Lâm sàng và cận lâm sàng của K phế quản pdf

7 399 1
Lâm sàng và cận lâm sàng của K phế quản pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lâm sàng và cận lâm sàng của K phế quản Ung thư phổi nguyên phát hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận hoặc các tuyến phế quản. I. Lâm sàng: - Ung thư phế quản thường gặp: nam giới tuổi trên 40, nghiện hút thuốc (thuốc lá , thuốc lào) nhiều năm. - Các triệu chứng lâm sàng có giá trị gợi ý chẩn đoán được chia làm 3 nhóm: 1. Các triệu chứng về hô hấp: 1.1.Cơ năng : - Ho: ho khan hoặc ho có đờm kéo dài (75%). - Khái huyết: thường số lượng máu ít, sẫm màu, lẫn đờm xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy. - Khó thở: xuất hiện khi có tắc nghẽn phế quản lớn, tràn dich màng phổi hoặc u quá to. - Đau ngực: lúc đầu đau âm ỉ, không liên tục do u chèn ép thần kinh của phế quản, Đau trở lên liên tục và cường độ tăng dần do di căn ra màng phổi, thành ngực. 1.2.thực thể: - Khám phổi: có thể thấy: + HC 3 giảm. + Tiếng rít (Stridor) hoặc tiếng thở rít cục bộ (Wheezing) + Biểu hiện viêm phổi tắc nghẽn khi có tắc nghẽn phế quản lớn. - Hội chứng trung thất: do K xâm lấn trực tiếp hoặc di căn. + Khó thở do chèn ép KQ ,nói khàn do chèn ép dây thần kinh quặt ngược + Khó nuốt do chèn ép thực quản. + Hội chứng Clade-Bernard-Horner: co đồng tử, hẹp khe mi, sụp mi, đỏ bừng nửa mặt, do chèn ép đám rối thần kinh cổ. + Hội chứng Pancoas-Tobias: do chèn ép đám rối thần kinh cánh tay gây đau liệt nhẹ chi trên. + Hội chứng chèn ép tĩnh mạch trên: gây phù áo khoác (phù vai, mặt, cổ, đầy hố thượng đòn), tuần hoàn bàng hệ trước ngực, tím môi, nhức đầu, ngủ gà, ngủ gật, - Hội chứng tràn dịch màng phổi: có hai trường hợp: + Tràn dịch màng phổi do tắc nghẽn bạch huyết, do di căn hạch bạch huyết, dịch màng phổi là dịch tiết, màu vàng, không tìm thấy tế bào K trong dịch, có thể hấp thụ hoàn toàn. + Tràn dịch màng phổi do K xâm lấn màng phổi: dịch màng phổi là dịch thanh tơ máu, số lượng nhiều, tái lập nhanh, tìm thấy tế bào K trong dịch, sinh thiết màng phổi thấy tế bào K. 2- Các triệu chứng hệ thống: 2.1.Toàn thân: gầy, sút cân, mệt mỏi, ăn ngủ kém, sốt, giảm khả năng lao động. 2.2.Các hội chứng cận u: do sự tác động gián tiếp của khối u tới cơ thể không liên quan đến vị trí, kích thước hoặc di căn của khối K tiên phát. Các biểu hiện của hội chứng cận u rất phong phú, bao gồm: - Biểu hiện nội tiết - chuyển hóa: + Hội chứng Cushing. + Vú to. - Biểu hiện xương khớp – tổ chức liên kết: + Ngón tay dùi trống. + Hội chứng Pierre – Marie. - Biểu hiện về da: biến đổi sắc tố, tăng sừng hóa. - Biểu hiện thần kinh cơ: bệnh thần kinh ngoại vi, thoái hóa não bán cấp, nhược cơ. - Biểu hiện huyết học: thiếu máu, tăng/giảm tiểu cầu. - Biểu hiện tim mạch: viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim, u sùi hạt cơm. - Biểu hiện về thận: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận. 3- Triệu chứng di căn xa: - K phế quản có thể di căn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, hay gặp nhất là di căn đến xương, não, gan, hạch ngoại vi, tuyến thượng thận, phổi bên đối diện. - Di căn xa trong K không liên quan đến kích thước khối u, có khi các triệu chứng di căn xuất hiện sớmngay khi khối u còn nhỏ. II- Cận lâm sàng: 1- Xquang thường quy (thẳng, nghiêng): có vai trò định hướng chẩn đoán. - Có thể thấy các hình ảnh:Khối u hình đa cung, có tua gai có khe nứt, phá hủy lệch tâm. + Khối u ở rốn phổi: rốn phổi rộng, có hình mặt trời mọc + Xẹp phổi, xẹp phôi thùy trên có hình ảnh đường cong Morton, xẹp phổi thùy giữa có hình quả xoài. Xẹp phổi thùy nhiều hơn xẹp một phổi hoặc 1 phân thùy. + Dấu hiệu bẫy khí: do HCPQ chít hẹp ko hoàn toàn (khi hít vào phổi lành tăng sang, thở ra phổi bệnh tăng sáng) - Có thể gặp hang K với đặc điểm : hang lệch tâm,bờ trong gồ ghề ,khúc khuỷu. - Những thể Xquang khác của K phế quản: + Có từ 2 đến 3 u, kích thước gần bằng nhau, nằm gần nhau. + Thể giống viêm phổi: khối u là một đám mờ thuần nhất chiếm cả một thùy phổi. + Thể tràn dịch màng phổi: thường gặp K ngoại vi, khối K di căn sớm. + Thể trung thất. - Tổn thương phối hợp: + Hạch rốn phổi,trung thất. + Phá hủy xương sườn. + Vòm hoành nâng cao bất thường, 2. Các kỹ thuật hình ảnh khác: - Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT): giúp xác định được vị trí, kích thước khối u và di căn. - Chụp cộng hưởng từ (MRI): chẩn đoán tổn thương trung thất, xác định di căn vào cột sống. - Siêu âm: chẩn đoán di căn gan, lách, tràn dịch màng phổi 3- Các kỹ thuật xâm nhập: - Nội so phế quản bằng ống mềm hoặc ống cứng: thấy hình ảnh thâm nhiễm, chít hẹp, u sùi vào lòng phế quản hoặc carela tù. + Nếu nội soi thấy các hình ảnh trên: K thể trung tâm. + Nếu nôi soi không thấy các hình ảnh trên và Xquang thấy có khối u: K thể ngoại vi xa, nội soi có thể tiến hành sinh thiết chẩn đoán hoặc chiếu xạ, chiếu laser tại chỗ giải quyết tắc nghẽn, giảm khó thở cho bệnh nhân. - Sinh thiết: làm giải phẫu bệnh có giá trị quyết định chẩn đoán. 4- XN Máu: - Các Marker K (+) (CEA) - Tốc độ máu lắng (VSS) tăng cao giờ thứ 2 5- XN khác: - XN đờm: có thể thấy tế bào ung thư (+). - Mantoux (-). - Chức năng hô hấp: thường gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn: FEV1 ↓ FEV1/FVC ↓ <75% . Lâm sàng và cận lâm sàng của K phế quản Ung thư phổi nguyên phát hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận hoặc các tuyến phế quản. . - Ho: ho khan hoặc ho có đờm k o dài (75%). - Khái huyết: thường số lượng máu ít, sẫm màu, lẫn đờm xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy. - Khó thở: xuất hiện khi có tắc nghẽn phế quản lớn,. phổi tắc nghẽn khi có tắc nghẽn phế quản lớn. - Hội chứng trung thất: do K xâm lấn trực tiếp hoặc di căn. + Khó thở do chèn ép KQ ,nói khàn do chèn ép dây thần kinh quặt ngược + Khó nuốt do chèn

Ngày đăng: 27/07/2014, 01:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan