TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 BÀI 21+22+23+24 pot

8 596 1
TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 BÀI 21+22+23+24 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN * Nội dung cơ bản: I. Đột biến gen Đột biến NST gồm các dạng sau: -Mất một cặp nucleotit -Thêm một cặp nucleotit -Thay thế một cặp nucleotit Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen - Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường và ngoài cơ thể. - Để gây ra các đột biến nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hoá học tác động lên cơ thể sinh vật. III. Vai trò của đột biến gen - Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới sự biến đổi cấu trúc của protein và có thể làm biến đổi kiểu hình. - Các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp protein. - Phần lớn gen đột biến thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp, trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. * Củng cố: Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Nguyên nhân của đột biến là gì? a.do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài b.do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên c.con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hoá học d.Cả b và c* Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt a.Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen và gây ra những rỗi loạn trong quá trình tổng hợp protein b.Đột biến gen có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế những đột biến có lợi cho con người c.Đột biến gen làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh d.Cả a, b, c* BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ * Nội dung cơ bản: I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. - Các dạng đột biến NST: mất đoan, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST - Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoá học (từ ngoại cảnh) làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Nên những biến đổi về cấu trúc, số lượng, trình tự sắp xếp trên gen đó thường gây hại cho sinh vật. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi. * Củng cố: Chọn câu trả lời đúng khi viết về đột biến cấu trúc NST a.Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn* b.Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST* c.Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp các gen trên NST gây rối loạn hoặc bệnh liên quan NST* d.Tuy nhiên trong thực tế người ta thấy hầu hết các đột biến cấu trúc NST là có lợi BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỆM SẮC THỂ * Nội dung cơ bản: I. Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể - Hiện tượng di bội là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST. - Thể 3 nhiễm là trường hợp một cặp NST nào không phải có 2 mà có 3 NST (2n+1) còn thể lưỡng bội có bộ NST 2n. Thể 3 nhiễm biểu hiện các tính trạng có khác với thể lưỡng bội về độ lớn , hình dáng Ví dụ thể 3 nhiễm ở cà độc dược được biểu hiện quả to hơn, dài hơn và gai dài hơn thể lưỡng bội 2n II. Tìm hiểu sự phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm - Trong sự giảm phân do sự phân li không bình thường của cặp NST 21 (ở người) sinh ra 2 loại giao tử loại không NST 21. Trong quá trình thụ tinh xuất hiện hợp tử có 3 NST 21 gây bệnh Đao. Do sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XX sinh ra 2 loại giao tử (loại XX và loại không X) Trong thụ tinh xuất hiện hợp tử OX gây ra bệnh Tơcnơ. - Ở bệnh Đao bệnh nhân có 3 NST 21. Ở bệnh Claiphento bệnh nhân có 3 NST giới tính XXY. Củng cố: Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào a.Thể 3 nhiễm b.Thể 1 nhiễm c.Thể 0 nhiễm d.Cả a, b và c * BÀI 24: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (tiếp) * Nội dung cơ bản: I. Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể - Đa bội thể là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n). Cơ thể mang các tế bào đó được gọi là thể đa bội. - Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, kích thước tế bào, cơ quan và sức chống chịu của thể đa bội. - Mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận. - Cơ thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu về kích thước lớn hơn của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. - Cơ thể khai thác các đặc điểm kích thước tế bào của thể đa bội lớn hơn , cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chông chịu tốt của cây đa bội trong chọn giống cây trồng. II. Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội - Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, (hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường) vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng thể đa bội. - Những rối loạn trong nguyên phân là hợp tử nhân đôi NST (2n=6)´ 2 = (4n=12) , rồi tiếp tục nguyên phân để tạo ra các thế hệ tế bào. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, số lượng NST khong giảm đi một nửa. Do đó khi thụ tinh đã tạo ra hợp tử có số lượng NST là 4n = 12 gấp đôi tế bào mẹ ban đầu. . TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN * Nội dung cơ bản: I. Đột biến gen Đột biến NST gồm các dạng sau: -Mất. biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt a.Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ. quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận. - Cơ thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu về kích thước lớn hơn của các cơ quan sinh dưỡng và sinh

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan