nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tập đoàn fpt. thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển.

89 9.6K 69
nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tập đoàn fpt. thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty 30 Hình 2.1: Tòa nhà FPT - Nguồn: Ban Nhân sự FPT Hình 2.2: Logo FPT - Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT Hình 2.3: Khẩu hiệu FPT – Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT Hình 2.4: Bìa cuốn sách “FPT – Sử kí 20 năm”- Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT Hình 2.5: Hội diễn STCO – Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT Hình 2.6: Giải bóng đá 2012- Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT Hình 2.7: Đồng phục các đơn vị thành viên FPT Hình 2.8: Hội diễn kỷ niệm FPT 24 tuổi (13/09/2012). Hình 2.9: Hội nghị chiến lược FPT 2011 Hình 2.10: Văn hóa trong công việc Hình 2.11: Lãnh đạo và CBNV tham gia Lễ hội mừng sinh nhật Công ty - 13/9/2011. Hình 2.12: FPT Software tri ân phụ huynh trong Ngày Phụ huynh hằng năm Hình 2.13: Văn hóa FPT – Nguồn Ban Nhân sự Công ty Hình 2.14: Biểu diễn múa- Hội diễn STCO Hình 3.1: Logo mừng Đại lễ FPT 25 năm Hình 3.2: Big Data sẽ là công nghệ trọng tâm của FPT trong năm 2013 Hình 3.3: Đại diện EADS tới thăm FPT nhân dịp tặng quà cho đội dự án Fspace Bảng 1.1: Một số lễ nghi cơ bản của doanh nghiệp Bảng 3.1: MÔ TẢ BÀI TRẮC NGHIỆM DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 VHDN Văn hóa doanh nghiệp 2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, chủ đề Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) đã dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và giới doanh nhân. Các doanh nghiệp cũng nhận thức được đây là một loại tài sản vô hình - một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Và hơn bao giờ hết, trong thời điểm hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh doanh của mỗi tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tố mang lại sắc thái riêng, thể hiện tính cách của doanh nghiệp trong hành trình mới đầy thử thách của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tự hào về doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh và là chìa khoá cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là một trong những vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn về văn hoá doanh nghiệp nhưng trên thực tế hiểu văn hoá doanh nghiệp như thế nào thì còn rất nhiều những ý kiến khác nhau. Vì vậy mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm nữa để có cái nhìn hoàn thiện hơn góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày một hùng mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của VHDN trong chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp, ngay từ buổi đầu thành lập, Tập đoàn FPT đã rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển VHDN . Có thể nói FPT là một trong số ít công ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và không thể trộn lẫn. Từ lâu, hình ảnh người FPT đã gắn với một môi trường đoàn kết, năng động, hài hước, nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. Tập đoàn FPT đã tạo dựng được một nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp. Nhưng với sự biến động không ngừng về quy mô kinh doanh và số lượng lao động thì FPT cần phải quan tâm hơn nữa đến việc duy trì và phát triển nền văn hoá đã tạo dựng sao cho phù hợp với sự đa dạng và biến động của FPT trong thời gian tới. Là một sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Thương Mại, nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp với sự phát triển của Tập đoàn cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của của giảng viên ThS.Đào Hồng Hạnh, em đã đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp tại 4 Tập đoàn FPT – Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về VHDN và phát triển VHDN. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong thời gian qua. Thứ ba, trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển Văn hoá doanh nghiệp; đề xuất công cụ đo lường văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Tập đoàn FPT. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT. Phạm vi không gian: Tòa nhà FPT lô B2, phố Duy Tân, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: 4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp • Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: tiếp cận với các khách hàng cũng như những người đã từng sử dụng dịch vụ tại Tập đoàn; tìm hiểu sách báo, tạp chí viết về công ty, mạng Iternet, • Kiểm tra dữ liệu: từ các nguồn thu thập được ở trên, bắt đầu tiến hành sàng lọc thông tin có được về tập đoàn để phục vụ cho việc viết đề tài. • Xử lý và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định của đề tài: từ những dữ liệu thứ cấp này có thể hình thành cơ sở lý luận về ảnh hưởng của VHDN đến một một số thực trạng mà Tập đoàn đang mắc phải. 4.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp 5 • Xác định đối tượng phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn là Ban lãnh đạo Tập đoàn, Trưởng Ban Văn hóa và Đoàn thể, Trưởng bộ phận nhân sự, nhân viên phòng nhân sự. • Xây dựng câu hỏi phỏng vấn: Những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc tìm hiểu ảnh hưởng của VHDN đến Tập đoàn. • Tiến hành phỏng vấn: Vào buổi chiều khoảng 4h - 5h để tránh bị ảnh hưởng đến công việc của họ. • Phân tích dữ liệu thu được: Từ những dữ liệu được cung cấp bởi Ban Lãnh đạo Tập đoàn, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em đã tiến hành tổng hợp, đưa ra đánh giá, nhận xét và những suy luận khoa học của bản thân về các vấn đề được nghiên cứu. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT. Chương 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT. Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Doanh nghiệp (DN) Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy được có rất nhiều khái niệm về Doanh nghiệp dựa trên các quan điểm khác nhau, theo cách tiếp cận của báo cáo, ta có thể đưa ra một khái niệm về doanh nghiệp theo góc độ pháp lý như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh” (Nguồn: Luật doanh nghiệp- Bộ Tài chính) Hiện nay ở Việt Nam, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Tập đoàn Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Tập đoàn TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. 1.1.2 Văn hóa Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về tổ chức. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải duy trì và phát triển nó? Làm thế nào để phát triển văn hóa doanh nghiệp có giá trị? Để hiểu rõ hơn trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu văn hoá là gì? Văn hoá là một vấn đề đa dạng, trừu tượng nên đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá: Theo quan điểm của tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục quốc tế UNESCO thì: “ Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm, khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, quốc gia, xã hội, VH không chỉ bao gồm văn chương, nghệ thuật mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, …” Như vậy, khái niệm Văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần làm nền tảng cho lối sống, đạo đức, chuẩn mực, hành vi, quan điểm, cách nghĩ và hành động của mỗi dân tộc của các thành viên để vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên và xã hội. Qua đó, có thể rút ra khái niệm chung về văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong quá trình lịch sử”. 1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp 7 Trong mỗi tổ chức, đều tồn tại những chuẩn mực về giá trị đặc trưng, hình tượng, phong cách được tổ chức tôn trọng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải, những giá trị chuẩn mực này có tác động chỉ dẫn các thành viên trong tổ chức cách thức ra quyết định hợp với phương châm hành động của tổ chức. Khái niệm được sử dụng để phản ánh những hệ thống này được gọi với nhiều tên khác nhau như văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá công ty (corporate culture), văn hoá tổ chức (organizational culture), văn hoá kinh doanh (business culture). Đây là lĩnh vực mới chưa phát triển, lý luận chưa hoàn chỉnh, nên tên gọi, phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận còn chưa thống nhất. Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hoá. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp” thì nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều, tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” vẫn có nhiều khái niệm khác nhau. Cụ thể là: Theo Jaques (1952): “Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ”. Theo Denison (1990): “VHDN chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt các thủ tục quản lý, hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này”. Là một khái niệm trừu tượng và có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên theo cách tiếp cận của báo cáo thì có thể hiểu VHDN theo nghĩa đầy đủ như sau: “VHDN là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được gây dựng nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN; đồng thời chi phối đến tình cảm, nếp suy nghĩ, niềm tin, lý tưởng và hành vi của mọi thành viên của DN trong việc thực hiện và theo đuổi các mục tiêu.VHDN là một trong những yếu tố gắn kết lợi 8 ích cá nhân với lợi ích tập thể, hướng hành vi cá nhân vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu và sự kỳ vọng của doanh nghiệp”. Như vậy, VHDN là sản phẩm của những người làm cùng trong một doanh nghiệp, nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử theo các giá trị đó. VHDN tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được coi là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Các thành viên trong tổ chức nhận thức về văn hoá qua những gì họ thấy, họ nghe được trong doanh nghiệp mình, mặc dù họ có thể có trình độ, vị trí, trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả về VHDN theo những cách tương tự. 1.1.4 Khái niệm duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Trong hội thảo Hội nghị “Duy trì và Phát triển VHDN”, TS Trần Kim Hào – Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW và ThS Phạm Công Toàn – Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã đưa ra khái niệm về duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp: “Đó là phát triển toàn diện những triết lý hoạt động của doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội”. Để hiểu một cách đầy đủ hơn về nội dung duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp, báo cáo tập trung vào tìm hiểu theo khái niệm mà đội ngũ chuyên gia của Công ty IBG – Tư vấn và đào tạo doanh nghiệp đưa ra: “Duy trì và phát triển VHDN là việc nắm rõ được hệ thống xuyên suốt trong bản sắc văn hóa của mình, doanh nghiệp cần đưa ra cách thức duy trì và phát triển những nét văn hóa ấy, tạo nên một hình ảnh đẹp không chỉ với các thành viên trong doanh nghiệp mà còn với khách hàng và các đối tác. Bản sắc VHDN phải luôn được duy trì và phát triển cùng với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và thích ứng với những thay đổi trên thị trường”. 1.2 Tác động của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp 1.2.1 Tác động tích cực 1.2.1.1VHDN tạo nên phong thái và“bản sắc”cho tổ chức VHDN chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố như kiến trúc, sản phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lược kinh doanh, logo, ấn phẩm 9 điển hình, giai thoại về người sáng lập doanh nghiệp…Và chính những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng của doanh nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào. VD: Màu áo sơ mi trắng và cà vạt đỏ tượng trưng cho ngọn lửa Petro của lái xe taxi Dầu khí có thể giúp ta dễ dàng phân biệt được Hãng taxi Dầu khí với các hãng taxi khác. Để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp không phải là quá khó khăn. Đặc biệt là với một doanh nghiệp thành công, bởi ấn tượng của doanh nghiệp đó với công chúng là hết sức mạnh . 1.2.1.2 VHDN góp phần làm tăng tính nhất quán của hành vi VHDN có vai trò góp phần làm tăng tính nhất quán của hành vi. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần tìm được sự thống nhất để thích ứng với môi trường cả bên trong và bên ngoài. Môi trường bên trong tổ chức liên quan đến sự nhất trí giữa các thành viên, VHDN là chất keo gắn kết các thành viên thống nhất trong cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề. Điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn và khi có xung đột thì đây là yếu tố giúp mọi người hòa hợp và gắn kết. 1.2.1.3 Thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp Một môi trường văn hóa mạnh có tác dụng thu hút và giữ chân nhân tài cho tổ chức. Địa vị, tiền lương, cơ hội thăng tiến,…chỉ thực sự có tác dụng lâu dài khi đi liền với nó là một môi trường làm việc tạo được hứng thú, nhân viên cảm nhận được bầu không khí thân thiện và ở đó họ có cơ hội khẳng định mình. Một tổ chức xây dựng được một nền văn hóa mạnh sẽ quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức đề ra. Sự nhất trí đó sẽ tạo ra sự liên kết, củng cố lòng trung thành và sự cam kết bền vững với tổ chức. Như vậy sẽ giảm được xu hướng rời bỏ tổ chức và củng cố lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. 1.2.1.4 VHDN tạo động lực làm việc VHDN giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển và bản chất của công việc họ làm, đồng thời tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Nó làm cho nhân viên thấy tự hào, hãnh diện với tư cách là thành viên trong doanh nghiệp đó, tự hào với công việc mình làm. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám đang phổ biến”, lương và 10 [...]... kinh doanh còn không có thì sao có thể có để thực hiện văn hóa doanh nghiệp? Chính vì vậy hai áp lực này là lớn nhất và là rào cản của việc duy trì, phát triển văn hóa doanh nghiệp Giải pháp cho vấn đề này là phải nghiên cứu thật kỹ thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở hiện tại và mong muốn trong tương lai để có kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn của việc duy trì, phát triển văn hóa doanh nghiệp. .. rõ vấn đề sẽ gặp phải khi muốn duy trì và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp đó là thời gian và chi phí thực hiện Đây là hai yếu tố quan trọng nhất và là rào cản lớn nhất đối với việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp không phải ngày một ngày hai mà là một quá trình, chi phí để thực hiện văn hóa doanh nghiệp cũng không phải ít Hơn nữa, tiền để doanh nghiệp. .. tin và sức hút với các đối tác trong kinh doanh 1.4.3 Rào cản trong quá trình duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển nền văn hóa mạnh mang bản sắc riêng và tạo dấu ấn cho chính doanh nghiệp mình Nhưng vấn đề là để xây dựng, duy trì và phát triển được nền văn hóa doanh nghiệp mạnh không phải là điều dễ dàng Trước tiên, mỗi doanh nghiệp. .. ngoài và sự vận động không ngừng đó sẽ giúp doanh nghiệp không bị tụt hậu so với những doanh nghiệp khác 18 1.4.2 Quá trình duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp duy trì và phát triển văn hoá của mình bằng cách nào? Thứ nhất, thông qua quá trình chọn lọc: Các thành viên mới sẽ học tập và kế thừa giá trị từ thế hệ đi trước Thứ hai, quan điểm và hành vi cụ thể của những người đứng đầu doanh. .. và phát triển VHDN sao cho thích nghi với sự biến động đó 26 27 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN FPT 2.1 Khái quát chung về Tập Đoàn FPT 2.1.1Tóm lược quá trình hình thành và quá trình phát triển FPT là một tập đoàn có lịch sử phát triển khá dài và luôn tự hào về quá trình phát triển đi lên thành một tập đoàn lớn mạnh như hiện nay Có thể điểm qua những mốc thời gian quan trọng... tín lâu dài và những mối quan hệ kinh doanh bền chắc cũng như nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường 1.6 Một số mô hình VHDN của nước ngoài Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty khác nhau Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống VHDN khác nhau Trong khuôn khổ đề tài này, chúng ta sẽ đề cập tới hai nền văn hóa đặc trưng đó là văn hóa phương Tây và văn hóa phương... nhuận của doanh nghiệp Đây là tài sản vô hình quan trọng quyết định tương lai của doanh nghiệp vì bất cứ doanh nghiệp nào nếu không giải quyết được vấn đề nội bộ, luôn có mâu thuẫn, kiện cáo nhau thì không thể có sức cạnh tranh Xu thế toàn cầu hoá đặt các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu Cạnh tranh ngày nay không chỉ bởi các giá trị hữu hình mà còn bởi các giá trị vô hình của doanh nghiệp. .. tinh thần 2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT 2.2.1 Văn hóa FPT 2.2.1.1 Các biểu trưng trực quan của VHDN FPT 35  Kiến trúc và diện mạo công ty Trụ sở chính của tập đoàn FPT là tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội Khai trương ngày 8/10, tòa nhà FPT Cầu Giấy, ở lô B2 , Cụm sản xuất tiểu thủ Công nghiệp và Công nghiệp nhỏ, đường Phạm Hùng (Hà Nội), gồm 15 tầng chính, 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng hầm... viên và có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn tập đoàn 1.3 Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp VHDN của một doanh nghiệp có 2 biểu hiện: biểu trưng trực quan và biểu trưng phi trực quan, tuy biểu hiện với những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện được đặc trưng văn hóa của tổ chức và lan truyền văn hóa đó tới các thành viên trong tổ chức 1.3.1... chi phí thực hiện thành nhiều gói khác nhau, xác định những loại chi phí hợp lý nhất và để có thể phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp thì ngoài quyết tâm thực hiện còn luôn đi kèm hoạt động kiểm tra và điều chỉnh khi có sai sót trong quá trình thực hiện 1.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp (VHDN) 1.5.1 Các yếu tố bên ngoài 1.5.1.1 Văn hoá dân tộc VHDN là một nền tiểu văn hoá . doanh nghiệp tại 4 Tập đoàn FPT – Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn. sở thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển Văn hoá doanh nghiệp; đề xuất công cụ đo lường văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Tập. tại Tập đoàn FPT. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT. Phạm vi không gian: Tòa nhà FPT lô B2,

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

  • Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty 30

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

  • 4.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

    • Phân tích dữ liệu thu được: Từ những dữ liệu được cung cấp bởi Ban Lãnh đạo Tập đoàn, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em đã tiến hành tổng hợp, đưa ra đánh giá, nhận xét và những suy luận khoa học của bản thân về các vấn đề được nghiên cứu.

    • 5. Nội dung nghiên cứu

    • Chương 1:

    • LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

    • 1.1 Một số khái niệm cơ bản

    • 1.1.1 Doanh nghiệp (DN)

    • 1.1.2 Văn hóa

    • 1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp

      • Trong mỗi tổ chức, đều tồn tại những chuẩn mực về giá trị đặc trưng, hình tượng, phong cách được tổ chức tôn trọng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải, những giá trị chuẩn mực này có tác động chỉ dẫn các thành viên trong tổ chức cách thức ra quyết định hợp với phương châm hành động của tổ chức. Khái niệm được sử dụng để phản ánh những hệ thống này được gọi với nhiều tên khác nhau như văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá công ty (corporate culture), văn hoá tổ chức (organizational culture), văn hoá kinh doanh (business culture). Đây là lĩnh vực mới chưa phát triển, lý luận chưa hoàn chỉnh, nên tên gọi, phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận còn chưa thống nhất.

      • Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hoá. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp” thì nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều, tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” vẫn có nhiều khái niệm khác nhau. Cụ thể là:

      • Theo Jaques (1952): “Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ”.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan