Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

81 1.2K 13
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTT chảy máu) là bệnh mạn tính, kéo dài, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh được biết đến từ lâu nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh hiện nay vẫn chưa rõ ràng. VLĐTT chảy máu phân bè thay đổi theo chủng tộc người và từng vùng địa lý khác nhau. Bệnh hay gặp ở người da trắng, người Do thái. Bệnh khá phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ nhưng hiếm gặp ở châu Phi, châu Á. VLĐTT chảy máu khá phổ biến ở Mỹ với tỷ lệ mới mắc là 15/100.000 dân/năm và tỷ lệ mắc là 200/100.000 dân. [58]. Tại khu vực châu Á mặc dù tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ mắc bệnh VLĐTT chảy máu có thấp hơn so với châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng gần đây có xu hướng tăng dần. Ở Trung Quốc từ năm 1981 – 1990 có 2506 trường hợp. Sau 10 năm (1991 – 2000) tỷ lệ này tăng gấp 3 lần (7512 trường hợp)[34]. Ở Nhật Bản, tỷ lệ mới mắc năm 1975 là 5,5/100.000, đến năm 2001 là 57,1/100.000. [4] Tại Việt Nam, trong thập kỷ 70 - 80, bệnh VLĐTT chảy máu là một bệnh hiếm gặp, nhưng các gần đây bệnh đang có xu hướng gia tăng [27]. Trong nghiên cứu của La Văn Phương năm 2001, VLĐTT chảy máu chiếm khoảng 1,7% trong sè các bệnh nhân được soi đại tràng [6]. Chẩn đoán đúng bệnh là rất quan trọng trong việc tiên lượng và điều trị, cũng như giảm các biến chứng nặng nề do bệnh gây ra. Tuy nhiên, việc chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu vẫn là chẩn đoán loại trừ dựa trên các đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. Đa sè BN có đợt tái phát trong vòng 1 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh [7,14]. Có nhiều yếu tố gây ra những đợt tái phát này như bệnh nhân bỏ thuốc, dùng liều không thích hợp, tự ý đổi thuốc, nhiễm trùng, stress… trong đó nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên 1 nhân thường gặp nhất[45]. Hơn nữa, nhiễm trùng đường ruột còn làm cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. [45] Việc tìm ra loại vi khuẩn gây nên các đợt tiến triển và điều trị kháng sinh góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công, cũng như tránh phải dùng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch không thích đáng[45]. Vấn đề dùng loại kháng sinh nào có Ých cho VLĐTT chảy máu giai đoạn tiến triển và có nên điều trị kháng sinh dự phòng để duy trì giai đoạn bệnh ổn định hay không vẫn đang là vấn đề tranh cãi hiện nay. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu” nhằm mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu. 2. Nhận xét một số đặc điểm nội soi, mô bệnh học và nuôi cấy tìm vi khuẩn của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu Khái niệm về Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTT chảy máu) Viêm ruột mạn tính tự phát gồm hai thể bệnh chính là: viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn. VLĐTT chảy máu được mô tả lần đầu tiên bởi William Wilks năm 1875 với tên gọi là: ”viêm loét đại tràng” (ulcerative colitis), các tác giả Pháp gọi là: Recto colite hemorragique, các tác giả Nga gọi là ”viêm đại tràng không đặc hiệu”. Nhưng có lẽ tên gọi hoàn chỉnh nhất là: ”viêm loét đại trực tràng chảy máu” vì tên gọi này nêu lên được các đặc điểm quan trọng của bệnh như: viêm, loét, chảy máu.[5] VLĐTT chảy máu là bệnh viêm mạn tính có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. Dịch tễ học 1.2.1. Trên thế giới Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTT chảy máu tăng theo thời gian, khác nhau trong mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chủng tộc người [27] Bệnh phổ biến ở người da trắng hơn người da mầu. Người Do Thái có tỷ lệ mắc bệnh gấp 3 tới 6 lần so với các chủng tộc khác. [7] Ở Mỹ, năm 1960 cứ 100.000 dân thì có 3 người mới mắc bệnh VLĐTT chảy máu. [42]. Đến năm 1980 cứ 100.000 dân thì có 11 người mới mắc bệnh [48,57]. Hiện nay con số này đã tăng lên rất nhiều, cứ 100.000 dân thì có tới 100 người mắc bệnh với 20 người mới mắc bệnh hàng năm. [58] 3 Ở Bắc Âu, từ 1991 – 1993 tỷ lệ mới mắc là 11.8 [48] Tỷ lệ mắc bệnh ở châu Á là thấp hơn so với châu Âu, nhưng gần đây tỷ lệ mắc bệnh cũng đang tăng lên. Điều này thể hiện trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTT chảy máu ở các quốc gia châu Á [4] Khu vực Năm VLĐT Nhật Bản 1975 1985 1991 2001 5,5/100.000 7,85/100.000 18,2/100.000 57,1/100.000 Seoul (Hàn Quốc) 1997 2001 7,57/100.000 14,5/100.000 - Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ xấp xỉ bằng 1 [7]. - Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ dưới 40, đôi khi có tính chất gia đình [2]. Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15 – 40 tuổi [48] Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% ở thời điểm chẩn đoán là trên 60 tuổi [14]. - Tỷ lệ tử vong ngày nay đã giảm đi nhiều so với trước đây do có nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị. 1.2.2. Tại Việt Nam: Ở Việt nam, VLĐTT chảy máu hay gặp hơn bệnh Crohn. Trước đây VLĐTT chảy máu là bệnh hiếm gặp ở Việt nam, nhưng gần đây đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ mắc bệnh VLĐTT chảy máu hiện nay ở Việt nam. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thống kê về bệnh VLĐTT chảy máu. Mới chỉ có vài báo cáo mang tính chất case lâm sàng về VLĐTT chảy máu của một số tác giả trong quá trình điều trị như Hà Văn Mạo, Vũ Văn Khiên. [4, 5] 4 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố gia đình hoặc di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường. [7] 1.3.1. Vai trò gen Khoảng 20% BN có người trong gia đình bị bệnh IBD [51]. Một sè nghiên cứu chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa gen HLA líp 2 với VLĐTT chảy máu. Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tác giả nhận thấy những người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4.[52] 1.3.2. Vi khuẩn Tình trạng nhiễm vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc ruột, làm bệnh tiến triển. Đã có nhiều nghiên cứu cố gắng tìm ra các tác nhân gây bệnh về vi khuẩn, nấm, virus nhưng cho tới nay chưa phân lập được tác nhân nào [7]. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát của bệnh [45] Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, gồm Clostridium difficile, E. Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter.[45] Bình thường có sự cân bằng VK thường trú trong ruột về thành phần và số lượng với tỷ lệ VK ái khí/ kỵ khí là 1/100. E.coli chiếm 80% sè VK ái khí, các VK khác bao gồm trực khuẩn sữa, liên cầu, tụ cầu, đôi khi còn gặp TK Citrobacter, Arizona, Klebsiella, Proteus, Shigella, TK Enterobacter (aerogenes, cloacae) VK kỵ khí chủ yếu là các loại Gram âm. Các loại VK kỵ khí Gram (+) Ýt gặp hơn (trực khuẩn sữa kỵ khí, tụ cầu kỵ khí, liên cầu kỵ khí, Clostridium ). Ngoài ra còn cả nấm men với số lượng bình thường < 10.000/ 1g phân. 5 Cân bằng VK có thể bị phá vỡ do nhiễm VK gây bệnh, hoặc do một loại VK thường trú hay nấm men phát triển mạnh lấn át các loại VK thường trú khác gây ra tình trạng loạn khuẩn. Mét trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là việc sử dụng kháng sinh phối hợp liều cao và kéo dài làm tiêu diệt mất nhiều loại VK thường trú, một vài loại còn sống sót phát triển mạnh hơn và gây bệnh [3]. Escherichia coli (E. Coli) là vi khuẩn sống ở phần thấp ống tiêu hãa, gây nhiễm trùng ống tiêu hoá như ỉa chảy và nhiễm trùng ngoài ống tiêu hoá như nhiễm trùng tiết niệu, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm khuÈn huyết, viêm tuyến vú. Klebsiella pneumoniae là trực khuẩn hình gậy, không di động, có vỏ, lên men lactose, có thể tìm thấy ở niêm mạc miệng, da, ống tiêu hoá, là thành phần quan trọng nhất của giống Klebsiella. K. Pneumoniae thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân nằm viện và nhiễm trùng vết thương. K.pneumoniae xếp hàng thứ hai sau E.coli trong căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở người già, là vi khuẩn cơ hội trong bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, phì đại niêm mạc mũi, xơ hoá cuốn mũi. Enterococus faecalis (E. Faecalis) là vi khuẩn cộng sinh cư trú ở ống tiêu hoá của người và động vật có vú khác. E. Faecalis có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm đe doạ tính mạng của người đặc biệt là nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh như nhóm aminoglycoside, aztreonam, cephalosporin, clindamycin, penicillin bán tổng hợp, biseptol. 1.3.3. Vai trò miễn dịch Người ta tìm thấy 2 loại tự kháng thể xuất hiện ở bệnh nhân VLĐTT chảy máu và Crohn có thể đóng vai trò trong quá trình sinh lý bệnh là: pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) và ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies). 6 pANCA dương tính ở 40% BN Crohn và 80% BN VLĐTT chảy máu. Tỷ lệ pANCA dương tính cao hơn ở những BN có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.[21] Tuy nhiên, nếu chỉ có pANCA và ASCA đơn độc thì không có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt VLĐTT chảy máu và Crohn. Các tự kháng thể này chỉ có Ých khi các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác không cho phép phân biệt được 2 bệnh này. 1.3.4. Môi trường Chế độ ăn (sữa), thuốc tránh thai, thuốc lá…có ảnh hưởng tới tần suất và những đợt tiến triển bệnh. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc VLĐTT chảy máu thấp hơn những người không hút thuốc lá 40% do nicotine có tác dụng ức chế hoạt động của TB Th2 dẫn tới giảm nồng độ của IL-1 và IL-8 [43]. Trong một số nghiên cứu khác, người ta nhận thấy hút thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh VLĐTT chảy máu, thậm chí còn được coi là mét yếu tố làm thuyên giảm triệu chứng bệnh trong những đợt tiến triển, nhưng lại tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn. [18, 47,16] Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh gấp 2.5 lần so với những phụ nữ không dùng thuốc tránh thai. [51, 63,37] 1.3.5. Vai trò sinh lÝ Căng thẳng về thể lực, hoạt động tình dục quá mức cũng là những yếu tố góp phần làm nặng bệnh. 1.3.6. Vai trò tinh thần Căng thẳng, lo lắng, stress tinh thần làm thúc đẩy hoặc làm nặng các triệu chứng. 7 Sinh lý bệnh Trong VLĐTT chảy máu có phản ứng viêm liên quan chủ yếu đến niêm mạc đại tràng. Biểu hiện bệnh là kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố gen, môi trường và quá trình hoạt hóa liên tục của hệ miễn dịch niêm mạc ruột. [18] Nhiều tác giả cho rằng, niêm mạc của bệnh nhân Crohn bị chi phối bởi TB lympho CD4 với phenotyp Th1 mà sản phẩm đặc trưng là Interferon ү và IL-2. Ngược lại, niêm mạc của bệnh nhân VLĐTT chảy máu được chi phối bởi TB lympho CD4 với phenotyp Th2 mà sản phẩm đặc trưng là yếu tố tăng trưởng ò (TGF-ò) và IL-5, nhưng không có IL-4. [18] Bình thường các TB biểu mô xếp khít nhau, không để các TB, VK đi qua. Các TB hình đài tiết ra các sản phẩm hầu hết là peptid và các glycoprotein nhày, tạo ra sự cân bằng rất có hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh. Quá trình viêm ruột mạn tính xuất hiện là kết quả của quá trình kích thích liên tục hệ thống miễn dịch của niêm mạc ruột bởi các sản phẩm của VK hội sinh trong lòng ruột hoặc cũng có thể do kháng nguyên từ nguồn thức ăn đưa vào. Sù kích thích xảy ra khi các sản phẩm của VK xâm nhập qua hàng rào niêm mạc, tác động trực tiếp đến các TB miễn dịch, đặc biệt là các TB lympho và TB đuôi gai, xúc tiến quá trình đáp ứng miễn dịch. Các ĐTB trình diện kháng nguyên với các TB Th1 ở bệnh Crohn, hoặc Th2 ở bệnh VLĐTT chảy máu gây hoạt hoá các Th1 hoặc Th2. Các Th hoạt hoá sẽ giải phóng ra các cytokin khác nhau tác động đến các TB đích khác nhau mà kết quả là quá trình viêm và phá huỷ tổ chức dẫn đến biểu hiện bệnh. [18] 8 Chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu Bệnh thường trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn bệnh ổn định và giai đoạn bệnh tiến triển. Thông thường bệnh nhân đến viện vì đợt khởi phát đầu tiên hoặc đợt tiến triển của bệnh. - Giai đoạn bệnh ổn định: thường không có triệu chứng gì đặc biệt trên lâm sàng. Chẩn đoán chủ yếu dùa vào nội soi đại tràng và giải phẫu bệnh. - Giai đoạn bệnh tiến triển: có thể khởi phát với các triệu chứng lâm sàng rất rầm rộ hoặc chỉ có một số triệu chứng tùy theo mức độ nặng của bệnh. 1.5.1. Lâm sàng Bệnh có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột với các triệu chứng lâm sàng rầm rộ như đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo phân máu, đau bụng, sốt. [14] Rối loạn phân: trong đợt tiến triển bệnh nhân thường có đại tiện phân láng nhiều lần trong ngày. Phân lỏng có thể kèm theo phân nhầy hoặc có máu 9 bầm tím hoặc máu đỏ tươi tuỳ mức độ bệnh. Những trường hợp đại tiện phân máu bầm tím thì thường có tổn thương rộng và trên cao. Những trường hợp đại tiện phân máu đỏ tươi thường là tổn thương đoạn thấp như trực tràng hoặc đại tràng sigma. Nhiều trường hợp có đại tiện phân máu nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường mà phải qua xét nghiệm soi phân mới phát hiện được. Tuy nhiên có khoảng 30% trường hợp VLĐTT chảy máu với viêm loét trực tràng hoặc viêm loét trực tràng và đại tràng sigma có đại tiện phân táo.[16] Đau bông: trong trường hợp tổn thương ở trực tràng bệnh nhân thường có biểu hiện của hội chứng lỵ với đau quặn mót rặn, bệnh nhân đỡ đau sau khi đi ngoài. Đau hố chậu trái nếu tổn thương ở ĐT sigma hoặc ĐT xuống, cã khi đau lan tỏa khắp bụng hoặc dọc khung ĐT. Bệnh nhân có thể đau quặn bụng hoặc chỉ đau âm ỉ. Cũng có trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng đau bụng. Tình trạng toàn thân Sốt: trong các đợt tiến triển, bệnh nhân có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao tuỳ theo tình trạng bệnh Gày sút cân: thường do tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài. Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và không ăn được nhiều. Gày sút cân thường xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương rộng. Rối loạn nước và điện giải: đại tiện phân lỏng hoặc phân nhày máu với số lượng nhiều có thể gây nên tình trạng mất nước hoặc giảm kali máu. Đây là những dấu hiệu phản ánh tình trạng nặng của bệnh. Giảm kali máu có thể làm gây chướng bụng, liệt ruột cơ năng và có thể tăng nguy cơ phình giãn đại tràng nhiễm độc Thiếu máu: là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân VLĐTT chảy máu. Có khoảng 1/3 số bệnh nhân VLĐTT chảy máu có huyết sắc tố < 120 g/dL. Tình trạng thiếu máu có liên quan mật thiết đến chất lượng sống và là vấn đề quan 10 [...]... gồm ĐT góc lách - Viêm đại tràng phải (extensive colitis): từ trực tràng lên tới ĐT góc gan, không bao gồm manh tràng - Viêm đại tràng toàn bộ (pancolitis): gồm cả manh tràng Viêm đại tràng không toàn bộ: gồm viêm loét trực tràng, hoặc viêm trực tràng và đại tràng sigma hoặc viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng phải 2.2.7 Đánh giá mức độ nặng của bệnh Đánh giá mức độ nặng của bệnh theo bảng phân... tượng nghiên cứu 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân được chẩn đoán VLĐTT chảy máu dựa trên hình ảnh nội soi đại trực tràng và mô bệnh học tại Bệnh viện Bạch Mai - Đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu Chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi đại tràng toàn bộ và mô bệnh học - Các tiêu chuẩn lâm sàng: + Đại tiện... mạc phù nề, chảy máu tự phát là đặc điểm rất quan trọng 2.2.8 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương trên nội soi đại tràng toàn bộ - Viêm loét trực tràng (proctitis): tổn thương chỉ ở trực tràng - Viêm lóet trực tràng và đại tràng sigma (distal colitis): tổn thương ở trực tràng đến giữa ĐT sigma (khoảng 60 cm với ống soi đại tràng mềm) - Viêm đại tràng trái (left – sided colitis): từ trực tràng lên đến... thương ở trực tràng đến giữa ĐT sigma (khoảng 60 cm với ống soi đại tràng mềm) - Viêm đại tràng trái (left – sided colitis): từ trực tràng lên đến ĐT góc lách nhưng không bao gồm ĐT góc lách - Viêm đại tràng phải (extensive colitis): từ trực tràng lên tới ĐT góc gan, không bao gồm manh tràng - Viêm đại tràng toàn bộ (pancolitis): gồm cả manh tràng ĐT bình thường VLĐTT chảy máu mức độ nhẹ VLĐTT chảy máu. .. ngang, có những ổ loét đặc trưng, không nhìn thấy mạch, dễ chảy máu khi đèn chạm phải - Giai đoạn 3: những ổ loét lớn, kèm theo niêm mạc phù nề, chảy máu tự phát là đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn này Dựa vào vị trí của tổn thương trên nội soi mà người ta có thể chia ra nhiều loại [40] - Viêm loét trực tràng (proctitis): tổn thương chỉ ở trực tràng 18 - Viêm lóet trực tràng và đại tràng sigma (distal... chảy máu mức độ nặng 1.5.6 Mô bệnh học [2, 7, 28, 49,33] 19 Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau để tìm ra các tiêu chuẩn chính chẩn đoán VLĐTT chảy máu trên mô bệnh học Năm 1991, Seldenrijk dựa trên tập hợp 41 tiêu chuẩn MBH để đưa ra chẩn đoán phân biệt VLĐTT chảy máu, Crohn và các bệnh viêm đại tràng cấp do vi khuẩn Qua kết quả nghiên cứu, Seldenrijk nhận thấy rằng để phân biệt IBD và viêm đại tràng. .. lập được E.coli bám dính rất chặt vào mẫu phân và mảnh sinh thiết trực tràng từ bệnh nhân VLĐTT chảy máu giai đoạn tiến triển Điều này gợi ý rằng E.coli có thể có vai trò đặc biệt trong cơ chế bệnh sinh của VLĐTT chảy máu [12, 13] Một nghiên cứu khác cho kết quả rằng chỉ sự bám dính chặt vào niêm mạc trực tràng chỉ gặp ở DAEC và Eagg EC E.coli [54] Trong một nghiên cứu khác, phân lập đuợc một số lượng... thương manh tràng [60] Trong VLĐTT chảy máu rÊt Ýt gặp tổn thương ở hậu môn (dò, tổn thương da quanh hậu môn ) Không có tổn thương ở hồi tràng Trừ trường hợp viêm đoạn cuối hồi tràng viêm hồi tràng xoáy ngược” trong bệnh cảnh VLĐTT chảy máu có tổn thương toàn bộ đại tràng. [40] - Đặc điểm tổn thương: có một số đặc điểm tổn thương đặc trưng: + Xung huyết + Phù nề + Mủn + Không còn nhìn rõ các mạch máu dưới... tổn thương hẹp và dò như Crohn [7] Bệnh lý quanh hậu môn (tổn thương da, hậu môn, ống hậu môn và dò) là 1 trong những đặc điểm tiêu biểu để phân biệt Crohn và VLĐTT chảy máu Tổn thương quanh hậu môn Ýt gặp ở VLĐTT chảy máu [8] Khoảng 20% xuất hiện dò với dò hậu môn là hay gặp nhất [25,26] Tổn thương ở trực tràng hay gặp ở VLĐTT chảy máu, nhưng lại hiếm gặp ở Crohn 26 Sinh thiết đại trực tràng có hình... nhiễm CMV trên bệnh nhân VLĐTT chảy máu Có khoảng 21 – 34 % bệnh nhân VLĐTT chảy máu mức độ nặng và 33 – 36 % bệnh nhân VLĐTT chảy máu có sử dông steroid nhiễm CMV [35] E.coli là vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế ở đường tiêu hoá Do vậy có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào loại vi khuẩn này Sự hiện diện của E.coli ở VLĐTT chảy máu đã được báo cáo rất nhiều, và E.coli có thể tìm thấy ở những bệnh phẩm tổ . “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu nhằm mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu. 2 số đặc điểm nội soi, mô bệnh học và nuôi cấy tìm vi khuẩn của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu Khái niệm về Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTT chảy máu) Viêm. đại trực tràng chảy máu vì tên gọi này nêu lên được các đặc điểm quan trọng của bệnh như: viêm, loét, chảy máu. [5] VLĐTT chảy máu là bệnh viêm mạn tính có tính chất tự miễn, gây loét và chảy

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Mô tả cắt ngang tiến cứu

    • 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có rối loạn phân.

    • 3.1.4. Tính chất phân

    • Nhận xét:

    • Số lần đại tiện trung bình là: 8  4.9 lần/ngày. Tại thời điểm mới nhập viện, BN có số lần đại tiện trong một ngày Ýt nhất là 3 lần, nhiều nhất là 20 lần. Phần lớn các bệnh nhân đều có số lần đại tiện  4 lần/ngày (17/20 bệnh nhân )

    • Nhận xét:

    • 9/20 trường hợp có tình trạng thiếu máu. Trong đó có 2 bệnh nhân thiếu máu nặng với huyết sắc tố < 70 g/l.

    • Nhận xét:

    • Trong nhóm 20 BN nghiên cứu chỉ có 2 BN cấy phân dương tính (chiếm 10%), trong khi cấy mảnh sinh thiết cho kết quả dương tính đến 80 % (16 BN). Sự khác biệt về tỷ lệ mọc vi khuẩn của cấy phân và cấy mảnh sinh thiết có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

    • Tỷ lệ mọc vi khuẩn của phương pháp cấy mảnh sinh thiết đại tràng (16/20 trường hợp) cao hơn rất nhiều so với phương pháp cấy phân (2/20 trường hợp), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

    • 1. Một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của VLĐTTCM

    • 2. Một số đặc điểm nội soi, mô bệnh học và nuôi cấy tìm vi khuẩn của VLĐTTCM

    • - Đặc điểm về vi khuẩn học:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan