một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh ngân hồng phúc

82 334 0
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh ngân hồng phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ KINH TẾ - QUỐC TẾ  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NGÂN HỒNG PHÚC SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI QUANG PHÚC_LỚP: 08QT101 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN TAM SƠN Biên Hòa, Tháng 05 Năm 2012 Biên Hòa, Tháng 05 Năm 2012 Biên Hòa, Tháng 05 Năm 2012 Biên Hòa, Tháng 12 Năm 2012 LỜI CẢM ƠN Em đã hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này với sự nỗ lực, cố gắng của em bằng việc áp dụng những kiến thức em đã học được ở trường, sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế trường Đại học Lạc Hồng và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Ths. Nguyễn Tam Sơn, thầy đã hướng dẫn và có những góp ý rất quý báu để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường Đại học Lạc Hồng, quý thầy, cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế và đặc biệt là thầy Ths Nguyễn Tam Sơn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em làm đề tài nghiên cứu. Nhân đây cho em gửi lời cảm ơn đến anh Lâm Trường Giang – Giám đốc Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc, các cô chú, các anh chị đang làm việc tại Công ty, đặc biệt là chị Lê Thị Xuân Thu – Kế toán trưởng của công ty TNHH Ngân Hồng Phúc đã cung cấp những thông tin để em làm cơ sở phân tích, hoàn thiện đề tài này. Sau cùng em gửi lời chúc sức khỏe và những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô trường Đại học Lạc Hồng, các anh chị, cô chú đang làm việc tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc, kính chúc các anh chị, cố chú tràn đầy sức khỏe để tiếp tục gắn bó công việc vì bản thân, vì sự phát triển của Công ty và vì sự phát triển chung của đất nước. Kính chúc Công ty ngày càng làm ăn thành đạt và ngày càng phát triển. Em đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhưng do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên không thể tránh khỏi những sai sót trong đề tài, kính mong quý thầy cô giáo thông cảm. Em chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Quang Phúc MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa. Lời cảm ơn. Phiếu nhận xét thực tập. Mục lục. Danh mục các từ viết tắt, các bảng, biểu đồ. Lời mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Điểm mới của đề tài 4 7. Kết cấu của đề tài 4 Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả SXKD của DN 5 1.1. Các khái niệm và các quan điểm về hiệu quả SXKD 5 1.1.1. Khái niệm kinh doanh 5 1.1.2. Khái niệm hoạt động SXKD 5 1.1.3. Khái niệm hiệu quả SXKD 5 1.1.4. Phân loại hiệu quả SXKD 6 1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế của DN 6 1.1.4.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội 7 1.1.5. Đặc điểm của hiệu quả SXKD 9 1.1.6. Bản chất của hiệu quả SXKD 9 1.1.7. Vai trò của SXKD 9 1.1.8. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD 10 1.1.9. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD 10 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN 11 1.2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô 11 1.2.1.1. Môi trường kinh tế 11 1.2.1.2. Môi trường chính trị 11 1.2.1.3. Môi trường pháp luật 12 1.2.1.4. Môi trường văn hóa - xã hội 12 1.2.1.5. Môi trường thông tin 12 1.2.1.6. Môi trường thiên nhiên 12 1.2.2. Nhóm nhân tố vi mô 13 1.2.2.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp 13 1.2.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 14 1.2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành 14 1.2.2.4. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 15 1.2.2.5. Áp lực cạnh tranh từ các bên liên quan mật thiết 15 1.2.2.6. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 15 1.2.3. Nhóm nhân tố nội bộ trong DN 16 1.2.3.1. Nguồn nhân lực 16 1.2.3.2. Nguồn vốn 16 1.2.3.3. Công nghệ 17 1.2.3.4. Trình độ tổ chức quản lý của DN 17 1.2.3.5. Uy tín của DN 17 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của DN 18 1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 18 1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận 19 1.3.2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 19 1.3.2.2. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 20 1.3.2.3. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 22 1.3.2.4. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 22 1.3.2.5. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ 24 Kết luận chương 1 25 Chương 2: Thực trạng và đánh giá công tác quản lý hoạt động SXKD của công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 26 2.1. Khái quát về công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 27 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý 28 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 30 2.1.4. Thông tin về hoạt động sản xuất 31 2.1.4.1. Quy mô Công ty 31 2.1.4.2. Tổ chức sản xuất 34 2.2. Thực trạng hoạt động SXKD của công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 36 2.2.1. Phân tích kết quả SXKD của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 36 2.2.1.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 36 2.2.1.2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 38 2.2.1.3. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 43 2.2.1.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 46 2.2.1.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 48 2.2.1.6. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ 49 2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của Công ty 50 2.2.3. Phân tích ma trận Swot 51 2.2.4. Dự báo doanh thu thuần năm 2013 55 Kết luận chương 2 57 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 58 3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty 58 3.1.1. Mục tiêu giai đoạn 2013 – 2018 58 3.1.2. Phương hướng 58 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty 58 3.2.1. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán 58 3.2.1.1. Nâng cao khoản phải thu 58 3.2.1.2. Nâng cao khoản phải trả 63 3.2.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của vốn 65 3.2.3. Giải pháp nâng cao sử dụng lao động 68 3.2.4. Giải pháp gia tăng quyền lực đàm phán với nhà cung cấp 70 3.2.5. Giải pháp tăng cường hoạt động marketing 72 3.3. Một số kiến nghị 73 3.3.1. Đối với công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 73 3.3.2. Đối với nhà nước 74 Kết luận chương 3 75 Phần kết luận chung 76 Phụ lục 1: Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán năm 2009. Phụ lục 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009. Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán năm 2010. Phụ lục 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010. Phụ lục 6: Bảng cân đối kế toán năm 2011. Phụ lục 7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ  VIẾT TẮT: - Doanh nghiệp: DN - Đơn vị tính: ĐVT - Sản xuất kinh doanh: SXKD - Tài sản cố định: TSCĐ - Trách nhiệm hữu hạn: TNHH  BẢNG BIỂU: - Chương 1: Có 1 bảng biểu + Bảng 1.1: Sơ đồ năm áp lực của Michael E. Porter 13 - Chương 2: Có 18 bảng, 4 biểu đồ, 5 hình ảnh được ký hiệu: + Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 28 + Bảng 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 30 + Bảng 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất 34 + Bảng 2.4: Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 36 + Bảng 2.5: Khoản phải thu 38 + Bảng 2.6: Khoản phải trả 39 + Bảng 2.7: Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 41 + Bảng 2.8: Khả năng thanh toán hiện hành 41 + Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh 42 + Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho 43 + Bảng 2.11: Vòng quay khoản phải thu 44 + Bảng 2.12: Vòng quay khoản phải trả 45 + Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 46 + Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 46 + Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 47 + Bảng 2.16: Năng suất lao động 48 + Bảng 2.17: Hiệu quả sử dụng TSCĐ 49 + Bảng 2.18: Doanh thu thuần từ năm 2007 – 2011 56 - Chương 3: Có 1 bảng biểu + Bảng 3.1: Tình hình thu nhập của công nhân viên 66  BIỂU ĐỒ + Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2007 – 2011 32 + Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2007 – 2011 33 + Biểu đồ 2.3: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2009 – 2011 38 + Biểu đồ 2.4: Khoản phải thu, phải trả và tài sản ngắn hạn 40  HÌNH ẢNH + Hình ảnh 2.1: Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 26 + Hình ảnh 2.2: Logo của Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 26 + Hình ảnh 2.3: Một số hình ảnh về phân xưởng sản xuất của Công ty 31 + Hình ảnh 2.4: Một số hình ảnh về máy móc của Công ty 34 + Hình ảnh 2.5: Một số mẫu sản phẩm Công ty đã in 35 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bối cảnh kinh tế toàn cầu của năm 2012 được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo là vô cùng bấp bênh. Kinh tế Thế giới sẽ có nhiều khó khăn và thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao quá mức đang là áp lực đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, khu vực Châu Âu,…vv đe dọa sự ổn định kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chậm chạp và gia tăng lạm phát của kinh tế các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin,…vv, những xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế Thế giới nói chung [Nguồn: 12]. Xét bối cảnh trong nước, kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp, vĩ mô chưa ổn định do những tiềm ẩn rủi ro được tích tụ nhiều năm, nợ nước ngoài tăng, lạm phát cao, nguồn FDI và ODA có nguy cơ giảm, vv gây tác động xấu đến hoạt động SXKD của các DN [Nguồn: 12]. Ở bất kỳ một nền kinh tế nào thì hoạt động SXKD đều nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng, thông qua đó công ty thu được lợi nhuận để tiếp tục duy trì hoạt động SXKD lâu dài và ngày càng phát triển. Song để các DN hoạt động SXKD có hiệu quả không phải là chuyện đơn giản, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường khi mà bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD tại các DN Việt Nam trên hai phương diện: cơ hội và thách thức, buộc các DN Việt Nam phải đẩy nhanh hội nhập với hình thức và bước đi phù hợp lại là một vấn đề khó khăn và nan giải. Với việc Việt Nam gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế như gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiệp định thương mại Việt-Mỹ,…vv là bước quan trọng để thực hiện tự do hóa thương mại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các DN tìm kiếm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các DN trên thị trường. Vì vậy các DN muốn tồn tại và phát triển được thì họ phải tìm ra cho mình những giải pháp phù hợp để kinh doanh có hiệu quả. 2 Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc, trước thực trạng hoạt động SXKD của Công ty và hiệu quả của các hoạt động này, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của đơn vị thực tập, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty trong thời gian tới, giai đoạn 2013 – 2018. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu. Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở nhiều quốc gia trên Thế giới đã cho thấy hiệu quả SXKD đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình duy trì và phát triển của DN. SXKD đạt hiệu quả đồng nghĩa với việc các chủ DN có lợi nhuận để ham muốn kinh doanh lâu dài, đồng thời giúp họ gia tăng sản xuất, đầu tư máy móc mới, dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô kinh doanh,…vv. Cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả trong SXKD như: - Theo Manfred Kuhn thì: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” [Nguồn: 7]. - Theo Whohe và Doring thì hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Theo hai ông thì: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật như cái, chiếc, kg, mét, lít,…vv và lượng các nhân tố đầu vào như giờ lao động, ngày lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu,…vv được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật” còn “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị” [Nguồn: 7]. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hiệu quả SXKD trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu sau: - Đề tài: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước” của PGS.TS Đỗ Nguyên Khoát, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2004 [Nguồn: 5]. [...]... về hiệu quả sản xuất kinh doanh - Chương 2: Thực trạng và đánh giá công tác quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Các khái niệm và các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm kinh doanh Kinh. .. nghiên cứu về nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc nhằm đưa ra một số giải pháp giúp Công ty phát triển hơn trong thời gian tới, giai đoạn 2013 – 2018 3 Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc nói riêng - Phân tích, đánh giá thực trạng Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc bao gồm... GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY TNHH NGÂN HỒNG PHÚC 2.1 Khái quát về công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triền của Công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc - Tên giao dịch: Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc - Địa chỉ văn phòng điều hành: Số 36/6C, Khu phố 6, Phường Tam Hiệp, TP Biên hòa, Đồng Nai Đây là địa chỉ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. .. nền kinh tế để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận sau một quá trình SXKD 1.1.4 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hiệu quả của toàn ngành là hiệu quả kinh tế - xã hội, còn hiệu quả trực tiếp của các DN trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh là hiệu quả kinh tế của DN Từ đó ta có thể phân hiệu quả SXKD thành... doanh nghiệp và sự tiến bộ trong kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để đánh giá công tác quản lý của nhà quản trị và là động lực để doanh nghiệp tồn tại, phát triển 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN 1.2.1 Nhóm nhân tố vĩ mô 1.2.1.1 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD của DN Nó không chỉ... động kinh doanh lâu dài, mở rộng thị trường, mở rộng quy mô và nâng cao sản xuất, cải thiện môi trường làm việc, đầu tư công nghệ mới, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường,…vv [Nguồn: 8] - Đối với người lao động: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp người lao động có công ăn việc làm từ đó có thu nhập phục vụ cho cuộc sống 1.1.9 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. .. được từ Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc, tác giả đã phân tích thực trạng về hiệu quả SXKD, đồng thời kết hợp với phân tích ma trận Swot để nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến đối với Công ty - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc 7 Kết cấu của đề tài Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục... một DN nào khi có xu hướng giảm về quy mô sản xuất và thực hiện việc sa thải công nhân thì DN đó cho thấy họ đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó hiệu quả trong kinh doanh còn là việc duy trì việc làm cho người lao động [Nguồn: 8] - Số việc làm tăng thêm: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, sử dụng công nghệ mới và đa dạng hóa sản. .. đi đến giải thể, phá sản Vì vậy để phát triển được trong cơ chế thị trường, các DN phải tìm ra cho mình những hướng đi phù hợp nhằm tránh khỏi những thất bại trong kinh doanh và phải không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD của DN [Nguồn: 6] Như vậy: - Nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp... mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh [Nguồn: 8] - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra [Nguồn: 8] Từ những quan niệm đã nêu ở trên, có thể đi đến một khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có trong nền kinh . về hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chương 2: Thực trạng và đánh giá công tác quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu. chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến. hội và nguy cơ có thể xảy đến đối với Công ty. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngân Hồng Phúc. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài các

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan