Hệ tuần hoàn – Phần 3 pps

14 375 0
Hệ tuần hoàn – Phần 3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ tuần hoàn – Phần 3 TIỂU CẦU Tiểu cầu không phải là một tế bào thật sự giống như hồng cầu và bạch cầu. Chúng là những mảnh vỡ nhỏ có dạng hình đĩa của những tế bào rất lớn được gọi là tế bào nhân khổng lồ (megakaryocyte) nằm trong tủy xương. Tế bào nhân khổng lồ bị vỡ ra tạo thành khoảng 50 mảnh nhỏ hoặc hơn và sau đó nhanh chóng hình thành màng để trở thành tiểu cầu. Có khoảng 300.000 tiểu cầu mỗi millimet khối máu, chúng giúp kiểm soát chảy máu trong một quá trình rất phức tạp được gọi là cân bằng nội môi. Khi mạch máu bị tổn thương gây chảy máu, các tiểu cầu bắt đầu tiến trình đông máu bằng cách dính vào nơi tổn thương của mạch máu. Trong lúc đó, chúng phóng thích ra những chất hóa học lôi kéo các tiểu cầu khác lại. Chẳng mấy chốc, các tiểu cầu kết dính lại và hình thành một nút chặn tạm thời. Sau đó, tiểu cầu phóng thích ra serotonin, một loại hóa chất làm cho mạch máu co thắt và hẹp lại để làm giảm lượng máu chảy ra bên ngoài qua vết thương. Trong lúc các hiện tượng này xảy ra, mô bị tổn thương phóng thích ra 1 chất kết hợp với calci và những yếu tố đông máu khác trong huyết tương để hình thành chất hoạt hóa prothrombin. Chất hoạt hóa này chuyển dạng prothrombin (là một chất có trong huyết tương do gan sản xuất) thành thrombin (là một loại enzyme). Thrombin sau đó kết hợp với fibrinogen để tạo ra những phân tử dài và mảnh được gọi là fibrin. Các phân tử fibrin kết hợp với nhau hình thành một cái lưới để bắt giữ các hồng cầu và tiểu cầu để làm nền cho khối máu đông. HỆ TUẦN HOÀN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO Trong quá trình hoạt động liên tục của mình, tim bóp trung bình hơn 100.000 lần mỗi ngày để tống máu đi hàng nghìn dặm trong các mạch máu để nuôi sống từng tế bào một trong hàng tỷ tế bào của cơ thể. Ở mỗi nhát bóp, tim tống đi khoảng 74 milli lít máu. Ở người lớn, tim trung bình đập khoảng 72 nhát mỗi phút, như vậy mỗi phút có khoảng 5,3 lít máu được tống đi, mỗi giờ là 318 lít, mỗi ngày là 7.631 lít máu được tống đi. Trong lúc tập thể dục, con số này có thể tăng lên gấp 5 lần. CHU CHUYỂN TIM Nhấn vào đây để xem kích thước gốc của ảnh (800x444px). Chu chuyển tim là một chuỗi những sự kiện xảy ra tại tim trong một nhịp đập hoàn chỉnh của nó. Mỗi một chu chuyển tim chiếm khoảng 0.8 giây. Trong thời gian ngắn đó, máu đi vào tim, di chuyển qua các buồng tim, sau đó được tống đi ra khắp các khu vực của cơ thể. Mỗi một chu chuyển tim được chia ra làm 2 thì. Hai tâm nhĩ co khi hai tâm thất dãn và sau đó thì 2 tâm thất sẽ dãn ra khi 2 tâm nhĩ co. Pha co, đặc biệt là ở tâm thất, được gọi là thì tâm thu, pha dãn được gọi là thì tâm trương. Chu chuyển tim bao gồm thì tâm thu và thì tâm trương của cả tâm nhĩ lẫn tâm thất. DOPING MÁU Để tăng cường sức dẻo dai của mình trước mỗi cuộc thi đấu, một số vận động viên đã dùng đến một kỹ thuật được gọi là doping máu. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rút bớt một lượng hồng cầu đi. Sau khi máu bị rút đi, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách nhanh chóng sản xuất ra những hồng cầu khác để thay thế cho lượng hồng cầu bị lấy đi. Sau đó, một vài ngày trước khi thi đấu, người ta sẽ tiêm ngược lại lượng máu đã rút ra vào cơ thể. Hiệu quả của việc này là tạo ra hồng cầu nhiều hơn do đó lượng oxy trong máu cũng nhiều hơn. Doping máu có thể làm tăng khả năng của vận động viên lên 10%. Tuy nhiên, thủ thuật này không những không hợp pháp mà còn nguy hiểm. Nó có thể làm suy yếu dòng tuần hoàn cũng như gây ra triệu chứng giống như cảm cúm. Do đó thay vì hỗ trợ thêm cho khả năng của vận động viên thì nó lại làm hạn chế những khả năng đó. Quá trình này khởi đầu khi máu đã bị khử oxy (mang một lượng oxy rất nhỏ) quay trở về tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ. Cùng lúc đó, máu đã được oxy hóa di chuyển từ phổi đến tâm nhĩ trái qua 4 tĩnh mạch phổi. Van nhĩ-thất mở ra và khi dòng máu chảy vào các tâm nhĩ nó cũng chảy một cách bị động vào các tâm thất. Các van bán nguyệt đóng lại để ngăn máu không chảy từ tâm thất ra ngoài các động mạch. Khi các tâm thất đầy khoảng 70%, nút xoang sẽ gửi đi một xung động lan truyền qua tâm nhĩ đến nút nhĩ thất. Tâm nhĩ co bóp và tống khoảng 30% lượng máu vào các tâm thất. Nút nhĩ thất làm các xung động chậm lại trong một thời gian ngắn giúp tâm nhĩ có thời gian để hoàn thành quá trình co lại của mình. Xung động này sau đó đi qua bó nhĩ thất, các nhánh và mạng Purkinje để đến mỏm tim. Quá trình co lại của các tâm thất được khởi đầu từ vị trí này, áp lực trong các tâm thất được gia tăng một cách nhanh chóng và các van nhĩ thất đóng lại (gây ra tiếng "bùm" nghe được bằng ống nghe) để ngăn không cho máu chảy ngược trở về tâm nhĩ. Khi áp lực trong các tâm thất tăng cao hơn áp lực trong máu các động mạch lớn xuất phát từ tim, các van bán nguyệt sẽ mở ra và máu sẽ được tống ra khỏi các tâm thất. Máu đã bị khử oxy ở tâm thất phải được bơm lên phổi qua các động mạch phổi, máu được oxy hóa sẽ rời tâm thất trái đi đến những phần còn lại của cơ thể qua động mạch chủ. Khi tâm thất co (thì tâm thu), các tâm nhĩ dãn (tâm trương) và được đổ đầy máu trở lại. Khi tất các máu đã được tống đi khỏi tâm thất, các van bán nguyệt sẽ đóng lại (gây ra tiếng tặc nghe được qua ống nghe) để ngăn ngừa dòng máu chảy ngược trở về tim. Các tâm thất trở nên trống rỗng và đóng lại trong một thời gian ngắn. Khi áp lực trong tâm nhĩ tăng vượt quá áp lực trong tâm thất, van nhĩ thất sẽ mở ra và máu sẽ chảy vào tâm thất để bắt đầu một chu chuyển tim mới. Tóm lại, trong một chu chuyển tim, nửa phần trên của tim (các tâm nhĩ) nhận máu và một nửa phần dưới (các tâm nhĩ) bơm máu. Nửa phần bên phải của tim (nhĩ phải và thất phải) nhận và bơm máu đã bị khử oxy, nửa phần bên trái (nhĩ trái và thất trái) nhận và bơm máu đã được oxy hóa. HUYẾT ÁP Khi tâm thất co, nó tống máu ra khỏi tim đi đến các động mạch lớn và đàn hồi làm chúng dãn ra khi máu chảy qua. Áp lực của máu chống lại thành trong của các mạch máu được gọi là huyết áp. Áp lực này cần thiết để giúp cho máu chảy đến khắp nơi trong cơ thể và quay ngược về tim. Huyết áp lớn nhất ở những động mạch lớn và gần tim nhất. Do các thành mạch có tính đàn hồi nên các động mạch có khả năng phản hồi lại và bảo toàn hầu hết áp lực của máu khi nó được tống ra khỏi tim. Khi máu đi đến những mạch máu ít đàn hồi hơn - những tiểu động mạch, sau đó đến mao mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch - huyết áp sẽ giảm xuống. Khi máu quay trở về tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ, áp lực gần như bằng 0. Khi tim co và dãn trong suốt chu chuyển tim thì huyết áp cũng tăng và giảm trong mỗi nhịp đập. Huyết áp tăng cao hơn trong thì tâm thu (thất trái co) và giảm thấp hơn ở thì tâm trương (thất trái giãn). Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) bằng máy đo huyết áp. Giá trị huyết áp ghi nhận được thường là được lấy từ động mạch cánh tay. Áp lực tâm thu được ghi nhận trước, sau đó mới đến áp lực tâm trương. Trung bình, một người trưởng thành trẻ tuổi có huyết áp đo được vào khoảng 120 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 80 mmHg đối với huyết áp tâm trương (được viết là 120/80 và được đọc là "mười-hai-trên-tám"). Tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng, và những yếu tố khác, huyết áp bình thường có giá trị thay đổi từ 90 đến 135 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 85 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Bình thường thì huyết áp cũng gia tăng theo tuổi. ĐO HUYẾT ÁP Nhân viên y tế đo huyết áp của bệnh nhân bằng một thiết bị đặc biệt được gọi là máy đo huyết áp (sphygmomanometer). Thiết bị này bao gồm một vòng bằng cao su, một cái bóng dùng để bơm bằng tay và một máy dùng để đọc giá trị huyết áp. Vòng cao su được bao vừa khít xung quanh cánh tay của bệnh nhân ngay phía trên khuỷu tay. Sau đó, người đo huyết áp sẽ đặt ống nghe lên động mạch cánh tay ở mặt trong của cánh tay ngay phía trên cẳng tay để nghe nhịp mạch đập. Vòng cao su được bơm căng phồng lên bằng cách bóp bóng cho đến khi dòng máu chảy vào cánh tay bị ngừng lại và không còn nghe hay cảm thấy nhịp mạch đập nữa. Sau đó áp lực ở vòng cao su sẽ được giải phóng từ từ. Khi một lượng máu nhỏ bắt đầu chảy qua được động mạch bị chèn ép ta sẽ nghe thấy được một âm nhỏ qua ống nghe. Áp lực của vòng cao su đọc được vào thời điểm nghe được tiếng động đầu tiên đó được ghi nhận là huyết áp tâm thu. Khi áp lực của vòng cao su được giải phóng nhiều hơn nữa, tiếng nhịp đập trở nên lớn hơn và dịu hơn. Khi động mạch không còn bị ép nữa và máu chảy tự do thì tiếng động sẽ biến mất. Áp lực của vòng cao su ghi nhận được vào thời điểm tiếng nhịp đập cuối cùng nghe được được gọi là huyết áp tâm trương. Hành tủy là một khối mô thần kinh nằm ở đầu của tủy sống và ở sàn của sọ kiểm soát những cử động ngoại ý chẳng hạn như thở và nhịp tim. Ở trong hành tủy có 2 trung tâm điều khiển tim mạch là trung tâm kích thích và trung tâm ức chế. Những trung tâm này gửi những xung thần kinh đến tim để điều hòa nhịp tim. Hệ thần kinh tự chủ là một phần của hệ thống thần kinh có ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, và gan. Chức năng của nó là ngoại ý, điều này có nghĩa là những cử động mà nó điều khiển xảy ra mà không cần có sự can thiệp của ý thức. Hệ thần kinh tự chủ được chia ra làm 2 phần: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hệ phó giao cảm hoạt động chủ yếu khi cơ thể đang ở trạng thái bình thường và nghỉ ngơi, hệ giao cảm hoạt động chủ yếu những lúc cơ thể bị stress hoặc cần năng lượng. Trung tâm kích thích ở hành não gửi một xung thần kinh đi theo những dây giao cảm đến tim để làm tăng nhịp tim và tăng lực co bóp. Trung tâm ức chế gửi xung thần kinh đi theo những dây phó giao cảm đến tim để làm giảm nhịp tim. Những trung tâm này hoạt động để đáp ứng lại với những thay đổi của huyết áp và nồng độ oxy trong máu thường là do tập thể dục, tăng thân nhiệt và stress về cảm xúc. Những thay đổi trên được nhận biết nhờ các cảm thụ quan nằm trên động mạch cảnh và cung động mạch chủ. Các cảm thụ quan ở động mạch cảnh nhận biết được sự giảm huyết áp, những cảm thụ quan trên cung động mạch chủ cảm nhận được sự giảm nồng độ oxy trong máu. Cả 2 loại cảm thụ quan này gửi những xung thần kinh đi dọc theo những dây cảm giác đến trung tâm kích thích, và trung tâm này sẽ gửi những xung thần kinh đi dọc các dây thần kinh đến nút xoang của tim để làm tăng nhịp tim. Khi huyết áp và nồng độ oxy trong máu trở về mức bình thường thì trung tâm ức chế sẽ gửi những xung thần kinh đến nút xoang đến làm chậm nhịp tim lại về mức bình thường. SỰ TRAO ĐỔI GIỮA CÁC MAO MẠCH VÀ CÁC MÔ CỦA CƠ THỂ Các động mạch, tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chỉ có một chức năng duy nhất là vận chuyển máu đi từ tim ra ngoài hay từ ngoài trở về tim. Sự trao đổi chất - oxy, CO2, chất dinh dưỡng và chất thải - giữa máu và dịch kẽ diễn ra qua các mao mạch. Những sự di chuyển này thay đổi khác nhau trong 3 cách: khuyếch tán, lọc và thẩm thấu. Khuyếch tán là hiện tượng các phân tử di chuyển từ khu vực có nồng độ cao hơn (chứa nhiều phân tử loại đó hơn) đến khu vực có nồng độ thấp hơn (chứa ít phân tử loại đó hơn). Hiện tượng khuyếc tán xảy ra vì các phân tử có năng lượng tự do, có nghĩa là chúng luôn luôn chuyển động. Đây là trường hợp đặc biệt của những phân tử khí vốn chuyển động nhanh hơn những phân tử chất lỏng và chất rắn. Oxy và khí carbonic di chuyển qua lại giữa mao mạch và dịch kẽ bằng sự khuyếch tán. Khi máu đi qua mao mạch, oxy được chở bởi hemoglobin trong hồng cầu có số lượng lớn hơn nên di chuyển đến dịch kẽ ở xung quanh có số lượng oxy ít hơn để được các tế bào nhận lấy. Ngược lại, CO2 có nồng độ nhiều hơn trong dịch kẽ nên di chuyển vào các mao mạch để được chuyển đi. Sự trao đổi khí giữa máu và dịch kẽ được gọi là sự hô hấp nội tại (internal respiration). Hiện tượng lọc là cách di chuyển của nước và các chất tan trong nước xuyên qua màng từ khu vực có áp lực cao hơn đến khu vực có áp lực thấp hơn. Khi máu đi vào các mao mạch nó có áp lực đo được là 33 mmHg trong khi áp lực của dịch kẽ chỉ khoảng 2 mmHg. Do đó, thông qua hiện tượng lọc, huyết tương và các chất dinh dưỡng như amino acid, glucose, và vitamin đi xuyên qua thành các mao mạch để đến các dịch kẽ xung quanh. Sự thẩm thấu là hiện tượng khuyếch tán của nước đi qua màng bán thấm (là một loại màng chỉ cho phép một vài chất qua được mà thôi). Nó di chuyển từ khu vực có nhiều hơn đến khu vực có ít hơn. Liên quan trực tiếp đến hiện tượng này là áp lực thẩm thấu, là khuynh hướng của một dung dịch kéo nước đi vào dung dịch đó. Giá trị của áp lực thẩm thấu được tính bằng lượng chất hòa tan có trong dung dịch. Nếu lượng chất hòa tan có trong dung dịch càng lớn thì lượng nước có trong dung [...]... được bơm ngược trở lại vòng tuần hoàn hệ thống một lần nữa Sự di chuyển của máu từ phổi trở về tim là một hiện tượng khá đặc biệt trong cơ thể vì đây là lần duy nhất mà các tĩnh mạch lại được mang máu đã được oxy hóa VÒNG TUẦN HOÀN GAN - TĨNH MẠCH CỬA Một vòng tuần hoàn đặc biệt khác nữa là vòng tuần hoàn gan - tĩnh mạch cửa, một nhánh của vòng tuần hoàn hệ thống Ở vòng tuần hoàn này, máu đi từ các cơ... Ít khi gặp hiện tượng máu chảy hoàn toàn từ hệ tiêu hóa đến tim Bình thường thì máu từ các động mạch đổ về các mao mạch và chảy vào các tĩnh mạch Ở vòng tuần hoàn gan-tĩnh mạch cửa không có sự tham gia của động mạch mà các mao mạch kết hợp lại để tạo thành các tĩnh mạch, sau đó chia nhỏ ra thành các mao mạch rồi kết hợp thành các tĩnh mạch trở lại Vòng tuần hoàn này là cần thiết để máu có thể được gan... chỉnh Các chất dinh dưỡng có thể được bảo quản hoặc thay đổi và khi đó các chất có thể gây độc (như rượu và thuốc) có thể chuyển thành những chất ít gây hại hơn trước khi máu trở về tim và phần còn lại của vòng tuần hoàn ... thuộc hệ tiêu hóa có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Khi máu chảy từ từ qua các xoang ở trong gan, một số chất dinh dưỡng được lấy ra khỏi máu và chứa trong gan để được sử dụng sau hoặc chuyển thành những chất khác cần thiết cho cơ thể Từ các xoang, máu chảy vào các tĩnh mạch gan trái và phải, sau đi đi vào tĩnh mạch chủ dưới và cuối cùng đi vào tâm nhĩ phải Ít khi gặp hiện tượng máu chảy hoàn . được oxy hóa. VÒNG TUẦN HOÀN GAN - TĨNH MẠCH CỬA Một vòng tuần hoàn đặc biệt khác nữa là vòng tuần hoàn gan - tĩnh mạch cửa, một nhánh của vòng tuần hoàn hệ thống. Ở vòng tuần hoàn này, máu đi. của ý thức. Hệ thần kinh tự chủ được chia ra làm 2 phần: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hệ phó giao cảm hoạt động chủ yếu khi cơ thể đang ở trạng thái bình thường và nghỉ ngơi, hệ giao cảm. Hệ tuần hoàn – Phần 3 TIỂU CẦU Tiểu cầu không phải là một tế bào thật sự giống như hồng cầu và bạch cầu.

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan