Luận văn: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế docx

86 868 4
Luận văn: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Luận văn Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế L L Ơ Ơ Ø Ø I I C C A A Û Û M M Ơ Ơ N N Để hoàn thành đề tài khoa học này nhóm chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía. Đầu tiên, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS. Hồ Thò Thúy Nga đã quan tâm, đònh hướng và tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài này. Nhóm chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chò phòng kinh doanh và phòng dòch vụ khách hàng đã nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm và cung cấp những tài liệu thực tế cho đề tài khoa học này. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, vậy mong thầy cô góp ý kiến để chúng tôi rút kinh nghiệm trong những lần sau. Một lần nữa, nhóm chúng tôi xin chân thành cám ơn! Nhóm đề tài khoa học K41 Kiểm toán Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 2 DANH SÁCH NHÓM Hồ Quang Hải Hồ Trần Vân Anh Thân Thị Kim Phụng Nguyễn Thị Cẩm Lệ Nguyễn Thị Khánh Vân Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 3 DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Đầy đủ KH Khách hàng KSNB Kiểm soát nội bộ NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng BĐS Bất động sản DN Doanh nghiệp RR Rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng BGĐ Ban giám đốc PGD Phòng giao dịch CVKH Chuyên viên khách hàng CVTTĐ Chuyên viên tái thẩm định KS&HTKD Kiểm soát và hổ trợ kinh doanh KTGD&KQ Kế toán giao dịch và kho quỹ KD Kinh doanh HĐTD Hội đồng tín dụng TĐ&QTRR Thấm định và quản trị rủi ro TBTD Thông báo tín dụng HĐ Hợp đồng HĐTD Hợp đồng tín dụng HĐTDHO Hội đồng tín dụng Hội sở HĐTS Hợp đồng tài sản đảm bảo TSĐB Tài sản đảm bảo KU Kế ƣớc nhận nợ và cam kết trả nợ TTGN Tờ trình giải ngân ID Mã khách hàng HMTD Hạn mức tín dụng HMGN Hạn mức giải ngân Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế của một đất nƣớc. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ nhanh và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn. Đồng thời hệ thống ngân hàng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó. Ở nƣớc ta, từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ…đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Những yếu kém đó là khó tránh khỏi khi các lý thuyết cũng nhƣ kinh nghiệm về quản lý các ngân hàng thƣơng mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thƣơng khi có gian lận và sai sót xảy ra, đặc biệt là trong khâu cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại không những đƣợc các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn là mối Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 5 quan tâm của ngƣời gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, của toàn xã hội về sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hƣởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, trƣớc hết đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan trọng nhất là phải thiết lập đƣợc hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Đây thật sự là lĩnh vực còn mới về cả phƣơng diện lý luận cũng nhƣ phƣơng pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn, việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang còn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Nhƣ vậy, có thể nói xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hƣớng đúng đắn cho các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay. Ngân hàng Techcombank-CN Huế đƣợc thành lập từ năm 2007. Đến nay qua hơn 3 năm hoạt động, chi nhánh Techcombank Huế luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng hàng năm đạt 150%, với tổng tài sản gần 300 tỷ đồng, gần 200 khách hàng doanh nghiệp và hơn 15.000 khách hàng cá nhân mở tài khoản. …Do đó, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt là một việc làm hết sức có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế xã hội của dất nƣớc nói chung và kinh tế tỉnh Thừa thiên Huế nói riêng. Nhận thức đƣợc vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế” để nghiên cứu. Đề tài không chỉ nhằm mục đích nghiên cứu mà còn có thể giúp NH Techcombank đánh giá lại công tác quản lý để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận căn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. - Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 6 - Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp - Phạm vi: Hệ thống kiểm soát nội bộ cho vay doanh nghiệp tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2008- 2009 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu, tổng hợp lý luận lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực tế. - Phƣơng pháp phỏng vấn: trong qúa trình đi thực tế, chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn những nhân viên của ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể của họ. - Phƣơng pháp phân tích số liệu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ các chứng từ, sổ sách kế toán thu thập đƣợc để đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. 5. Cấu trúc đề tài Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay trong các NHTM Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. Chƣơng 3: Đánh giá và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. - Phần III: Kết luận và kiến nghị Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ CHO VAY TRONG CÁC NHTM 1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ: 1.1.1 Khái niệm: Chức năng Kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi quy trình quản lý, và đƣợc thể hiện bởi công cụ chính yếu là hệ thống KSNB của đơn vị. Có nhiều quan niệm và định nghĩa về KSNB. Có thể kể đến một vài định nghĩa sau: Hệ thống KSNB là toàn bộ các quy định về tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ, phƣơng pháp công tác mà một đơn vị phải tuân theo. Hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập trong thời gian mong muốn (chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 400). Tuy nhiên KSNB theo định nghĩa của COSO (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission) có thể đƣợc xem là định nghĩa thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất về KSNB: “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây: - Báo cáo tài chính đáng tin cậy - Các luật lệ và quy định được tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 8 1.1.2 Ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ  Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lƣợng sản phẩm )  Bảo vệ tài sản khỏi bị hƣ hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp…  Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính  Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng nhƣ các quy định của luật pháp.  Đảm bảo sử dụng tối ƣu các nguồn lực và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra  Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ 1.1.3 Các thành phần của hệ thống kiểm sóat nội bộ. Theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ có 5 thành phần: 1.1.3.1 Môi trƣờng kiểm soát Là những yếu tố của tổ chức ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trƣờng trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Ví dụ, nhận thức của ban giám đốc thế nào về tầm quan trọng của liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc cần tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phải phân công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc phải ban hành bằng văn bản các nội quy, quy chế, quy trình SXKD Một môi trƣờng kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.1.3.2 Đánh giá rủi ro Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động. Các yếu tố bên trong: Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Nhóm SV K41 Kiểm toán 9 + Sự quản lý thiếu minh bạch + Không coi trọng đạo đức nghề nghiệp + Chất lƣợng cán bộ thấp + Sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở + Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất + Chi phí cho quản lý và trả lƣơng cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp hoặc do xa Công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm Các yếu tố bên ngoài: + Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành + Thay đổi thói quen của ngƣời tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời + Xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị phần + Sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới, ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thƣờng xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Phân tích ảnh hƣởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. 1.1.3.3 Các hoạt động kiểm soát Là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của Ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đặt ra đƣợc thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức. Ví dụ: kiểm soát phòng ngừa và phát hiện sự mất mát, thiệt hại của tài sản, kiểm soát xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực mà tổ chức đã quy định, theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành… 1.1.3.4 Hệ thống thông tin và truyền thông Cần đƣợc tổ chức để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng ngƣời có thẩm quyền. [...]... hƣớng đúng đắn cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay 1.3 Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Nhóm SV K41 Kiểm toán 15 Đề tài nghiên cứu khoa học 1.3.1 GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.3.1.1 Khái niệm, vai trò và các thuật ngữ liên quan đến việc cho vay 1.3.1.1.1 Khái... môi trƣờng kinh doanh và điều kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn Khi khách hàng gặp phải rủi ro do ngyên nhân khách quan gây nên, họ không còn đủ khả năng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay thì việc tốt nhất là Ngân hàng cho vay có thể làm là giúp đỡ hổ trợ khách hàng để khách hàng để họ khôi phục lại hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng cho vay 1.3.3.2.2... ngƣời đi vay 1.3.2 Quy trình cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại 1.3.2.1 Khái niệm quy trình cho vay Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay 1.3.2.2 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình cho vay Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay. .. hay doanh nghiệp nhƣng có cùng mục đích sử dụng vốn là phục vụ sản xuất kinh doanh Cho vay tiêu dùng: đối tƣợng vay là cá nhân muốn dùng tiền vay thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của mình nhƣ mua nhà, sửa nhà, mua ô tô, du học, y tế, …  Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Cho vay trực tiếp: Ngân hàng và khách hàng trực tiếp tiến hành cho vay và vay vốn Ngân hàng sẽ cấp vốn trực tiếp cho khách hàng và khách hàng. .. đồng vay 1.3.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc cho vay 1.3.1.2.1 Đặc điểm - Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logíc kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một ngƣời mà ngân hàng tin tƣởng ứng vốn cho vay, nhƣng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, cầm cố ) Luật ngân hàng. .. đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi - Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay - Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác nếu đƣợc ngân hàng cho vay chấp nhận Trƣờng hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay... cho vay: Thực chất là tiến hành phân tích cho vay trong điều kiện khoản cho vay đã đƣợc cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay, phát hiện rủi ro để có hƣớng xử lý kịp thời Thanh lý hợp đồng cho vay: Nếu hết hạn hợp động cho vay và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng cho vay, giải chấp tài sản nếu có và lƣu hồ sơ vay. .. vào đối tƣợng cho vay Tổ chức, doanh nghiệp: thƣờng phát sinh khoản cho vay lớn và có quan hệ hợp tác lâu dài với ngân hàng Cá thể, hộ gia đình: là những khoản cho vay có giá trị nhỏ, phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, kinh doanh nhỏ của gia đình Số lần giao dịch với ngân hàng không đƣợc nhiều và thƣờng xuyên  Căn cứ vào mục đích sử dụng Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: đối tƣợng cho vay ở đây có thể... phía khách hàng để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót xảy ra 5 Kiểm Giám sát các hoạt Khách hàng sử dụng Có phƣớng án giám sát soát động của khách vốn vào những mục tín dụng của khách hàng cho hàng sau khi vay đích khác với cam cụ thể, bao gồm: vay vốn ở Ngân hàng kết khi vay vốn + Giám sát hoạt động tài xem số tiền đó có Tình hình kinh doanh khoản của khách hàng tại sử dụng đúng mục của khách hàng. .. GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga  Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc hình thành và phát triển nhƣ một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức cũng nhƣ mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng Khi luật ngân hàng nhà nƣớc ( tháng 12/1997) và luật các tổ chức tín dụng ( tháng 7/1997) đƣợc ban hành thì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đƣợc khẳng định rõ ràng, . nghiên cứu - Đối tƣợng: Hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp - Phạm vi: Hệ thống kiểm soát nội bộ cho vay doanh nghiệp tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2008-.  Luận văn Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế L L Ơ Ơ Ø Ø I I . 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay trong các NHTM Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế. Chƣơng

Ngày đăng: 27/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan