tiên đoán tương lai thì thật là khó, nhưng điều này vẫn không ngăn các công ty cố gắng làm hoạch định. làm thế nào để các nhà quản trị làm cho bớt khó khăn đó hãy giải thích

16 520 0
tiên đoán tương lai thì thật là khó, nhưng điều này vẫn không ngăn các công ty cố gắng làm hoạch định. làm thế nào để các nhà quản trị làm cho bớt khó khăn đó hãy giải thích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu : Tiên đoán tương lai thì thật là khó, nhưng điều này vẫn không ngăn các công ty cố gắng làm hoạch định. Làm thế nào để các nhà quản trị làm cho bớt khó khăn đó? Hãy giải thích ý kiến của bạn. I. Khái niệm hoạch định. Nói về khái niệm hoạch định, có nhiều cách diễn đạt của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng như: • Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và đánh giá, lựa chọn những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó – Stephen P. Robbins. • Hoạch định là quá trình chuẩn bị cho sự thay đổi và đương đầu với sự không chắc chắn bằng cách định ra những bước hành động trong tương lai – Robert Kreitner. • Chức năng hoạch định bao gồm những hoạt động quản trị nhằm xác định mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt được những mục tiêu đó - James H. Donnelly, L. Gibson và John M. Ivancevich. Dù có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hoạch định nhưng nói chung lại ta vẫn có thể hiểu một cách tổng quát về hoạch định : Hoạch định là một quá trình hành động cụ thể, là quá trình tổ chức soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, hoạch định là yếu tố tiên quyết để các tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn. Đây là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị. Hoạch định hữu hiệu sẽ làm cho các chức năng còn lại (tổ chức, lãnh đạo thực hiện, kiểm soát) được tiến hành thuận lợi và đúng hướng. Kết quả của hoạch định là một bản kế hoạch, văn bản xác định phương hướng hành động mà công ty sẽ thực hiện. II. Lợi ích của hoạch định. Tại sao phải hoạch định? Hoạch định mang lại cho nhà quản trị lợi ích gì? • Thứ nhất, hoạch định giúp nhà quản trị tư duy hệ thống để tiên liệu tình huống quản trị. • Thứ hai, phối hợp các nỗ lực của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong quan hệ hợp tác và phối hợp với các quản trị viên khác. • Thứ ba, nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức quản trị, tập trung vào mục tiêu và chính sách doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện việc hoạch định, nhà quản trị phải xác định 1 được mối tương tác các loại công việc của các bộ phận trong hệ thống quản trị. Các bộ phận cần hoàn thành được những công việc đó để tiến đến thực hiện mục tiêu đề ra. • Thứ tư, tối thiểu hoá lãng phí và sự dư thừa. Hoạch định chú trọng vào hoạt động hiệu quả và sự phù hợp. Vì vậy, khi hoạch định, các nhà quản trị cần tìm cách tốt nhất để đạt được mục tiêu, tính toán để thu được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. • Thứ năm, làm giảm tác động của sự thay đổi, giúp nhà quản trị sẵn sàng đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Tương lai rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì độ tin cậy của kết quả ta định ra càng thấp. Thậm chí ngay cả tương lai có độ tin cậy cao thì vẫn cần phải hoạch định để thu được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất; hơn nữa, cần phải có kế hoạch cụ thể để hoạt động của công ty được thông suốt. • Thứ sáu, phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm làm cho các hoạt động đúng mục tiêu. Nhà quản trị có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện công việc của cấp dưới khi đã có mục tiêu làm tiêu chuẩn. Hoạch định chính là thước đo kết quả thực tế trong quá trình kiểm tra giúp nhà quản trị có được sự đánh giá khách quan, chính xác, làm cơ sở cho các quyết định điều chỉnh. I. Các cấp hoạch định: Hoạch định được chia làm 3 cấp: • Hoạch định chiến lược: Là quá trình xác định phương cách theo đuổi mục tiêu dài hạn của tổ chức với nguồn lực có thể huy động được nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Đây là công việc của nhà quản trị cấp cao. • Hoạch định trung gian: Là quá trình xác định sự đóng góp của các đơn vị trực thuộc tuỳ theo nguồn lực được phân bổ. Đây là công việc của người quản lý cấp trung. • Hoạch định tác nghiệp: Là quá trình xác định những nhiệm vụ cụ thể được hoàn thành đúng hạn như thế nào với nguồn lực hiện có. Đây là công việc của người quản lý cấp thấp hơn (cấp cơ sở), thường mang tính ngắn hạn cụ thể và chi tiết cho một lĩnh vực cụ thể. 2 II. Những yếu tố cơ bản của hoạch định: • Viễn cảnh (vision): Là bức tranh toàn thể rõ ràng về việc các nhà lãnh đạo muốn tổ chức sẽ ra sao. Đó là bản tuyên bố về những gì tổ chức đại diện, những gì nó tin tưởng và lý do tồn tại của nó. Viễn cảnh trả lời những câu hỏi:  Công ty nên hướng về đâu?  Công ty sẽ xây dựng thành loại doanh nghiệp nào?  Tương lai doanh nghiệp sẽ là gì? • Sứ mạng (mission) : Theo Mintzberg, ‘một sứ mạng cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hoá và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó’. • Mục tiêu : ĐÃ NÓI Ở CÂU TRÊN • Chiến lược công ty : Giải thích rõ ràng việc công ty lập kế hoạch để đạt được mục tiêu như thế nào. • Kế hoạch hoạt động chi tiết cho mỗi đơn vị : Mỗi ban giám đốc của một đơn vị được giao chỉ dẫn thực hiện chi tiết dựa trên kế hoạch của công ty, giúp công ty đạt được các mục tiêu. III. Những khó khăn của hoạch định. Trong quá trình thực hiện việc hoạch định, nhà quản trị sẽ gặp rất nhiều các khó khăn bởi lẽ hoạch định là công việc nhắm đến tương lai, bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tương lai và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chúng ta không thể nào biết trước được tương lai và cũng rất khó để tiên đoán tương lai, nhưng như vậy không có nghĩa là nhà quản trị không thể và không cần làm hoạch định. “Trong kinh doanh nếu bạn không lập kế hoạch, điều đó có nghĩa là bạn đang chuẩn bị một kế hoạch để thất bại” 1 , “Không ai có thể tiên đoán hay định trước tương lại… Tuy nhiên càng lên kế hoạch cụ thể cho tương lại, càng biết rõ những điều mà bạn mong muốn” 2 . Những khó khăn các nhà quản trị có thể gặp phải trong quá trình hoạch định có thể mang yếu tố chủ quan hoặc khách quan: • Chính sách của đất nước thay đổi thường xuyên, ví dụ như chính sách cho vay vốn (mức lãi suất trần, lãi suất 1Crawford H. Greenewalt – chủ tịch HĐQT Công ty hoá chất DuPon của Mỹ 2Spencer Johnson – nhà văn, tiến sỹ tâm lý học người Mỹ 3 sàn…), quy định mức giá trần, giá sàn, chính sách về thuế, chính sách trợ cấp, chính sách xuất nhập khẩu, giá cả xăng dầu… Đây là yếu tố khó dự đoán nhất và thích ứng chậm nhất. • Cạnh tranh từ các công ty đối thủ: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp bán các sản phẩm “thay thế” hoặc “bổ sung” cho sản phẩm của công ty mình. Nhà quản trị khó có thể biết được các công ty đối thủ sắp có hoạt động cạnh tranh nào, sắp tung ra thị trường sản phẩm mới nào, có những thay đổi gì trong kế hoạch marketing bán hàng và giá cả hàng hoá… để có kế hoạch cạnh tranh phù hợp. • Sự thay đổi của thị trường: Tình hình cung – cầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá cùng với thị hiếu của người tiêu dùng… biến động không ngừng và theo từng ngày từng giờ, khó ai có thể nói trước được. • Sự phát triển của công nghệ. • Tâm lý nhà đầu tư khó nắm bắt. • Một số các nguyên nhân khác như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), thời tiết xấu… IV. Cách thức giúp nhà quản trị giảm bớt khó khăn. 1 Quá trình cơ bản của hoạch định: • Xác định mục tiêu: Những mục tiêu này phải mang tính thực tế và đáp ứng được những kỳ vọng chung của nhiều nhóm lợi ích trong môi trường của một tổ chức. - Cách 1: Lãnh đạo tổ chức trực tiếp bàn bạc, nghiên cứu đề xuất các mục tiêu chung của tổ chức và cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận hay phân hệ của tổ chức. Đây là cách làm dội từ trên xuống. - Cách 2: Ban lãnh đạo đề ra các mục tiêu sống còn của tổ chức, đề ra yêu cầu về nội dung và phương pháp xây dựng mục tiêu để các phân hệ nghiên cứu, soạn thảo các mục tiêu và nhiệm vụ của các phân hệ. Từ đó mà hình thành nên các mục tiêu chung của toàn tổ chức - Cách 3 là kết hợp cả 2 cách trên. • Xác định tình thế hiện tại của tổ chức: Đánh giá chính bản thân tổ chức. Tổ chức có những khả năng nào? Có những điểm mạnh và điểm yếu gì về các mặt như Marketing, quản lý, tài chính, hoạt động tổ chức, hoạt động R&D. 4 • Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu: Đánh giá môi trường hoạt động của tổ chức và xác định các yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Môi trường hoạt động của tổ chức gồm các yếu tố như kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, thị trường, quan hệ, xã hội… Xem xét các vấn đề như:  Cạnh tranh trong nội bộ một ngành  Các đối thủ cạnh tranh mới nhập ngành  Quyền thương lượng của khách hàng  Quyền thương lượng của các nhà cung cấp  Các hàng hoá thay thế • Xây dựng bản kế hoạch hoặc hệ thống các chương trình hoạt động để đạt mục tiêu: Nhà quản trị cần lựa chọn chiến lược phù hợp với tổ chức mình về các lĩnh vực như thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hoá kinh doanh… Mỗi dự án cần được xem xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời gian, tiến độ và liên quan đến khả năng chi trả. • Xây dựng các phương án dự thảo. Cơ sở xây dựng phương án chiến lược. - Dựa trên cơ sở khai thác triệt để các khả năng của yếu tố bao quanh yếu tố then chốt của tổ chức. - Dựa trên cơ sở khai thác các ưu thế tương đối (vị trí địa lý, thương hiệu, khả năng cung cấp vật tư, quy mô của tổ chức, các mỗi quan hệ, lợi thế về thông tin - Dựa trên cơ sở những yếu tố khám phá mới (công nghệ mới, sản phẩm mới, hình thức phục vụ mới…) • Thực hiện việc hoạch định: Tiến hành những hoạt động nào để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhà quản trị cần quan tâm đến các yếu tố như công nghệ, tài chính, marketing, cơ cấu tổ chức, kỹ năng quản lý, các hoạt động R&D… 2.Phương pháp để dự báo trước sự kiện, giảm bớt khó khăn trong hoạch định. Tuy nhiên không phải là không có cách để làm giảm bớt những khó khăn đó. • Các nhà quản trị cần có tầm nhìn tốt, có kiến thức tổng hợp và đa dạng để có thể hoạch định tốt. 5 • Nhà quản trị có thể dựa vào tình hình thực tế trong hiện tại để dự đoán được Nhà nước sẽ ban hành chính sách gì để phù hợp với tình hình đó, từ đó có thể biết được xu hướng của thị trường trong thời gian tới nếu các chính sách đó được đưa ra. • Thường xuyên cập nhật các tin tức về sự phát triển của công nghệ, như hiện nay có công nghệ mới nào vừa được phát minh ra và tương lai cần tạo ra những công nghệ mới nào để phù hợp với tình hình thị trường. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần có những kế hoạch khảo sát thị trường để nắm bắt được sở thích của người tiêu dùng và có kế hoạch tạo ra sản phẩm mới hay cải thiện chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay các nhà quản trị sử dụng 2 phương pháp chính để dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. • Phương pháp định tính: Các nhà quản trị có thể lấy ý kiến của ban quản lý điều hành công ty, ý kiến của nhân viên bán hàng, khảo sát thị trường người tiêu dùng hoặc ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp… để từ đó rút ra dự báo cho thời gian sắp tới. • Phương pháp định lượng: Bao gồm phân tích chuỗi thời gian và mô hình kinh tế lượng. Nhà quản trị dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu tương lai. Mối quan hệ giữa thời gian và nhu cầu hoặc giữa các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình toán tính hợp. 3.Các công cụ hỗ trợ cho hoạch định: Các công cụ thường được dùng trong hoạch định như : ma trận BCG, ma trận SWOT, ma trận lưới GE, hoạch định bằng lưu đồ(Flow chart), sơ đồ Gantt. a. Ma trận SWOT Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các công ty cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là SWOT: - Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty. - Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, 6 - Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài - Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài. • Phân tích Ma trận SWOT tổng công ty CP may Việt Tiến. MA TRẬN SWOT O (Cơ hội) 1.Chính sách hỗ trợNhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA 2.Xã hội: Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" 3. Nhu cầu xuất khẩu tăng 4. Ưu đãi cho hàng xuất khẩu. 5.Vốn đầu tư tăng T(Thách thức) 1.Cạnh tranh:sản phẩm,giá cả 2.Lao động bị chia sẻ 3.Hàng nhái,hàng giả 4.Nhu cầu,tâm lí 5.Môi trường kinh tế:suy thoái, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cùng ngành,lãi suất cao. 6.Chính sách, pháp luật chưa thuận lợi S(Điểm mạnh) 1.Ngành nghề đa dạng 2.Sản phẩm đa dạng, phù hợp nhiều KH,chất lượng tốt -sảnxuất sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân -mở rộng ngành nghề kdoanh, tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả. - chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao động với kĩ thuật, 7 3.Giá cả cạnh tranh 4.Thị trường rộng lớn 5.Quy mô lớn 6.Vị trí cao, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt. 7.Nhân viên trình độ cao 8.Chăm sóc khách hàng tốt 9.Trang thiết bị sản xuất hiện đại Việt Nam -tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu, tăng doanh thu. -xâm nhập vào các thị trường trước đây còn bị hạn chế, cùng chính sách giá và sản phẩm đa dạng để mở rộng thị trường nước ngoài -dựa vào thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, cơ hội tăng số lượng xuất khẩu. -tận dụng các nguồn đầu tư và hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuât,đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang gia tăng - Tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư vào sản xuất,đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. - tổ chức các chương trình khuyến khích tiêu dùng,mở thêm các đại lí ,đưa hàng vào các trung tâm mua sắm lớn. - tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc, chú trọng cả hình thức, chất lượng sản phẩm,giữ vững hình ảnh của công ty. -đầu tư cho công tác đào trình độ chuyên môn khác nhau. -sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng -thay đổi,đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm - nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế - tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường với chiến lược đa giá - Giữ vững và phát triển thị trường trong nước,nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. -suy thoái kinh tế: tập trung hơn cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng ít để,cứu nguy cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng lớn. - tận dụng, thu hút lượng lao động đông đảo ở chính địa phương có cơ sở sản xuất. - giảm 1 phần vay với lãi suất cao, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. - mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách hàng. -đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thị trường -tận dụng những ưu đãi từ nhà nước,vượt qua các rào cản 8 tạo thường xuyên,liên tục.Có chính sách chăm lo,đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc. -xây dựng một bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. -đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại - có kế hoạch thu hút vốn để tiếp thu, ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến thương mại khi xuất khẩu ra nước ngoài. W(Điểm yếu) 1.Nhân công chưa ổn định, lao động chủ yếu là phổ thông. 2.NVL chủ yếu là nhập khẩu -Tận dụng nguồn vốn FDI, chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập khẩu nguyên liệu. -Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI -đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao,thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ - tạo điều kiện và có chính sách chăm lo đời sống và giữ người lao động; tăng lương thu hút nhiều lao động, mở trường đào tạo nhân lực ở các tỉnh vùng xa để cung ứng lao động đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân công. -đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất NVL,giảm tỉ lệ nhập khẩu NVL. Phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ được các phương án chiến lược sau: Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO): 9 · S2S3O2: sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận và thị phần trong nước. · S2S3O3: tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu và tăng doanh thu. · S4O3: thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, nên có cơ hội tăng số lượng xuất khẩu. · S5O1O3O5: tận dụng các nguồn đầu tư và hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuât, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang gia tăng. · S6O1: Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư vào sản xuất,đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành,củng cố vị thế trong lòng người tiêu dùng. · S8O2: xây dựng một bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp,để mọi thắc mắc của khách hàng được giải quyết trong thời gian sớm nhất.Mọi nhân viên phải luôn tâm niệm không chỉ bán được hàng mà khách hàng còn quay trở lại với Việt Tiến. Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST) · S1T1: Cạnh tranh ko thể tránh khỏi=>mở rộng ngành nghề kinh doanh, đồng thời tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả. · S1T2: nhiều ngành nghề->chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao động với kĩ thuật, trình độ chuyên môn khác nhau. · S2T1:sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng=> giữ lại khách hàng cũ,thu hút khách hàng mới, và cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh… · S2T4: Với chất lượng đã có,thời gian tới, doanh nghiệp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 . · S4T5: khi môi trường kinh tế suy thoái ở các thị trường với mức độ khác nhau thì tập trung hơn cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng ít để có thể cứu nguy cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng lớn. · S5T1: dựa vào lợi thế tiềm lực, quy mô rộng lớn để vươn lên chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với các đỗi thủ cũng đang phát triển mạnh. · S6T1T4: DN đã được nhiều người biết đến trên thị trường-> mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách hàng. · S6T3: DN cần đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thị trường để đối phó với các hiện tượng giả mạo,nhái thương hiệu. 10 [...]... đề trong tương lai Mặc dù tiên đoán tương lai là một việc khó khăn, nhưng các nhà quản trị vẫn có thể hoạch định tốt cho công ty của mình nếu đủ sáng suốt, có đủ khả năng và trình độ để có thể lường trước được những khả năng sẽ xảy ra trong tương lai Và cuối cùng, nhà quản trị cũng cần có đầu óc linh hoạt, nhạy bén để xử lý tình huống nếu tương lai xảy ra không giống với những gì mình đã tiên đoán trước... ta ấn định những mục tiêu và lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành mục tiêu Mục tiêu là nền tảng của hoạch định, là những kết quả mà quản trị trông đợi trong tương lai Mục tiêu đạt tốt tất nhiên hoạch định sẽ thành công, và để việc hoạch định bớt khó khăn, chúng ta cần phải vạch ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khả thi nhất Việc đặt mục tiêu theo phương pháp quản trị theo mục tiêu – MBO ngày càng được... nhân công Nguồn lao động không ổn định,lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ .Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao,thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ phục vụ cho sản xuất để biến thành lợi thế tạo ra những sản phẩm có lợi thế. .. là hàng chất lượng cao, còn hàng của Hàn Quốc chỉ là hàng rẻ tiền – là điều không hề đơn giản đối với Samsung Vina lúc bấy giờ Với tầm nhìn duy nhất của Samsung - “dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật số”: ‘Chúng tôi tin rằng, ngày nay, thông qua sự đổi mới công nghệ, chúng tôi sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong tương lai Chúng tôi hướng đến mục tiêu phát triển các công. .. đoán trước vì tương lai không có gì là chắc chắn Các nguồn tham khảo: • Bài giảng Quản trị học” • Quản trị tài chính” ( Eugene F Brigham & Joel F Houston – ĐH Florida) 15 tailieu.vn vi.scribd.com doanhnhan360.com Samsung.com http://yume.vn/lucky_star_9x/article/ma-tran-swot-cua-cong -ty- mayviet-tien.35D58FB6.htm LỜI KẾT: Qua những đã phân tích trên, thấy được rằng: Hoạch định chính là cách để chúng ta... cùng với những công nghệ và tính năng mới; tích cực tìm kiếm những thách thức nhằm tạo ra các sản phẩm và giải pháp dẫn đầu thị trường Trước đây công ty nhận thấy rằng mỗi gia đình thường chỉ có một chiếc ti-vi màu cho cả đại gia đình hoặc hơn nữa là cả hàng xóm láng giềng cùng xem nên họ rất cần những chiếc ti-vi có bộ loa công suất lớn Nắm được điều này, công ty đã hoạch định tác nghiệp là tung ra thị... Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn Ngoài ra có thể sử dụng cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi sao hay Chó · Từ bỏ ( Divest) Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào không có khảnăng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận có khả năng sinh lời lớn hơn Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi (chắc chắn không thể trở... Ngôi sao) và cho sản phẩm nằm trong phần Chó V Đôi nét về việc xây dựng kế hoạch của công ty điện tử Samsung Việt Nam ( Samsung Vina) Có thể lấy ví dụ từ thực tiễn là công ty điện tử Samsung Việt Nam (Samsung Vina) Khi mới vào thị trường Việt Nam, Samsung đã gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh lớn đến từ Nhật Bản như Sony, Toshiba… Để cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam – nơi cho rằng chỉ... quản trị theo mục tiêu – MBO ngày càng được sử dụng rộng rãi Văn hóa trong tổ chức cũng là yếu tố ảnh yếu đến hiệu quả của MBO, hoạch định, nó tác động tới cách thức, hành động, tư duy của nhà quản trị Và chúng ta không thể không nói rằng, văn hóa tổ chức góp phần không nhỏ trong thành công hay thất bại của một công ty • • • • • 16 ... xác định được vị trí của các SBU trên ma trận BCG thì cần phải xác định được 2 thông số là: Tỉ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU đó Các chiến lược áp dụng · Chiến lược Xây dựng (Build): áp dụng cho SBU nằm trong phần dấu hỏi SBU của DN cần được đầu tư để củng cố và tiếp tục tăng trưởng thị phần Khi áp dụng chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài . Câu : Tiên đoán tương lai thì thật là khó, nhưng điều này vẫn không ngăn các công ty cố gắng làm hoạch định. Làm thế nào để các nhà quản trị làm cho bớt khó khăn đó? Hãy giải thích ý kiến. trong tương lai và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chúng ta không thể nào biết trước được tương lai và cũng rất khó để tiên đoán tương lai, nhưng như vậy không có nghĩa là nhà quản trị không. trong hoạch định. Tuy nhiên không phải là không có cách để làm giảm bớt những khó khăn đó. • Các nhà quản trị cần có tầm nhìn tốt, có kiến thức tổng hợp và đa dạng để có thể hoạch định tốt. 5 • Nhà

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong quá trình thực hiện việc hoạch định, nhà quản trị sẽ gặp rất nhiều các khó khăn bởi lẽ hoạch định là công việc nhắm đến tương lai, bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tương lai và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chúng ta không thể nào biết trước được tương lai và cũng rất khó để tiên đoán tương lai, nhưng như vậy không có nghĩa là nhà quản trị không thể và không cần làm hoạch định. “Trong kinh doanh nếu bạn không lập kế hoạch, điều đó có nghĩa là bạn đang chuẩn bị một kế hoạch để thất bại”1, “Không ai có thể tiên đoán hay định trước tương lại… Tuy nhiên càng lên kế hoạch cụ thể cho tương lại, càng biết rõ những điều mà bạn mong muốn”2.

  • Những khó khăn các nhà quản trị có thể gặp phải trong quá trình hoạch định có thể mang yếu tố chủ quan hoặc khách quan:

  • Chính sách của đất nước thay đổi thường xuyên, ví dụ như chính sách cho vay vốn (mức lãi suất trần, lãi suất sàn…), quy định mức giá trần, giá sàn, chính sách về thuế, chính sách trợ cấp, chính sách xuất nhập khẩu, giá cả xăng dầu… Đây là yếu tố khó dự đoán nhất và thích ứng chậm nhất.

  • Cạnh tranh từ các công ty đối thủ: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp bán các sản phẩm “thay thế” hoặc “bổ sung” cho sản phẩm của công ty mình. Nhà quản trị khó có thể biết được các công ty đối thủ sắp có hoạt động cạnh tranh nào, sắp tung ra thị trường sản phẩm mới nào, có những thay đổi gì trong kế hoạch marketing bán hàng và giá cả hàng hoá… để có kế hoạch cạnh tranh phù hợp.

  • Sự thay đổi của thị trường: Tình hình cung – cầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá cùng với thị hiếu của người tiêu dùng… biến động không ngừng và theo từng ngày từng giờ, khó ai có thể nói trước được.

  • Sự phát triển của công nghệ.

  • Tâm lý nhà đầu tư khó nắm bắt.

  • Một số các nguyên nhân khác như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), thời tiết xấu…

  • IV. Cách thức giúp nhà quản trị giảm bớt khó khăn.

  • 2.Phương pháp để dự báo trước sự kiện, giảm bớt khó khăn trong hoạch định.

  • Tuy nhiên không phải là không có cách để làm giảm bớt những khó khăn đó.

  • Các nhà quản trị cần có tầm nhìn tốt, có kiến thức tổng hợp và đa dạng để có thể hoạch định tốt.

  • Nhà quản trị có thể dựa vào tình hình thực tế trong hiện tại để dự đoán được Nhà nước sẽ ban hành chính sách gì để phù hợp với tình hình đó, từ đó có thể biết được xu hướng của thị trường trong thời gian tới nếu các chính sách đó được đưa ra.

  • Thường xuyên cập nhật các tin tức về sự phát triển của công nghệ, như hiện nay có công nghệ mới nào vừa được phát minh ra và tương lai cần tạo ra những công nghệ mới nào để phù hợp với tình hình thị trường. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần có những kế hoạch khảo sát thị trường để nắm bắt được sở thích của người tiêu dùng và có kế hoạch tạo ra sản phẩm mới hay cải thiện chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

  • Hiện nay các nhà quản trị sử dụng 2 phương pháp chính để dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

  • Phương pháp định tính: Các nhà quản trị có thể lấy ý kiến của ban quản lý điều hành công ty, ý kiến của nhân viên bán hàng, khảo sát thị trường người tiêu dùng hoặc ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp… để từ đó rút ra dự báo cho thời gian sắp tới.

  • Phương pháp định lượng: Bao gồm phân tích chuỗi thời gian và mô hình kinh tế lượng. Nhà quản trị dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu tương lai. Mối quan hệ giữa thời gian và nhu cầu hoặc giữa các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình toán tính hợp.

  • 3.Các công cụ hỗ trợ cho hoạch định:

  • Các công cụ thường được dùng trong hoạch định như : ma trận

  • BCG, ma trận SWOT, ma trận lưới GE, hoạch định bằng lưu đồ(Flow chart), sơ đồ Gantt.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan