, giao tán 23 Tóm lại thời tiết vụ Đông Xuân 2010- 2011 tại tỉnh Quảng Bình tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây rau cải, nhiều đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường chỉ kéo dài tổng thời gian sinh trưởng của các giống từ 3- 5 ngày PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải Sinh trưởng... đoạn phát triển, biến động khác nhau ở mỗi thời kỳ, phù hợp với quy luật tăng trưởng của rau cải Chiều cao của giống qua từng giai đoạn có sự sai khác thể hiện đặc trưng của từng giống, chiều cao phản ánh đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển của giống đó Công thức II là giống cải 33 xanh lùn nên chiều cao của giống thấp hơn các giống còn lại thể hiện bản chất của giống 4.5 Số lá của. .. vụ Xuân Hè trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 25 Biểu đồ 4.1: Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải 4.2 Tỷ lệ và tốc độ nảy mầm của các giống cải thí nghiệm Quá trình nảy mầm của hạt đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng Hạt nảy mầm nhanh trong thời gian ngắn tạo nên một quần thể cây con đồng đều, là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát. .. cách thuận nghịch của tế bào mô và toàn cây Kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh khối của chúng Phát triển là sự biến đổi về thể chất bên trong tế bào mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải trải qua 5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được biểu thị đặc điểm sinh lý và khả năng phản ứng với... thời kỳ trước Số lá tăng sau đó tốc độ ra lá giảm dần và ổn định về số lá đặc trưng của mỗi giống thí nghiệm 4.6 Đường kính tán cải xanh của các giống rau cải xanh Đường kính tán biểu hiện khả năng chiếm khoảng không gian của cây do đó biểu hiện khả năng tiếp nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô từ đó quyết định năng suất Nghiên cứu đường kính phát triển tán các giống cải có vai trò... môi trường khác nhau Thời gian sinh trưởng và phát triển dài hay ngắn còn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, phương thức gieo cấy, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc… Biết được thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống có ý nghĩa rất lớn trong công tác tuyển chọn giống mới Xác định thời gian sinh trưởng của các giống trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, kế hoạch... cứu sự sinh trưởng, phát triển của các giống rau cải thí nghiệm 15 - Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống thí nghiệm - Đánh giá một số chỉ tiêu năng suất, phẩm chất và chất lượng của các giống cải xanh 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Bố trí thí nghiệm Ia Vb VIc IVa IIIb IIc VIIIa VIIb Vc Bảo vệ IIa VIa Ib IVb VIIIc IIIc Bảo vệ IIIa VIIIb VIIc Va IIb Ic VIIa VIb IVc Chú thích: - Chữ số la mã:... tiết tại Quảng Bình từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 Qua Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.1 chúng tôi đưa ra một số nhận xét về diễn biến khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010- 2011 tại Quảng Bình như sau: Vào tháng 1, nhiệt độ trung bình thấp 16 0C, có ngày nhiệt độ còn hạ thấp xuống 10,50C Mặt khác những ngày cuối tháng 1 có nhiều đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường trùng vào giai đoạn gieo hạt trong vườn ươm,... này dao động trong khoảng 4,3 – 5,97cm.Sự sai khác về chiều cao thân mầm giữa các công thức vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê 4.4 Chiều cao cây của các giống rau cải xanh 30 Sự tăng trưởng chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cũng như năng suất cây Chiều cao cây là một trong những đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá cây sinh trưởng . bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ Đông. tạ và năng suất 14,04 tạ/ha. Trong bảy huyện của Tỉnh thì Bố Trạch là huyện có diện tích cao nhất, nhưng sản lượng và năng suất của huyện Quảng Ninh lại cao nhất là 74,7 tạ/ha. Năng suất rau của. Đông Xuân năm 2010- 2011 tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. " 2 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Xác định được giống rau cải phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Bình, có năng

Ngày đăng: 28/07/2014, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan