Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 1 pps

24 874 3
Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên các ngành khoa học đất, hoá nông nghiệp, môi trường, quản lý đất đai, cây trồng, bảo vệ thực vật… làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành khác, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp. Với tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp I, bộ môn Khoa học đất tái bản giáo trình Thổ nhưỡng học (xuất bản năm 2000) có sửa đổi, bổ sung, cập nhật thông tin, thay đổi cách trình bày và được phân công chịu trách nhiệm như sau: PGS.TS. Trần Văn Chính: Chương VIII, IX, X, XV và một phần chương III. TS. Cao Việt Hà: Chương VI và VII. TS. Đỗ Nguyên Hải: Chương XI, XII và XVI ThS. Hoàng Văn Mùa: Chương I, II và XVII. PGS. TS. Nguyễn Hữu Thành: Chương IV, V, XIII và XIV. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành: một phần chương III. Hiệu đính và chủ biên lần tái bản này: PGS.TS. Trần Văn Chính Bám sát yêu cầu đào tạo, các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, các kết quả nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Khoa học đất - Trường Đại học Nông nghiệp I - Gia Lâm - Hà Nội Telephone: 04 8769272 Email: khoahocdat@yahoo.com Bài mở đầu KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỔ NHƯỠNG 1. Khái niệm về đất và độ phì nhiêu Trên mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc, có chỗ là bãi cát mênh mông hoang mạc, có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loài người gọi vùng thứ nhất là đá (nham thạch), vùng thứ hai là sa mạc và vùng thứ ba là thổ nhưỡng. Như vậy thổ nhưỡng là đất mặt tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dầy khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng. Nguồn gốc của đất là từ các loại "đá mẹ” nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá huỷ dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học, hoá học và sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa "đá mẹ" và đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng học là khoa học nghiên cứu đất nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng của sản xuất xã hội có liên quan đến đất. Do yêu cầu sử dụng đất khác nhau, loài người đã dùng các phương pháp nghiên cứu đất khác nhau và lích luỹ được rất nhiều kiến thức về đất. Nhưng cũng có các nhận thức khác nhau về đất. Thí dụ đối với các công trình xây dựng nhà cửa, đường sá, thuỷ lợi thì đất chỉ là nguyên liệu chịu lực cho nên các cán bộ thuỷ lợi và xây dựng thường coi đất là một loại nguyên liệu, chỉ quan tâm đến các tính chất vật lý và cơ lý của đất. Còn trong sản xuất nông nghiệp đất là cơ sở sinh sống và phát triển cây trồng. Cây trồng có thể sống trên đất là nhờ độ phì nhiêu. Độ phì phát huy được tác dụng nhờ các yếu tố bên trong của đất (môi trường tự nhiên của khu vực và yếu tố kỹ thuật canh tác). Muốn có nhận thức đúng đắn về đất trồng cần phải nắm vững quan điểm độ phì làm trung tâm. Nhờ có độ phì mà đất trở thành đối tượng canh tác của loài người là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp và là cơ sở để thực vật sinh trưởng và phát triển. Bởi vì độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng cả nước lẫn thức ăn", khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) do các tính chất lý học, hoá học và sinh học đất quyết định; ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người. Như vậy độ phì không phải là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Ðó là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất vì thế cần có quan điểm toàn diện. Ðã có nhiều quan điểm khác nhau về độ phì đất. Ricacđô và các nhà khoa học phương Tây cho rằng: "độ phì đất giảm dần". Các nhà Thổ nhưỡng Liên Xô (cũ) mà đại diện là Viliam thì cho rằng "độ phì đất không ngừng tăng lên, không có đất nào xấu mà chỉ có chế độ canh tác tồi mà thôi". Các Mác khi bàn về vấn đề địa tô đã chia độ phì đất làm 5 loại là: độ phì thiên nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế. 2. Nguồn gốc và thành phần cơ bản của đất Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý học, hoá học và sinh học dần dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất. Trong mẫu chất mới chỉ có các nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinh ra nó, còn thiếu một số thành phần quan trọng như chất hữu cơ, đạm, nước vì thế thực vật thượng đẳng chưa sống được. Trải qua một thời gian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm, thực vật thượng đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ nhưỡng. Như vậy có thể nói nguồn gốc ban đầu của đất là từ đá mẹ. Thí dụ ở nước ta có đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng đỏ trên phiến thạch sét hoặc đá biến chất như phiến thạch Mica, Gơnai Dù là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đồng cỏ, thậm chí đất hoang đều gồm có các thành phần cơ bản sau đây: Chất vô cơ - Chất rắn Chất hữu cơ Thổ nhưỡng - Khe hở giữa các hạt Không khí Nước - Các loài sinh vật Trong đó: * Chất vô cơ do đá phá hủy tạo thành chiếm 95% trọng lượng hay 38% thể tích của chất rắn. Không khí Nước Ch ấ t vô cơ Ch ất hữu cơ * Chất hữu cơ do xác sinh vật phân huỷ chiếm dưới 5% trọng lượng hoặc 12% thể tích chất rắn. * Không khí một phần từ khí quyển nhập vào (O 2 + N 2 ) hoặc do đất sinh ra (CO 2 và hơi nước). * Nước chủ yếu do từ ngoài nhập vào, vì có hoà tan nhiều chất cho nên nước trong đất thực chất là dung dịch đất. * Sinh vật trong đất có nhiều loài như côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loài tảo và một số lượng rất lớn vi sinh vật. Những thành phần trên có thể rất khác nhau về tỷ lệ phối hợp. Thí dụ trong đất than bùn hàm lượng chất hữu cơ có thể tới 70-80%. Ngược lại trong đất cát, hoặc đất xói mòn trơ sỏi đá không có thực bì che phủ thì hàm lượng chất hữu cơ chỉ có mấy phần nghìn mà thôi. Không khí và nước trong đất cũng thay đổi rất nhiều bởi vì hai thành phần này tồn tại trong các khe hở của đất, nó không những phụ thuộc độ chặt, độ xốp mà còn phụ thuộc độ ẩm của đất. Cả hai thành phần này cộng lại có thể chiếm trên 50% thể tích đất. Cần quan tâm đến thành phần sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật bởi vì hầu hết các quá trình biến hoá phức tạp xảy ra trong đất đều có sự tham gia của vi sinh vật. Với nội dung của giáo trình, ở đây chỉ đề cập đến ảnh hưởng của vi sinh vật đến đất. 3. Ðất là cơ sở sinh sống và phát triển thực vật, là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp Ðặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là tạo ra chất hữu cơ trong đó có sản xuất thực vật. Trong cuộc sống thực vật cần có đủ 5 yếu tố là ánh sáng (quang năng), nhiệt lượng (nhiệt năng), không khí (O 2 và CO 2 ), nước và thức ăn khoáng. Trong đó 3 yếu tố đầu do thiên nhiên cung cấp (yếu tố vũ trụ), nước vừa do thiên nhiên vừa do đất cung cấp, còn thức ăn khoáng gồm rất nhiều nguyên tố như N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng là do đất cung cấp. Như vậy những năm thời tiết khí hậu bình thường, trong điều kiện cùng một loại giống và trình độ canh tác tương tự thì năng suất cây trồng trên các loại đất cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn của đất. Ngoài ra đất còn là nơi để cho cây cắm rễ, "bám trụ" không bị nghiêng ngả khi mưa to gió lớn. Một loại đất được gọi là tốt phải bảo đảm cho thực vật "ăn no" (cung cấp kịp thời và đầy đủ thức ăn), "uống đủ" (chế độ nước tốt), "ở tốt" (chế độ không khí và nhiệt độ thích hợp) và "đứng vững" (rễ cây có thể mọc rộng và sâu). Sản xuất nông nghiệp bao gồm 2 nội dung lớn là: sản xuất thực vật (trồng trọt) và sản xuất động vật (chăn nuôi). Chúng ta biết rằng nếu không có thực vật hút thức ăn trong đất qua tác dụng quang hợp biến thành chất hữu cơ thực vật thì động vật không thể có nguồn năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống của chúng. Bởi vậy đất không những là cơ sở sản xuất thực vật mà còn là cơ sở để sản xuất động vật. Trồng trọt phát triển thì chăn nuôi cũng phát triển. 4. Ðất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường. Trên địa cầu có vô số sinh vật, các sinh vật này cùng với môi trường của chúng tạo thành sinh quyển. Sinh quyển do nhiều hệ sinh thái tạo thành. Mỗi hệ sinh thái có tổ hợp sinh vật riêng của nó. Trong môi trường thiên nhiên của một vùng thì động vật, vi sinh vật, thổ nhưỡng làm thành một hệ sinh thái. Đó là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái của vùng. Mặt khác tình hình đất của một vùng lại có quan hệ với những yếu tố khác cấu tạo nên hệ sinh thái của vùng đó, giữa chúng có quan hệ điều tiết cân bằng lẫn nhau và khống chế nhau. Vì vậy, trong khoa học môi trường, đất không những là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái một vùng. Ðất có ý nghĩa quan trọng đối với loài người tương tự như nước, không khí, sinh vật và khoáng sản. Loài người sống trong môi trường thiên nhiên, luôn tìm cách cải tạo môi trường xung quanh để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và cuộc sống, lập nên cân bằng động của hệ sinh thái. Nhưng mặt khác sự hoạt động của loài người cũng có lúc phá huỷ cân bằng sinh thái thiên nhiên mà hậu quả là những tổn thất không bù đắp được. Thí dụ hậu quả của ô nhiễm đất không những gây nên tình trạng hoang hoá đất, thay đổi hệ sinh thái đất từ đó làm thay đổi hệ sinh thái đồng ruộng, thậm chí có thể dẫn đến sự hủy diệt một số sinh vật trong vùng. Ô nhiễm đất còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và gia súc. Những năm gần đây, khoa học môi trường đã đòi hỏi công tác thổ nhưỡng có biện pháp giám định, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm đất, định ra tiêu chuẩn làm sạch hoá đất. Từ đó ta thấy Thổ nhưỡng học cận đại đã có sự phát triển mới, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong khoa học môi trường. Từ những ý nghĩa trên, việc sử dụng đất không những căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và sự phát triển nông nghiệp mà còn phải xuất phát từ góc độ khoa học môi trường, chú ý đến vấn đề cân bằng động trong toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Nếu đất phù hợp với nông nghiệp thì làm nông nghiệp, phù hợp với lâm nghiệp thì phát triển rừng. Ðất phù hợp với chăn nuôi thì phát triển đồng cỏ Ðối với những vùng đất bị ô nhiễm nghiêm trọng thì cấm trồng cây lương thực thực phẩm hoặc chăn thả gia súc mà nên chuyển sang trồng cây lâm nghiệp hoặc cây lấy gỗ. Ðối với quản lý đồng ruộng cần lưu ý phòng chống ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ hoặc ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. Ðối với khai hoang cần chú ý chống xói mòn đất và khô cằn đất làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của khu vực. 5. Ðối tượng và nhiệm vụ của thổ nhưỡng học Thổ nhưỡng học là môn khoa học nghiên cứu đất trồng. Ðây là một môn khoa học cơ sở nhằm trang bị cho học viên kiến thức về nguồn gốc hình thành đất, quy luật phân bố các loại trên địa cầu, những đặc tính về hình thái, lý học, hoá học và sinh học đất cùng với phương hướng sử dụng, cải tạo và bảo vệ nhằm nâng cao độ phì đất để cây trồng đạt năng suất cao và ổn định. Ðể học tốt môn Thổ nhưỡng học cần có những kiến thức nhất định về địa chất, thực vật, vi sinh vật, sinh lý, thực vật, toán, lý và nhất là hoá học. Mặt khác, trên cơ sở đã học môn Thổ nhưỡng học viên sẽ có điều kiện học tốt các môn chuyên môn có liên quan như nông hoá học, thuỷ nông, đánh giá đất, định giá đất, quy hoạch đất, cây công nghiệp, cây lương thực, rau quả, bảo vệ thực vật Muốn đánh giá đất đầy đủ cần phối hợp giữa kết quả khảo sát đất ở thực địa, phân tích đất trong phòng thí nghiệm với kết quả thí nghiệm đồng ruộng và trong chậu. Ngoài ra cần tổng kết kinh nghiệm quần chúng. Chương I KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Vỏ Trái Ðất được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, một loại đá thường được cấu tạo bởi một số khoáng vật nhất định. Ðá và khoáng vật ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ tạo thành mẫu chất, do tác động của sinh vật mẫu chất biến đổi tạo thành đất. Vậy khoáng vật và đá là cơ sở vật chất để hình thành nên đất. 1. Khoáng vật 1.1. Khái niệm chung về khoáng vật Theo địa chất học: khoáng vật là sản phẩm tự nhiên của các quá trình hoá lý và các quá trình địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất, có thành phần tương đối đồng nhất và có những tính chất vật lý, hoá học nhất định. Khoáng vật tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí, trong đó chủ yếu ở thể rắn. Khoáng vật thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh tạo thành các tinh thể và vô định hình, hầu hết khoáng vật ở dạng tinh thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy luật của các nguyên tử, ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể. a. Muối mỏ b. Thạch anh Hình 1.1. Mạng lưới tinh thể và hình dạng một số khoáng vật Na Cl Các khoáng vật khác nhau có: hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ trọng, màu sắc, cát khai, vết vỡ, thành phần hoá học rất khác nhau, đây cũng là những dấu hiệu để nhận biết và phân loại khoáng vật trong tự nhiên. Tuỳ điều kiện hình thành mà một khoáng vật có kích thước khác nhau. Ví dụ: Khoáng vật mica là những tấm mỏng có kích thước từ vài mm 2 đến hàng m 2 . Một số khoáng vật có cùng thành phần nhưng kết tinh ở mạng lưới tinh thể khác nhau tạo nên khoáng vật có tính chất vật lý khác xa nhau. Ví dụ: Than chì và kim cương có cùng thành phần hoá học là C nhưng kết tinh ở mạng tinh thể khác nhau mà than chì có độ cứng 1, kim cương có độ cứng 10. Hiện nay đã xác định được trên 3000 loại khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất. Theo Chetvericốp, toàn bộ khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong 10 lớp: - Silicát - Cácbonát - Oxyt - Hydroxyt - Sunphua - Sunphat - Haloit - Phosphat - Vonfranat - Nguyên tố tự nhiên Một số tác giả đề nghị ghép lớp Sunphua với Sunphát thành lớp khoáng vật có lưu huỳnh Dựa vào nguồn gốc thành tạo, các khoáng vật nằm trong 2 nhóm lớn là khoáng vật nội sinh và khoáng vật ngoại sinh. Có khoảng 50 khoáng vật chiếm tỷ lệ lớn trong các loại đá ở vỏ Trái Ðất được gọi là khoáng vật chính tạo đá. Trong thổ nhưỡng học, khoáng vật được chia làm 2 nhóm: khoáng vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh. Khoáng vật nguyên sinh được hình thành đồng thời với sự hình thành đá. Ví dụ: thạch anh, Fenspat, mica trong đá Granít là các khoáng vật nguyên sinh. Khoáng vật thứ sinh được hình thành do quá trình biến đổi như các quá trình phong hoá, các hoạt động địa chất.v.v. Do vậy khoáng vật thứ sinh gặp nhiều trong mẫu chất và đất như oxyt, hydroxit, các keo sét.v.v [...]... lượng đá macma; Thành phần hoá học chủ yếu của đá macma là Silic, nhôm, sắt thể hiện ở bảng 1. 2 Bảng 1. 2 Hàm lượng trung bình của các nguyên tố Các chất SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO Na2O K2O H2O Hàm lượng trung bình (%) 59 ,12 15 ,13 6,88 5,08 3,49 3,84 3 ,13 1, 15 Dựa vào màu sắc, các khoáng vật tạo đá macma chia làm hai nhóm chính: - Các khoáng vật sáng màu: Fenspat, Mica trắng - Các khoáng vật sẫm màu: Amphibon,... nhiều Mg (4 5-5 0% MgO) dùng sản xuất gạch chịu lửa Ở Việt Nam Ôlivin gặp ở núi Nưa - Thanh Hoá, Phủ Quỳ - Nghệ An, Tây Nguyên Mica trắng và đen Mica trắng có công thức hoá học: K.Al2[(Al.Si3.O10)].[OH]2 giàu K Mica đen có công thức hoá học: K(Mg,Fe)3[Si3AlO10][OH,F]2 Trong thành phần Mica đen có chứa nhiều Fe, Mg Các khoáng mica kết tinh ở dạng dẹt, tấm, vảy; Ðộ cứng 2-3 ; Tỷ trọng 2, 7-3 ,1 Ánh thuỷ tinh... Rất nhẹ, xốp và chứa nhiều di tích thực vật Thành phần hoá học của Than bùn: Oxy chiếm 30 - 38%, Cacbon 28 - 35%, Hyđro 5,5%, Nitơ 1- 2% Than bùn có phản ứng rất chua Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất phân bón cho sản xuất nông nghiệp Ðá trầm tích hỗn hợp Các thành phần tạo đá có nguồn gốc cơ học, hoá học và sinh học Tuỳ thành phần trong đá mà có các đá như: Sét vôi (macnơ),... nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được chia thành các nhóm phụ sau: Trầm tích cơ học, trầm tích hoá học, trầm tích sinh học và trầm tích hỗn hợp b Một số loại đá trầm tích Ðá cát Ðá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học Hạt cát là sản phẩm phá huỷ cơ học các đá khác có kích thước từ 2mm - 0,1mm Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu kết gắn lại gọi là cát kết (Sa thạch) Cát kết... phủ, vòm phủ Có nhiều cách phân loại đá macma, phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa vào hàm lượng SiO2 trong đá như ở bảng 1. 1 Bảng 1. 1 Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO2 Hàm lượng SiO2 (%) > 75 Tên đá Macma siêu axít 65 - 75 Macma axít 52 - 65 Macma trung tính 40 - 52 Macma bazơ < 40 Macma siêu bazơ Ðá Macma có hàng trăm loại khoáng vật nhưng số khoáng vật chính tạo đá không nhiều Mười khoáng... oxy lượng vỏ Trái Ðất, nhiều khoáng vật của lớp này là khoáng vật chính tạo đá Hình 1. 2: Cấu tạo của khối 4 mặt Ðơn vị cơ sở cấu tạo oxit silic, khoảng cách Si-O2 là 1, 6 Ǻ nên khoáng vật lớp Silicát là 4khối 4 mặt Silic-oxy có công thức [SiO4] với 1 nguyên tử Silic nằm giữa 4 nguyên tử oxy nằm ở 4 đỉnh Các khối [SiO4] 4- có thể ghép nối với nhau theo các phương để tạo thành các lớp Silicát phụ là Silicát... rượu vang, xám, sẫm, đen Kết tinh tạo khối hạt đặc sít hay trứng cá Hêmatít có nguồn gốc biến chất hoặc phong hoá hoá học đá macma siêu bazơ d Lớp Hydroxyt Khoáng vật lớp này là những hợp chất hoá học có thành phần là kim loại và gốc - OH- Hydragilit: Công thức Al(OH)3 Ðộ cứng 2, 5-3 ,5 Tỷ trọng 2,34 Màu trắng, xám, phớt lục, phớt đỏ Ánh thuỷ tinh Tinh thể dạng tấm lục giác, vảy mỏng hoặc khối ẩn tinh... Công thức KCl Ðộ cứng 2 Tỷ trọng 2, 1- 2 ,2 Rất giòn và cát khai hoàn toàn Ánh thuỷ tinh Màu trắng hoặc trong suốt, nếu lẫn tạp chất sẽ có màu xám, vàng, đỏ Tinh thể kết tinh dạng khối lập phương Hình thành do sự kết tủa từ nước biển khi bị khô cạn hay bão hoà muối tan Synvinit là nguyên liệu sản xuất phân Kali Cácnalit: Công thức KCl.MgCl2.6H2O Ðộ cứng 1, 0-2 ,5 Tỷ trọng 1, 6 Màu trắng, nâu, hồng, đỏ Cácnalit... nguyên tố hoá học là kim loại hoặc á kim Nguyên tố tự nhiên là những khoáng sản rất quý như vàng (Au), bạc (Ag), kim cương (C), lưu huỳnh (S) 2 Ðá 2 .1 Ðịnh nghĩa và phân loại đá Ðá là một tập hợp nhiều hoặc một khoáng vật, là thành phần vật chất chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Ðất Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất gọi là nham thạch hay thạch học Theo nhà thạch học lỗi lạc... khoáng vật tạo thành những thể địa chất độc lập mới được gọi là đá Một thể địa chất độc lập phải có đủ các điều kiện sau: - Phân biệt rõ với các khối xung quanh và được thành tạo do những quá trình địa chất riêng - Có thành phần khoáng vật, hoá học xác định và khác với các khối bao quanh - Các thành phần tạo đá có phương thức kết hợp riêng Ðá do nhiều loại khoáng vật tạo nên gọi là đá đa khoáng, do một . khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong 10 lớp: - Silicát - Cácbonát - Oxyt - Hydroxyt - Sunphua - Sunphat - Haloit - Phosphat - Vonfranat - Nguyên tố tự nhiên Một số tác giả đề. vực. 5. Ðối tượng và nhiệm vụ của thổ nhưỡng học Thổ nhưỡng học là môn khoa học nghiên cứu đất trồng. Ðây là một môn khoa học cơ sở nhằm trang bị cho học viên kiến thức về nguồn gốc hình thành. đá như ở bảng 1. 1. Bảng 1. 1. Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO 2 Hàm lượng SiO 2 (%) Tên đá > 75 Macma siêu axít 65 - 75 Macma axít 52 - 65 Macma trung tính 40 - 52 Macma bazơ

Ngày đăng: 27/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan