nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người việt nam

71 4.2K 15
nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THÀNH TRUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ ĐỘNG MẠCH GAN NGOÀI GAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGIỆP THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI, 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THÀNH TRUNG TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ ĐỘNG MẠCH GAN NGOÀI GAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Giải phẫu Mã số: 62.72.01.10 Hướng dẫn khoa học: TS Trần Sinh Vương HÀ NỘI, 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các phòng, ban, bộ môn, các thầy, các anh, chị, các bạn đồng nghiệp, và gia đình. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS. TS Nguyễn Văn Huy, trưởng bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y Hà Nội, người thầy đã quan tâm giúp đỡ tôi ngay từ khi định hướng nghiên cứu và đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. - TS Trần Sinh Vương, người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi cả trong việc học tập và quá trình hoàn thành cuốn luận văn này. - TS Nguyễn Trần Quýnh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thùy, ThS Ngô Văn Đãng, TS Ngô Xuân Khoa, ThS Nguyễn Đức Nghĩa, KTV Nguyễn Văn Điệp cùng toàn thể các thầy, cô trong bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành nghiên cứu này. - Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tọa sau đại học trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. - ThS Nguyễn Bảo Trân và bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Hải Phòng, ThS Vũ Duy Tùng và bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu này. - Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Vũ Thành Trung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu trong phần kết quả nghiên cứu của luận vưn này là của riêng tôi, không xử dụng từ bất cứ từ một tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vũ Thành Trung MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………… CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………… 1 1.1.Giải phẫu động mạch thân tạng…………………….…………… 1 1.1.1 Nguyên ủy, đường đi…………………………………………. 1 1.1.2 Liên quan…… ………………………………………………. 3 1.1.3 Sự phân nhánh…… …………………………………………. 3 1.1.4 Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch thân tạng……… 5 1.2. Giải phẫu động mạch gan………………………………………… 9 1.2.1. Nguyên ủy, đường đi, liên quan………………………………… 9 1.2.2. Phân nhánh……………………………………………………… 9 1.2.3. Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch gan………………… 13 1.3. Một số nghiên cứu ứng dụng của động mạch thân tạng………… 21 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP……………………. 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………. 23 2.1.1. Mẫu nghiên cứu……………………………………………… 23 2.1.2 Cách chọn mẫu……………………………………………… 23 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu…………………………………………. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 24 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………… 24 2.2.2 Các kỹ thuật nghiên cứu giải phẫu …………………………. 26 2.3 Các phương tiện, vật liệu phục vụ nghiên cứu…………… ……… 27 2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………… 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………… 28 3.1 Động mạch thân tạng……………………………………………… 28 3.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng……………………………. 28 3.1.2 Các dạng phân nhánh của động mạch thân tạng……………… 33 3.1.3 Động mạch tỳ………………………………………………… 36 3.1.4 Động mạch vị trái……………………………………………… 38 3.1.5 Kích thước động mạch thân tạng………………………………. 38 3.2 Các động mạch cấp máu cho gan………………………………… 39 3.2.1 Động mach gan chung…………………………………………. 39 3.2.2 Động mạch gan riêng………………………………………… 41 3.2.3 Động mạch gan phải…………………………………………… 42 3.2.4 Động mạch gan trái…………………………………………… 44 3.2.5 Động mạch thùy vuông……………………………………… 45 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN…………………………………………… 46 4.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng…………………………… 46 4.1.2 Sự phân nhánh của động mạch thân tạng………………………. 47 4.1.3 Kích thước của động mạch thân tạng…………………………… 48 4.1.4. Động mạc tỳ………………………………………………… 49 4.2. Các động mạch gan…………………………………………… 50 4.2.1 Về các dạng động mạch cấp máu cho gan………………… 50 4.2.2 Vế kích thước các động mạch gan…………………………. 55 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐM: động mạch. ĐMCB: động mạch chủ bụng. ĐMGC: động mạch gan chung. ĐMGP: động mạch gan phải. ĐMGR: động mạch gan riêng. ĐMGT: động mạch gan trái. ĐMT: động mạch tỳ. ĐMTT: động mạch thân tạng. ĐM MTTT: động mạch mạc treo tràng trên. ĐMVT: động mạch vị trái. TM: tĩnh mạch ĐẶT VẤN ĐỀ Động mạch thân tạng ( coeliac trunk) là nhánh bên lớn nhất của động mạch chủ bụng cấp máu cho hầu hết các tạng ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, những tạng quan trọng của hệ tiêu hóa ( gan, phần lớn tụy, dạ dày ) và hệ tuần hoàn ( tỳ ). Các biến đổi giải phẫu của động mạch thân tạng rất đa dạng và xuất hiện với tần số tương đối lớn. Sự lạc chỗ của nguyên ủy động mạch thân tạng có thể dẫn tới một số bệnh lý liên quan của các tạng mà nó nuôi dưỡng . . .Các động mạch cấp máu cho gan có thể từ động mạch thân tạng nhưng cũng có thể đến từ các nguồn mạch khác (động mạch mạc treo tràng trên, động mạch chủ bụng, động mạch vị trái…). Các biến đổi giải phẫu về động mạch của gan ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của cuộc phẫu thuật về gan [33]. Khẩu kính động mạch có vai trò quan trọng đối với phẫu thuật ghép gan. Động mạch có kích thước nhỏ thường dễ gây tắc mạch [13]. Với tầm quan trọng như vậy, sự hiểu biết về các biến đổi giải phẫu của động mạch này và các kích thước của nó thực sự có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý có liên quan. Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch thân tạng đã được tiến hành từ lâu. Bắt đầu từ Haller vào năm 1756, Rio Branco năm 1912, sau đó các nghiên cứu được tiếp tục tiến hành, Tandle (1929); Orts – Llorca (1944); Michels (1951); Nguyễn Hữu (1971); Fumagalli & Cavallotti (1983); Latarjet & Ruiz-Liard (1989); Selma P và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 89 xác phẫu tích đã cho kết quả là những mô tả chi tiết về sự biến đổi giải phẫu và kích thước của động mạch thân tạng, kết quả của chúng bổ sung ngày càng đầy đủ hơn cho các nghiên cứu trước [31]. Các nghiên cứu về động mạch gan cũng đã được tiến hành song song với các nghiên cứu về động mạch thân tạng và được đẩy mạnh khi phẫu thuật ghép gan ra đời. Ở Việt Nam các nghiên cứu về động mạch thân tạng còn ít và chưa đầy đủ. Lê Văn Cường khi nghiên cứu về các dạng và dị dạng của động mạch ở người Việt Nam đã mô tả các biến đổi giải phẫu về nguyên ủy của động mạch này [3], còn các đặc điểm giải phẫu khác như sự phân nhánh và kích thước của nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về động mạch gan được quan tâm nhiều hơn, số lượng lớn và qui mô của các nghiên cứu cũng lớn hơn. Tuy vậy các tác giả tập trung vào nhận định và thống kê về hình thái là chính, còn về kích thước của các động mạch gan thì còn ít nghiên cứu đề cập đến. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người Việt Nam” với mục đích: 1. Mô tả các dạng nguyên ủy và phân nhánh của động mạch thân tạng và động mạch gan ngoài gan. 2. Cung cấp các số liệu về kích thước của động mạch thân tạng, động mạch gan ngoài gan. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu động mạch thân tạng. 1.1.1 Nguyên ủy, đường đi: Động mạch thân tạng (coeliac trunk ) là một thân động mạch ngắn, chiều dài khoảng 1,25 cm [1],[9], có nguyên ủy từ mặt trước của động mạch chủ bụng, ngay dưới lỗ động mạch chủ của cơ hoành, ngang mức đĩa gian đốt sống D12 và L1, đi gần như theo chiều ngang ra phía trước rồi chia thành ba ngành cùng là động mạch vị trái (left gastric artery), động mạch gan chung(common hepatic artery), và động mạch tỳ(splenic artery), đôi khi còn cho ra một động mạch hoành dưới [9]. Hình1.1. Động mạch thân tạng , theo Gray 18 [21]. Đm thân tạng Đm chủ bụng [...]... thêm, động mạch gan phải và động mạch gan trái phân chia ngay từ động mạch thân tạng Trịnh Hồng Sơn ( 1999 ) báo cáo hai trường hợp động mạch gan phải và động mạch gan trái tách trực tiếp từ động mạch thân tạng [10] Trong hai trường hợp này động mạch thân tạng tách thành bốn nhánh tận là động mạch vị trái, động mạch tỳ, động mạch gan phải và động mạch gan trái Hình1.11 Động mạch gan trái và động mạch gan. .. tách từ động mạch gan riêng, gan chung, động mạch thân tạng, từ đm vị trái: 4,5% Hình1.9 Sự trượt của nguyên ủy động mạch gan trái theo Nguyễn Hữu [27] + Một động mạch gan từ động mạch thân tạng và một động mạch gan phải bù, động mạch gan phải bù đến từ động mạch thân tạng, động mạch vị tá tràng, động mạch chủ, từ động mạch mạc treo tràng trên 4,25% 18 Hình1.10 Sự trượt của nguyên ủy động mạch gan phải... động mạch thân tạng cùng với động mạch vị trái, động tỳ và động mạch gan chung Liên quan đến biến đổi này, động mạch vị phải có nguồn gốc từ động mạch vị tá tràng 6 Loại 3: Nguồn gốc của động mạch vị trái từ động mạch chủ bụng và động mạch thân tạng chỉ tách ra động mạch gan chung và động mạch tỳ Động mạch dạ dày phải bắt nguồn từ động mạch vị tá tràng Loại 4: Động mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch. .. tràng trên Hai động mạch gan trái đã được tìm thấy, cả hai đều có nguyên ủy từ động mạch gan chung Động mạch túi mật có nguồn gốc từ động mạch vị tá tràng Loại 5: Hai thân động mạch riêng rẽ tách ra từ động mạch chủ bụng: một thân chung của động mạch vị trái và động mạch tỳ, một thân chung giữa động mạch gan chung và động mạch mạch treo tràng trên Loại 6: Động mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch mạc treo... 1971 ) [27]: động mạch gan chung: - Dài 5 cm, đường kính 5mm - Duy nhất một động mạch gan 85% Trong đó: 17 + tách từ động mạch thân tạng: 80% + tách từ đông mạch mạc treo tràng trên: 3% + từ thân chung động mạch thân tạng- động mạch mạc treo tràng trên:1,25% + từ động mạch chủ bụng: 0,5% - Hai động mạch gan: + Một đm gan từ động mạch thân tạng và một đm gan bù: 26 trường hợp Động mạch gan trái bù có... động mạch vị trái và động mạch gan trái 18 trường hợp + động mạch mạc treo tràng trên và động mạch gan phải 17 trường hợp + động mạch chủ bụng 1 trường hợp - Động mạch thân tạng không hoàn chỉnh 3,5-4% + thân gan tỳ 2 trường hợp + thân gan vị 2 trường hợp + thân vị tỳ 10 trường hợp - Vắng mặt động mạch thân tạng 0,5% - Động mạch thân tạng tách từ thân chung với động mạch mạc treo tràng trên 1,25% - Thân. .. cả hai 48,53%, và cả ba trong 22,22 % Luís Augusto da Silveira và cộng sự ( 2009) [25] nghiên cứu trên 21 xác ngâm formalin cho 6 cách phân nhánh của động mạch thân tạng như sau: Loại 1: động mạch thân tạng tách ra ba nhánh là động mạch vị trái, động tỳ và động mạch gan chung Động mạch gan chung tách ra động mạch gan riêng, động mạch vị phải và động mạch vị tá tràng Loại 2: Một động mạch đại tràng... vị tụy, tách thành động mạch gan riêng và động mạch vị tá tràng 1.2.2 Phân nhánh Các nhánh của động mạch gan chung là: - Động mạch gan riêng - Động mạch vị phải - Động mạch vị tá tràng, động mạch này tách ra động mạch vị mạc nối phải và động mạch tá tụy trên Động mạch gan riêng (hepatic artery proprer) đi tiếp theo hướng của động mạch gan chung, giữa các lớp của mạc nối nhỏ, và ở phía trước của lỗ... như sau [10]: 14 - Nhóm I: mạch máu cung cấp cho gan là động mạch gan riêng xuất phát từ động mạch gan chung, một nhánh của động mạch thân tạng chiếm 75,7 % Hình1.13 Nhóm I theo phân nhóm các động mạch cấp máu cho gan của Hiatt J [10] - Nhóm II: động mạch gan trái bắt nguồn từ động mạch vị trái, động mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch gan riêng bắt nguồn từ động mạch thân tạng chiếm 9,7% Hình1.14 Nhóm... [34] nghiên cứu trên 156 tiêu bản ăn mòn, phẫu tích và chụp mạch đã cho thấy những thay đổi về sự phân 5 nhánh và kích thước động mạch thân tạng cũng như các nhánh của nó Theo tác giả ba nhánh chính của động mạch thân tạng là động mạch tỳ, động mạch gan chung và động mạch vị trái Trong đó động mạch tỳ và động mạch gan chung thường tách ra đồng thời, còn nguyên uỷ của động mạch vị trái có thể trượt từ động . “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người Việt Nam với mục đích: 1. Mô tả các dạng nguyên ủy và phân nhánh của động mạch thân tạng và động mạch gan ngoài. t ỳ và động mạch gan chung. Động mạch gan chung tách ra động mạch gan riêng, động mạch vị phải và động mạch vị tá tràng. Loại 2: Một động mạch đại tràng giữa tách ra từ động mạch thân tạng. DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THÀNH TRUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ ĐỘNG MẠCH GAN NGOÀI GAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Ngày đăng: 28/07/2014, 06:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia.pdf

  • Loi cam on.pdf

  • camdoan.pdf

  • muc luc.pdf

  • Danh mauc chu vt.pdf

  • dvd.pdf

    • Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch thân tạng đã được tiến hành từ lâu. Bắt đầu từ Haller vào năm 1756, Rio Branco năm 1912, sau đó các nghiên cứu được tiếp tục tiến hành, Tandle (1929); Orts – Llorca (1944); Michels (1951); Nguyễn Hữu (1971); Fumagalli & Cavallotti (1983); Latarjet & Ruiz-Liard (1989); Selma P và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 89 xác phẫu tích đã cho kết quả là những mô tả chi tiết về sự biến đổi giải phẫu và kích thước của động mạch thân tạng, kết quả của chúng bổ sung ngày càng đầy đủ hơn cho các nghiên cứu trước [31].

    • Các nghiên cứu về động mạch gan cũng đã được tiến hành song song với các nghiên cứu về động mạch thân tạng và được đẩy mạnh khi phẫu thuật ghép gan ra đời.

    • Luan van hoan chinh.pdf

    • TLTK.pdf

      • 15. Abid B, Douard R, Chevallier JM, Delmas V (2008). “Left hepatic artery: anatomical variations and clinical implications”.Article in French,Morphologie;92, 299, pp. 154-61.

        • 20. Gray's Anatomy 39th edition (2008), pp. 1117-1119, 1147, 1218-1219, 1233.

        • 23. Katagiri H, Ichimura K, Sakai T ( 2007), “A case of celiacomesenteric trunk with some other arterial anomalies in a Japanese woman”.Anat Sci Int.;82,1, pp. 53-58.

        • 24. Karakose M, Peker T, Gulekon N, Yucel D, Oktem H ( 2006), “Numerical variation of the celiac trunk and anatomical variation in origin and course of the dorsal pancreatic artery”, Saudi Med J, 27, 8 pp.1232-5.

        • 26. Netter.F.H (2003), “Alat of Human Anatomy” John T. Hansen, Ph.D.

          • 27. Nguyễn Hữu et Ngô Thị Thanh Tâm, ( 1971), “Le tronc cœliaque chez le Vietnamien”.  Bulletins et Mémoires de la société d antropologie de Paris  , Volume   7  Numéro   7-1, pp. 75-84.

          • 28. R.M. Jones and K.J. Hardy. J.R.Coll (2001), “The hepatic artery: a reminder of surgical anatomy”, Surg.Edinb., 46, pp. 168-170. 

          • 29. Roberto Iezzi , Antonio Raffaele Cotroneo, Daniela Giancristofaro, Marco Santoro and Maria Luigia Storto (2007), “MDCT Angiography in Abdominal Aortic Aneurysm Treated with Endovascular Repair”,AJR; 189, pp. 1414-1420.

          • 30. Selma Petrella ( 2009), “Anatomy and variations of the celiac trunk”, International Journal of Morphology,17 Nov. pp

          • 31. Selma Petrella ( 2006), “Relationship of the celiac trunk with median arcuate ligament of the diaphragm”, International Journal of Morphology, pp. 146-154.

          • 33. Troupis T, Chatzikokolis S, Zachariadis M, Troupis G, Anagnostopoulou S, Skandalakis P (2008), “Rare anatomic variation of left gastric artery and right hepatic artery in a female cadaver”, Am Surg, 74, 5, pp.430-432.

          • 35. Vivian S. Lee ( 2003), “Celiac Artery Compression by the Median Arcuate Ligament”, Radiology, 228, pp. 437-442.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan