VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC pdf

4 764 10
VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC Tên Vườn quốc gia Vườn quốc gia Tam Đảo Quyết định thành lập Quyết định 136/TTg, ngày 6/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo. Quyết định thay đổi, mở rộng Quyết định 155/2002/QĐ-TTg, ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Tam Đảo. Địa điểm Vườn quốc gia Tam Đảo chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm Vườn cách Hà Nội 80 km về phía Bắc và cách thị xã Vĩnh Yên 20 km. Toạ độ địa lý 21 0 21’- 21 0 42’ Vĩ độ Bắc; 105 0 23’ – 105 0 44’ kinh độ Đông Diện tích 34.995 ha Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 16.442 ha Phục hồi sinh thái 7.240 ha Dịch vụ hành chính 1.540 ha Vùng đệm 15.515 ha Cơ cấu tổ chức Trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm: Ban lãnh đạo; Phòng Tổ chức – hành chính; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; Hạt Kiểm lâm; Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái môi trường; Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm. Nhiệm vụ - Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo - Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm, đặc biệt các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên. - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học; tạo môi trường tốt phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. - Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân địa phương về bảo tồn thiên nhiên. - Phát triển, góp phần ổn định đời sống người dân trong vùng. Khí hậu, thuỷ văn Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong khối núi chạy theo hướng Đông bắc – tây nam. Khối núi này bị tách thành hai vùng núi cao ở phía Bắc và phía tây bởi những vùng đứt gãy có độ cao thấp hơn. Có một số đỉnh cao hơn 1.300 m so với mặt biển ở bên trong Vườn quốc gia, đỉnh cao nhất là núi Tam đảo có độ cao 1.592 m. Điểm thấp nhất của Vườn quốc gia là khoảng 100m. Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sông chính: Ở phía đông bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía Tây nam của khối núi nằm trong đường phân thuỷ của sông Đáy. Hầu hết các sông suối bên trong VQG đều dốc và chảy xiết. Tam Đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa; lượng mưa trung bình hàng năm đạt đến 2.800 mm và tập trung trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với khoảng 90% tổng lượng mưa của cả năm. Trong mùa khô, lượng mưa và độ ẩm ở các đai cao rất thấp làm cho những vùng này rất dễ bị cháy. Những kết quả hoạt động chủ yếu 1. Công tác xây dựng cơ bản: Xây dựng nhà làm việc, bếp ăn, xây dựng 17 trạm và 02 chốt QLBVR; Chòi quan sát cháy và chữa cháy rừng, nhà nghỉ du lịch sinh thái 2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng: Xác định ranh giới của VQG với các địa phương từ độ cao 100 m trở lên; Xây dựng đường ranh giới của Vườn với 400 cột mốc, 60 km đường ranh giới, 12 chòi canh lửa tại các trọng điểm cháy ; Xây dựng và mở rộng hệ thống đường tuần tra rừng và đường tuần tra kết hợp tuyến du lịch sinh thái; Xây dựng 17 trạm kiểm lâm địa bàn, hệ thống biển báo hiệu cấp cháy rừng, biển báo cấm, áp phích tuyên truyền quản lý và bảo vệ rừng; Tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng tại các thôn bản tham gia QLBVR, thực hiện qui ước BVR và PCCCR 3. Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học: 3.1 Công tác bảo tồn: * Hoạt động bảo tồn: VQG Tam Đảo đã thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn trong những năm qua, cụ thể như sau: - Hỗ trợ dự án “Phương pháp tiếp cận điểm tổng hợp để quản lý và bảo tồn trong VQG” với mục tiêu giảm thiểu tác động tới tài nguyên rừng trong khu bảo tồn, xây dựng được bản đồ, lựa chọn một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao. - Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá đa dạng sinh học của VQG; - Xây dựng được cuốn tài liệu khuyến nông về các loài cây lâm sản ngoài gỗ trong KBT; 3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học: * Đề tài cấp Nhà nước đã được thực hiện tại VQG Tam Đảo: - Đề tài “Bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu quý hiếm ở VQG Tam Đảo” giai đoạn 2003 – 2007. * Đề tài cấp bộ được thực hiện ở VQG Tam Đảo gồm: - “Nghiên cứu tuyển chọn và các biện pháp gây trồng phát triển Loài đỗ quyên Tam Đảo, làm cơ sở cho việc bảo tồn cộng đồng và mục đích lục hoá khu nghỉ mát Tam Đảo”; - “Nghiên cứu phục hồi các kiểu rừng tự nhiên vốn có ở VQG Tam Đảo” giai đoạn 2004 – 2008; - “Nghiên cứu cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn một số loài cây thuốc quý hiếm, nguy cấp và phát triển bền vững” giai đoạn 2009 - 2014; - “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Cá Coóc Tam Đảo làm cơ sở cho việc bảo tồn loài đặc hữu ở VQGTĐ”; - Giám sát và đánh giá về đa dạng sinh học và tác động của con người 4. Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường: Thực hiện được nhiều chương trình du lịch sinh thái, tuyên truyền giáo dục môi trường tới người dân, học sinh bằng các hình thức khác nhau như: Lớp học môi trường cho học sinh các trường THCS, THPT trong huyện Tam Đảo, tài liệu và phát tờ rơi, Tài nguyên đa dạng sinh học - Khu hệ thực vật (Tài liệu thống kê năm 2000): Bước đầu thống kê được 1282 loài thuộc 660 chi, 179 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong dó có 42 loài thực vật đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần bảo vệ như Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium), Trà hoa đài (Camellia lengicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Chuỳ hoa leo (Mosla tamdaoensis) và Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi). - Khu hệ Bò sát - ếch nhái: Đã ghi nhận với tổng số là 180 loài (57 loài ếch nhái thuộc 3 bộ, họ và 123 loài Bò sát thuộc 3 bộ, 17 họ), phát hiện 2 loài mới cho khoa học tại VQG (loài Leptolalax sunggi, 1998 và Ramatrankieni, 2003). Trong tổng số đó có 38 loài quý hiếm (gồm các loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới), loài thuộc Công ước CITES và loài ghi trong NĐ 48/2002 (Hồ Thu Cúc et. Al, 2003, Nguyễn Quảng Trường et al. 2004). - Khu hệ thú: Tất cả có 77 loài đã ghi nhận ở VQG Tam Đảo, trong đó có 16 loài bị đe doạ ở cấp độ Quốc gia, 17 loài ở cấp độ Thế giới, 16 loài ghi trong NĐ 48 của Chính phủ (48/2002/NĐCP), 21 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn. Tổng số 31 loài thú lớn có 17 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn đối với VQG Tam Đảo cũng như ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Đặng et al, 2005). - Khu hệ Chim: Theo số liệu điều tra trong thời gian 2004- 2005 (Peter, D và Lê Mạnh Hùng, 2005), và các số liệu đã có trước đây từ các nguồn khác nhau, các tác giả đã đưa ra kết luận cho thấy khu hệ Chim VQG Tam Đảo có đến 280 loài¸ trong đó có 29 loài Chim ăn thịt di cư tới VQG. - Khu hệ côn trùng có 360 loài Bướm (Theo nghiên cứu của Vũ Văn Liên, năm 2005), trong đó có 9 loài quan trọng; côn trùng ăn lá 122 loài, thuộc 52 giống. Theo báo cáo nghiên cứu Khu hệ Bướm VQG Tam Đảo. Họ Nymphalidae có số loài nhiều nhất (86 loài), tiếp theo là họ Hesperiidae (77 loài) và họ Lycaenidae (53 loài). Hai họ Acraeidae và Libytheidae có số loài ít nhất (3 loài). . VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC Tên Vườn quốc gia Vườn quốc gia Tam Đảo Quyết định thành lập Quyết định 136/TTg, ngày 6/3/1996 của. Vườn quốc gia Tam Đảo. Quyết định thay đổi, mở rộng Quyết định 155/2002/QĐ-TTg, ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Tam Đảo. Địa điểm Vườn quốc gia Tam. m so với mặt biển ở bên trong Vườn quốc gia, đỉnh cao nhất là núi Tam đảo có độ cao 1.592 m. Điểm thấp nhất của Vườn quốc gia là khoảng 100m. Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan