TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - PHẦN 3. KIỂU ĐẦU TÓC pptx

5 631 1
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - PHẦN 3. KIỂU ĐẦU TÓC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG PHẦN 3. KIỂU ĐẦU TÓC Kiểu cắt tóc ngắn của người Việt cổ đã được trích dẫn trong sách Lĩnh Nam chích quái. Tượng đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có niên đại khoảng thế kỉ VI đến VII TCN và những tượng cặp đôi nam nữ đều cho thấy kiểu tóc ngắn giống nhau. Trên trống đồng Ngọc Lũ (Nam Hà) và trống đồng Hoàng Hạ (Hà Tây) cũng thấy kiểu tóc tương tự (để xõa ngang vai). Nội dung ẩn: - Lối cắt tóc ngắn đến tận chân tóc là hình ảnh trên trống đồng Ro tìm thấy ở Hòa Bình. - Hình thức buộc túm tóc sau đầu rồi thả xuống gáy tìm được trên trống đồng ở Đại Vũ – Nam Hà. - Kiểu búi tóc tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ có từ thế kỉ VI, VII TCN. Lối búi tóc phổ biến ở cả nam lẫn nữ, ngoài ra còn thấy chít một dải băng nhỏ trên trán. Kiểu búi tóc thường được coi là đặc trưng dân tộc học của những người nói ngữ hệ Môn Khơ me. Ở nước ta đến đầu thế kỉ XX vẫn rất phổ biến lối búi tóc ở đàn ông người Việt, khi có những phong trào của các nhà Nho thay đổi quan niệm, canh tân đất nước, kiểu tóc này bị loại bỏ dần (điều mà trước đây gọi là quốc hồn, quốc túy). Còn việc chít khăn từ thế kỉ XIII thì những quan chức hoặc vua Trần lại dùng lụa phủ lấy búi tóc, trông như luân cân của đạo sĩ. - Phụ nữ ở tầng lớp trên trùm khăn vắt thành chóp nhọn, phần búi tóc để hở (tượng ở núi Nưa). Phụ nữ Thái hiện nay khi có chồng còn búi tóc kiểu này. - Lối tết tóc, buộc tóc thấy ở tượng đồng Bảo Vệ (Hà Tây). Kiểu tết tóc đuôi sam thả dài sau lưng, lối này thường kèm một giải băng chít giữa trán và đuôi tóc, hình ảnh này thấy ở tượng Tràng Kênh, Đông Sơn. Theo sử kí Tư Mã Thiên cho biết: tết tóc là phong tục của người Khương tộc nói tiếng Tạng Miến. - Kiểu tóc quấn ngược của tượng ở núi Nưa – Thanh Hóa có niên đại trước hoặc sau công nguyên. Tượng diễn tả tóc quấn ngược lên đỉnh đầu; một dải khăn có trang trí quấn ngang tóc và trán, đầu khăn vắt trùm lên quấn tóc thành một chóp nhọc. Kiểu đầu này còn truyền đến thế kỉ XIII ở người Việt, gần gũi với lối để tóc của người phụ nữ Tày, Thái (khăn Piêu) và cách quấn tóc của phụ nữ Mường hiện nay. Trong sử thu Ê đê cũng đã nói đến đầu tóc: “Hơ Nhị tay trái đeo xuyến bạc, tay phải đeo vòng kép, cả người nàng lấp lánh như cái đĩa khiên đồng. Búi tóc thấp, búi giống người Mnông, búi tóc cao, búi giống người Ê đê, để loài ra ngoài một mớ đuôi gà. Nàng bước khoan thai, tay đu đưa mềm mại, búi tóc chải mượt được giữ thật mượt, búi tóc chải gọn được giữ thật gọn. Cả búi tóc to bằng một cái chiêng mong”[1]. . TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG PHẦN 3. KIỂU ĐẦU TÓC Kiểu cắt tóc ngắn của người Việt cổ đã được trích dẫn trong sách Lĩnh Nam. đỉnh đầu; một dải khăn có trang trí quấn ngang tóc và trán, đầu khăn vắt trùm lên quấn tóc thành một chóp nhọc. Kiểu đầu này còn truyền đến thế kỉ XIII ở người Việt, gần gũi với lối để tóc. đến tận chân tóc là hình ảnh trên trống đồng Ro tìm thấy ở Hòa Bình. - Hình thức buộc túm tóc sau đầu rồi thả xuống gáy tìm được trên trống đồng ở Đại Vũ – Nam Hà. - Kiểu búi tóc tìm thấy

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan