Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS

78 1.7K 11
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm Cryptococcus neoformans (C. neoformans) là căn nguyên hàng đầu gây viêm màng não ở bệnh nhân AIDS [63]. Đây là một bệnh nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương với các đặc điểm của viêm màng não tăng tế bào lympho. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao và có thể để lại những di chứng như mù, rối loạn tâm thần, liệt…nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [21]. C. neoformans là một loại nấm có khả năng gây bệnh cả ở người và động vật. Loại nấm này thường phát triển ở trong phân chim bồ câu, cũng có thể phân lập được trong gỗ mục của cây bạch đàn và một số loài cây ở Nam Mỹ [40]. Bệnh không lây truyền từ động vật sang người. Người nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc do hít phải bào tử nấm phát tán trong không khí, có trường hợp lây qua ghép tạng khi tạng ghép lấy ở người bị nhiễm nấm. C. neoformans thường gây bệnh trên những cơ địa suy giảm miễn dịch, đặc biệt là trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, nó có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da, viêm gan, viêm cơ tim, viờm phỳc mạc vv…, trong đó viêm màng não là thể bệnh thường gặp nhất [48], [52], [71]. Bệnh được tìm thấy ở khắp các khu vực trên thế giới với tỉ lệ nhiễm và tử vong là khác nhau. Ở các nước phát triển, tỉ lệ bệnh vào khoảng 5-10%. Tại Mỹ, châu Âu, châu Úc, tỉ lệ viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay khoảng 5- 10 %, tỉ lệ tử vong vào khoảng 6% [7], [40]. Ở vựng chõu Phi cận Sahara viêm màng não do nấm C. neoformans là căn nguyên chớnh gõy tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS, tỉ lệ mắc rất cao, tới 64-91% và tỉ lệ tử vong vào khoảng 30-50%, đặc biệt ở vùng Zimbabwe tỉ lệ lên tới 45% [40], [53]. Ở Đông Nam Á tỉ lệ bệnh là 25 -30% [34]. Ở Thái Lan là 19-38% [53]. 2 Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu trên bệnh nhân AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh vào năm 2003 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 12,2%, tỉ lệ tử vong bởi viêm màng não do nấm C. neoformans chiếm tới 17 % căn nguyên gõy tử vong do nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân AIDS [4], ở miền Bắc chưa có con số thống kê rõ ràng. Cho đến nay, mặc dù đã được tiếp cận điều trị, tỉ lệ tử vong và di chứng của bệnh vẫn rất cao. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị nhằm hướng tới kiểm soát tốt hơn, giảm tỉ lệ nhiễm và tử vong của viêm màng não do C. neoformans ở bệnh nhân HIV/ AIDS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS. 2. Bước đầu đánh giá kết quả điều trị viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh vật học của nấm Cryptococcus neoformans 1.1.1 Lịch sử phát hiện Cryptococcus neoformans là một loại nấm men được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1894 ở Ý bởi F. Sanfelice từ một loại nước ép quả đào. Cùng năm đó, trong một nghiên cứu bệnh học ở Đức, Otto Busse phân lập được nấm từ tổn thương xương chày của một bệnh nhân và lần đầu tiên C. neoformans được xác định là một tác nhân gây bệnh cho con người. Một năm sau, bác sĩ phẫu thuật Abraham Buschke cũng phân lập được loại nấm này từ một bệnh nhân tương tự [45], [52], [76]. Những năm sau đú, đã có nhiều báo cáo về loại nấm này trờn các bệnh nhân ung thư. Năm 1905, Von Hansemann đã giới thiệu ca bệnh viêm màng não do nấm C. neoformans đầu tiên [52]. Tiếp theo đó, người ta mô tả những ca nhiễm trùng do C. neoformans ở phổi, thận và nhiều cơ quan khác. Ban đầu, loại nấm này mang nhiều tên gọi khác nhau như: Saccharomyces hominis, Cryptococcus hominis, Torula histolytica, Debaryomyces hominis. Sau đó, tên nấm được thống nhất gọi là Cryptococcus neoformans theo tác giả F. Sanfelice [22], [45]. Trước đây, người ta cho rằng nấm C. neoformans có 2 giống, đó là C. neoformans var. neoformans (gồm các typ huyết thanh (gọi tắt là typ) A, D, AD) và C. neoformans var. gattii (gồm các typ B, C). Hiện nay, người ta đã khẳng định có 3 giống C. neoformans là grubii (typ A), gattii (typ B, C) và neoformans (typ D), trong đó C. neoformans var. gattii đang dần được coi là một loài riêng biệt gọi tên là C. bacillisporus. Nấm C. neoformans var. neoformans còn được gọi là Filobasidiella neoformans [45], [52], [67]. 4 1.1.2. Đặc điểm sinh vật học. 1.1.2.1. Đặc điểm hình thể. C. neoformans là một loại nấm có hình thái thay đổi tùy theo điều kiện sống hoặc nuôi cấy [9]. Kiểu hình thái chính của C. neoformans là nấm men, đường kính tế bào khoảng 5-10 àm, được bao ngoài bởi một nang (capsule) hình cầu hoặc hình bầu dục, kích thước nang thay đổi từ 1-50 àm [52], [62]. Hình ảnh nấm C.neoformans dạng men khi nhuộm mực tàu Trích ảnh: Gross L, PLoS Biology Vol. 4/12/2006, e427. Hình ảnh dạng sợi của nấm C.neoformans khi nuôi cấy ở 25 0 C Trích ảnh : VTCC-Y-0479 Hình 1. Hình ảnh nấm C. neoformans Khi nhuộm Gram, tế bào nấm bắt màu Gram dương với những tế bào nấm hình bầu dục, được bao quanh bởi một vách mỏng, đường kính thay đổi. Có những tế bào nấm nảy chồi có thể quan sát được. Khi nhuộm bằng mực tàu, C. neoformans xuất hiện như những vòng tròn có quầng sáng bao quanh trên nền tối [47]. Trong những điều kiện nhất định (khi nuôi cấy ở 25 0 C, với điều kiện dinh dưỡng thấp, khô, trong bóng tối và có sự kích thích của pheromone), 5 nấm C. neoformans có những kiểu hình dạng khác như hình sợi và giả sợi. Ở kiểu hình giả sợi, các sợi nấm có thể uốn quăn lại, hoặc thẳng, hoặc hình vòng với độ dài từ 15-150àm và chúng phân nhánh với số lượng nhánh khác nhau [54], [75]. 1.1.2.2. Tính chất nuôi cấy C. neoformans có thể mọc trên môi trường thạch Sabouraud dextrose, thạch máu cừu, thạch chocolate và các môi trường khác ở nhiệt độ từ 20-37 0 C trong vòng 48h - 72h. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 37 0 C [52], [54]. C. neoformans phát triển tốt trong môi trường chứa khoảng 5 % CO 2 , pH hơi kiềm và một lượng nhỏ chất sắt. Môi trường nuôi cấy có một lượng nhỏ chất sắt có tác dụng kích thích tổng hợp các capsule của nấm [52], [ 79]. Trên môi trường thạch Sabouraud dextrose ở 25-37 0 C, nấm C. neoformans mọc thành các khuẩn lạc lồi, mịn, nhày, màu trắng hoặc màu kem, đường kính có thể đến vài milimet [52], [61]. Trên môi trường thạch Niger Seed, nấm mọc thành những khuẩn lạc lồi, nhày và có màu vàng hoặc vàng nâu [76]. Khuẩn lạc nấm C.neoformans trên thạch Bird Seed Trích ảnh: Mycology online Khuẩn lạc nấm C. neoformans trên thạch Sabouraud Trích ảnh: Red Book Online Visual Library, 2009 Hình 2. Khuẩn lạc nấm C. neoformans trên môi trường nuôi cấy C. neoformans tăng trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào chủng và điều kiện nuôi cấy. Một vài môi trường có chứa chất xycloheximid, nồng độ glucose cao hoặc sự có mặt của một số vi khuẩn như Pseudomonas 6 aeruginosa, Bacillus subtilis và Proteus vulgaris cũng có khả năng ức chế sự phát triển của nấm [76]. Các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ thẩm thấu, nồng độ CO 2 , độ pH ảnh hưởng tới sự phát triển của các capsule. Nhiệt độ cao từ 39 - 40 0 C hoặc quá thấp ức chế sự tăng trưởng của nấm. Nồng độ CO 2 ở mức sinh lý làm tăng tổng hợp và kích thước capsule, ở nồng độ CO 2 cao nấm chỉ sản suất các capsule với kích thước nhỏ. Môi trường có độ thẩm thấu cao (chứa glucose 16% hoặc NaCl 2,9%), hoặc pH acid sẽ làm giảm sản xuất các capsule [52], [79], [80]. 1.1.2.3. Tính chất hóa sinh Tính chất hóa sinh có sự khác nhau giữa các chủng nấm, điều này có thể được sử dụng làm các xét nghiệm để nhận biờt chủng nấm gây bệnh trên bệnh nhân. Tất cả các loài C.neoformans đều không lên men với lactose, maltose, galactose, trehalose, dulcite, salicin, sorbitol, adonitol hoặc inulin; nấm có khả năng thủy phân tinh bột, đồng hóa inositol, sản xuất protease [52], [61]. C. neoformans var. gatti kháng với canavanine và có khả năng đồng hóa glycin nên phát triển trên môi trường canavanine glycine bromothymol blue, chúng làm thay đổi màu của môi trường từ màu vàng sang màu xanh, còn C. neoformans var. neoformmans thì không có tính chất này [52], [76]. C. neoformans có khả năng tổng hợp creatinin determinase, urease và diphenol oxidase [52]. 1.1.2.4. Kháng nguyên và yếu tố độc lực Các chủng C. neoformans khác nhau về độc tính đối với động vật. Độc tính của nấm là do nhiều yếu tố gây nên, độc tố làm tăng mức độ sinh bệnh của nấm. Các yếu tố độc lực của nấm C. neformans được nhắc đến ở đõy bao gồm: capsule, các sản phẩm cryptoccocal (polysaccharide capsule và các thành phần ngoại tế bào), melanin, manitol và các yếu tố như superoxide dismutase, proteases, phospholipase B, và lysophospholipase [44]. 7 a. Capsule (nang) Yếu tố độc lực chính của C. neoformans là những polysaccharides của capsule mà thành phần chính là glucuronoxylomannan (GXM), ngoài ra cũn cú galactoxylomannan (GalXM) và mannoprotein (MP). Các capsule được tổng hợp từ tế bào chất của tế bào nấm, kích thước thay đổi tùy thuộc vào chủng và điều kiện môi trường phát triển [28], [76], [62]. Vào năm 2004, Zaragoza đã nghiên cứu và nhận thấy rằng nồng độ glucose cao có tác dụng ức chế sự phát triển của capsule trong khi môi trường cú ớt dinh dưỡng với mật độ loãng của dextrose ở pH 7,3 có tác dụng tăng cường sản xuất các capsule [79]. Rất khó để có thể nghiên cứu cấu trúc của các capsule bởi vì các kỹ thuật kính hiển vi điện tử đã làm thay dổi cấu trúc của tế bào nấm men, bởi vậy người ta xác định các thành phần của capsule bằng kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân [25], [76]. Capsule có tác dụng giúp tế bào nấm né tránh sự thực bào của đại thực bào, bạch cầu mono và bạch cầu trung tính bằng cách trình bày một bề mặt làm cho các tế bào thực bào không thể nhận biết và tiêu diệt được. Các capsule của tế bào nấm tích điện õm trờn bề mặt và gây ra một lực đẩy tĩnh điện giữa các vi sinh vật, vì vậy làm giảm khả năng gắn kết và thực bào của các tế bào thực bào [44]. Mặt khác, các capsule ngăn cản cảm ứng trực tiếp của cơ thể vật chủ với các thành phần của tế bào nấm, làm sản xuất thiếu các cytokine. TNFα là cần thiết cho phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại C. neoformans, sự sản xuất thiếu TNFα sẽ ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể và làm cho bệnh tiến triển nặng lên. Vai trò của IL-1β4, IL-6 trong phản ứng miễn dịch chống lại C. neoformans còn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều khả năng sự thiếu hụt của 2 cytokin này làm giảm đáp ứng miễn dịch của vật chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm cryptoccoci [44]. Như vậy, các capsule là cần thiết giỳp cho tế bào nấm sống sót được trong các 8 tế bào thực bào. Nó cũn có tác dụng hoạt hóa bổ thể, làm giảm đáp ứng với kháng thể và ức chế di chuyển bạch cầu [23], [24], [52], [76]. Người ta nghiên cứu và thấy rằng các capsule được phân tách một cách tự do hoặc các capsule đột biến có độc tính kém hơn capsule của các chủng hoang dại. Những ca bệnh do nhiễm các capsule tự do hoặc các capsule nhỏ có một đáp ứng viêm mạnh từ phía vật chủ và ít gây bệnh nặng hơn. Kích thước của các capsule trong ống nghiệm và trong cơ thể sống khác nhau làm cho độc lực cũng khác nhau nhưng độc lực không tương quan hoàn toàn với kích thước capsule. Capsule là cần thiết nhưng một mình nó không đủ khả năng gây bệnh [52]. Capsule được mã hóa bởi các gene cap10, cap59, cap60 và cap64. Gene đầu tiên của capsule được tìm thấy là gene cap59, nó có mặt ở tất cả các giống C. neoformans, nó quy ước kiểu hình và độc tính của nấm. Nếu thiếu một gene capsule nào đó do kết quả của đột biến, các tế bào nấm sẽ dễ dàng bị bắt và nuốt bởi bạch cầu trung tính và đại thực bào có mặt trong máu. Chức năng của các gen capsule, đặc biệt gene cap59 là trao đổi chất với ngoại bào hoặc tiết một số hợp chất, chủ yếu là GXM [28], [29], [52]. Cả 3 kháng nguyên GXM, GalXM, MP đều phân tách được từ môi trường nuôi cấy nhờ phương pháp lọc tủa với ethanol và một số hợp chất khác nhau của hexadecyltrimethylammonium bromide và chúng khác nhau giữa các týp huyết thanh, trong đó GXM và MP có hiệu quả riêng rẽ trên hệ thống miễn dịch [17]. GXM (glucuronoxylomannan) là kháng nguyên cơ bản , đặc trưng cho từng týp huyết thanh, là cấu trúc lớp ngoài của capsule. Người ta dựa vào kháng nguyên này để phân C. neoformans ra thành các týp A, B, C, D, AD. Người ta có thể tạo được kháng thể đơn dũng khỏng lại GXM tinh khiết hoặc kết hợp, phản ứng đặc biệt với GXM trong enzyme miễn dịch. Các tài liệu 9 này chứng minh vai trò quan trọng của GXM trong việc quy định tính đặc thù của các týp huyết thanh. Cấu tạo của GXM bao gồm các thành phần liên kết với nhau là α-D-mannopyranan, β-D-xylopyranosyl (Xylp), P-D- glucopyranosyluronic acid (GlcpA) và 6-O-acetyl substituents. Tùy theo cách sắp xếp với số lượng khác nhau của các thành phần trên mà tạo ra các kiểu typ huyết thanh khác nhau [17]. GXM dưới điều kiện thích hợp có tác dụng ức chế cả đại thực bào và sản xuất kháng thể. Sự khác nhau về độc tính giữa các chủng của typ A tương quan với khả năng chống lại đại thực bào phế nang chứ không phải sự khác biệt về kích thước các capsule hay mức độ thực bào. Đây là một chất hoạt hóa mạnh của con đường bổ thể, làm lắng đọng iC3b và các chất gây opsonin ở bên trên và bên trong các capsule [52]. MP (mannoprotein) thu được từ chất lọc môi trường nuôi cấy và nó cũng được tìm thấy trong sản phẩm phân cắt vách tế bào nấm bởi phương pháp cơ học. MP được cấu tạo từ rất nhiều phân tử Manose, ngoài ra cũn cú cỏc phân tử Gal, Xyl. MP là kháng nguyên thứ yếu, tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, chịu trách nhiệm cho phản ứng quá mẫn muộn, kháng thể kháng lại MP được tìm thấy trong huyết thanh của người [17]. GalXM cũng giống như MP, là một kháng nguyên thứ yếu, đây là một loại kháng nguyên hòa tan liên kết với vỏ của tế bào nấm. GalXM được cấu tạo bởi Xyl, Man, và Gal. Kháng thể đơn và đa dũng đó dược sử dụng để nhận biết sự có mặt của GalXM trên bề mặt tế bào nấm, tuy nhiên vai trò của kháng nguyên này trong miễn dịch còn chưa được chứng minh [17]. Như vậy đáp ứng miễn dịch chủ yếu trong nhiễm nấm C. neoformans là qua trung gian tế bào và tế bào T đóng vai trò quan trọng [17], [52], [76]. Hiện nay người ta còn tinh chế được từ môi trường nuôi cấy một loại kháng nguyên mới, bản chất là glycoprotein có tính acid và có khối lượng 115 10 kDa. Nó ngưng kết với một loại kháng thể đơn dòng mà phản ứng yếu ớt với manoprotein. Trên test miễn dịch, huyết thanh bệnh nhân phản ứng mạnh mẽ với kháng nguyờn này [52]. b. Manitol Trong ống nghiệm và cả cơ thể sống, C. neoformans tổng hợp và sử dụng manitol qua cơ chế loại polyo. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đưa ra giả thuyết rằng khả năng tổng hợp và tích lũy manitol của C. neoformans là cần thiết cho chủng hoang dại tồn tại và thích ứng với điều kiện môi trường [52]. Manitol dehydrogenase được tìm thấy ở nấm C. neoformans có tác dụng tăng cường hoạt động của các gen. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy manitol hoạt động như một chất thẩm thấu nội bào [79]. Một đột biến gây sản xuất thiếu manitol sẽ gây cản trở hoạt động của tế bào nấm trong phản ứng ngăn cản sự thực bào của bạch cầu đa nhân và đại thực bào của người. Như vậy, manitol được sản xuất bởi tế bào nấm sẽ tích lũy lại bên trong tế bào tạo một áp suất bên trong tế bào. Nồng độ cao của manitol ở trong hệ thần kinh trung ương góp phần dẫn đến phự nóo. Mặt khác manitol có khả năng loại trừ các gốc hydroxyl, C. neoformans sản xuất D-manitol giúp bảo vệ chúng khỏi tác dụng oxy hóa. Manitol còn có tác dụng bảo vệ nấm trước tác hại của nhiệt độ môi trường, áp suất thẩm thấu và các phản ứng oxy hóa [73]. c. Phenoloxydase hoạt động C. neoformans sản xuất phenoloxyddase là một enzyme có khả năng chuyển hóa các chất hydroxybenzoic bao gồm cả các cathecholamine như 3,4- dihydroxyphenylalanine thành sắc tố nâu hoặc đen [52]. Việc sản xuất enzyme phenoloxydase là tiêu chuẩn chính cho phép nhận biết nấm C. neoformans bằng mắt thường vì trên thực tế nấm mọc thành khuẩn lạc có sinh sắc tố màu vàng nâu. Sắc tố được sản xuất trong môi trường acid cafeic, môi trường có dihydroxyphenylalanine (DOPA), hoặc bất cứ môi trường nào có hợp chất [...]... viêm màng não do nấm C neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS Hiện nay, do sự ra đời và phát triển của liệu pháp kháng retrovirus hiệu lực cao và việc điều trị dự phòng bằng fluconazole đã làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tái phát [41] 1.3 Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do nấm C neoformans ở bệnh nhân AIDS 1.3.1 Các biểu hiện lâm sàng Viêm màng não do nấm C neoformans thường xảy ra ở bệnh nhân. .. (typ B, C) là nguyên nhân của một số nhỏ các trường hợp viêm màng não ở bệnh nhân HIV/AIDS Khoảng 98 % các nhiễm trùng do C neoformans ở bệnh nhân AIDS là do các typ A và D, typ B và C chủ yếu gây bệnh ở những cá nhân có hệ miễn dịch đầy đủ nhưng gần đây cũng đã được báo cáo thấy ở bệnh nhân AIDS [36], [63] 1.2.2 Viêm màng não do nấm C neoformans ở bệnh nhân AIDS tại Việt Nam Ở Việt Nam, chưa có con... ở mức < 0,05 2.4 Hạn chế của đề tài - Số lượng bệnh nhân nghiên cứu không nhiều, chủ yếu là bệnh nhân hồi cứu, hồ sơ ghi chép không đầy đủ, thiếu hông tin nghiên cứu - Không theo dõi được bệnh nhân một cách lâu dài vì thiếu điều kiện liên lạc, bệnh nhân không tái khám 36 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung Số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là 30 bệnh nhân Trong đó số bệnh nhân hồi cứu. .. rộng của đại dịch HIV, tỉ lệ mắc và tử vong của viêm màng não do nấm C neoformans được thống kê ngày càng nhiều và ở khắp các khu vực trên thế giới [37] Trước khi có dịch bệnh HIV/AIDS, căn nguyên chính của viêm màng não do nấm C neoformans là loài C neoformans var gatti, gây viêm màng não trên những người có hệ miễn dịch bình thường ở một vài nước nhiệt đới Số lượng các trường hợp viêm màng não do nấm. .. TB/ àl [40] Hầu hết viêm màng não do nấm C neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS là thứ phát, thường sau nhiễm nấm C neoformans máu hoặc sau viêm phổi do nấm Bệnh biểu hiện như viêm màng não hoặc viêm nãomàng não bán cấp [40], [52] C neoformans đôi khi xuất hiện là biểu hiện của hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ( IRIS: Immune Reconstitution Inflammatory Syndrome) [15] Các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao... trong nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm về loài, typ huyết thanh hoặc đặc điểm riêng biệt của nấm 1.1.5.2 Chẩn đoán gián tiếp Các phản ứng dùng để phát hiện kháng thể kháng lại C neoformans trong máu bệnh nhân Các xét nghiệm này thường không có ý nghĩa chẩn đoán 1.2 Tình hình viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Viêm màng não do nấm C neoformans. .. C neoformans ở bệnh nhân AIDS trên thế giới Viêm màng não do nấm C neoformans là một trong những nhiễm trùng cơ hội quan trọng nhất ở bệnh nhân AIDS Ở những nước có tỉ lệ nhiễm 17 HIV/AIDS cao, C neoformans là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não, thường xuyờn hơn cả phế cầu, nóo mụ cầu [8], [10] Ca bệnh viêm màng não do nấm C neoformans đầu tiên trên thế giới được mô tả vào năm 1905 bởi Von Hansemann... đau về đêm, không có phản ứng màng xương Ngoài ra còn có thể có tổn thương các cơ quan khác đi kèm trong bệnh cảnh của nhiễm khuẩn huyết do nấm C neoformans như viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm dạ dày ruột, viờm phỳc mạc, viêm gan, vv… 1.3.4 Điều trị viêm màng não do nấm C neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS và tớnh nhạy cảm của nấm C neoformans với các thuốc kháng nấm Nấm C neoformans còn tương đối nhạy... trình nghiên cứu tiến cứu - Tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV nhập viện có hội chứng màng não đều được chọc dịch não tủy và được làm các xét nghiệm soi và cấy tìm nấm C neoformans Nếu kết quả soi và/hoặc cấy thấy nấm C neoformans và bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được lấy vào nghiên cứu 29 - Mỗi bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm cỏc xột nghiệm thường quy và các xét nghiệm phục vụ nghiên. .. bệnh [12], [31], [41], [42] Một nghiên cứu tại bệnh viện đại học ở Kuala Lumpur cho thấy rằng C neoformans là căn nguyên thường gặp nhất gây viêm màng não ở cả bệnh nhân bình thường và bệnh nhân suy giảm miễn dịch [33] Theo kết quả một loạt các nghiên cứu của Benjamin J Park và CS năm 2009 nhằm ước tính về gánh nặng của viêm màng não do nấm C neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS trên toàn cầu đã cho thấy . nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS. 2. Bước đầu đánh giá kết quả điều trị viêm màng. tỉ lệ mắc bệnh và tái phát [41]. 1.3. Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân AIDS. 1.3.1. Các biểu hiện lâm sàng. Viêm màng não do nấm C. neoformans thường. [74]. Ở Đông Nam Á, tỉ lệ viêm màng não do nấm C. neoformans trên bệnh nhân AIDS vào khoảng 25-30% [34]. Ở vựng chõu Phi cận Sahara, viêm màng não do nấm C. neoformans là nguyên nhân chính

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan