Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 7 pps

11 359 0
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 7 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sơ đồ phân khu xây dựng trong điểm dân cư Giữa hai khu vực, khu ở và khu làm việc cần có một khoảng cách vệ sinh an toàn, tốt nhất là trồng cây xanh. Chiều rộng hành lang an toàn phụ thuộc vào địa hình, hướng gió, quy mô điểm dân cư, quy mô và loại công trình sản xuất tiến hành trên địa bàn (cho hiện tại và lâu dài). Khi giải quyết vấn đề phân khu xây dựng trong điểm dân cư cần phải chú ý các điều kiện sau: a) Các điều kiện kinh tế Việc b ố trí các công trình cần đảm bảo mối liên hệ thuận tiện với các khu vực sản xuất ở ngoài đồng và tận dụng tối đa những công trình xây dựng cơ bản hiện có còn sử dụng được. b) Điều kiện vệ sinh phòng bệnh Khu ở phải có địa hình cao ráo, nằm ở đầu hướng gió chính và phải bố trí theo hướng của dòng chảy so với khu vực sản xuất. Ngoài ra, còn đảm bảo phòng cháy chữa cháy. c) Các điều kiện xây dựng kiến trúc Khu vực bố trí điểm dân cư, nền đất phải thích hợp với việc xây dựng nhà cửa, công trình. Phải có mực nước ngầm thấ p(>lm). Hệ thống giao thông thuận tiện để chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng. 4.5.3. Thiết kê mạng lưới đường trong điểm dân cư Trong mỗi điểm dân cư đều có 2 loại đường là: đường chính và đường nhánh, Đường chính: là đường nối điểm dân cư với các khu vực bên ngoài. Loại đường này có chiều rộng từ 6 - 10 m. Đường nhánh, ngõ xóm: là các đoạn đường phân chia khu ở thành các cụm, các khối và ngõ nhỏ dẫn t ới từng gia đình. Đây là phần phát triển tiếp theo của đường chính để tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Loại này rộng từ 2 - 6 m. Khi bố trí mạng lưới giao thông trong điểm dân cư cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: Hệ thống đường phải thẳng, cắt nhau dưới một góc vuông. Phải đảm bảo sựđi lại thuận tiện tới tất cả các công trình và các hộ.gia đình. Phải xem xét các địa hình, địa vật tự nhiên. Phải tận dụng các công trình hiện có để tiết kiệm chi phí xây dựng cơ bản. Hạn chếđến mức thấp nhất việc lấy vào đất nông nghiệp. + Hệ thống đường phải tạo điều kiện để xây dựng một quần thể kiến trúc đẹp trong điểm dân cư. Mạng lưới đường được bố trí tuỳ vào điều kiện địa hình, địa vật, quy mô các công trình. Có các kiểu bố trí hệ thống đường như sau: Bố trí hệ thống đường theo kiểu bàn cờ: kiểu bố trí này chỉ thích hợp ở những nơi có địa hình bằng phẳng, không phức tạp. Kiểu này dễ bố trí nhà cửa, mặt bằng gọn, tương đối gọn nhưng cảnh quan đơn điệu. Bố trí đường theo kiểu rẻ quạt: ưu điểm là rút ngắn khoảng cách đi lại song giao thông không thuận tiện, khó bố trí công trình kiến trúc trong mỗi lô đất. Bố trí đường theo kiểu tự do: có thể bố trí đường thẳng hay cong tuỳ ý, uốn lượn theo các yếu tố địa hình, địa vật. Kiểu bố trí này linh hoạt, thích hợp trong nhiều điều kiện. Thông thường nói ổi ta chọn phương án bố trí hỗn hợp. Khu ở bố trí nơi bằng phẳng, đường đi theo kiểu bàn cờ. Khu trung tâm bố trí theo kiểu rẻ quạt. Các khu vực khác bố trí theo kiểu tự do. Khi bố trí hệ thống đường giao thông cần chú ý đến hướng của các trục đường. Trong điều kiện ở nước ta hướng trục đường chính tết nhất là hướng Đông - Tây. Những điều ki ện cụ thể cho phép lệch hướng chuẩn Đông - Tây không quá 30 0 . Đường có độ dốc càng nhỏ càng tốt, tại các ngã ba, ngã tư cần có tầm nhìn an toàn 4.5.4. Bố trí các công trình kiến trúc trong khu ở và khu làm việc -Khu trung tâm hành chính kinh tế, bao gồm: Trụ sở UBND, phòng họp, hội trường, các công trình văn hoá Khi bố trí phải đảm bảo yêu cầu như có địa hình cao ráo nhưng không quá dốc, các công trình phải kết hợp với nhau tạo nên cảnh quan đẹp Khu trung tâm nên chọn khu vực càng gần các khu dân cư càng tốt. -Khu ở: khu ở củ a các hộ gia đình thường chiếm tỷ lệ lớn về diện tích trong số các khu vực. Khi bố trí phải đảm bảo các yêu cầu sau: Có diện tích đủ rộng để bố trí nhà cửa độc lập cho từng hộ gia đình theo định mức sử dụng đất đai của Nhà nước. Mỗi hộ gia đình phải có đường đi thuận tiện. Giữa các hộ gia đình và các loại đất s ử dụng khác nhau phải có đường ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết. Khu ở phải có địa hình cao ráo, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh. Có các kiểu bố trí khu ở như sau: 4.5.5. Bố trí khu trồng cây xanh a) Chức năng: Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với con người, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu và bảo vệ môi trường các khu dân cư. Những chức năng chủ yếu của cây xanh ở các khu dân cư cần đáp ứng những yêu cầu sau: -Cải tạo vi khí hậu và điều kiện vệ sinh. -Là nơi ngh ỉ ngơi, giải trí cho nhân dân, làm phong phú thêm đời sống văn hoá vật chất tinh thần của nhân dân. Làm các dãy phòng hộ, cách ly và bảo vệ gió bão, lụt lội Làm tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc các khu dân cư. -Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. b) Các loại hình cây xanh khu dân cư Cây xanh trồng ở các khu dân cư có thể chia thành nhiều loại, tuỳ theo tính chất sử dụng và vị trí của khu đất dân cư trong quy hoạch có thể chia ra một số loại hình sau: + Cây xanh sử dụng công cộng: Là loại cây xanh phục vụ trực tiếp cho những nơi theo nhu cầu vui chơi, giải trí sinh hoạt văn hoá, rèn luyện thân thể và mỹ quan. + Khu công viên, xung quanh các nhà văn hoá, nhà trẻ, các vườn hoa (có thể trồng các cây cảnh, cây hoa, cây lá màu ); + Các dải cây bên đường: Các dải cây trồng dọc đường phố, đường đi (có thể trồng cây sấu, cây bằng lăng, cây hoa sữa, cây bàng, ). + Cây xanh cho các gia đình, nông hộ, nhà ở (tuỳđiều kiện đất đai, khí hậu từng nơi, từng gia đình có thể bố trí trồng các loại cây ăn quả, như: vải, nhãn, doi, hồng, cam quýt ) + Cây xanh có chức năng đặc biệt: Là các khu cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng của quy hoạch. Nó bao gồm các khu cây xanh mang tính nghiên cứu khoa học, vườ n thực vật, vườn ươm cây, các khu cây xanh cách ly bảo vệ, chống gió bão, chống gió nóng, bụi cát + Bố cục hệ thống cây xanh khu dân cư: + Bố cục tự do thành các khu cây xanh phân bố không đều. Hệ thống này được hình thành tự nhiên thiếu quy hoạch trên các diện tích trồng không lớn lắm. + Bố cục thành các dải cây xanh: Dạng này phong phú có thể bố trí theo hệ vành đai, đường đi, các ranh giới thôn bản và các cụm dân cư. Bố trí theo mạng cây xanh tự do kết h ợp với các trục, các hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi. Quần thể thực vật điều tiết tiểu khí hậu trong vùng và tạo nên cảnh quan đẹp, ngoài ra còn cung cấp các loại hoa quả, nhiên liệu Cây xanh là một bộ phận không thể thiếu của cảnh quan kiến trúc nông thôn. Cây xanh tại khu nhà ở gồm: cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cảnh Cây xanh ở các công trình phúc lợi và cây xanh ven đường tạo cảnh quan và bóng mát. Cây xanh trồng ven sông suối, ao h ồ, vành đai bao quanh khu dân cư và hành lang cây xanh ngăn cách khu ở với khu sản xuất. Khi bố trí trồng cây xanh cần bố trí chọn những giống cây thích hợp cho mỗi khu vực 4.5.6. Bố trí hệ thống điện và cấp thoát nước Hệ thống điện bao gồm đường dây cao thế (35KV, 10KV, 6KV) các trạm biến thế và đường dây hạ thế. Đường dây cao thế cần được bố trí tới từng điểm dân cư, tại mỗi điểm dân cư bố trí một trạm hạ thế với công suất đủ phục vụ cho sản xuất sinh hoạt và có tính đế n khả năng phát triển những năm tới. Đường dây hạ thế phải bố trí tới từng hộ gia đình, với khoảng cách ngắn nhất, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quản lý sử dụng điện, chi phí xây dựng cơ bản ít nhất hệ thống cáp thoát nước: tuỳ thuộc điều kiện cụ thể và khả năng kinh tế có thể chọn một trong các giả i pháp như: đào giếng khơi, khoan giếng, xây dựng hệ thống nước máy sử dụng các nguồn nước ngầm, nước mặt tự nhiên. Để tiêu nước bề mặt, có thể bố trí hệ thống mương rãnh thoát nước dọc đường đi. * Thiết kế mặt bằng khu dân cư: Tại các khu vực đã được lựa chọn để phát triển khu dân cư cần lập bản vẽ thi ết kế mặt bằng. Cơ sở để thiết kế mặt bằng khu dân cư là bản đồ đo vẽ chi tiết (bản đồ giải thửa 299, bản đồ địa chuẩn có tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/2000. Nếu các khu vực đã được lựa chọn mà không có bản đồ thì cần đo vẽ bổ sung trên cơ sởđo mới hoặc chỉnh lý bản đồ hiện có. Bả n vẽ thiết kế mặt bằng cần thể hiện các yếu tố sau: -Lô đất ở được thiết kế theo hình dạng phù hợp và diện tích theo định mức. Các cạnh của từng thửa đất phải ghi chú độ dài, rộng và phải đánh số thứ tự lô đất theo quy định của ký hiệu bản đồ. -Hệ thống giao thông trong khu dân cư, hệ thống rãnh thoát nước thiết kế phải phù h ợp với hệ thống hiện có. -Các lô đất dành cho các công trình xây dựng nếu có. Kèm theo bản vẽ thiết kế mặt bằng là bản vẽ trích lục mặt bằng khu vực cấp đất ở mới từ bản đồ gốc. Phần trích lục cần thể hiện rõ loại đất, thứ tự và diện tích thửa theo bản đồ gốc, tên địa danh, số tờ bản đồ và tỷ l ệ bản đồ. 5. PHÂN BỔ ĐẤT CHUYÊN DÙNG 5.1. Đặc điểm và nguyên tắc phân bổ đất chuyên dùng 5.1.1. Đặc điểm phân bổ đất chuyên dùng Sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải xây dựng những công trình công cộng, giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi và các công trình phi nông nghiệp mới như giáo dục, y tế Công trình phục vụ an ninh quốc phòng, các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử. Quy hoạch phân bổ đất đai có nhiệm vụđáp ứng nhu cầu đất cho các mục đích đó. Về thực chất, đó là việc thu hồi, trưng dụng những mảnh đất, những khu vực có vị trí, có hình dạng, có diện tích và thành phần đất đai, có ranh giới phù hợp để giao cho các mục đích chuyên dùng. Các công trình này rất đa dạng, nên đất đai giao cho mỗi công trình rất khác nhau và có ảnh hưởng không giống nhau đến việc t ổ chức lãnh thổ và tác động đến môi trường xung quanh. Do đó, có các trường hợp phân bổ đất chuyên dùng như sau: Diện tích được giao không lớn, việc trưng dụng đất không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng và tổ chức sản xuất đã hình thành (ví dụ: công trình riêng lẻ về y tế, giáo dục ) Giao đất để xây dựng các công trình tuyến: Diện tích đất được giao có thể không lớn lắm, song l ại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng đất vì nó chia cắt lãnh thổ, ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn lãnh thổ của đơn vịđang sử dụng đất. Ngoài ra còn gây ô nhiễm cho sản xuất nông nghiệp và các hậu quả khác. Giao đất để xây dựng các khu công nghiệp lớn: Diện tích thường lớn, ảnh hưởng nhiều đến các đơn vịđang sử dụng đất, đôi khi phải di. dời dân và nhà cửa, công trình đi nơi khác. Hoạt động của công trình dễ gây ô nhiễm đất đai và môi trường. Giao đất cho nhu cầu khai thác khoáng sản: Vừa ảnh hưởng đến .các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại, vừa làm tổn hại đến tầng đất mặt, ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ văn và hậu quả khác. Giao đất để xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷđiệ n lớn, làm ngập úng một diện tích lớn, phải di chuyển cả một vùng dân cư, làm thay đổi chế độ nước ngầm trong đất và hậu quả nghiêm trọng khác. Giao đất cho mục đích bảo tồn và an ninh quốc phòng thường chiếm diện tích lớn, gây ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ. 5.1.2. Nguyên tắc phân bổ đất chuyên dùng Tuân theo nguyên tắc cơ bản nhất là ưu tiên cho sản xuất nông nghi ệp, thể hiện ở những nguyên tắc sau: 1) Tất cả những diện tích có thể sử dụng được vào mục đích nông nghiệp, trước tiên phải ưu tiên cho nông nghiệp. Chỉ giao những diện tích không sử dụng được hoặc sử dụng trong nông nghiệp kém hiệu quả cho các mục đích phi nông nghiệp. 2) Việc lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất canh tác) vào mục đích phi nông nghiệp chỉ giải quy ết trong những trường hợp đặc biệt và phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền cao nhất (điều 23 Luật đất đai) và phải có sự đồng ý của chủ sử dụng đất. 3) Người chủ được cấp phải đền bù thiệt hại thực tế và bồi hoàn giá trị đất theo quy định pháp luật cho chủ sử dụng đất bị trưng dụng (mục 6 điều 79 Luật đất đai). 4) Chủ được cấp đất phải có biện pháp bảo vệ lớp đất màu trên diện tích được giao để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. 5) Những diện tích được giao để sử dụng tạm thời, sau khi hết hạn sử dụng phải được cải tạo đểđưa về trạng thái ban đầu cho chủ sử dụng cũ. 5.2. Nội dung phân bổ đất chuyên dùng 5.2.1. Dự báo nhu cầu đất chuyên dùng Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp Các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghi ệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các ngành tự xác định nhu cầu diện tích đất dựa vào định mức diện tích hiện hành và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tiến hành tổng h ợp dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, kiểm tra theo định mức quy định, bổ sung, điều hoà và cân đối chung quỹ đất cho phát triển công nghiệp và các mục đích sử dụng khác trên địa bàn. Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông Nhu cầu đất giao thông do các đơn vị chuyên ngành lập dự báo căn cứ vào nhu cầu phát triển của ngành. Mỗi loại và cấp kỹ thuật của đường đều có các thông s ố kỹ thuật và chỉ tiêu về chiều rộng mặt đường, nền đường, chỉ giới an toàn giao thông Cấp kỹ thuật được xác định căn cứ vào mục đích, ý nghĩa và lưu lượng vận chuyển của từng cung đường. Diện tích đất cần dùng cho phát triển giao thông cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển và diệ n tích chiếm đất của mạng lưới giao thông. * Dự báo nhu cầu đất phát triển thuỷ lợi Diện tích đất dùng cho thuỷ lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa theo số liệu thống kê bình quân tỷ lệ đất thuỷ lợi đặc trưng cho từng khu vực trong nhiều năm theo tiêu chuẩn và diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi hiệ n có. 5.2.2. Phân bổ đất chuyên dùng a) Các yêu cầu -Vị trí hình dạng và điều kiện tự nhiên của khu đất phải phù hợp với mục đích sử dụng và đáp ứng yêu cầu hoạt động bình thường của công trình. -Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ đất, có biện pháp xử lý triệt để chất thải, không gây ô nhiễm môi trường. Không gây trở ngại cho việc sử dụng đất, cho đời sống của các chủ sử dụng đất láng giềng và người dân lân cận. b) Căn cứ để xây dựng đất chuyên dùng * Đất xây dựng các khu công nghiệp Nhu cầu xây dựng khu công nghiệp được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và kế hoạch phát triển dài hạn của các ngành. Trong các kế hoạch đó, người ta chỉ xác định vùng bố trí, còn địa điểm, bãi xây dựng cụ thể phải d ựa vào đồ án quy hoạch xây dựng công trình công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện. Trong đồ án người ta giải quyết các vấn đề như: -Thoả thuận địa điểm xây dựng công trình. -Chọn khu vực bố trí ranh giới, diện tích bãi xây dựng. -Thực hiện các công việc giao đất và thu hồi đất. - Tính toán mức đền bù thiệt hại cho chủ bị trưng dụng đất. * Đất xây dựng công trình tuyến Được c ấp theo bản vẽ thiết kế quy hoạch mặt bằng công trình đã duyệt, vị trí và diện tích không thể thay đổi. * Đất cho khai thác khoáng sản Vị trí và diện tích không thể thay đổi, song đây là đất sử dụng có thời hạn cần xác định rõ thời hạn bàn giao lại cho chủđất và yêu cầu cải tạo phục hoá đất. * Đất công trình an ninh quốc phòng Cấp theo yêu cầu (diện tích - vị tro của quốc phòng do cấp có thẩm quyề n phê duyệt. * Đất khu danh thắng Cấp theo luận chứng kinh tế kỹ thuật và quy hoạch của các ngành hữu quan, đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. * Đất cho công trình công cộng của xã Diện tích cần cấp để xây dựng trụ sở UBND, ban quản lý HTX, các công trình sản xuất, văn hoá phúc lợi, dịch vụ Căn cứ vào nhu cầu phân bố hợp lý và diện tích cần thiết sẽ được giải quyết trong đồ án xây dựng mặt bằng khu dân cư. 5.2.3. Xác định hậu quả của việc trưng dụng đất và các biện pháp khắc phục a) Thiệt hại đối với sản xuấ t Là phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi, phần thiệt hại này có thểđền bù theo hai cách. -Đền bù theo giá trị đất nông nghiệp bị trưng dụng, xác định theo kết quảđánh giá kinh tế đất. -Đền bù chi phí khai hoang đất mới, bao gồm: Chi phí khai hoang. Chi phí để cải tạo, thuần hoá nâng cao độ mầu mỡ. b) Thiệt hại đối với chủ sử dụng đất bị trưng dụ ng -Nhà cửa công trình trên đất bị thu hồi. -Nhà cửa công trình nằm ngoài khu đất bị thu hồi, nhưng không tiếp tục sử dụng được nữa do ảnh hưởng của công trình. -Giá trị hoa màu trên diện tích bị thu hồi. -Chi phí đã đầu tư nhưng chưa sử dụng hết. -Thất thu sản phẩm nông nghiệp do công trình phi nông nghiệp gây ra. Giá trị những thiệt hại đó được xác định dựa vào giá trị quyết toán có tính ph ần khấu hao và tổng chi phí sản xuất thực tế bỏ ra. Ngoài ra cần tính ca phần chi phí tháo dỡ, di chuyển và xây dựng lại nhà cửa, công trình tại nơi ở mới. c) Ảnh hưởng xấu đến lãnh thổ lân cận Ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân lân cận. Ảnh hưởng đến sự sử dụng đất của vùng lân cận. -Gây khó khăn về giao thông. -Làm giảm ch ất lượng đất. Cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý những ảnh hưởng xấu liên quan đến việc thu hồi và giao đất để xây dựng các công trình công nghiệp. Biện pháp bảo vệ - sử dụng lớp đất màu và phục hoá đất bị phá huỷ sau khi sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. [...]... tích lịch sử văn hoá Phục hồi và xây dựng lại các công trình như cầu cống, đường đi, đê điều nhằm tạo điều kiện sử dụng đất đai hợp lý và điều kiện sản xuất của vùng lân cận Có biện pháp khắc phục những hạn chế khác về quy n hạn của người được giao đất để sử dụng nhằm sử dụng loại đất màu tốt nhất 6 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP -ĐẤT LÂM NGHIỆP 6.1 Ý nghĩa, nội dung của quy hoạch sử dụng đất nông... được giao đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng phải có biện pháp sử dụng và bảo vệ lớp đất màu trên diện tích được giao Đối với khu đất được giao để sử dụng tạm thời, tuỳ theo mức độ bị hại, sau khi sử dụng cần có biện pháp thích hợp để có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp Để sử dụng đất chuyên dùng hiệu quả cần tiến hành xác định các điều kiện sử dụng đất chuyên dùng như sau: Phải áp dụng các... đất lâm nghiệp 6.1.1 Ý nghĩa Đất nông - lâm nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên Hai loại đất này tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, do vậy, quy hoạch sử dụng hợp lý đất nông - lâm nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng Việc quy hoạch sử dụng kết hợp giữa diện tích đất nông - lâm nghiệp với các loại đất khác trong một thể thống nhất là yếu tố quy t định hiệu quả sử. .. quả sử dụng đất đai và sản xuất kinh doanh Giữa các loại đất có mối liên quan mật thiết với nhau: -Đất nông - lâm nghiệp là nơi con người sử dụng lao động cùng với các loại công cụ vật tư khác để gieo trồng, thu hái sản phẩm Đất khu dân cư là nơi con người tổ chức cuộc sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động -Đất chuyên dùng là đất để sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất Trong đó, đất giao... đất giao thông và thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng Vì vậy, khi phân b đất đai cần phải nhận thức rõ mối liên hệ này của các loại đất và sử dụng có hiệu quả Để quy hoạch sử dụng hợp lý đất nông - lâm nghiệp trước hết cần dựa vào tiềm năng đất đai của địa phương và khả năng áp dụng các biện pháp khai hoang, cải tạo, phục hoá, bảo vệ đất . được giao đất để sử dụng nhằm sử dụng loại đất màu tốt nhất. 6. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP -ĐẤT LÂM NGHIỆP 6.1. Ý nghĩa, nội dung của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Luật đất đai) và phải có sự đồng ý của chủ sử dụng đất. 3) Người chủ được cấp phải đền bù thiệt hại thực tế và bồi hoàn giá trị đất theo quy định pháp luật cho chủ sử dụng đất bị trưng dụng. quan trọng. Việc quy hoạch sử dụng kết hợp giữa diện tích đất nông - lâm nghiệp với các loại đất khác trong một thể thống nhất là yếu tố quy t định hiệu quả sử dụng đất đai và sản xuất kinh

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan