Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 9 ppt

35 588 3
Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 9 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương IX NƯỚC TRONG ÐẤT 1. Vai trò của nước trong đất Trước hết nước tham gia vào sự phong hoá các loại đá và khoáng vật ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất. Các tầng đất trong phẫu diện được tạo ra ngoài kết quả của các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học; quá trình vận chuyển vật chất do nước cũng giữ một vai trò quyết định. Nước còn là nhân tố điều hoà nhiệt và không khí trong đất. Các tính chất cơ lý đất như tính liên kết, độ chặt, tính dính, tính dẻo, tính trương và co đều do nước chi phối. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới sự hình thành chất mới sinh như kết von, đá ong, vệt muối Sự di chuyển của nước có thể gây ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu đất, vì nó làm các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, phá vỡ kết cấu và gây xói mòn ở vùng đất dốc. Nhờ có nước hoà tan các chất dinh dưỡng, cây trồng và các sinh vật khác mới hút được. Cây trồng nông nghiệp muốn tạo ra 1 gram chất khô cần phải hút từ 250 đến 1062 gram nước, tuỳ theo từng loài và từng miền khí hậu. Tóm lại, nước rất quan trọng đối với các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học xảy ra trong đất. 2. Tính chất của nước trong đất 2.1. Cấu tạo và khả năng liên kết của phân tử nước Ðặc tính nước có liên quan tới tính chất hoá lý của nước. Phân tử nước bao gồm 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy. Các nguyên tử này sắp xếp không cân xứng, khoảng cách từ proton hydro đến proton oxy là 0,97 Å, giữa 2 proton hydro là 1,54 Å, chúng tạo ra góc H-O-H = 105 0 . Từ đó phân tử nước có số proton tích điện âm bằng số proton tích điện dương, nó là trung tính. Tuy nhiên, do trung tâm tích điện dương được dịch chuyển về trung tâm tích điện âm, phân tử nước có momen lưỡng cực gây ra điện trường trong vùng phụ cận của phân tử. Kết quả phân tử nước tác động với nhau, với ion hoà tan, với điện trường của các khoáng vật, của chất hữu cơ trong đất. Ðiện trường momen phân cực của phân tử nước bên cạnh làm tăng lực tác động hình thành mối liên kết hydro yếu bên trong phân tử giữa proton của nguyên tử hydro của 1 phân tử và nguyên tử oxy của phân tử khác. Tác động của lực hút yếu hình thành nên hạt hiệu ứng làm cho các phân tử liên kết lại với nhau. Do mối liên kết hydro yếu, các phân tử giao động nhiệt, tác động của môi trường xung quanh nên phân tử nước ở trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể hoàn chỉnh nhất và do đó ổn định. Khi nhiệt độ trên 0 0 C, đá tan, liên kết hydro giảm (độ dài giữa các proton hydro lên đến khoảng 2,9Å), tỷ trọng nước tăng dần đến khi nhiệt độ đạt 4 0 C. Ở trạng thái lỏng mỗi phân tử nước có 5 hay hơn phân tử khác bao quanh bởi liên kết hydro, cấu trúc phân tử ổn định. Chỉ có trạng thái hơi làm phân tử nước hoàn toàn mất liên kết hydro bên trong. Do mối liên kết cân bằng điện giữa các nguyên tử oxy và hydro của các phân tử độc lập bền vững, hạt nhân hydro có năng lực giới hạn tiếp nhận năng lượng nhiệt để phá vỡ lực hút với điện tích của nó và để ion hoá tạo thành hydroxôni H 3 O + với phân tử nước có liên kết hydro. Ðơn hydroxyl (OH - ) còn lại mất proton tích điện dương từ một trong số các nguyên tử hydro tạo nên phân tử nước trung hoà, nó sẽ tích điện âm. Phản ứng ngược chiều như sau: 2H 2 O  H 3 O + + OH - Ion hoá lượng nhỏ các phân tử nước; hạt tích điện này có điện trường khác với phân cực của phân tử không phân ly. Kết quả, lượng phân ly không lớn có ảnh hưởng đến hoạt tính của hạt tích điện (khoáng tích điện) khi tiếp xúc với dung dịch và với rất nhiều phản ứng hoá học xảy ra trong đất. Hằng số điện ly (Kw) đối với phản ứng ion hoá được viết theo phương trình: Kw = [H] + [OH] - = 10 -14 Nguyên nhân phân ly là rõ ràng, tồn tại một sự khác biệt nhỏ giữa hoạt tính với nồng độ của các ion hydro và oxy. Xác định mức độ ion hoá của nước được gọi là pH và bằng âm logarit thập phân nồng độ mol ion hydro [H] + : pH = - log 10 [H] + 2.2. Tính chất của nước ở thể lỏng  Tính chất nhiệt học và cơ học Nước là chất lỏng đặc biệt. Nước có điểm sôi và điểm tan cao, tỷ trọng bé, pha lỏng nặng hơn pha rắn. Nước yêu cầu nhiệt lượng lớn được gọi là nhiệt nóng chảy. Lượng nhiệt làm nước bốc hơi còn lớn hơn gọi là nhiệt bốc hơi. Nước có hằng số cách điện cao, tạo ra tính cách đảo điện cao và nhiệt dung riêng lớn. Ta có thể tóm tắt một số tính chất cơ lý trong bảng 9.1. Bảng 9.1 Một số tính chất vật lý của nước tinh khiết Tính chất Giá trị Ðơn vị tính Nhiệt độ ( 0 C) Tỷ trọng: lỏng rắn hơi 0,998 0,910 1,73. 10 -5 g/cm 3 g/cm 3 g/cm 3 20 0 20 Nhiệt nóng chảy 3,34. 10 -8 erg/g 0 Nhiệt bốc hơi 2,54.10 -9 erg/g 20 Nhiệt dung riêng 0,999 erg/g/ 0 C 20 Hằng số điện ly 80 - 20 Sức dẫn nhiệt 6,03. 10 3 erg/cm/s/g/ 0 C 20 Ðộ nhớt 1,0. 10 -2 erg/cm/s 20 Áp suất bề mặt 72,7 erg/cm 2 20 William A. Jury và cs (1991) Sức căng bề mặt và đường cong mặt trong Khi nước tiếp xúc với hạt đất hay với không khí sẽ tạo ra mặt trong giữa hai vật chất. Các phân tử ở gần mặt trong sẽ chịu lực tác động khác so với những phân tử trong phạm vi cùng chất lỏng. Ví dụ, ở mặt trong của không khí và nước, phân tử trong khối lỏng từ mặt trong ra sẽ liên kết hydro với phân tử bên cạnh và thể hiện yếu lực kéo trực tiếp ra khỏi nước. Vì thế phân tử ở mặt trong không khí-nước xuất hiện sức hút đi vào dung môi làm cho mật độ các phân tử nước ở phía không khí bé hơn phía chất lỏng. Lực hút không cân bằng đã phá vỡ liên kết hydro của các phân tử trên mặt cong trong và tạo ra tính chất "màng" đối với bề mặt, thể tích tăng làm căng giống như "da". Kết quả các phân tử nước đòi hỏi năng lượng để tồn tại trên mặt cong trong. Năng lượng lớn theo đơn vị diện tích bề mặt để giữ lại các phân tử trên mặt cong được gọi là sức căng bề mặt. Cũng có thể định nghĩa là năng lượng tính theo đơn vị diện tích cần có để tăng diện tích bề mặt của mặt trong hoặc là lực tính theo đơn vị độ dài để giữ bề mặt với nhau. Ðường cong của mặt trong nước-không khí ở thế cân bằng có quan hệ với sự chênh lệch lực cắt ngang mặt trong. Nếu nước tinh khiết và mặt trong là mặt phẳng ngang thì áp lực ở trên và dưới mặt là như nhau. Khi mặt trong là đường cong, áp lực sẽ lớn hơn ở phía mặt lõm của mặt trong do tổng hợp mà lực đó phụ thuộc vào đường kính đường cong và áp lực bề mặt của dung môi. Ðối với mặt trong của hình cầu có đường kính R, chênh lệch lực p giữa mặt không khí và mặt chất lỏng của mặt trong là: p = R 2  (1) Trong đó: : áp lực bề mặt Trong đó p = P a - P l khi đường cong của mặt trong đối với dung môi (có nghĩa là không khí sủi bọt trong nước và p = P l - P a khi đường cong mặt trong lồi về phía chất khí có nghĩa giọt nước ở trong không khí. Hình 9.1 mô tả quan hệ giữa đường cong và chênh lệch áp suất đối với các mặt trong khác nhau. R khÝ khÝ khÝ Hình 9.1 Quan hệ giữa đường cong mặt trong và độ chênh lệch áp suất trên mặt pha rắn và pha khí  Góc tiếp xúc Khi chất lỏng có ở trong hệ 3 pha gồm cả thể khí và thể rắn, góc đo từ bề mặt trong rắn- lỏng đến bề mặt trong lỏng- khí gọi là góc tiếp xúc . Khi chất lỏng hấp dẫn (được hút) đối với chất rắn mạnh hơn đối với hấp dẫn dính giữa các phân tử chất lỏng thì góc sẽ bé và chất lỏng gọi là "làm ướt" chất rắn. Ngược lại lực dính của chất lỏng lớn hơn nhiều so với lực hấp dẫn hút đối với chất rắn thì góc sẽ lớn và chất lỏng gọi là ghét chất rắn (hình 9.2). Hình 9.2 Hình biểu diễn góc tiếp xúc chất lỏng P khí > P lỏng chất lỏng P khí = P lỏng chất lỏng P khí < P lỏng chất rắn chất rắn chất lỏng chất khí ` chất khí chất lỏng   a) Góc tiếp xúc bé ở đất làm ướt; b) Góc tiếp xúc lớn ở đất "ghét" nước  Leo cao trong mao dẫn Khi chất lỏng tiếp xúc với ống mao dẫn hở, chất lỏng sẽ leo lên trong ống mao dẫn. Trên bề mặt cột nước xuất hiện mặt cong trong nước- không khí (hình 9.3). Giả thiết mao dẫn là ống thuỷ tinh, có bán kính R. Ta có, chênh lệch áp suất là: p = P l - P a = R  2 . Với thể tích AH, khi A = R 2 là diện tích mặt cắt ngang và H là chiều cao dâng lên của nước trong mao dẫn. Lúc đó: lực đẩy lên thẳng là: Fup = pA = R 2 p = 2 R; lực đi xuống là trọng lực của cột nước (Mg), khi M =  w V là khối lượng nước F down =  w V = R 2  w H g. Tại trạng thái cân bằng, 2 lực bằng nhau, từ đó ta có thể tính: H = wgRρ δ2 (2) Phương trình (2) cho ta chiều cao cột nước có thể dâng lên trong mao dẫn với bán kính R và góc tiếp xúc zero. Khi góc tiếp xúc không phải zero, chiều cao của cột nước tới hạn sẽ bé hơn giá trị này. Trên hình 9.3, bán kính của đường cong mặt trong r = R/ cos . Khi đó chênh lệch áp lực là: p = R δ2 = R γcosδ2 = và cân bằng lực lúc này diễn ra: H = wgRρ γcosδ2 (3) Trong trường hợp thứ 2 chiều cao cột nước bé hơn. Gãc tiÕp xóc  R  r Kh«ng khÝ níc èng thuû tinh s¹ch Hình 9.3. Cột nước trong ống mao dẫn Ðến đây ta có thể kết luận rằng, đường kính mao dẫn càng bé thì cột nước leo trong đó càng cao. Cũng cần chú ý rằng trong đất các khe hở có kích thước và hình dạng rất khác nhau. Chỉ những khe hở liên tục và kích thước trong giới hạn (0,1- 0,001 mm) trong đất có cấu tạo hạt kết thì được xem là những mao dẫn. Những khe hở bé hơn giới hạn trên không cho phép nước dâng cao vì lực hấp phụ của các hạt đất đối với các phân tử nước lớn hơn nhiều, tuy chúng vẫn liên tục.  Ðộ nhớt Do các phân tử nước đứng cạnh nhau hút lẫn nhau, chúng chống lại xu thế làm tăng số lượng của nước trong phạm vi chất lỏng khi có lực tác động lên nó. Lực cản này được gọi là lực kéo hay lực cắt. Trên hình 9.4 trình bày thí nghiệm xác định độ nhớt của nước. Hình 9.4 Tấm nhỏ trên mặt nước được đẩy sang phải bằng lực F đạt vận tốc tối đa V max .Tốc độ tăng lên tuyến tính theo hướng y Nước tiếp xúc với tấm khối lượng bé sẽ chuyển động với V max , và nước tiếp xúc đáy không chuyển động, tạo ra sự thay đổi tuyến tính của tốc độ nước theo chiều thẳng đứng.Tỷ số giữa lực đo bằng đơn vị diện tích của tấm (lực tiếp tuyến theo đơn vị diện tích, hoặc lực cắt ) và gradient tốc độ thẳng đứng cho chuyển động (phương trình V max / L) được gọi hệ số độ nhớt  (những đơn vị khối lượng trên độ dài trên thời gian):  = A V AF max / = x AV FL max (4) Biểu thức tổng quát của mối quan hệ giữa lực hãm và tốc độ được gọi là định luật độ nhớt của Newton  = F/ A = -  dV/  y (5) khi y là mặt thẳng đứng với dòng chất lỏng.  Áp suất thẩm thấu Từ chỗ các phân tử nước có momen lưỡng cực, các ion trong dung dịch bị cuốn hút bởi điện trường xung quanh các phân tử nước độc lập và hướng tập trung gần chúng. Tác động của sự chụm có trạng thái năng lượng thấp hơn của nước. Nếu màng thấm đối với nước nhưng không thấm đối với chất tan trong nước được sử dụng để tách nước sạch khỏi dung dịch chứa ion, nước từ phía sạch của màng sẽ đi sang phía dung dịch. Khối lượng di chuyển này sẽ tiếp tục không giới hạn trừ phi có lực đối kháng. Nếu dung dịch được ngăn bên trong một hộp dẻo như màng Lực F Chất lỏng Mặt đứng yên V = V max M ặt chuyển động cao su, lúc đó nước đi vào hộp sẽ làm tăng thể tích và gây ra sự tăng lên của áp suất thuỷ tĩnh, kết quả là ngừng dòng nước. Cuối cùng áp suất thuỷ tĩnh của dung dịch cân bằng lực hút ion của nước tại điểm cân bằng, áp suất đó được gọi là áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) . Ðối với dung dịch loãng, áp suất này được tính gần đúng theo công thức:  = C s RT (6) Trong đó  là áp suất thẩm thấu theo erg trên cm 2 ; C s là nồng độ mol trên cm 2 ; T nhiệt độ Kelvin và R là hằng số khí (8,32. 10 7 erg/ mol deg). Phương trình dùng cho tổ hợp hình thành bởi các phần tử đơn ion. Ví dụ, dung dịch HCl có nồng độ 0,001M ở T= 300 0 K. Dùng công thức (6) ta có:  = (10 -5 mol/ cm 3 ) (300) (8,32 x 10 7 ) (erg/ mol) = 2,5 x 10 4 erg/ cm 3  0,25 atm. 3. Các dạng nước trong đất Do đặc điểm cấu tạo, nước có thể liên kết với các hạt đất hay độc lập trong các khe hở. Khi xâm nhập vào đất nó chịu tác động của nhiều lực khác nhau như lực hấp phụ, lực thẩm thấu, lực mao dẫn và trọng lực. Bởi vậy nước được giữ lại bằng các lực khác nhau, tạo nên nhiều dạng nước trong đất. 3.1. Nước liên kết hoá học Nước liên kết hoá học gồm nước cấu tạo và nước kết tinh. Nước cấu tạo là dạng nước tham gia vào thành phần cấu tạo của khoáng vật dưới dạng nhóm OH - . Nước này chỉ mất đi khi nung nóng khoáng vật ở nhiệt độ cao từ 500 0 C trở lên, khi đó khoáng vật bị phá huỷ hoàn toàn. Nước kết tinh là dạng nước tham gia vào sự hình thành tinh thể khoáng vật dưới dạng phân tử nước liên kết với khoáng vật (ví dụ thạch cao - CaSO 4 ; limonit - Fe 2 O 3 .3H 2 O). Có tài liệu cho rằng, nước kết tinh bị mất khi nung khoáng vật từ 105 0 C đến 200 0 C. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các phân tử nước nước kết tinh không mất đi ngay cùng một lúc mà mất dần theo từng bước nhảy, mỗi phân tử nước mất ở nhiệt độ thích hợp. Ví dụ, khi nung thạch cao thì phân tử nước thứ nhất bị mất ở 107 0 C, còn phân tử thứ 2 mất ở nhiệt độ 170 0 C. Khi nước kết tinh bị mất khoáng vật không bị phá huỷ nhưng một số tính chất vật lý thay đổi. Nước liên kết hoá học không di chuyển. Thực vật không thể sử dụng được dạng nước này. 3.2. Nước ở thể rắn Khi nhiệt độ dưới 0 0 C nước trong các khe hở chuyển sang thể rắn, không di chuyển được và cây trồng cũng không sử dụng được. 3.3. Nước ở thể khí (hơi nước) Bình thường nước luôn tồn tại ở thể hơi trong không khí khí quyển và trong không khí trong đất. Giữa thể rắn, lỏng và khí tồn tại trạng thái cân bằng tức thời. Trạng thái này phụ thuộc và ẩm độ của đất, nồng độ dung dịch đất, nhiệt độ và hàm lượng sét. Trong đất hơi nước nằm trong không khí, một phần bị các hạt đất giữ lại trên bề mặt bằng lực hấp phụ. Hơi nước trong đất rất linh động và có thể di chuyển được do 2 nguyên nhân:  Do chênh lệch áp suất nên hơi nước di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn, do đó cũng di chuyển từ nơi ẩm sang nơi khô hơn. Khi nhiệt độ của đất hạ xuống, hơi nước di chuyển đến nơi nhiệt độ thấp hơn. Chính nhờ khả năng di chuyển nên có sự trao đổi tỷ lệ hơi nước giữa không khí trong đất và không khí khí quyển sát mặt đất.  Hơi nước di chuyển thụ động do gió thổi. Thực vật chỉ sử dụng được khi hơi nước đã chuyển sang thể lỏng. Thực ra hàm lượng nước ở thể hơi trong đất không nhiều, nhất là ở đất bão hoà nước, vì lúc đó phần lớn khe hở đã bị nước chiếm. 3.4. Nước hấp phụ Là dạng nước được các hạt đất hút và giữ lại trên bề mặt của chúng nhờ lực hấp phụ. Lực hấp phụ bao gồm:  Phân tử nước và nguyên tử oxy trên bề mặt hạt đất (đặc biệt là hạt keo) hình thành liên kết Hydro. Lực hấp phụ này khá lớn, có thể đạt [...]... động của thế nước giữa 2 đầu cột nước; L là chiều dài cột nước 103 Độ dẫn nước (cm/ngày, tỷ lệ logarit 102 10 1 Đất cát Đất sét 1 0-1 1 0-2 1 0-3 1 0-4 1 0-5 1 0-6 0 (cao) -0 .001 -0 ,1 -0 .01 -1 -0 .1 -1 0 -1 -1 00 Thế matric (tỷ lệ logarit) -1 0 -1 000 -1 00 (bar) -1 0000 (kPa) (thấp) Hình 9. 10 Quan hệ giữa matric và sức dẫn thuỷ lực Trong đất không bão hoà nước Trong đất bão hoà nước chiếm chỗ hầu hết các loại khe... của nước trong đất Bảng 9. 2 trình bày giá trị tương đương trong các phương pháp chung biểu thị thế của nước trong đất Bảng 9. 2 Tương đương gần đúng trong phạm vi biểu diễn thế nước của đất Chiều cao cột Thế của nước trong Thế của nước trong nước, cm đất, bar đất, kPa* 0 0 0 10,2 -0 ,01 -1 102 -0 ,1 -1 0 306 -0 ,3 -3 0 1.020 -1 ,0 -1 00 15.300 -1 5 -1 .500 31.700 -3 1 -3 .100 102.000 -1 00 -1 0.000 * Ðơn vị hệ SI... trong đất Tensiomet trong phòng Hình 9. 8 Tensiomet đo thế nước ngoài thí nghiệm được gọi đồng ruộng là"tấm căng hay tấm áp lực", đo được trong khoảng thế tương tự Khi đất khô vượt quá -8 0 đến -8 5 kPa, tensiomet sẽ không dùng được vì không khí đi vào ống giảm khoảng không  Phương pháp dùng "Màng áp suất" "Màng áp suất" (hình 9. 9) được dùng đo thế matric của nước thấp độ - 10.000 kPa Khi dùng thế matric... thế -0 ,1 bar (-1 0 kPa) trở xuống Tính xâm nhập và tính thấm Tính xâm nhập (tính lọc- infiltration) và tính thấm là trường hợp đặc biệt, nước tự do đi vào đất từ mặt trong đất- không khí khí quyển Ðây là quá trình chủ yếu xảy ra ở thuỷ địa hình, ảnh hưởng rất lớn tới chế độ ẩm đối với cây và tiềm năng thoái hoá đất như: rửa trôi, xói mòn hay ngập úng Nguồn nước gây ra là nước mưa hoặc tưới Quá trình. .. là một trong các hiện tượng làm mất nước của đất Quá trình bốc hơi nước rất phức tạp và xảy ra với 3 điều kiện: - Thứ nhất, luôn có nhiệt lượng đến mặt đất đủ để nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) Ở tiêu chuẩn 150C cần khoảng 590 Calo cho 1 gam nước biến thành hơi - Thứ 2, áp lực hơi nước ở mặt đất cao hơn áp lực hơi nước trong khí quyển - Thứ 3, mặt đất luôn luôn có ẩm hoặc luôn được cung... đất có đặc điểm là: tỷ trọng lớn hơn nước bình thường (có thể đạt 1, 4- 1,5), nhiệt dung bé (0, 5- 0,8 Calo/cm3), không có khả năng hoà tan vật chất (như: đường, axit, bazơ ), tính dẫn điện rất kém gần như bằng 0, điểm đóng băng rất thấp (- 780C) và không di chuyển Dạng nước hấp phụ này mất hẳn tính vận động nhiệt, vì vậy trong quá trình hấp phụ giải phóng nhiệt lượng được gọi là "nhiệt ẩm ướt" Nước... khô và vùng đất ẩm bên cạnh Nước sẽ di chuyển từ vùng có màng nước dày hơn (thế matric cao, ví dụ khoảng -1 kPa) đến vùng có màng nước mỏng hơn (thế matric thấp hơn, ví dụ khoảng -1 00 kPa) trong phẫu diện Thành phần cơ giới có ảnh hưởng rất lớn tới sự di chuyển của nước trong đất không bão hoà Hình 9. 10 mô tả quan hệ tổng quát giữa thế matric m (theo đó là hàm lượng nước) và sức dẫn thuỷ lực của đất... trọng này trong Áp suất khí quyển Áp kế phòng tạo ra số đo chính thuỷ ngân xác hàm lượng nước trên Hình 9 9 Dụng cụ màng áp suất khoảng rộng của thế matric trong một thời gian tương đối ngắn Dùng máy này cho kết quả có thể xây dựng đường cong nước đặc trưng Dụng cụ này dùng xác định quan hệ thế matric- hàm lượng nước trong đất Nguồn khí bên ngoài làm tăng áp suất bên trong buồng nhỏ (cell) Nước ép lên... thấu (o) Quan hệ tổng quát của thế nước trong đất với các mức năng lượng được biểu diễn trên hình 9. 6 và theo phương trình: t = g + m + o + * (7) * các dấu chấm ( ) hàm ý là các thế thành phần khác chưa đưa vào đây Thế năng của nước trong đất ở mức cao hơn trạng thái tham chiếu chuẩn + Thế Hính 9. 6 Quan hệ giữa thế năng của nước sạch ở trạng thái tham chiếu tiêu chuẩn (áp suất, nhiệt độ và độ... chất hữu cơ 9 Các giới hạn ẩm đặc trưng trong đất (hay các hằng số nước) Ðây là những mốc giới hạn về độ ẩm, tương ứng với dạng nước của đất Mỗi một mốc này ở trong một loại đất nhất định sẽ có giá trị không đổi hay rất ít thay đổi nên người ta gọi là các hằng số nước của đất Các giới hạn này có ý nghĩa rất lớn, phản ánh khả năng cung cấp nước cho cây trồng của một loại đất (xem hình 9. 5) 9. 1 Ðộ hút . 3,34. 10 -8 erg/g 0 Nhiệt bốc hơi 2,54.10 -9 erg/g 20 Nhiệt dung riêng 0 ,99 9 erg/g/ 0 C 20 Hằng số điện ly 80 - 20 Sức dẫn nhiệt 6,03. 10 3 erg/cm/s/g/ 0 C 20 Ðộ nhớt 1,0. 10 -2 erg/cm/s. lý trong bảng 9. 1. Bảng 9. 1 Một số tính chất vật lý của nước tinh khiết Tính chất Giá trị Ðơn vị tính Nhiệt độ ( 0 C) Tỷ trọng: lỏng rắn hơi 0 ,99 8 0 ,91 0 1,73. 10 -5 g/cm 3 g/cm 3 . thành đất. Các tầng đất trong phẫu diện được tạo ra ngoài kết quả của các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học; quá trình vận chuyển vật chất do nước cũng giữ một vai trò quyết định. Nước còn

Ngày đăng: 27/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan