Luận văn : XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR TRÊN BA GIỐNG BÒ part 3 ppsx

10 350 0
Luận văn : XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR TRÊN BA GIỐNG BÒ part 3 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

21 các gen xác định giới tính trên NST Y sẽ giúp ngày càng hiểu rõ hơn về NST này và sẽ tạo ra được đoạn dò chuyên biệt hoàn toàn để cải thiện độ chính xác của kỹ thuật này. Qua việc tìm hiểu một số phương pháp xác định giới tính, ta thấy đa số các phương pháp không mắc khuyết điểm này thì sẽ gặp phải khó khăn khác và ít có phương pháp nào phù hợp với đòi hỏi của thương mại ngày nay. Do vậy, công cuộc tìm kiếm phương pháp xác định giới tính phù hợp vẫn còn tiếp tục. 2.3.5 Phân biệt giới tính bằng kỹ thuật polymerase chain reaction (PCR) Vào năm 1985, Karl Mullis và ctv đã phát minh ra phương pháp tổng hợp DNA trong ống nghiệm. Phát minh này nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chẩn đoán giới tính ở động vật. 2.3.5.1 Cơ sở phản ứng PCR dùng để phân biệt giới tính Phương pháp PCR (polymerase chain reaction - phản ứng tổng hợp dây chuyền nhờ polymerase) thực chất là một phương pháp tạo dòng trong ống nghiệm. Nghĩa là nhằm mục đích thu nhận một lượng lớn bản sao của một trình tự xác định. Cơ sở của phương pháp PCR chính là đặc tính hoạt động của các DNA polymerase. Các polymerase này chỉ có khả năng tổng hợp một mạch mới từ khuôn kể từ một đoạn mồi (là một trình tự DNA ngắn) đã bắt cặp sẵn với khuôn. Trong thực nghiệm, đoạn mồi là những trình tự bổ sung chuyên biệt cho đoạn DNA cần tổng hợp. Phương pháp PCR gồm 3 bước: (1) biến tính phân tử DNA; (2) bắt cặp đoạn mồi với mạch khuôn; (3) tổng hợp mạch mới. Ba bước này hợp thành một chu kỳ và chu kỳ này được lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy, đoạn DNA mục tiêu được nhân lên rất nhiều lần và có thể được quan sát thông qua những kỹ thuật phân tách và điện di DNA (Hồ Huỳnh Thuỳ Dương , 2002). Theo Schorder và ctv (1990), việc sử dụng đoạn mồi chuyên biệt NST Y trong phản ứng PCR giúp khuếch đại đoạn trình tự DNA chuyên biệt đực. Sự hiện diện hoặc vắng mặt của sản phẩm PCR cho phép xác định giới tính của phôi. Thông thường, kèm với sự khuếch đại trình tự chuyên biệt NST Y, người ta nhân bản đồng thời một trình tự trên NST sinh dưỡng (Chen và ctv, 2004) hoặc một trình tự trên NST X (Alves và ctv, 2003) để làm yếu tố kiểm soát sự hiện diện của vật liệu và các điều kiện phù hợp cho phản ứng nhân bản. Theo Bondioli và ctv (1989), yêu cầu của một trình tự DNA đặc hiệu cho việc xác định giới tính của các phôi cần phải có: 22 - Trình tự DNA phải lặp lại, mục đích là làm tăng tối đa lượng nguyên liệu dùng cho phản ứng nhân bản. - Trình tự lặp lại phải là trình tự đặc hiệu cho con đực. 2.3.5.2 Một số công trình xác định giới tính bằng PCR Sau hơn một thập niên phát triển, kỹ thuật xác định giới tính bằng PCR đã ngày càng chứng tỏ ưu thế nhanh, nhạy và phù hợp với thương mại. Những đặc điểm ấy được thể hiện qua nhiều công trình được cải tiến của nhiều tác giả khác nhau. Vào 1990, Schorder và ctv công bố công trình xác định giới tính phôi bò giai đoạn 6 - 7 ngày tuổi dựa trên phản ứng PCR. Đầu tiên, tác giả thiết lập phản ứng bằng cách sử dụng các tế bào bạch cầu. Sau đó, qui trình được áp dụng trên các mẫu sinh thiết có từ 1 - 3 tế bào thu nhận từ phôi. Kết quả xác định giới tính bằng PCR được so sánh với phương pháp nhuộm NST và phương pháp lai tại chỗ. Kết quả cho thấy phương pháp PCR cho hiệu quả phân tích cao hơn so với 2 phương pháp còn lại. Vào 1994, Bredbacka và ctv nghiên cứu qui trình xác định giới tính bằng kỹ thuật PCR. Trong công trình này, các tác giả thực hiện sinh thiết phôi ở giai đoạn phôi dâu và lấy đi 2 - 8 tế bào từ phôi để thực hiện việc xác định giới tính. Trong nghiên cứu, các tác giả chỉ sử dụng đoạn mồi đặc hiệu cho giới tính đực mà không sử dụng đoạn mồi cho các trình tự chung của 2 giới để kiểm tra hiệu quả nhân bản của phản ứng. Các tác giả cho rằng việc sử dụng đoạn mồi cho các trình tự chung này là không cần thiết nếu như đã thực hiện việc kiểm tra sự hiện diện của mẫu sinh thiết trước khi thực hiện phản ứng PCR. Tuy nhiên, một số phản ứng cho kết quả không rõ ràng. Với mục tiêu chính là phát triển một phương pháp xác định giới tính nhanh cho một vài loài thú hữu nhũ, Pomp và ctv (1995) đã xác định chính xác 209 phôi heo con được thu thập từ 21 con nái tơ sau 10 - 11 ngày giao phối bằng kỹ thuật PCR. Toàn bộ qui trình từ lúc nhập phôi đến lúc cho kết quả chỉ mất 6 giờ, cải thiện hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Gen được khuếch đại là sry và cặp gen được dùng làm đối chứng cho phản ứng là zfy / zfx. Sau đó, ông đã áp dụng phương pháp xác định giới tính này trên các loài hữu nhũ khác như: ngựa, mèo, chó, bò, dê,… và người nhưng kết quả không được chính xác và không đáng tin cậy như trên heo. Vào 1999, Kitiyanant và ctv đã phân biệt giới tính từ một tế bào được tách từ phôi giai đoạn 2 tế bào bằng 2 phương pháp: karyotyping và PCR. Kết quả cho thấy PCR có tỷ lệ thành công cao hơn so với karyotyping rất nhiều (100% so với 56%) và 23 thời gian tiến hành thì ngắn hơn một nửa (3 giờ so với 8 giờ). Cũng vào năm này, Chen và ctv đã khẳng định độ nhạy và độ chính xác của phản ứng PCR xác định giới tính khi dùng 10 pg DNA, 100% thành công trên tế bào phôi của các giống Holstein, Jussay và Swiss. Những kết quả này đã chứng minh được ưu thế của phương pháp dùng PCR để phân biệt giới tính trong ứng dụng thương mại. Bắt kịp với nhịp phát triển thương mại trong chẩn đoán giới tính phôi trước khi chuyển cấy, hãng Takara Bio (Nhật Bản) đã cho ra đời bộ kit chẩn đoán giới tính bò mang tên Cycleave PCR TM Bovine sexing kit (Takara bio Inc, 2005). Nguyên tắc hoạt động của bộ kit này là dựa trên sự khuếch đại đoạn gen Amelogenin theo kiểu real - time PCR. Phương pháp này rất nhạy và nhanh, chỉ tốn 40 phút là hoàn thành quá trình chẩn đoán. Để khẳng định khả năng áp dụng một qui trình PCR chẩn đoán giới tính trên nhiều giống bò khác nhau, năm 2003, Alves và ctv đã tiến hành phân biệt giới tính trên 2 nhóm giống bò Bos indicus và Bos taurus. Kết quả là qui trình này đã thành công 100% khi áp dụng trên cả 2 nhóm giống. Ở Việt Nam, một số công trình xác định giới tính bằng kỹ thuật PCR đã và đang được tiến hành. Đại diện là những công trình sau. Năm 2002, Nguyễn Thị Thu Lan đã xác định giới tính heo nhà (Sus scrofa domestica) bằng cách khuếch đại đoạn DNA dài 166 bp đặc hiệu cho giới tính đực và đoạn 447 bp đặc hiệu cho cả hai giới tính. DNA mẫu được ly trích từ gan, bạch cầu, trứng, tinh dịch. Kết quả cho thấy qui trình đã phân biệt được một số mẫu nhưng có một vài mẫu heo cái lại có kết quả giống như heo đực. Năm 2003, Huỳnh Thị Lệ Duyên ứng dụng qui trình xác định giới tính bằng PCR của Nguyễn Thị Thu Lan (2002) để xác định giới tính phôi. Kết quả là đã xác định giới tính của một phôi heo, nhưng một phôi khác thì không cho tín hiệu. Ngoài ra, trung tâm Công Nghệ Sinh Học Phôi Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều công trình xác định giới tính phôi bằng kỹ thuật PCR trên bò, dê, cừu, sao la,… Các dẫn liệu ở Việt Nam cho thấy chưa có nghiên cứu về phân biệt giới tính ở các giống khác nhau trên bò. 24 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (1) Ly trích DNA từ mẫu cơ và lông, trong đó so sánh một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng DNA. - So sánh độ tinh sạch và hàm lượng DNA ly trích từ mẫu cơ và lông (gồm gốc lông và ngọn lông). - So sánh lượng DNA ly trích từ hai vị trí của lông: ngọn lông và gốc lông. (2) Thử nghiệm chu trình nhiệt và nguồn cung cấp Taq polymerase. - So sánh hai chu trình nhiệt. - Thử nghiệm ba nguồn cung cấp Taq polymerase. (3) Xác định giới tính ba giống bò dựa trên qui trình PCR tìm được. (4) So sánh hai mức độ làm khô DNA từ mẫu cơ trong quá trình thu hồi DNA lên phản ứng PCR. (5) So sánh hiệu quả PCR khi tiến hành trên DNA từ cơ và từ lông của cả ba giống. 3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH Đề tài được tiến hành từ ngày 14-02-2005 đến ngày 06-07-2005 tại Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 3.3 VẬT LIỆU 3.3.1 Nguồn mẫu chiết xuất DNA Mẫu cơ vân và lông đuôi các giống bò ta Vàng, lai Sind và sữa Hà Lan được lấy từ lò mổ tập trung của huyện Dĩ An - Bình Dương. 3.3.2 Đoạn mồi Theo Alves và ctv (2003), trên cánh dài của NST Y ở bò có trình tự chuyên biệt cho giống đực dài 3216 bp. Trình tự này chứa đoạn lặp lại với sự tương đồng rộng rãi giữa các giống bò. Từ trình tự lặp lại đó, thiết kế ra đoạn mồi RIV và đoạn mồi UIV nhằm khuếch đại đoạn DNA dài 655 bp qua PCR. Ngoài ra, để kiểm chứng kết quả chính xác hay không, dựa vào trình tự chuyên biệt cho gen thụ thể androgen liên kết NST X. Từ trình tự chuyên biệt này, người ta thiết kế hai đoạn mồi BTANRP1 (BTA1) và BTANRP2 (BTA2) nhằm khuếch đại 25 đoạn DNA dài 370 bp. Band 370 bp phải hiện diện trên gel sau khi điện di như là sản phẩm đặc trưng chung cho cả bò đực lẫn bò cái. Hai cặp mồi này được cung cấp bởi hãng IDT (Intergrated DNA Technologies). Bảng 3.1 Trình tự các đoạn mồi (Alves và ctv, 2003) Đoạn mồi Trình tự DNA mục tiêu nằm trên RIV 5’ GTT TTA TTA TCC CAG CAA G 3’ NST Y UIV 5’ TAT TCC TTT GGG GAG CA 3’ NST Y BTA1 5’ CCA ACT TTC CCT TCT TTC CC 3’ NST X BTA2 5’ ATG GCC CAA AAG AAC ATT CA 3’ NST X 3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.4.1 Lấy và bảo quản mẫu - Mẫu cơ: cắt một lượng nhỏ (5g) cơ vân bò vừa được giết mổ; chứa mẫu trong túi ni lông 5*10 cm; trữ mẫu trong thùng đá, mang về phòng thí nghiệm; trữ ở -70 o C. - Mẫu lông: lông đuôi bò được thu nhặt có cả phần gốc lẫn phần ngọn; rửa sạch dưới vòi nước máy; cắt thành 2 phần: phần gốc và phần ngọn lông; mỗi phần được trữ trong túi ni lông 10*20 cm ở -70 o C. 3.4.2 Ly trích DNA 3.4.2.1 Ly trích DNA từ cơ * Qui trình ly trích Sau khi rã đông mẫu cơ ở nhiệt độ phòng, ly trích DNA theo dẫn liệu của Lê Thị Thu Phương (2004). - Phá vỡ tế bào Lấy khoảng 0,1 g cơ vân cho vào eppendorf 1,5 ml; dùng chày nghiền nhuyễn mẫu. Cho vào 60 µl dung dịch đệm ly trích và 3 µl proteinase K, ủ hỗn hợp ở 55 o C trong 1 giờ. - Tinh sạch DNA Thêm 375 µl sodium acetate 0,2 M vào hỗn hợp trên; vortex trong 10 giây. Cho vào 200 µl hỗn hợp phenol: chloroform: isoamyl alcohol (25:24:1); vortex nhẹ; ly tâm 12000 vòng / phút trong 2 phút ở 10 o C. - Thu hồi DNA 26 Lấy phần dịch nổi và chuyển vào tube 1,5 ml khác; cho thêm 1 ml ethanol tuyệt đối lạnh, trộn đều; ủ ở -20 o C trong 2 giờ. Ly tâm 12000 vòng / phút trong 2 phút ở 10 o C, lấy cặn, làm ráo. Cho vào 180 µl TE 1X, vortex ; ủ ở 55 o C trong 15 phút. Thêm 20 µl sodium acetate 2 M, trộn đều; tiếp tục cho vào 500 µl ethanol tuyệt đối lạnh, trộn đều; ủ ở -20 o C trong 15 phút. Ly tâm 12000 vòng / phút trong 2 phút ở 10 o C, bỏ phần nổi, lấy cặn. Rửa cặn bằng 1 ml ethanol 70 %; ly tâm 12000 vòng / phút trong 2 phút ở 10 o C, lấy cặn. Làm khô cặn trong tủ ấm ở 55 o C. Hoà tan cặn bằng 200 µl TE 1X, ủ 55 o C qua đêm; vortex cho tan cặn. Sản phẩm DNA sau khi ly trích được trữ ở -20 o C hoặc sử dụng ngay. DNA được kiểm tra độ tinh sạch bằng cách đo mật độ quang (OD: optical density) ở bước sóng 260 nm và 280 nm bằng quang phổ kế (model HP 8453). Hàm lượng DNA được ước lượng theo công thức DNA (ng / µl) = 62,9*OD 260nm – 36*OD 280nm . Mẫu được pha loãng 100 lần theo tỷ lệ 10 µl DNA gốc: 990 µl H 2 O cất khi đo OD. Các mẫu DNA ly trích từ cơ có tỷ số OD 260 nm / OD 280 nm (tỷ số OD) trên 1,6 được sử dụng để tìm qui trình PCR phù hợp cho xác định giới tính. * Thí nghiệm ảnh hưởng của mức độ phơi khô cặn Trong quá trình thử nghiệm qui trình PCR để xác định giới tính, chúng tôi nhận thấy nếu làm quá khô DNA sau khi tủa trong cồn tuyệt đối thì PCR sẽ không cho hiệu quả cao (không xác định được chính xác giới tính đực cái). Chính vì vậy, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm thu hồi DNA mẫu cơ với mức độ làm khô DNA là yếu tố thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trên 11 mẫu cơ (3 mẫu ta Vàng, 6 mẫu lai Sind, 2 mẫu sữa Hà Lan). Thí nghiệm gồm các bước: (1) ly trích DNA từ 0,2 g cơ vân với lượng dung dịch đệm ly trích và proteinase K gấp đôi; (2) tinh sạch DNA với lượng hóa chất gấp đôi lượng đã dùng theo dẫn liệu của Lê Thị Thu phương (2004); (3) chia dịch nổi thành 2 phần đều nhau trước khi tủa DNA trong cồn tuyệt đối lạnh; (4) phơi khô 11 mẫu theo mức độ I và 11 mẫu theo mức độ II. Hiệu quả của hai mức độ phơi khô DNA này sẽ được kiểm tra thông qua ba chỉ tiêu. Đó là tỷ số OD, hàm lượng DNA thu hồi và kết quả phân biệt giới tính bằng phản ứng PCR (theo qui trình PCR tối ưu đã được xác định). 27 Bảng 3.2 Mức độ phơi khô cặn DNA Mức độ Biểu hiện cặn DNA Thời gian và nhiệt độ phơi (*) I Cặn chuyển từ trắng đục sang trong và hơi bầy nhầy 10 – 15 phút ở 55 o C II Vết cặn bị mờ đi, không quan sát rõ vị trí cặn trên thành eppendorf Hơn 20 phút ở 55 o C (*) Thời gian chỉ có tính chất tham khảo, căn cứ chính yếu là biểu hiện cặn. 3.4.2.2 Ly trích DNA từ lông * Phương pháp ly trích Trước khi ly trích, mẫu lông (ngọn lông và gốc lông) được xử lý. Cân 0,15 g lông cho vào cối sành vô trùng. Đổ N 2 lỏng vào cối; dùng chày sành vô trùng nghiền lông thành dạng bột. Chuyển nhanh chóng bột lông từ cối vào eppendorf 1,5 ml. Đặt eppendorf chứa bột lông trong N 2 lỏng hoặc trữ ở tủ -70 o C ngay sau đó. DNA từ lông sẽ được ly trích theo qui trình của Sauer và ctv (2000). Mỗi eppendorf chứa bột lông được cho thêm 20 µl dung dịch đệm. Thêm 1 µl proteinase K (20 mg / ml) vào hỗn hợp trên rồi ủ hỗn hợp ở 55 o C trong 30 phút. Bất hoạt proteinase K bằng cách ủ hỗn hợp ở 100 o C trong 5 phút. Sau khi đã trích được DNA từ lông, tiến hành tinh sạch và thu hồi DNA theo qui trình như trên mẫu cơ. DNA từ mẫu lông cũng được kiểm tra độ tinh sạch bằng phương pháp đo mật độ quang với độ pha loãng là 10. * Thí nghiệm so sánh DNA ly trích từ cơ và lông Để so sánh độ tinh sạch và hàm lượng DNA ly trích được từ cơ và lông, thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố được tiến hành trên 10 mẫu DNA lông (gồm cả gốc lông và ngọn lông) và 54 mẫu DNA cơ. Chỉ tiêu quan sát là tỷ số OD và hàm lượng DNA thu hồi. * Thí nghiệm so sánh DNA ly trích từ ngọn lông và gốc lông Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên hai đối tượng gốc lông và ngọn lông của cả ba giống. Số mẫu được kiểm tra là 5 mẫu cho mỗi loại. Chỉ tiêu theo dõi là tỷ số OD và hàm lượng DNA thu hồi. 28 3.4.3 Multiplex PCR xác định giới tính 3.4.3.1 Xây dựng qui trình PCR xác định giới tính bò Để tìm được qui trình PCR xác định giới tính phù hợp, chúng tôi thử nghiệm hai chu trình nhiệt và so sánh Taq polymerase (Taq) từ ba nguồn cung cấp khác nhau. Bảng 3.3 Thành phần hoá chất PCR Tên hoá chất Nồng độ cuối PCR buffer 1X MgCl 2 1,5 mM RIV / UIV 0,5 µM BTA1 / BTA2 0,4 µM dNTP 200 µM / mỗi loại Taq tuỳ theo nồng độ bố trí DNA 5 ng / µl H 2 O cất vừa đủ 30 µl * Thí nghiệm so sánh hai chu trình nhiệt So sánh hai chu trình nhiệt để đánh giá hiệu quả tạo sản phẩm PCR chuyên biệt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Hai chu trình nhiệt khác nhau chủ yếu ở thời gian của giai đoạn 2. Bảng 3.4 Sự khác nhau chủ yếu giữa hai chu trình nhiệt Giai đoạn Diễn giải Chu trình I (Alves và ctv, 2003) Chu trình II (điều chỉnh) 1 Biến tính 94 o C trong 5 phút 94 o C trong 5 phút 2 Chạy 35 chu kỳ 94 o C trong 45 giây 55 o C trong 45 giây 72 o C trong 45 giây 94 o C trong 1 phút 55 o C trong 1 phút 72 o C trong 1 phút 3 Kéo dài cuối cùng 72 o C trong 7 phút 72 o C trong 7 phút DNA được sử dụng trong thí nghiệm này là DNA cơ của giống ta Vàng. Taq dùng trong PCR được sản xuất bởi hãng ABgene với nồng độ 1,5 UI trong 30µl phản ứng. Chỉ tiêu để đánh giá chu trình là hiệu quả PCR xác định giới tính. { { 29 * Thí nghiệm so sánh ba loại Taq polymerase Dựa trên cơ sở chu trình nhiệt tìm ra được, bố trí thí nghiệm để so sánh hiệu quả của Taq ở nồng độ 1,5 UI do ba hãng Promega, Bio-rad, và ABgene sản xuất. Sự khác nhau chủ yếu của ba loại Taq này là ở thành phần PCR buffer. Bảng 3.5 Thành phần chủ yếu của ba loại PCR buffer Hãng sản xuất Tên sản phẩm Thành phần PCR buffer 10X Promega Taq DNA polymerase in storage buffer B Tris – HCl 100 mM; KCl 500 mM và Triton® X-100 0,1% Bio-rad iTaq TM DNA Polymerase Tris – HCl 200 mM; KCl 500 mM ABgene Taq DNA Polymerase Tris – HCl 750 mM; (NH 4 ) 2 SO 4 200mM; Tween®20 0,1% Đây là thí nghiệm một yếu tố được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với đối tượng được dùng là DNA cơ của giống ta Vàng. Chỉ tiêu được theo dõi là hiệu quả PCR trong phân biệt giới tính đực cái. 3.4.3.2 Áp dụng qui trình PCR để xác định giới tính bò Sau khi có được qui trình PCR phù hợp (gồm chu trình nhiệt và thành phần hoá chất), chúng tôi tiến hành xác định giới tính ba giống bò khác nhau để xác định hiệu quả của qui trình đồng thời kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng có liên quan. Chỉ tiêu được theo dõi trong các thí nghiệm này là hiệu quả PCR xác định giới tính. * Thí nghiệm áp dụng qui trình PCR trên DNA từ cơ của ba giống bò Kiểm tra hiệu quả xác định giới tính của qui trình này với DNA cơ của ba giống ta Vàng, lai Sind và sữa Hà Lan. Thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. * Thí nghiệm áp dụng qui trình PCR với DNA từ lông Dựa vào qui trình PCR trên nguồn DNA từ cơ, tiến hành xác định giới tính trên nguồn DNA từ lông. Kết quả này được so sánh với kết quả PCR khi sử dụng nguồn DNA từ cơ. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. 3.4.4 Điện di và quan sát sản phẩm PCR Sản phẩm PCR từ các thí nghiệm được điện di trên gel agarose 1,5% và quan sát dưới tia UV sau khi nhuộm ethidium bromide. 30 3.3.4.1 Chuẩn bị gel agarose 1,5% - Cân 0,225 g agarose hoà tan trong 15 ml TBE 0,5X, lắc nhẹ cho agarose phân tán đều. - Đun agarose trong lò vi ba ở 650 w, 2 phút. - Để gel nguội đến khoảng 50 o C; đổ vào khuôn có gắn lược. - Chờ gel đông, rút lược ra. 3.3.4.2 Điện di sản phẩm PCR - Dùng 7,5µl sản phẩm PCR trộn với 1,5µl loading dye 6X. - Điện di gel 30 phút trong TBE 0,5X với dòng điện 100 V, 250 mA. - Vớt gel ra khỏi buồng điện di; cho vào thùng nhuộm ethidium bromide 0,1% trong 30 phút. - Đặt gel lên bàn chụp UV, quan sát kết quả. 3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học với trắc nghiệm chi - square hoặc trắc nghiệm F trên phần mềm Statgraphics 7.0. . quả giống như heo đực. Năm 20 03, Huỳnh Thị Lệ Duyên ứng dụng qui trình xác định giới tính bằng PCR của Nguyễn Thị Thu Lan (2002) để xác định giới tính phôi. Kết quả là đã xác định giới tính. này là hiệu quả PCR xác định giới tính. * Thí nghiệm áp dụng qui trình PCR trên DNA từ cơ của ba giống bò Kiểm tra hiệu quả xác định giới tính của qui trình này với DNA cơ của ba giống ta Vàng,. công trình xác định giới tính phôi bằng kỹ thuật PCR trên bò, dê, cừu, sao la,… Các dẫn liệu ở Việt Nam cho thấy chưa có nghiên cứu về phân biệt giới tính ở các giống khác nhau trên bò. 24 PHẦN

Ngày đăng: 28/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan